Giáo án Lớp 4 - Tuần thứ 19 - Chuẩn KTKN

Giáo án Lớp 4 - Tuần thứ 19 - Chuẩn KTKN

Tập đọc (tiết 37)

BỐN ANH TÀI

I. MỤC TIÊU :

- Hiểu các từ ngữ mới trong bài : Cầu Khây , tinh thông , yêu tinh . Hiểu nội dung truyện ( phần đầu ) : Ca ngợi sức khỏe , tài năng , lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của 4 anh em Cẩu Khây .

- Đọc đúng các từ ngữ , câu , đoạn , bài . Đọc liền mạch các tên riêng Nắm Tay Đóng Cọc , Lấy Tai Tát Nước , Móng Tay Đục Máng . Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể khá nhanh ; nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi tài năng , sức khỏe , nhiệt thành làm việc nghĩa của 4 cậu bé .

 - Giáo dục HS có ý thức làm việc nghĩa .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - Tranh minh họa bài đọc SGK .

 - Bảng phụ ghi câu , đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc .

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 1. Khởi động : (1) Hát .

 2. Bài cu : (3) Tiết 1 .

 - Nhận xét việc kiểm tra đọc HKI .

 3. Bài mới : (27) Bốn anh tài .

 a) Giới thiệu bài :

 - Giới thiệu 5 chủ điểm của sách TV II : Đây là những chủ điểm phản ánh những phương diện khác nhau của con người .

 + Người ta là hoa đất : giúp HS hiểu biết về năng lực , tài trí của con người .

 + Vẻ đẹp muôn màu : biết rung cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên , đất nước , biết sống đẹp .

 

doc 50 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 441Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần thứ 19 - Chuẩn KTKN", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ . . . . . . . . . . ngày . . . . . tháng . . . . năm . . . . . . . . 
Tập đọc (tiết 37)
BỐN ANH TÀI
I. MỤC TIÊU :
- Hiểu các từ ngữ mới trong bài : Cầu Khây , tinh thông , yêu tinh . Hiểu nội dung truyện ( phần đầu ) : Ca ngợi sức khỏe , tài năng , lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của 4 anh em Cẩu Khây .
- Đọc đúng các từ ngữ , câu , đoạn , bài . Đọc liền mạch các tên riêng Nắm Tay Đóng Cọc , Lấy Tai Tát Nước , Móng Tay Đục Máng . Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể khá nhanh ; nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi tài năng , sức khỏe , nhiệt thành làm việc nghĩa của 4 cậu bé .
	- Giáo dục HS có ý thức làm việc nghĩa .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Tranh minh họa bài đọc SGK .
	- Bảng phụ ghi câu , đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Tiết 1 .
	- Nhận xét việc kiểm tra đọc HKI .
 3. Bài mới : (27’) Bốn anh tài .
 a) Giới thiệu bài :
	- Giới thiệu 5 chủ điểm của sách TV II : Đây là những chủ điểm phản ánh những phương diện khác nhau của con người .
	+ Người ta là hoa đất : giúp HS hiểu biết về năng lực , tài trí của con người .
	+ Vẻ đẹp muôn màu : biết rung cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên , đất nước , biết sống đẹp .
	+ Những người quả cảm : có tinh thần dũng cảm .
	+ Khám phá thế giới : ham thích du lịch , thám hiểm .
	+ Tình yêu cuộc sống : lạc quan , yêu đời .
	- Giới thiệu tranh minh họa chủ điểm Người ta là hoa đất : Những người bạn nhỏ tượng trưng hoa của đất đang nhảy múa , hát ca .
	- Giới thiệu truyện đọc Bốn anh tài : Ca ngợi 4 thiếu niên có sức khỏe và tài ba hơn người đã biết kết hợp nhau lại làm việc nghĩa .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Luyện đọc .
MT : Giúp HS đọc đúng toàn bài .
PP : Làm mẫu , giảng giải , thực hành .
- Có thể chia bài thành 5 đoạn : ( Xem mỗi lần xuống dòng là một đoạn )
- Kết hợp giới thiệu :
+ Tranh minh họa để HS nhận ra từng nhân vật .
+ Ghi bảng các tên riêng .
- Đọc diễn cảm cả bài .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- Tiếp nối nhau đọc từng đoạn . Đọc 2 – 3 lượt .
- Đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc , giải nghĩa các từ đó . 
- Luyện đọc theo cặp .
- Vài em đọc cả bài .
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài .
MT : Giúp HS cảm thụ cả bài .
PP : Đàm thoại , giảng giải , thực hành .
- Sức khỏe và tài năng của Cầu Khây có gì đặc biệt ?
- Có chuyện gì xảy ra với quê hương Cẩu Khây ?
- Cẩu Khây lên đường đi trừ diệt yêu tinh cùng những ai ?
- Mỗi người bạn của Cẩu Khây có tài năng gì ?
- Tìm chủ đề truyện .
Hoạt động nhóm .
- Đọc thầm , đọc lướt , trao đổi , thảo luận các câu hỏi cuối bài .
- Đọc 6 dòng đầu .
- Cẩu Khây nhỏ người nhưng ăn một lúc hết 9 chõ xôi , 10 tuổi sức đã bằng trai 18 . 15 tuổi đã tinh thông võ nghệ , có lòng thương dân , có chí lớn , quyết trừ diệt cái ác .
- Yêu tinh xuất hiện , bắt người và súc vật khiến làng bản tan hoang , nhiều nơi không còn ai sống sót .
- Đọc đoạn còn lại .
- Cùng 3 người bạn : Nắm Tay Đóng Cọc , Lấy Tai Tát Nước , Móng Tay Đục Máng .
- Nắm Tay Đóng Cọc có thể dùng tay làm vồ đóng cọc , Lấy Tai Tát Nước có thể dùng tai để tát nước , Móng Tay Đục Máng có thể đục gỗ thành lòng máng dẫn nước vào ruộng .
- Đọc lướt toàn truyện .
- Truyện ca ngợi sức khỏe , tài năng , nhiệt thành làm việc nghĩa , cứu dân lành của 4 anh em Cầu Khây .
Hoạt động 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm .
MT : Giúp HS đọc diễn cảm toàn bài .
PP : Làm mẫu , giảng giải , thực hành .
- Hướng dẫn HS tìm giọng đọc phù hợp với diễn biến truyện .
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn : Ngày xưa  yêu tinh . 
+ Đọc mẫu đoạn văn .
+ Sửa chữa , uốn nắn .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- 5 em tiếp nối nhau đọc bài .
+ Luyện đọc diễn cảm theo cặp .
+ Thi đọc diễn cảm trước lớp .
 4. Củng cố : (3’)
	- Nêu lại ý chính của truyện .
	- Giáo dục HS có ý thức làm việc nghĩa .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Yêu cầu HS về nhà tập kể lại chuyện cho người thân nghe .
Thứ . . . . . . . . . . ngày . . . . . tháng . . . . năm . . . . . . . . 
Chính tả (tiết 19)
KIM TỰ THÁP AI CẬP
I. MỤC TIÊU : 
	- Hiểu nội dung bài Kim tự tháp Ai Cập .
- Nghe – viết đúng chính tả , trình bày đúng đoạn văn Kim tự tháp Ai Cập . Làm đúng các bài tập phân biệt những từ ngữ có âm , vần dễ lẫn : s/x , iêc/iêt .
	- Có ý thức viết đúng , viết đẹp Tiếng Việt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Ba tờ phiếu viết nội dung BT2,3 .
	- Vở bài tập .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Tiết 2 .
	- Nhận xét việc kiểm tra viết chính tả HKI .
 3. Bài mới : (27’) Kim tự tháp Ai Cập .
 a) Giới thiệu bài :
	- Nêu gương một số em viết chữ đẹp , có tư thế ngồi viết đúng ở HKI ; khuyến khích cả lớp học tốt tiết chính tả ở HKII .
	- Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nghe – viết 
MT : Giúp HS nghe để viết đúng chính tả 
PP : Đàm thoại , trực quan , thực hành .
- Đọc mẫu bài viết .
- Hỏi : Đoạn văn nói điều gì ?
- Nhắc HS : Ghi tên bài vào giữa dòng ; khi chấm xuống dòng , chữ cái đầu nhớ viết hoa , viết lùi vào 1 ô li ; chú ý ngồi viết đúng tư thế .
- Đọc từng câu cho HS viết .
- Đọc lại toàn bài .
- Chấm , chữa bài . 
- Nêu nhận xét chung .
Hoạt động lớp , cá nhân .
- Theo dõi .
- Đọc thầm lại đoạn văn , chú ý những chữ cần viết hoa , những từ ngữ dễ viết sai và cách trình bày .
- Ca ngợi Kim tự tháp Ai Cập là một công trình kiến trúc vĩ đại của người Ai Cập cổ đại .
- Viết bài vào vở .
- Soát lại bài .
- Từng cặp đổi vở , soát lỗi cho nhau .
- Đối chiếu SGK , tự sửa những chữ viết sai ở lề trang vở .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả .
MT : Giúp HS làm đúng các bài tập .
PP : Động não , đàm thoại , thực hành .
- Bài 2 : 
+ Nêu yêu cầu BT .
+ Dán lên bảng 3 , 4 tờ phiếu đã viết nội dung bài ; phát bút dạ ; mời 3 , 4 em lên bảng thi làm bài tiếp sức .
- Bài 3 : ( lựa chọn ) 
+ Nêu yêu cầu BT .
+ Dán 3 băng giấy đã viết sẵn nội dung BT ; mời 3 em lên bảng thi làm bài .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Đọc thầm đoạn văn , làm bài vào vở .
- Đọc lại đoạn văn đã điền hoàn chỉnh .
- Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
- Sửa bài theo lời giải đúng .
- Làm bài vào vở .
- Từng em đọc kết quả .
- Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
- Sửa bài theo lời giải đúng .
 4. Củng cố : (3’)
	- Chấm bài , nhận xét .
	- Giáo dục HS có ý thức viết đúng , viết đẹp tiếng Việt .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học . 
	- Nhắc HS ghi nhớ những từ ngữ đã luyện tập để không viết sai .
v Rút kinh nghiệm:
Thứ . . . . . . . . . . ngày . . . . . tháng . . . . năm . . . . . . . . 
Luyện từ và câu (tiết 37)
CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI LÀM GÌ ?
I. MỤC TIÊU :
- Hiểu cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì ?
	- Biết xác định bộ phận CN trong câu , biết đặt câu với bộ phận CN cho sẵn .
	- Giáo dục HS có ý thức viết đúng câu tiếng Việt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Một số tờ phiếu viết đoạn văn ở phần Nhận xét , đoạn văn ở BT1 phần Luyện tập .
	- Vở bài tập .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (5’) Tiết 3 .
	- Nhận xét việc kiểm tra LTVC HKI .
 3. Bài mới : (27’) Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì ?
 a) Giới thiệu bài : 
	Trong các tiết LTVC ở HKI , các em đã tìm hiểu bộ phận vị ngữ trong kiểu câu kể Ai làm gì ? Tiết học hôm nay giúp các em hiểu về bộ phận chủ ngữ trong kiểu câu này .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Nhận xét .
MT : Giúp HS nắm được cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận CN trong kiểu câu kể Ai làm gì ? 
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Dán 2 , 3 tờ phiếu đã viết nội dung đoạn văn , mời HS lên bảng làm bài .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- 1 em đọc nội dung BT .
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn , trao đổi theo cặp , trả lời lần lượt 3 câu hỏi vào vở nháp .
- Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
Hoạt động 2 : Ghi nhớ .
MT : Giúp HS rút ra được ghi nhớ .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
Hoạt động lớp .
- 3 , 4 em đọc ghi nhớ SGK .
- 1 em phân tích 1 ví dụ minh họa nội dung ghi nhớ .
Hoạt động 3 : Luyện tập .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 1 : 
- Bài 2 : 
- Bài 3 : 
Hoạt động lớp, nhóm đôi .
- Thực hiện các hoạt động tương tự bài tập đã thực hiện trong phần Nhận xét .
- Đọc yêu cầu BT .
- Mỗi em tự đặt 3 câu với các từ ngữ đã cho làm CN .
- Từng cặp đổi bài , chữa lỗi cho nhau .
- Tiếp nối nhau đọc những câu văn đã đặt 
- Cả lớp nhận xét .
- Đọc yêu cầu BT .
- 1 em giỏi làm mẫu : nói 2 , 3 câu về hoạt động của mỗi người và vật được miêu tả trong tranh .
- Cả lớp suy nghĩ , làm bài cá nhân .
- Tiếp nối nhau đọc đoạn văn .
- Cả lớp nhận xét , bình chọn bạn có đoạn văn hay nhất .
 4. Củng cố : (3’)
	- Nêu lại ghi nhớ SGK .
	- Giáo dục HS có ý thức viết đúng câu tiếng Việt .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh đoạn văn BT3 vào vở .
v Rút kinh nghiệm:
Thứ . . . . . . . . . . ngày . . . . . tháng . . . . nă ...  dụng cụ , kẻ sẵn các vạch .
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP :
Mở đầu : 6 – 10 phút .
MT : Giúp HS nắm nội dung sẽ được học 
PP : Giảng giải , thực hành .
- Nhận lớp , phổ biến nội dung , yêu cầu của giờ học : 1 – 2 phút .
Hoạt động lớp .
- Đứng vỗ tay và hát : 1 phút .
- Trò chơi Bịt mắt bắt dê : 2 phút .
- Chạy chậm trên địa hình tự nhiên : 1 phút .
Cơ bản : 18 – 22 phút .
MT : Giúp HS thực hành đúng các động tác thể dục rèn luyện tư thế cân bằng và chơi được trò chơi thực hành .
PP : Trực quan , giảng giải , thực hành .
a) Bài tập rèn luyện tư thế cân bằng : 12 – 14 phút .
- Oân động tác đi vượt chướng ngại vật thấp .
+ Nhắc lại cách thực hiện .
+ Bao quát lớp và nhắc nhở HS đảm bảo an toàn trong khi tập .
b) Trò chơi “Chạy theo hình tam giác” : 5 – 6 phút .
- Nêu tên trò chơi , nhắc lại cách chơi , sau đó cho HS chơi . Chú ý nhắc các em khi chạy phải thẳng hướng , động tác phải nhanh , khéo léo , không được phạm quy . Trước khi tập , chú ý cho HS khởi động kĩ các khớp cổ chân , đầu gối , đảm bảo an toàn trong tập luyện .
Hoạt động lớp, nhóm .
- Oân lại các động tác đi vượt chướng ngại vật , thực hiện 2 – 3 lần , cự li 10 – 15 m : Cả lớp tập thep đội hình 2 – 3 hàng dọc , theo dòng nước chảy , em nọ cách em kia 2 m .
- Oân tập theo từng tổ ở khu vực đã quy định .
Phần kết thúc : 4 – 6 phút .
MT : Giúp HS nắm lại những nội dung đã học và những việc cần làm ở nhà .
PP : Giảng giải , thực hành .
- Hệ thống bài : 1 phút .
- Nhận xét , đánh giá kết quả giờ học , giao bài tập về nhà : 1 – 2 phút .
Hoạt động lớp .
- Đứng tại chỗ vỗ tay , hát : 1 phút .
- Đi theo vòng tròn xung quanh sân tập , vừa đi vừa hít thở sâu : 1 phút .
Thứ . . . . . . . . . . ngày . . . . . tháng . . . . năm . . . . . . . . 
Thể dục (tiết 38)
ĐI VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT THẤP
TRÒ CHƠI “THĂNG BẰNG”
I. MỤC TIÊU :
	- Oân đi vượt chướng ngại vật thấp . Yêu cầu thực hiện thuần thục kĩ năng này ở mức tương đối chủ động .
	- Chơi trò chơi Thăng bằng . Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động .
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN :
 1. Địa điểm : Sân trường .
 2. Phương tiện : Còi , dụng cụ , kẻ sân chơi .
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP :
Mở đầu : 6 – 10 phút .
MT : Giúp HS nắm nội dung sẽ được học 
PP : Giảng giải , thực hành .
- Nhận lớp , phổ biến nội dung , yêu cầu giờ học : 1 – 2 phút .
Hoạt động lớp .
- Chạy chậm thành 1 hàng dọc theo nhịp hô của GV xung quanh sân tập : 1 phút .
- Chơi trò chơi Chui qua hầm : 1 phút .
- Đứng tại chỗ xoay các khớp để khởi động : 1 phút .
Cơ bản : 18 – 22 phút .
MT : Giúp HS thực hành đúng các động tác đội hình đội ngũ , bài tập rèn luyện tư thế cân bằng và chơi được trò chơi thực hành .
PP : Trực quan , giảng giải , thực hành .
a) Đội hình đội ngũ và bài tập rèn luyện tư thế cân bằng : 10 – 12 phút .
- Oân tập họp hàng ngang , dóng hàng , quay sau : 3 – 4 phút .
+ Sửa sai cho HS , nhắc nhở các em tập luyện .
- Oân đi vượt chướng ngại vật thấp : 6 – 8 phút .
b) Chơi trò chơi “Thăng bằng” : 7 – 8 phút .
- Cho HS khởi động kĩ các khớp cổ tay , cổ chân , đầu gối , hông .
- Nêu tên trò chơi và hướng dẫn cách chơi . 
- Hướng dẫn HS cách nắm cổ chân để co chân , cách di chuyển trong vòng tròn , cách giữ thăng bằng và phân công trọng tài cho từng đôi chơi .
- Điều khiển chung và làm tổng trọng tài cuộc chơi .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Cả lớp cùng thực hiện , mỗi động tác 2 – 3 lần . Lớp trưởng điều khiển cho các bạn tập .
- Cả lớp tập liên hoàn các động tác trên theo hiệu lệnh của GV : 1 – 2 lần .
- Cả lớp tập theo 2 hàng dọc , mỗi em đi cách nhau 2 – 3 m , đi xong quay về đứng cuối hàng , chờ tập tiếp .
- Thi đấu giữa các tổ theo phương pháp loại trực tiếp từng đôi một , tổ nào có nhiều bạn giữ được thăng bằng là tổ đó thắng và được biểu dương .
Phần kết thúc : 4 – 6 phút .
MT : Giúp HS nắm lại những nội dung đã học và những việc cần làm ở nhà .
PP : Giảng giải , thực hành .
- Hệ thống bài : 2 – 3 phút .
- Nhận xét , đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà : 1 phút .
Hoạt động lớp .
- Đi theo hàng dọc thành vòng tròn , vừa đi vừa thả lỏng , hít thở sâu : 1 – 2 phút .
Thứ . . . . . . . . . . ngày . . . . . tháng . . . . năm . . . . . . . . 
Mĩ thuật (tiết 19)
Thường thức mĩ thuật :
XEM TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU :
	- Biết sơ lược về nguồn gốc tranh dân gian VN và ý nghĩa , vai trò của tranh dân gian trong đời sống xã hội .
	- Tập nhận xét để hiểu vẻ đẹp và giá trị nghệ thuật của tranh dân gian VN thông qua nội dung và hình thức thể hiện .
	- Yêu quý , có ý thức giữ gìn nghệ thuật dân tộc .
II. CHUẨN BỊ :
 1. Giáo viên :
	- SGK , SGV .
	- Một số tranh dân gian , chủ yếu là hai dòng tranh Đông Hồ và Hàng Trống .
 2. Học sinh :
	- SGK .
	- Sưu tầm thêm tranh dân gian .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Vẽ theo mẫu : Tĩnh vật lọ và quả .
	- Nhận xét bài vẽ kì trước .
 3. Bài mới : (27’) Thường thức mĩ thuật : Xem tranh dân gian VN .
 a) Giới thiệu bài : 
	Giới thiệu bài sao cho hấp dẫn , phù hợp nội dung .
 b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Giới thiệu sơ lược về tranh dân gian .
MT : Giúp HS nắm đặc điểm của tranh dân gian VN .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
- Giới thiệu :
+ Tranh dân gian đã có từ lâu , là một trong những di sản quý báu của mĩ thuật VN . Trong đó , tranh Đông Hồ và Hàng Trống là tiêu biểu .
+ Vào mỗi dịp xuân về , nhân dân ta thường treo tranh dân gian nên còn gọi là tranh Tết .
+ Cách làm tranh như sau :
@ Nghệ nhân Đông Hồ khắc hình trên bản gỗ , quét màu rồi in trên giấy dó quét điệp . Mỗi màu in bằng một bản khắc .
@ Nghệ nhân Hàng Trống chỉ khắc nét trên một bản gỗ rồi in nét viền đen , sau đó mới vẽ màu .
+ Đề tài tranh dân gian rất phong phú , thể hiện các nội dung : lao động sản xuất , lễ hội , phê phán tệ nạn xã hội , ca ngợi các vị anh hùng , thể hiện ước mơ của nhân dân  
+ Tranh dân gian được đánh giá cao về giá trị nghệ thuật ở trong nước và quốc tế 
- Cho xem qua một vài bức tranh , sau đó đặt câu hỏi để HS suy nghĩ , trả lời :
+ Kể tên vài bức tranh dân gian mà em biết .
+ Ngoài các dòng tranh trên , em còn biết thêm tranh dân gian nào nữa ?
- Cho xem các bức tranh ở SGK để HS nhận biết : tên tranh , xuất xứ , hình vẽ , màu sắc .
- Tóm tắt :
+ Nội dung tranh dân gian thường thể hiện những ước mơ về cuọc sống no đủ , đầm ấm , hạnh phúc , đông con , nhiều cháu  
+ Bố cục chặt chẽ , có hình ảnh chính , hình ảnh phụ làm rõ nội dung .
+ Màu sắc tươi vui , trong sáng , hồn nhiên .
Hoạt động lớp .
Hoạt động 2 : Xem tranh Lí ngư vọng nguyệt và Cá chép .
MT : Giúp HS nắm đặc điểm hai bức tranh dân gian nêu trên .
PP : Trực quan , giảng giải , thực hành .
- Gợi ý quan sát :
+ Tranh Lí ngư vọng nguyệt có những hình ảnh nào ?
+ Tranh Cá chép có những hình ảnh nào ?
+ Hình ảnh nào là chính ở hai bức tranh ?
+ Hình ảnh phụ của hai bức tranh được vẽ ở đâu ?
+ Hình hai con cá chép được thể hiện như thế nào ?
+ Hai bức tranh có gì giống nhau , khác nhau ?
Hoạt động nhóm .
- Các nhóm quan sát hai tranh :
+ Cá chép , đàn cá con , ông trăng và rong rêu .
+ Cá chép , đàn cá con và những bông hoa sen .
+ Cá chép .
+ Ở xung quanh hình ảnh chính .
+ Hình cá chép như đang vẫy đuôi để bơi ; vây , mang , vẩy của cá chép được cách điệu rất đẹp .
+ Giống nhau : Cùng vẽ cá chép , có hình dáng giống nhau .
+ Khác nhau : Hình cá chép ở tranh Hàng Trống nhẹ nhàng , nét khắc thanh mảnh , trau chuốt ; màu chủ đạo là xanh êm dịu . Hình cá chép ở tranh Đông Hồ mập mạp , nét khắc dứt khoát , khỏe khoắn ; màu chủ đạo là nâu đỏ ấm áp .
Hoạt động 3 : Nhận xét , đánh giá.
MT : Giúp HS thấy được ưu khuyết điểm của mình qua việc xem tranh .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
- Nhận xét , khen ngợi những em có nhiều ý kiến xây dựng bài .
Hoạt động lớp .
 4. Củng cố : (3’)
	- Nêu lại đặc điểm chính của tranh dân gian .
	- Giáo dục HS yêu quý , có ý thức giữ gìn nghệ thuật dân tộc .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Sưu tầm tranh , ảnh về lễ hội của VN .
Sinh hoạt
TUẦN 19
I . MỤC TIÊU : 
- Rút kinh nghiệm công tác tuần qua . Nắm kế hoạch công tác tuần tới .
- Biết phê và tự phê . Thấy được ưu điểm , khuyết điểm của bản thân và của lớp qua các hoạt động .
- Hòa đồng trong sinh hoạt tập thể .
II. CHUẨN BỊ :
- Kế hoạch tuần 20 .
- Báo cáo tuần 19 .
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Báo cáo công tác tuần qua : (10’) 
- Các tổ trưởng báo cáo hoạt động của tổ mình trong tuần qua .
- Lớp trưởng tổng kết chung .
- Giáo viên chủ nhiệm có ý kiến .
 3. Triển khai công tác tuần tới : (20’) 
- Tích cực thi đua lập thành tích chào mừng các Đại hội .
- Tham dự Đại hội Liên Đội .
- Tích cực đọc và làm theo báo Đội .
- Nuôi heo đất lập quỹ Chi Đội .
 4. Sinh hoạt tập thể : (5’)
- Tiếp tục tập bài hát mới : Rạng ngời trang sử Đội ta .
- Chơi trò chơi : Tìm bạn thân .
 5. Tổng kết : (1’)
- Hát kết thúc .
- Chuẩn bị : Tuần 20 .
- Nhận xét tiết .
 6. Rút kinh nghiệm : 
	- Ưu điểm : .
.
	- Khuyết điểm : ..
.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN TUAN 19 cktkn(3).doc