Giáo án Lớp 5 - Tuần 15 - Năm học 2010-2011 (Bản hay)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 15 - Năm học 2010-2011 (Bản hay)

 Đạo đức

Tiết15: Tôn trọng phụ nữ (Tiết 2)

I Mục tiêu

Học xong bài này HS biết:

- Cần phải tôn trọng phụ nữ và vì sao cần phải tôn trọng phụ nữ .

- Trẻ em cần được đối xử bình đẳng, không phân biệt trai hay gái.

- Thực hiện các hành vi quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ trong cuộc sống hằng ngày.

II. Tài liệu và phương tiện

- Thẻ màu.

- Tranh ảnh, bài thơ, bài hát, truyện nói về người phụ nữ Việt Nam

III.Các hoạt động dạy học chủ yếu .

 

doc 27 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 206Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 15 - Năm học 2010-2011 (Bản hay)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 15
Thứ hai ngày 15 tháng 15 năm 2010
Buổi sáng
 Chào cờ
Tập trung toàn trường
____________________________
 Tập đọc
Tiết29: Buôn Chư Lênh đón cô giáo
I. Mục đích yêu cầu
1. Đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các tiếng khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ gợi cảm.
- Đọc diễn cảm toàn bài văn, thay đổi giọng đọc phù hợp với nội dung từng đoạn.
2. Đọc – Hiểu:
- Hiểu các từ ngữ trong bài: buôn, nghi thức, gùi
- Hiểu nội dung bài:Tình cảm của người Tây Nguyên yêu quý cô giáo, biết trọng văn hoá , mong muốn con em mình được học hành thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu. (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).
II. Đồ dùng:
- Tranh minh hoạ trong sgk
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học 
1. ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ 
- Đọc và nêu nội dung bài: Hạt gạo làng ta?
- Nhận xét- ghi điểm.
3. Bài mới
A. Giới thiệu bài.
B. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
a, Luyện đọc
- GV chia đoạn.
+ Đoạn 1: Căn nhà sàn chậtdành cho khách quý.
+ Đoạn 2: Tiếp chém nhát dao.
 + Đoạn 3: Tiếpxem cái chữ nào!
+ Đoạn 4: Còn lại.
- Y/c HS đọc tiếp nối đoạn .
- Y/c HS đọc tiếp nối theo đoạn lần 2 kết hợp giải nghĩa một số từ.
- Y/c HS luyện đọc theo cặp.
- Y/c 1 HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu kết hợp hướng dẫn HS luyện đọc.
b, Tìm hiểu bài.
- Y/c HS đọc thầm và TLCH.
+ Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh làm gì?
+ Người dân Chư Lênh đón cô giáo Y Hoa như thế nào?
 - Nêu ý 1?
+ Những chi tiết nào cho thấy dân làng rất hào hứng chờ đợi và yêu quý cái chữ?
+ Tình cảm của cô Y Hoa đối với người dân ở đây như thế nào?
- Nêu ý 2 ?
+ Tình cảm của người Tây Nguyên với cô giáo, với cái chữ nói lên điều gì?
- Nêu ý 3?
+ Nội dung bài nói lên điều gì?
c, Đọc diễn cảm
- Y/c 4 HS khá luyện đọc tiếp nối 4 đoạn.
- Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
+ GV đọc mẫu và hướng dẫn đọc.
+ Y/c HS luyện đọc theo cặp
+ Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét- cho điểm.
4. Củng cố- Dặn dò 
- Bài văn có ý nghĩa gì ?
- Nhận xét tiết học ,dặn HS về học bài , chuẩn bị bài sau.
- Hát.
- 3 HS đọc bài.
- HS đọc nối tiếp.
- HS luyện đọc tiếp nối đoạn kết hợp giải nghĩa một số từ ngữ.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS nghe. 
- Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh để dậy chữ.
- Người dân Chư Lênh đón cô giáo Y Hoa rất trang trọng và thân tình. Họ đến chật ních ngôi nhà sàn. Họ mặc quân áo như đi hội. Họ trải đường đi cho cô giáo từ dưới chân cầu thang tới cửa bếp giữa nhà sàn bằng những tấm lông thú mịn như nhung. Già làng đứng đón khách ở giữa nhà sàn, trao cho cô giáo một con dao để cô chém một nhát vào cây cột, thực hiện nghi lễ để trở thành người trong buôn.
+) ý1:Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh
- Mọi nhà ùa theo già làng đề nghị cô giáo cho xem cái chữ. Mọi người im phăng phắc khi xem cô giáo viết. Y Hoa viết xong , bao nhiêu tiếng cùng hò reo.
- Cô giáo Y Hoa rất yêu quý người dân ở buôn làng, cô rất xúc động tim đập rộn ràng khi viết cho mọi người xem cái chữ.
+) ý2:Tình cảm của cô giáo Y Hoa đối với người dân buôn Chư Lênh .
- Tình cảm của người Tây Nguyên đối với cô giáo, với cái chữ cho thấy:
+ Người Tây Nguyên rất ham học, ham hiểu biết.
+ Người Tây Nguyên rất quý người, yêu cái chữ.
+ Người Tây Nguyên hiểu rằng: Chữ viết mang lại sự hiểu biết, ấm no cho mọi người.
+)ý3:Tình cảm của người Tây Nguyên đối với cô giáo và cáI chữ .
- Tình cảm của người Tây Nguyên yêu quý cô giáo, biết trọng văn hoá , mong muốn con em mình được học hành thoát khỏi nghèo làn lạc hậu.
- 4 HS đọc tiếp nối 4 đoạn.
- HS dưới lớp tìm cách đọc cho cả bài.
- HS nghe.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
_____________________________________
Toán
Tiết71: Luyện tập
I. Mục tiêu
Giúp HS:
- Củng cố về quy tắc và rèn kĩ năng thực hiện phép chia số thập phân cho số thập phân. 
- Vận dụng để tìm x và giải các bài toán có lời văn.
II. Các hoạt động dạy học 
1. ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ 
3. Bài mới
A. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
B. Dạy bài mới.
Bài 1: Đặt tính rồi tính.
Yêu cầu HS làm bảng con
- Nhận xét- ghi điểm.
Bài 2: Tìm x.
2 HS lên bảng làm, lớp làm nháp
- Nhận xét – ghi điểm.
Bài 3
- Y/c HS đọc đề.
- Phân tích đề.
- Tóm tắt và giải.
Bài 4 (Nếu còn thời gian)
- Nhận xét- bổ sung.
4. Củng cố- Dặn dò 
- Nêu cách chia một số thập phân cho một số thập phân ?
- HD bài tập 2c về nhà . Nhận xét tiết học, dặn HS về học bài , chuẩn bị bài sau.
- Hát.
- Học sinh lên bảng chữa bài tập 4.
- HS làm bài. 
a.17,5,5 3,9 b. 0,60,3 0,09 
 195 4,5 63
 0 6,7
c 0,30,68 0,26 d, 98,15,6 4,63
 46 555 
 208 1,18 92 6 21,2
 0 
- HS làm bài.
a.X x 1,8 = 72 b, X x 0,34 = 1,19 x 1,02
 X = 72 : 1,8 X x 0,34 = 1,2138
 X = 40 X = 1,2138 : 0,34
 X = 3,57
Tóm tắt.
 3,952 kg: 5,2 L
 5,32 kg :  L?
 Bài giải.
 1 L dầu cân nặng là:
 3,952 : 5,2 = 0,76 ( kg )
 5,32 kg dầu có số L dầu là:
 5,32 : 0,76 = 7 ( L)
 Đáp số: 7 L
- HS làm bài.
218 : 3,7 = 58,91 dư 0,033( Nếu lấy 2 chữ số ở phần thập phân của thương)
_____________________________
 Đạo đức
Tiết15: Tôn trọng phụ nữ (Tiết 2)
I Mục tiêu
Học xong bài này HS biết:
- Cần phải tôn trọng phụ nữ và vì sao cần phải tôn trọng phụ nữ .
- Trẻ em cần được đối xử bình đẳng, không phân biệt trai hay gái.
- Thực hiện các hành vi quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ trong cuộc sống hằng ngày.
II. Tài liệu và phương tiện 
- Thẻ màu.
- Tranh ảnh, bài thơ, bài hát, truyện nói về người phụ nữ Việt Nam 
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu .
1. ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ 
- HS nêu ghi nhớ bài học ở tiết 1.
3. Bài mới
Hoạt động 1. Xử lí tình huống (bài tập 3)
+)Mục tiêu :HS hình thành kĩ năng xử lí tình huống.
+)Tiến hành: 
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho HS thảo luận .
- GV theo dõi HD 
- Mời đại diện các nhóm trình bầy kết quả thảo luận .
Hoạt động 2:Làm bài tập 4 (sgk)
+) Mục tiêu: HS biết những ngày và tỏ chức xã hội dành riêng cho phụ nữ, biết đó là biểu hiện sự tôn trọng phụ nữ và bình đẳng giới trong xã hội. 
+)Tiến hành : GV giao nhiệm vụ cho h/s thoả luận theo nhóm .
Hoạt động 3 :Ca ngợi phụ nữ Việt Nam (bài tập 5) 
+) Mục tiêu :HS củng cố bài học .
+)Cách tiến hành: GV tổ chức cho h/s hát các bài hát nói về ngày phụ nữ.
-Tổ chức cho h/s thi hát về ngày phụ nữ việt Nam .
- GV theo dõi tuyên dương .
4.Củng cố –Dặn dò 
- Tại sao phải tôn trọng phụ nữ ?
- Em đã làm được những gì thể hiện việc tôn trọng phụ nữ ?
- Nhận xét giời học .
- Dặn h/s về nhà học bài và xem trước bài sau.
-Hát 
- 2 HS nêu ghi nhớ.
-HS thảo luận theo nhóm.
- Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận .
Chọn trưởng nhóm phụ trách cần phải xem khả năng tổ chức công việc và khả năng hợp tác với bạn khác trong công việc .Nếu Tiến có khả năng thì có thể chọn bạn. Khong nên chọn Tiến chỉ vì bạn đó là con trai.
- Mỗi người đều có quyền bày tỏ ý kiến của mình . Bạn Tuấn nên lắng nghe các bạn nữ phát biểu .
- HS làm việc theo nhóm.
- Đại diện các nhóm báo cáo.
+Ngày 8 tháng 3 là ngày quốc tế phụ nữ.
+Ngày 20 tháng 10 là ngày phụ nữ Việt Nam.
+Hội phụ nữ, câu lạc bộ các nữ doanh nhân là các tổ chức xã hội dành riêng cho phụ nữ.
- HS thi hát những bài hát nói về phụ nữ
	________________________________
	 Kĩ thuật
 Tiết15: Lợi ích của việc nuôi gà.
 I. Mục tiêu
 Học sinh cần phải: 
 _ Nêu được ích lợi của việc nuôi gà.
 - Biết liên hệ với lợi ích của việc nuôi gà ở gia đình hoặc địa phương (nếu có).
 II. Đồ dùng dạy học:
 - Tranh ảnh minh hoạ các lợi ích của việc nuôi gà.
 - Phiếu học tập.
 - Giấy khổ A3, bút dạ cho các nhóm thảo luận.
 - Phiếu đánh giá kết quả học tập.
III. Các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới
A. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
B. Dạy học bài mới:
a. Tìm hiểu lợi ích của việc nuôi gà
- Tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm.
- Yêu cầu các nhóm nêu được ích lợi chủ yếu của việc nuôi gà theo mẫu bảng.
b. Đánh giá kết quả học tập:
- Tổ chức cho HS hoàn thành phiếu đánh giá kết quả học tập:
Hãy đánh dấu X và ô trống ở câu trả lời đúng:
- Nhận xét- bổ sung.
4. củng cố- Dặn dò
- Nuôi gà có lợi ích gì ?
- Nhận xét giời học,dặn HS về học bài chuẩn bị bài sau.
- hát.
- HS thảo luận theo nhóm.
- HS nêu được ích lợi chủ yếu của việc nuôi gà theo mẫu bảng.
- HS hoàn thành phiếu đánh giá kết quả học tập theo nhóm.
Lợi ích của việc nuôi gà là:
+ Cung cấp thịt và trứng làm thực phẩm.
+ Cung cấp chất bột đường.
+ Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm.
+ Đem lại nguồn thu nhập cho người chăn nuôi.
+ Làm thức ăn cho vật nuôi.
+ Làm cho môi trường xanh, sạch, đẹp.
+ Cung cấp phân bón cho cây trồng.
+ Xuất khẩu.
___________________________________________________________________ 
Thứ ba ngày 16 tháng 16 năm 2010
	 Buổi sáng
Toán
 Tiết 72: Luyện tập chung
I. Mục tiêu
Biết:
- Thực hiện các phép tính với số thập phân.
- So sánh các số thập phân.
- Vận dụng để tìm x.
II. Các hoạt động dạy học 
1. ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ 
3. Bài mới
A. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
B. Dạy bài mới.
Bài 1: Tính.
+) Hướng dẫn HS chuyển phân số thập phân thành số thập phân để tính.
- Nhận xét - ghi điểm.
Bài 2
+) Hướng dẫn chuyển các hỗn số thành số thập phân rồi so sánh hai số thập phân.
Bài 3
+) Hướng dẫn HS đặt tính rồi dừng lại khi đã có hai chữ số ở phần thập phân của thương , sau đó kết luận.
-Yêu cầu 2 HS khá lên làm bài
Bài 4: Tìm x:
- Y/c HS làm.
- Nhận xét- ghi điểm.
4. Củng cố- Dặn dò 
- Nhắc lại nội dung bài
- Nhận xét giời học,dặn HS về học bài chuẩn bị bài sau.
- Hát.
Học sinh nhắc lại cách chia số thập phân cho số thập phân.
Bài 1
- HS làm bài.
a. 400 + 50 + 0,07 = 450 + 0,07 
 = 450,07
b, 30 + 0,5 + 0,04 = 30,5 + 0,04 
 = 30,54
c, 100 + 7 + = 100 + 7 + 0,08 
 = 107 + 0,08 = 107,08
d, 35 + + = 35 + 0,5 + 0,03
 = 35,5 + 0,03 = 35,53
Bài 2
- HS làm bài.
 + 4 . 4,35 Đổi: 4 = 4,6 
 4,6 > 4,35 vậy 4 > 4,35
+ 2 . 2,2 Đổi: 2 = 2,04
2,04 < 2,2 vậy 2 < 2,2
14,09 . 14 Đổi: 14 = 14,1
14,09 < 14,1 Vậy 14,09 < 14
Bài 3
- HS Làm bài.
a. 6,251 7 b, 33,14 58
 62 0,89 331
 65 4 14 0,57
 31 0 08
Vậy dư 0,031 Vậy dư 0,08
Bài 4
- HS Làm bài.
a.0,8 x X=1,2 x 10 b,210:x= 14,92-6,52
 0,8 x X = 12 210 : x  ...  vẽ được tranh về đề tài quân đội.
 - HS yêu quý kính trọng các cô các chú bộ đội.
II/Chuẩn bị.
 -Tranh ảnh về quân đội.
 -Một số bài vẽ về đề tài quân đội.
III/ Các hoạt động dạy –học.
1.Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
2.Bài mới.
 a.Giới thiệu bài.
 b..Hoạt động1: Tìm chọn nội dung đề tài.
- GV cho HS quan sát tranh ảnh đề tài quân đội.Gợi ý nhận xét.
C Hoạt động2: Cách vẽ tranh.
Cho HS xem một số bức tranh hoặc hình gợi ý để HS nhận ra cách vẽ tranh.
- GV hướng dẫn các bước vẽ tranh
+Sắp xếp các hình ảnh.
+Vẽ hình ảnh chính trước, vẽ hình ảnh phụ sau.
+Vẽ màu theo ý thích.
d.Hoạt động 3: thực hành.
- GV theo dõi giúp đỡ học sinh.
g.Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá.
- GV cùng HS chọn một số bài vẽ nhận xét , đánh giá theo cac tiêu chí:
+Nội dung: (rõ chủ đề)
+Bố cục: (có hình ảnh chính phụ)
+Hình ảnh:
 +Màu sắc:2
- GV tổng kết chung bài học.
- HS quan sát và nhận xét
-Tranh vẽ thường có hình ảnh các cô chú bộ đội.
-Những hình ảnh đặc trưng của quân đội:
súng ,xe ,pháo, máy bay
+HS nhớ lại cácHĐ chính.
+Dáng người khác nhau trong các hoạt động
+Khung cảnh chung.
- HS theo dõi.
- HS thực hành vẽ.
- Các nhóm trao đổi nhận xét đánh giá bài vẽ.
3-Dặn dò
GV nhận xét giờ học, nhắc HS chuẩn bị bài sau.
______________________________________ 
Toán ( Tăng ) 
Tiết 7 : LUYệN TậP: CHIA MộT Số THậP PHÂN CHO MộT Số THậP PHÂN
I. Mục tiêu
	Củng cố cho HS
	- Kĩ năng chia hai số thập phân.
	- Giải các bài toán về số thập phân.
II. Đồ dùng Dạy - Học
	- Bảng phụ
III. Các hoạt động Dạy - Học
A. ổn định tổ chức
B. Kiểm tra bài cũ: 2 em lên bảng
C. Bài ôn
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu tiết học.
2. Hướng dẫn HS ôn luyện
Bài 1: Đặt tính rồi tính :
 28,5 : 2,5 = 11,4 8,5 : 0,034 = 250
29,5 : 2,36 = 12,5 37,825 : 4,25 = 8,9
17,15 : 4,9 = 2,5 0,2268 : 0,18 = 1,26
- GV nhận xét 
Bài 2.Biết rằng 3,5 lít dầu hoả cân nặng 2,66 kg . 5 lít dầu hoả cân nặng bao nhiêu kg ?. Bài giải
 1 lít dầu hoả cân nặng số kg là:
 2,66 : 3,5 = 0,76(kg)
 5 lít dầu hoả cân nặng số kg là :
 0,76 x 5 = 3,8 (kg)
 Đáp số : 3,8kg 
Bài 4( BT cho HS khá giỏi)
May mỗi bộ quần áo hết 3,8m vải. Hỏi có 250m vải thì may được nhiều nhất bao nhiêu bộ quần áo như thế và còn thừa mấy m vải .
IV. Củng cố dặn dò:
- Nêu lại quy tắc chia một số thập phân cho một số thập phân ?
- GV nhắc lại ND bài, NX tiết học .
- Hát
- Đặt tính rồi tính: 16, 2 : 2, 3
- Lớp nhận xét
- 1 HS nhắc lại QT chia một STP cho 
1 STP
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài tập vào bảng con
- 6 HS lên bảng.
- Lớp nhận xét bổ sung.
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập
- nêu tóm tắt và cách giải
- HS làm bài vào vở , 
- 1 trình bày bài lên bảng , lớp nhận xét
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS nêu tóm tắt 
- HS làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng , lớp nhận xét
- HS về ôn bài.
 Thứ sáu ngày 19 tháng 11 năm 2010
Buổi sáng
Toán
 Tiết75: Giải bài toán về tỉ số phần trăm
I. Mục tiêu
Giúp HS :
- Biết cách tìm tỉ số phần trăm của hai số.
- Vận dụng giải các bài toán đơn giản có nội dung tìm tỉ số phần trăm của hai số.
II. Các hoạt động dạy học 
1. ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ 
3. Bài mới 
A. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
B. Hướng dẫn HS giải bài toán về tìm tỉ số phần trăm.
a. Giới thiệu cách tìm tỉ số % của hai số 315 và 600
- Y/c HS đọc ví dụ.
- GV tóm tắt.
Số HS toàn trường là: 600
Số HS nữ : 315
- HS làm theo y/c của GV.
+ Viết tỉ số HS nữ và số HS toàn 
trường ?
+ Thực hiện phép chia?
+ Nhân với 100 và chia?
- Thông thường ta viết ngắn gọn như sau:
 315 : 600 = 0,525 = 52,5 %
- GV y/c HS nêu quy tắc gồm hai bước.
b. áp dụng và giải bài toán có nội dung tìm tỉ số phần trăm.
- GV đọc bài toán trong sgk.
- Hướng dẫn HS tóm tắt và giải.
C. Thực hành:
Bài 1: Viết thành tỉ số %( theo mẫu)
Mẫu: 0,57 = 57 %
Bài 2: Tìm tỉ số phần trăm của hai số (theo mẫu)
Mẫu: 19 : 30 = 0,6333 x 100 = 63, 33%
Bài 3: ( Nếu còn thời gian )
- Y/c HS đọc đề.
- Phân tích đề.
- Tóm tắt và giải vào vở
4. Củng cố- Dặn dò
- Muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số ta làm như thế nào?
- Nhận xét tiết học ,dặn HS về học ,
 bài chuẩn bị bài sau.
- Hát.
- HS lên bảng chữa bài 3(Tr 74)
- 2 HS tiếp nối nhau đọc ví dụ.
- 315 : 600
- 315 : 600 = 0,525
0,525 x 100 : 100 = 52,5 : 100 = 52,5 %
+ Chia 315 cho 600
+ Nhân thương đó với 100 và viết kí hiệu phần trăm vào bên phải tích tìm được.
- HS nghe.
 Bài giải:
Tỉ số phần trăm của lượng muối trong nước biển là:
 2,8 : 80 = 0,035 = 3,5 %
 Đáp số: 3,5%
 0,3 = 30 % ; 0,234 = 23,4 %
 1,35 = 135 %
b. 45 và 61 
 45 : 61 = 0,7377 x 100 = 73,77 %
c. 1,2 và 26
1,2 : 26 = 0,0461 x 100 = 4,61 %
 Bài giải
Tỉ số phần trăm của số HS nữ và số HS cả lớp là:
 13 : 25 = 0,52 = 52 %
 Đáp số : 52 %
	____________________________
	 Tập làm văn
Tiết30: Luyện tập tả người(Tả hoạt động) 
I. Mục đích yêu cầu
- Lập được dàn ý chi tiết cho bài văn tả hoạt động cho một bạn nhỏ hoặc một em bé ở tuổi tập nói, tập đi.
- Chuyển một phần của dán ý đã lập thành một đoạn văn miêu tả hoạt động của một em bé.
II. Chuẩn bị
- Tranh ảnh của em bé.
- Phiếu bài tập dành cho HS.
III. Các hoạt động dạy học cụ thể
1. ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ 
- Thu chấm đọan văn tả một người mà em yêu quý
- Nhận xét- ghi điểm.
3. Bài mới 
A. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
B. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1:
- Gọi HS đọc Y/c và gợi ý của bài tập.
- Y/c HS tự lập dàn ý.
- Nhận xét- bổ sung.
Bài 2
- Gọi HS đọc y/c bài tập.
- Y/c HS tự làm bài.
- Nhận xét- bổ sung.
- GV nhận - ghi điểm
4. Củng cố- Dặn dò 
- Nêu cấu tạo của bài văn tả người ?
- Nhận xét tiết học ,dặn HS về học bài chuẩn bị bài sau.
- Hát.
- HS nộp bài viết của mình.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng.
- 1 HS làm bài vào giấy khổ to, HS cả lớp làm bài vào vở.
* Mở bài: 
- Giới thiệu em bé định tả: em bé là trai hay gái? Tên em bé là gì? bé con nhà ai?
* Thân bài: 
- Tả bao quát về hình dáng em bé
+ Thân hình như thế nào?
+ Mái tóc.
+ Khuôn mặt.
+ Tay chân.
- Tả hoạt động em bé: Nhận xét chung về em bé. Em thích nhất lúc em bé làm gì? em hãy tả hoạt động của em bé: khóc, cười, tập đi, tập nói,.
* Kết bài:
- Nêu cảm nghĩ của em về em bé.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng.
- 1 HS làm bài vào giấy khổ to, HS cả lớp làm bài vào vở.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn
- Lớp trao đổi nhận xét
______________________________________________________
	 Địa lí
Tiết15: Thương mại và du lịch.
I. Mục tiêu:
Sau bài học, HS biết:
- Nêu được một số đặc điểm nổi bật về thương mại và du lịch của nước ta:
+ Xuất khẩu: khoáng sản, hàng dệt may, nông sản, thuỷ sản, lâm sản; nhập khẩu: máy móc, thiết bị, nguyên và nhiên liệu,
+ Ngành du lịch nước ta ngày càng phát triển.
- Nhớ tên một số điểm du lịch Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, vịnh Hạ Long, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu,...
II. Đồ dùng
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
- Phiếu học tập dành cho HS.
III. Các hoạt động dạy học 
1. ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ 
- Nước ta có những loại hình giao thông nào?
3. Bài mới 
A. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
B. Dạy bài mới.
a. Hoạt động 1: Hoạt động thương mại.
- Y/c HS thảo luận và trả lời các câu hỏi sau.
+ Hoạt động thương mại có ở những đâu trên đất nước ta?
+ Những địa phương nào có hoạt động thương mại lớn nhất cả nước?
+ Nêu vai trò của các hoạt động thương mại?
+ Kể tên một số hàng xuất khẩu ở nước ta?
+ Kể tên một số mặt hàng chúng ta phải nhập khẩu?
b. Hoạt động 2: Ngành du lịch ở nước ta.
- Y/c HS thảo luận theo nhóm và trả lời các câu hỏi sau.
+ Em hãy nêu một số điều kiện để phát triển du lịch ở nước ta?
+ Cho biết vì sao những năm gần đây, lượng khách du lịch đến nước ta tăng lên?
+ Kể tên các trung tâm du lịch lớn của nước ta?
4. Củng cố – Dặn dò 
- Ngành thương mại và du lịch có vai trò gì trong đời sống ?
- Nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét tiết học ,dặn HS về học ,
 bài chuẩn bị bài sau.
- hát
- 3 HS tiếp nối nhau trình bày
- HS thảo luận và trả lời các câu hỏi.
+ Hoạt động thương mại có ở khắp nơi trên đất nước ta trong các chợ, các trung tâm thương mại, các siêu thị, trên các phố.
+ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là nơi có hoạt động thương mại lớn nhất nước ta.
+ Nhờ có hoạt động thương mại mà sản phẩm của các ngành sản xuất đến được tay người tiêu dùng. Người tiêu dùng có sản phẩm để sử dụng. Các nhà máy, xí nghiệp bán được hàng có điều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển.
+ Nước ta xuất khẩu các khoáng sản, hàng công nghiệp nhẹ, các mặt hàng thủ công , nông sản, thuỷ sản
+ Việt Nam thường nhập khẩu máy móc, thiết bị, nhiên liệu, nguyên liệu để sản xuất, xây dựng.
- HS thảo luận theo nhóm và trả lời các câu hỏi.
+ Nước ta có nhiều phong cảnh đẹp và nhiều di tích lịch sử nổi tiếng.
+ Lượng khách du lịch đến nước ta tăng lên vì : 
- Nước ta có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử.
- Nhiều lễ hội truyền thống.
- Các loại dịch vụ du lịch ngày càng được cải thiện.
- Có nhiều di sản văn hoá được công nhận .
- Nhu cầu du lịch của người dân ngày càng tăng cao.
- Nước ta có hệ thông an ninh nghiêm ngặt tạo cảm giác an toàn cho khách du lịch.
- Người Việt Nam có tấm lòng hào hiệp và mến khách.
+ Bãi biển Vũng Tàu, Bãi Cháy, Đền Hùng, Sa Pa
________________________________ 
Sinh hoạt lớp
 sơ kết tuần 15.
I. Mục tiêu
	- HS thấy được những ưu khuyết điểm của mình trong tuần 14
	- Có ý thức sửa sai những điều mình vi phạm, phát huy những điều mình làm 
 tốt
	- GDHS có ý thức trong học tập và trong mọi hoạt động
II Nội dung sinh hoạt
1. GV nhận xét ưu điểm :
	- Giữ gìn vệ sinh chung, vệ sinh sạch sẽ
	- Thực hiện tốt nề nếp lớp, xếp hàng ra vào lớp nhanh
	- Truy bài tốt
	- Trong lớp chú ý nghe giảng , chịu khó giơ tay phát biểu xd bài
- Tham gia phong trào thi đua chào mứng ngày nhà giáo Việt Nam rất sôi nổi.
2. Nhược điểm :
	- Chưa chú ý nghe giảng :Tâm , Quân , Thăng , 
	- Chữ viết chưa đẹp, sai nhiều lối chính tả: Quân , Dương ,
	- Cần rèn thêm về đọc :Quân ,Nghiệp , Thảo ,....
3. HS bổ xung
4. Đề ra phương hướng tuần sau
	- Duy trì nề nếp lớp
	- Trong lớp chú ý nghe giảng, chịu khó phát biểu
	- Một số bạn về nhà luyện đọc và rèn thêm về chữ viết.
	-Tiếp tục hưởng ứng phong trào thi đua của lớp, của trường thi đua lập thành tích chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.
_________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_tuan_15_nam_hoc_2010_2011_ban_hay.doc