Tập đọc ( T 29 )
BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO
I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Phát âm đúng tên người dân tộc trong bài; biết đọc diễn cảm với giọng phù hợp với nội dung từng đoạn .
- Hiểu nội dung : Người Tây Nguyên quý trọng cô giáo, mong muốn con em được học hành. ( Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3.).
II . CHUẨN BỊ:
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
A. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút )
HS đọc thuộc lòng những khổ thơ yêu thích trong bài thơ Hạt gạo làng ta , trả lời câu hỏi về nội dung bài.
NGÀY MễN TIẾT BÀI 30/11 TĐ KH T ẹẹ 29 29 71 15 Buụn Chư Lờnh đón cụ giáo Thủy tinh Luyợ̀n tọ̃p Tụn trọng phụ nữ ( TT) 01/12 T TLV LS LTC KT 72 29 15 29 15 Luyợ̀n tọ̃p chung LT tả người ( Tả hoạt đụ̣ng ) Chiờ́n thắng Biờn giới Thu Đụng 1950 MRVT: Hạnh phúc Ích lợi của viợ̀c nuụi gà 02/12 TĐ H T KH TD 30 15 73 30 29 Vờ̀ ngụi nhà đang xõy ụn TĐN sụ́ 3,4 – Kờ̉ chuyợ̀n õm nhạc Luyợ̀n tọ̃p chung Cao su Bài 29 03/12 LTC MT T TD CT 30 15 74 30 15 Tụ̉ng kờ́t vụ́n từ Vẽ trang: Đờ̀ tài quõn đụ̣i Tỉ sụ́ phõ̀n trăm Bài 30 Nghe-viờ́t: Buụn Chư Lờnh đón cụ giáo 04 /12 T TLV ĐL KC SHL 75 30 15 15 15 Giải toán vờ̀ tỉ sụ́ phõ̀n trăm LT tả người ( Tả hoạt đụ̣ng ) Thương mại và du lịch KC đã nghe, đã đọc Sinh hoạt lớp Tuaàn 15 Ngày dạy: 30/11/2009 Tập đọc ( T 29 ) Buôn chư lênh đón cô giáo I- Mục đích yêu cầu: - Phát âm đúng tên người dân tộc trong bài; biết đọc diễn cảm với giọng phù hợp với nội dung từng đoạn . - Hiểu nội dung : Người Tây Nguyên quý trọng cô giáo, mong muốn con em được học hành. ( Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3.). II . chuẩn bị: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. iii- các hoạt động dạy – học: A. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút ) HS đọc thuộc lòng những khổ thơ yêu thích trong bài thơ Hạt gạo làng ta , trả lời câu hỏi về nội dung bài. B. Bài mới: - Giới thiệu bài Hoạt động 1. Luyện đọc và tìm hiểu bài ( 33 phút ) a) Luyện đọc - Một hoặc hai HS khá giỏi (nối tiếp nhau) đọc toàn bài. - Bốn HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn: Đoạn 1: từ đầu đến dành cho khách quý. Đoạn 2: từ Y Hoa đến bên đến sau khi chém nhát dao Đoạn 3: Từ Già Rok đến xem cái chữ nào! Đoạn 4: phần còn lại. - HS luyện đọc theo cặp - Một HS đọc toàn bài. - GV đọc diễn cảm bài văn (theo gợi ý mục I.1) b) Tìm hiểu bài - GV cho HS đọc lớt bài văn và cho biết : - Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh để làm gì? (Cô giáo đến buôn để mở trường dạy học) - Người dân chư Lênh đón tiếp cô giáo trang trọng và thân tình nh thế nào? (Mọi người đến rất đông khiến căn nhà sàn chật ních. Họ mặc quần áo như đi hội. Họ trải đường đi cho cô giáo suốt từ đầu cầu thang tới cửa bếp giữa sàn bằng những tấm lông thú mịn như nhung. Già làng đứng đón khách ở giữa nhà sàn, trao cho cô giáo một con dao để cô chém một nhát vào cây cột, thực hiện nghi lễ để trở thành người trong buôn) - Những chi tiết nào cho thấy dân làng rất háo hức chờ đợi và yêu quý “cái chữ”? (Mọi người ùa theo già làng đề nghị cô giáo cho xem cái chữ. Mọi người im phăng phắc khi xem Y Hoa viết. Y Hoa viết xong, bao nhiêu tiếng cùng hò reo.) - Tình cảm của người Tây Nguyên với cô giáo, với cái chữ nói lên điều gì?( HS khá, giỏi) (VD: Ngưười Tây Nguyên rất ham học, ham hiểu biết./ Người Tây Nguyên muốn cho con em mình biết chữ, học hỏi được nhiều điều lạ, điều hay./ Người Tây Nguyên hiểu: chữ viết mang lại sự hiểu biết, mang lại hạnh phúc, ấm no) GV chốt lại: Tình cảm của người Tây Nguyên với cô giáo, với “cái chữ” thể hiện nguyện vọng thiết tha của người Tây Nguyên cho con em mình được học hành, thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. HS nêu ND, ý nghĩa bài văn. c). Đọc diễn cảm - HS tiếp nối nhau đọc diễn cảm bài văn. GV hướng dẫn HS tìm giọng đọc phù hợp với từng đoạn (theo gợi ý ở mục I.1) - GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm một đoạn trong bài. Có thể chọn đoạn 3 (GV treo bảng, lu ý HS đánh dấu nhấn giọng, ngắt giọng trong đoạn văn.) Hoạt động nối tiếp ( 1-2 phút ) - Một HS nhắc lại ý nghĩa của bài. - GV nhận xét tiết học.. ______________________________________ Khoa học : Bài 29: thủy tinh I.Mục tiêu : - Nhận biết một số tính chất của thuỷ tinh. - Nêu được công dụng của thuỷ tinh. - Nêu được một số cách bảo quản đồ dùng bằng thuỷ tinh. II.đồ dùng dạy - học Hình và thông tin trang 60,61 SGK III.Hoạt động dạy - học Hoạt động 1: (20’) Quan sát và thảo luận Bước 1: Làm việc theo cặp HS quan sát các hình trang 60 SGK và dựa vào các câu hỏi trong SGK để hỏi và trả lời nhau theo cặp. Bước 2: Làm việc cả lớp - Một số HS trình bày trước lớp kết quả làm việc theo cặp - Dựa vào các hình vẽ trong SGK, Hs có thể nêu được: + Một số đồ vật được làm bằng thủy tinh nh : li, cốc, bóng đèn, kính đeo mắt, ống đựng thuốc tiêm, cửa kính, + Dựa vào kinh nghiệm đã sử dụng các đồ dùng bằng thuỷ tinh, HS có thể phát hiện ra một số tính chất của thuỷ tinh thông thường nh: trong suốt, bị vỡ khi va chạm mạnh vào vật rắn hoặc rơi xuống sàn nhà. Kết luận: Thuỷ tinh trong suốt, cứng nhng giòn, dễ vỡ. Chúng thường đưược dùng để sản xuất chai, lọ, li , cốc, bóng đèn, kính đeo mắt, kính xây dựng, Hoạt động 2: (20’)Thực hành xử lí thông tin . Bước 1: Làm việc theo nhóm. Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận các câu hỏi trong trang 61 SGK. Bước 2: Làm việc cả lớp - Đại diện mỗi nhóm trình bày một trong các câu hỏi, các nhóm khác bổ sung. - Dới đây là đáp án: Câu 1: Tính chất của thuỷ tinh: Trong suốt, không gỉ, cứng nhưng dễ vỡ, không cháy, không hút ẩm và không bị a-xít ăn mòn. Câu 2: Tính chất và công dụng của thuỷ tinh chất lượng cao: rất trong; chịu được nóng, lạnh; bền; khó vỡ, được dùng để làm chai lọ trong phòng thí nghiệm, đồ dùng y tế, kính xây dựng, kính của máy ảnh, ống nhòm, Câu 3: Cách bảo quản những đồ dùng bằng thủy tinh: Trong khi sử dụng hoặc lau , rửa chúng thì cần phải nhẹ nhàng, tránh va chạm mạnh. Kết luận: Thuỷ tinh được chế tạo từ cát trắng và một số chất khác. loại thuỷ tinh chất lượng cao (rất trong; chịu được nóng, lạnh; bền; khó vỡ) được dùng để làm các đồ dùng và dụng cụ dùng trong y tế, phòng thí nghiệm, những dụng cụ quang học chất lượng cao. Nhọ̃n xét tiờ́t học.............................. __________________________________ Toán: Tiết 71: Luyện tập I. Mục tiêu: Biết: - Chia một số thập phân cho một số thập phân. -Vận dụng để tìm x và giải toán có lời văn . II. Các hoạt động dạy học Hoạt động 1: (10’) Ôn cách thực hiện phép chia . Bài 1: GV viết 2 phép tính lên bảng và gọi 2 HS thực hiện phép chia. - GV quan sát cả lớp làm các phép tính còn lại. GV nhận xét và chữa bài trên bảng, chẳng hạn. 17,55 : 3,9 = 4,5 0,603 : 0,09 = 6,7 0,3068 : 0,26 = 1,18 Hoạt động 2: ( 30’)Ôn cách tìm thành phần cha biết trong phép tính Bài 2: Tìm x Cho HS làm bài rồi chữa bài.( ý b còn thời gian cho HS khá làm thêm) a) x x 1,8 = 72 b) x x 0,34 = 1,19 x 1,02 x = 72 : 1,8 x x 0,34 = 1,2138 x = 40 x = 1,2138 : 0,34 x = 3,57 Bài 3: Cho HS làm bài rồi chữa bài. Kết quả là 7 l dầu hoả. Bài 4: ( Nếu còn thời gian cho Hs làm thêm) Hướng dẫn HS thực hiện phép chia rồi kết luận. Chẳng hạn: 3,7 330 58,91 340 070 33 Vậy số d của phép chia trên là 0,033 ( nếu lấy đến hai chữ số của phần thập phân của thương ). - Nhận xét tiết học ___________________________________________ Đạo đức: Bài 7: Tôn trọng phụ nữ Tiết 2 Hoạt động 1:(10’) Xử lí tình huống (Bài tập 3, SGK) GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận các tình huống của bài tập 3. Các nhóm thảo luận Đại diện từng nhóm lên trình bày. Các nhóm khác bổ sung ý kiến. GV kết luận: - Chọn trưởng nhóm phụ trách Sao cần phải xem khả năng tổ chức công việc và khả năng hợp tác với bạn khác trong công việc. Nếu Tiến có khả năng thì có thể chọn bạn. Không nên chọn Tiến chỉ vì lí do bạn là con trai. - Mỗi người đều có quyền bày tỏ ý kiến của mình. Bạn Tuấn nên lắng nghe các bạn nữ phát biểu. Hoạt động 2:(10’) Làm bài tập 4 SGK. GV giao nhiệm vụ cho các nhóm HS. HS làm việc theo nhóm Đại diện các nhóm lên trình bày, cả lớp nhận xét, bổ sung. GV kết luận: - Ngày 8 tháng 3 là ngày Quốc tế phụ nữ. - Ngày 20 tháng 10 ngày Phụ nữ Việt Nam. - Hội phụ nữ, Câu lạc bộ các nữ doanh nhân là tổ chức xã hội dành riêng cho phụ nữ. Hoạt động 3:(20’) Ca ngợi người phụ nữ Việt Nam (bài tập 5, SGK) GV tổ chức cho HS, hát, múa, đọc thơ hoặc kể chuyện về một người phụ nữ mà em yêu mến, kính trọng dưới hình thức thi giữa các nhóm hoặc đóng vai phóng viên phỏng vấn các bạn. _______________________________ Ngày dạy: 01/12/2009 Toán: Tiết 72 : Luyện tập chung I. Mục tiêu: Biết: - Thực hiện các phép tính với số thập phân. - So sánh các số thập phân. - Vận dụng để tìm x II. Các hoạt động dạy học Hoạt động 1: Ôn về số thập phân , cộng số tự nhiên với số thập phân Bài 1: Câu a và câu b HS tự làm Câu c GV hướng dẫn HS chuyển các phân số thập phân về số thập phân rồi làm Bài 2 : Hưướng dẫn HS lầm cột 1. + Chuyển hỗn số thành số thập phân + So sánh 2 số thập phân + Điền dấu , = vào chỗ chấm Hoạt động 2: Ôn cách tìm thành phần cha biết trong phép tính. Bài 4:Hs làm ý a, c( nếu còn thời gian cho làm ý b,d.) HS phân tích thành phần chưa biết Nêu cách tìm sau đó tự làm Gọi HS lên bảng làm bài. a) 0,8 x x = 1,2 x 10 b) 210 : x = 14,92 – 6,52 0,8 x x = 12 210 : x = 8,4 x = 12 : 0,8 x = 210 : 0,8 x = 15 x = 25 c) 25 : x = 16 : 10 d) 6,2 x x = 43,18 + 18,82 25 : x = 1,6 6,2 x x = 62 x = 25 : 1,6 x = 62 : 6,2 x = 15,625 x = 10 Hoạt động 3: Ôn cách chia số thập phân. Còn thời gian cho HS làm thêm. Bài 3: HS quan sát phép chia ở câu a -Quan sát vào số dư -GV cho HS thảo luân để tìm số dư -GV hướng dẫn cách tìm + quan sát vị trí dấu phẩy + Dóng chữ số ở số dư thẳng lên số bị chia xem ứng với hàng nào của số bị chia + Viết số dư + Khoanh vào kết quả đúng Câu b HS tư làm , gọi HS nêu kết quả -GV giúp HS yếu - Nhọ̃n xét tiờ́t học....................................... _________________________________ Tập làm văn Luyện tập tả người (Tả hoạt động) I- Mục đích yêu cầu: - Nêu được nội dung chính của từng đoạn, những chi tiết tả hoạt động của nhân vật trong bài văn.(BT1) 2. Viết được một đoạn văn tả hoạt động của một người (BT2) II . chuẩn bị: - Ghi chép của HS về hoạt động của một người thân hoặc một người mà em yêu mến. iii- các hoạt động dạy - học A- Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút ) HS đọc lại biên bản cuộc họp của tổ, lớp hoặc chi đội (tiết TLV cuối tuần trưước) B. Bài mới: - Giới thiệu bài Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện tập ( 33 phút ) Bài tập 1 - HS đọc YCBT. - HS nêu yêu cầu của bài tập . - HS làm bài tập và trình bày kết quả - GV chốt ý đúng : - Lời giải: a) Bài văn có 3 đoạn: ... ải nhảy lò cò một vòng xung quanh các bạn. Chơi trò chơi “Thỏ nhảy ”: 6 - 7 phút GV nêu tên trò chơi cùng HS nhắc lại cách chơi có kết hợp cho 1 – 2 HS làm mẫu,sau đó cho cả lớp chơi thử 1 lần rồi chơi chính thức 2 lần. Sau mỗi lần chơi chính thức GV cho nhng HS phạm luật đứng thành một hàng yêu cầu hát một bài và làm các động tác múa minh hoạ. Hoạt động 3 : Phần kết thúc : 4 phút - HS thả lỏng, Hát và vỗ tay theo nhịp 1 bài hát : 2 –3 phút. - GV cùng HS hệ thống bài : 2 phút. - GV nhận xét, đánh giá kết quả bài học : 1- 2 phút - Giao bài về nhà: Ôn các động tác của bài thể dục phát triển chung. ______________________________________ Thứ tư, ngày 25 tháng 11 năm 2009 Thứ năm, ngày 26 tháng 11 năm 2009 ________________________________________ Thứ sáu, ngày 27 tháng 11 năm 2009 Buổi chiều: Thứ hai, ngày 23 tháng 11 năm 2009 Tiếng Việt: Ôn tập I. Mục đích yêu cầu: Củng cố cho HS nắm chắc cách chuyển một khổ thơ trong bài “ Hạt gạo làng ta” thành một đoạn văn xuôi. II. Các hoạt động dạy học: GV viết yêu cầu của đề bài lên bảng. Đề bài: Dựa vào ý khổ thơ 4 trong bài “ Hạt gạo làng ta” của Trần Đăng Khoa, viết một đoạn vaqn ngắn tả các bạn chống hạn hoặc bắt sâu cứu lúa. Chỉ ra một động từ, một tính từ và một quan hệ từ mà em đã dùng trong đoạn văn ấy. - Gọi vài HS đọc lại đề bài. - GV hướng dẫn HS nắm chắc yêu cầu của đề bài. - HS chép đề vào vở và làm bài. - GV quan sát giúp đỡ cho HS yếu. - HS làm bài xong . GV gọi HS đọc bài làm của mình. - HS cùng GV nhận xét cho điểm. - Nhận xét tiết học. ______________________________ Thứ tư, ngày 25 tháng 11 năm 2009 Mĩ thuật: Bài: 15: Vẽ tranh : Đề tài Quân Đội I - Mục tiêu - Hiểu một vài hoạt động của bộ đội trong chiến đấu, sản xuất và trong sinh hoạt hàng ngày. - Biết vẽ tranh về đề tài Quân đội. - Vẽ được tranh về đề tài Quân đội. HS khá, giỏi: Sắp xếp hình ảnh cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp. II - Chuẩn bị - SGK, SGV - Sưu tầm một số tranh ảnh về quân đội. - Một số bức tranh về đề tài Quân đội của các hoạ sĩ và của thiếu nhi. - Giấy vẽ hoặc vở thực hành - Bút chì, tẩy, màu vẽ. III - Các hoạt động dạy - học : Giới thiệu bài;(2’) GV có thể sử dụng một vài bài hát, mẫu chuyện hoặc đoạn thơ về đề tài Quân đội để dẫn dắt HS vào nội dung bài học sao cho sinh động hấp dẫn. Hoạt động 1: (5’)Tìm , chọn nội dung đề tài - GV giới thiệu một số tranh ảnh về đề tài và Quân đội và gợi ý để HS nhận thấy: + Tranh vẽ về đề tài Quân đội thường có hình ảnh chính là các cô, chú bộ đội. + Trang phục (mũ, quần, áo) của quân đội khác nhau giữa các binh chủng. + Trang bị vũ khí và phương tiện của quân đội gồm có: Súng, xe, pháo, tàu chiến, máy bay,... + Đề tài về quân đội rất phong phú. Có thể vẽ về các hoạt động như: Chân dung cô, chú bộ đội ; bộ đội với thiếu nhi ; bộ đội gặt lúa, chống bão lụt giúp dân ; bộ đội tập luyện trên thao trường ; bộ đội đứng gác,... - Gv cho HS xem tranh ảnh về quân đội để các em nhớ lại các hình ảnh, màu sắc và không gian cụ thể. Hoạt động 2:(5’) Cách vẽ tranh - GV cho HS xem một số bức tranh hoặc hình gợi ý để các em nhận ra cách vẽ tranh: + Vẽ hình ảnh chính là các cô, các chú bộ đội trong một hoạt động cụ thể nào đó (tập luyện, chống bão lụt, ...). + Vẽ các hình ảnh phụ sao cho phù hợp với các nội dung (bãi tập, nhà, cây, núi, sông, xe, pháo, ...). + Vẽ màu có đậm, có nhạt phù hợp với nội dung đề tài. - Cho HS nhận xét về cách sắp xếp hình ảnh, cách vẽ hình vẽ màu ở một số bức tranh để HS nắm vững kiến thức. Hoạt động 3: (24’)Thực hành - GV cho HS xem các bức tranh giới thiệu ở SGK để các em tự tin hơn. - Nhắc HS vẽ theo từng bước như đã hướng dẫn ở bài trước. - GV bao quát lớp, gợi ý, hướng dẫn bổ sung, đặc biệt là đối với những em còn lúng túng về cách chọn đề tài và cách vẽ. Động viên những HS khá để các em tìm được những hình ảnh, màu sắc đẹp cho bức tranh của mình. - HS xẽ tranh theo cảm nhận riêng. Hoạt động 4:(3’) Nhận xét, đánh giá - GV gợi ý HS nhận xét một số bài về: + Nội dung (rõ chủ đề) + Bố cục (có hình ảnh chính, hình ảnh phụ). + Hình vẽ, nét vẽ (sinh động) + Màu sắc (hài hoà, có đậm, có nhạt). - HS tự nhận xét và xếp loại các bài đẹp và chưa đẹp. - GV bổ sung và khen ngợi, động viên chung cả lớp. Dặn dò:(1’) Sưu tầm bài vẽ mẫu coa hai vật mẫu của các bạn lớp trước và tranh tĩnh vật của hoạ sĩ trên sách báo (nếu có điều kiện). _____________________________________________ Toán: Ôn tập I. Mục tiêu: Củng cố cho HS nắm chắc cách chia một số thập phân cho một số thập phân. II. Các hoạt động dạy học: - GV cho HS mở vở bài tập tiết 74 làm bài tập. - HS làm bài GV theo dõi giúp HS còn lúng túng. - HS làm bài xong GV gọi lần lượt HS lên chữa bài. - HS cùng GV nhận xét bổ sung chốt lại ý đúng. - GV cho HS làm thêm các bài tập sau vào vở: Bài 1: Đặt tính rồi tính. 4,48 : 1,4 ; 0,92 : 1,6 ; 1,215 : 0,6 Bài 2: May 3 bộ quần áo như nhau hết 7,05 m vải. Hỏi có 34,5m vải thì may được nhiều nhất bao nhiêu bộ quần áo như thế và còn thừa mấy m vải ? - GV gọi lần lượt HS lên chữa bài. - HS cùng GV nhận xét bổ sung chốt lại ý đúng. - Nhận xét tiết học. __________________________________________ Tiếng Việt: Ôn tập I. Mục đích yêu cầu: Củng cố cho HS nắm chắc nghĩa của một số từ liên quan đến chủ điểm “ Hạnh phúc” và tìm được từ trái nghĩa với từ hạnh phúc . Đặt câu được với từ hạnh phúc. II. Các hoạt động dạy học: Gv tổ chức cho HS làm các bài tập sau vào vở: Bài 1: Nối từ ngữ với lời giải nghĩa thích hợp. Phúc điều tốt lành để lại cho con cháu do ăn ở tốt. Phúc đức có lòng nhân hậu Phúc hậu điều may lớn, điều mang lại những sự tốt lành lớn. Bài 2: Tìm từ trái nghĩa với các từ: a) Phúc > <.. b) Phúc đức > < .. c) Phúc hậu > < .. Bài 3: Đặt 2 câu với từ Hạnh phúc. - Hs lần lượt làm bài vào vở. Gv theo dõi uốn nắn cho HS yếu. - HS làm bài xong GV gọi HS lần lượt chữa bài. - HS cùng GV nhận xét bổ sung chốt lại ý đúng. - Nhận xét tiết học. _______________________________________________ Thứ sáu, ngày 27 tháng 11 năm 2009 Tiếng Việt: ôn tập I. Mục đích yêu cầu: Củng cố cho HS nắm chắc cách lập dàn ý cho bài văn tả hoạt động của một người. Từ đó dựa vào dàn ý viết được đoạn văn ngắn. II. Các hoạt động dạy học: - GV cho HS nhắc lại cấu tạo của bài văn tả người. - HS nêu GV ghi bảng. Gọi vài HS nhắc lại. - GV cho HS làm bài tập sau vào vở: Bài 1: Lập dàn ý cho bài văn tả hoạt động của một người mà em yêu thích. Bài 2: Dựa theo dàn ý đã lập, hãy viết đoạn văn tả hoạt động của một người mà em yêu thích. - Hs lần lượt làm bài vào vở. HS làm bài xong, GV gọi lần lượt HS đọc bài làm của mình. - GV nhận xét cho điểm bài làm tốt. - Nhận xét tiết học. ________________________________ Toán: Ôn tập I. Mục tiêu: - Học sinh thạo cách tìm tỉ số phần trăm của 2 số - Giải được bài toán về tỉ số phần trăm dạng tìm số phần trăm của 1 số II. Các hoạt động dạy học - Ôn cách tìm tỉ số phần trăm của 2 số - Cho HS nêu cách tìm tỉ số phần trăm giữa 2 số a và b (HS nêu) - Cho cả lớp thực hiện 1 bài vào nháp, 1 HS lên bảng làm. 0,826 và 23,6 - GV sửa lời giải, cách trình bày cho HS. Sau đó cho HS thực hiện: Bài 1. Tìm tỉ số phần trăm giữa 0,8 và 1,25 12,8 và 64 - Ôn cách giải toán về tỉ số phần trăm - Cho HS nêu muốn tìm số phần trăm - Cho HS nêu muốn tìm tỉ số phần trăm của một số ta làm thế nào ? - HS nêu Bài 2: Một lớp có 40 học sinh, trong đó có 40% là HS giỏi. Hỏi lớp có ? HS khá - Y/c HS tóm tắt: (Lớp chỉ có khá và giỏi) 40 HS: 100% ? HS giỏi: 40 % ? HS khá: - Hướng dẫn HS làm 2 cách Cách 1: Số HS giỏi của lớp là 40 x = (16 em) Số HS khá của lớp là 40 - 16 = 24 (em) Cách 2: Số HS khá ứng với 100% - 40% = 60% (số HS của lớp) Số HS khá là 40 x = 24 (em) - HS tự làm các bài 3,4,5 Bài 3: Tháng trước đội A trồng được 1400 cây tháng này vượt mức 12% so với tháng trước. Hỏi tháng này đội A trồng ? cây ... Bài 4: Một bà mua 240.000 đồng tiền hàng bà bán ra với số lãi bằng 1/5% tiền vốn. Hỏi bà bán được ? tiền Bài 5: Một người bán được 448.000 đồng tiền hàng. Tính ra lãi bằng 12% tiền vốn. Tính tiền vốn - HS làm bài lần lượt vào vở. - Gọi HS lên chữa bài - GV bổ sung chỗ sai sót cho HS. - Nhận xét tiết học. _______________________________________ Thể dục : Bài 30: Bài thể dục phát triển chung - trò chơi “ Thỏ nhảy ” I. Mục tiêu - Thực hiện cơ bản đúng động tác của bài thể dục phát triển chung. - Chơi trò chơi “Thỏ nhảy” biết chơi và tham gia chơi được. II. Địa điểm, phương tiện - Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. - Phương tiện: Chuẩn bị 1 còi, kẻ sân chơi trò chơi. III. nội dung và phương pháp lên lớp Hoạt động1: Phần mở đầu: 10 phút - Giáo viên nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học: 1-2 phút. - Chạy nhẹ nhàng theo một hàng thành vòng tròn quanh sân tập: 1 phút. - Xoay các khớp cổ tay, vai, cổ chân, khớp gối và hông: 2-3 phút do giáo viên hoặc cán sự điều khiển. * Kiểm tra bài cũ: 1-2 phút, nội dung do giáo viên chọn. Hoạt động 2: Phần cơ bản: 26 phút Ôn bài thể dục phát triển chung: 10-12 phút. Phương pháp dạy như bài 29 hoặc do giáo viên sáng tạo. Cách hô nhịp của giáo viên hoặc cán sự hay các tổ trưởng cần phù hợp với từng động tác và cả bài theo 2x8 hoặc 4x8 nhịp. Hô liên tịch hết động tác này đến động tác khác, nhịp cuối cùng của động tác trước cần hô tên động tác sau. Ví dụ: Động tác vươn thở bắt đầu, GV đếm 1, 2, 3, đến nhịp 8 của lần thứ hai (hoặc thứ tư) không hô nhịp 8, mà thay vào đó nêu tên động ýac tiếp theo. - Thi thực hiện bài thể dục phát triển chung: 3-4 phút. Tổ chức và hình thức thi như bài 29 hoặc do giáo viên sáng tạo. Chơi trò chơi “ Thỏ nhảy ”: 5-6 phút. Giáo viên nêu tên trò chơi, cùng học sinh nhắc lại cách chơi, cả lớp chơi thử 1 lần, chơi chính thức 1-2 lần. Sau mỗi lần chơi chính thức, giáo viên cần có hình thức khen và phạt. Trước khi cho học sinh chơi, giáo viên nhấn mạnh hơn yêu cầu về tổ chức, kỉ luật như người bật được xa nhất nhưng trước hoặc sau khi nhảy không đứng vào hàng ngũ qui định chưa chắc đã được xếp thứ nhất,... Hoạt động 3: Phần kết thúc: 4 phút. - Một số động tác hồi tĩnh (do giáo viên chọn): 2 phút. - Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài: 2 phút. - Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả bài học: 1- 2 phút. - Giao bài tập về nhà: Ôn bài thể dục phát triển chung.
Tài liệu đính kèm: