Giáo án Lớp 5 - Tuần 15 - Trần Văn Sáu

Giáo án Lớp 5 - Tuần 15 - Trần Văn Sáu

I. Mục tiêu :

 -Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Phát âm chính xác tên người dân tộc ( Y Hoa, già Rok ), giọng đọc phù hợp với nội dung các đoạn văn: trang nghiêm ở đoạn dân làng đón cô giáo với những nghi thức long trọng: vui, hồ hởi ở đoạn dân làng xem cô giáo viết chữ .

 - Hiểu nội dung bài: Tình cảm của người Tây nguyên yêu quý cô giáo, biết trọng văn hóa, mong muốn cho con em của dân tộc mình được học hành, thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu .

 - Giáo dục các em ý thức học tập tốt để đền đáp công ơn dạy dỗ của thầy cô giáo

 - Hỗ trợ cho HS dân tộc đọc đúng các từ: buôn Chư Lênh, Y Hoa, Rok, phăng phắc ,

II. Đồ dùng: Tranh SGK

III. Hoạt động:

1.Bài cũ: 2 HS lên đọc thuộc lòng bài thơ: “Hạt gạo làng ta” và trả lời câu hỏi

2.Bài mới: Giới thiệu bài

 

doc 30 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 288Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 15 - Trần Văn Sáu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày tháng năm 20
Tập đọc
Tiết 29 : Buôn Chư Lênh đón cô giáo 
I. Mục tiêu : 
	-Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Phát âm chính xác tên người dân tộc ( Y Hoa, già Rok ), giọng đọc phù hợp với nội dung các đoạn văn: trang nghiêm ở đoạn dân làng đón cô giáo với những nghi thức long trọng: vui, hồ hởi ở đoạn dân làng xem cô giáo viết chữ .
	- Hiểu nội dung bài: Tình cảm của người Tây nguyên yêu quý cô giáo, biết trọng văn hóa, mong muốn cho con em của dân tộc mình được học hành, thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu .
	- Giáo dục các em ý thức học tập tốt để đền đáp công ơn dạy dỗ của thầy cô giáo 
	- Hỗ trợ cho HS dân tộc đọc đúng các từ: buôn Chư Lênh, Y Hoa, Rok, phăng phắc , 
II. Đồ dùng: Tranh SGK
III. Hoạt động: 
1.Bài cũ: 2 HS lên đọc thuộc lòng bài thơ: “Hạt gạo làng ta” và trả lời câu hỏi 
2.Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Luyện đọc:
Mt: Đọc trôi chảy, phát âm chính xác tên người dân tộc ,giọng đọc phù hợp với nội dung các đoạn 
- GV gọi 1 HS đọc bài một lượt:	
+ Phát âm chính xác tên người dân tộc ( Y Hoa già Rok ), giọng đọc phù hợp với nội dung các đoạn văn: trang nghiêm ở đoạn dân làng đón cô giáo với những nghi thức long trọng: vui, hồ hởi ở đoạn dân làng xem cô giáo viết chữ .
-Gọi HS đọc cá nhân tiếp nối tưnøg đoạn của bài văn. 
-GV chia bài văn thành 4 đoạn :
+ Đoạn1 : từ đầu => dành cho khách quý .
+ Đoạn 2: từ Y Hoa đến bên => chém nhát dao .
+ Đoạn 3 : từ già Rok => xem cái chữ nào .
+ Đoạn 4: Phần còn lại .
- Lần 1: HS đọc đoạn nối tiếp kết hợp luyện đọc từ ngữ khó: buôn Chư Lênh, Y Hoa, Rok, phăng phắc , 
- Lần 2 cho HS tiếp tục đọc nối tiếp và kết hợp giải nghĩa từ.
- Cho HS đọc lại toàn bài 
+ GV đọc diễn cảm toàn bài 
+ 1 HS đọc, lớp đọc thầm theo .
+ HS dùng viết chì đánh dấu đoạn.
+ HS đọc nối tiếp nhau đọc đoạn. kết hợp sửa phát âm và tham gia giải nghĩa từ .
+ 1 HS đọc cả bài .
+ Lớp lắng nghe
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 
Mt: Hiểu nội dung bài, giáo dục các em ý thức học tập tốt để đền đáp công ơn dạy dỗ của thầy cô 
- Đoạn 1: HS đọc thầm và tìm hiểu câu hỏi 1
(?) Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh để làm gì ?
(?) Người Chư Lênh đón tiếp cô giáo trang trọng và thân tình như thế nào ? 
(?) Những chi tiết nào cho thấy dân làng rất háo hức chờ đợi và yêu quý cái chữ ? 
(?) Tình cảm của người Tây Nguyên đối với cô giáo, với cái chữ nói lên điều gì ? 
 GV gợi ý để học sinh rút nội dung bài 
 Nội dung: Tình cảm của người Tây nguyên yêu quý cô giáo, biết trọng văn hóa, mong muốn cho con em của dân tộc mình được học hành, thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu .
+ Cả lớp đọc thầm suy nghĩ trả lời, em khác nhận xét và bổ sung.
-Cô giáo đến buôn để mở trường dạy học 
-Mọi người đến rất đông .mặc quần áo như đi hộitrải đường cho cô giáo đi .Già làng đứng đón khách giữa sàn nhà 
-Mọi người ùa theo già làng đề nghị cô giáo cho xem cái chữ im phăng phắc khi xem cô viết . Y Hoa viết xong mọi người cùng hò reo 
- Người Tây Nguyên ham học, ham hiểu biết, muốn con em học được nhiều điều hay, điều lạ .. 
Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm
MT: Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài, giọng đọc phù hợp với nội dung các đoạn văn.
-GV cho HS đọc nối tiếp bài văn . GV hướng dẫn tìm giọng đọc phù hợp với từng đoạn .
-GV viết sẵn đoạn 3 vào bảng phụ và hướng dẫn đọc diễn cảm . Cho 1 HS giỏi đọc diễn cảm đoạn 3..
-GV cho đọc theo cặp đoạn cần luyện đọc diễn cảm .
- Cho đại diện các nhóm thi đọc diễn cảm – nhận xét bình chọn bạn đọc hay .
+ 4 HS lần lượt đọc nối tiếp 4 đoạn
+ 1 em đọc ,lớp theo dõi 
+ Cho HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm
+ HS thi đọc diễn cảm giữa các nhóm 
3. Củng cố - Dặn dò: - GV nhận xét tiết học . Về chuẩn bị bài “Về ngôi nhà đang xây”
Toán
Tiết 71 : Luyện tập
I. Mục tiêu:
	- Củng cố về quy tắc và rèn kĩ năng thực hiện phép chia số thập phân cho số thập phân .
	- Vận dụng giải bài toán có liên quan đến chia số thập phân cho số thập phân.
	- Giáo dục HS tính cẩn thận, hệ thống hoá được kiến thức
II. Hoạt động 
1. Bài cũ: 4 hs lên bảng tính và làm bài tập 3
17,55: 3,9 = 4,5; 0,603 : 0,09 = 6,7.
0,3068 : 0,26 =1,18
 2. Bài mới: Giới thiệu bài 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Luyện tập thực hành 
Mt: Củng cố kĩ năng thực hiện phép chia số thập phân cho số thập phân . Giải bài toán có liên quan đến chia số thập phân cho số thập phân.
Bài 1: GV gọi HS đọc đề bài
-Cho 4 HS lên bảng làm HS dưới lớp làm vào vở 
-GV cho HS nêu cách làm .
- Gv quan sát cả lớp làm bài và giúp đỡ cho HS còn yếu .
- GV nhận xét và chữa bài :
Kết quả :
4, 5 c . 1,18
6,7 d. 21,2 
Bài 2: 
Củng cố cách tìm thành phần chưa biết của phép tính .
- GV cho HS làm bài rồi chữa bài . Nhắc lại quy tắc về tìm thừa số chưa biết .
a) x=40
b) x= 3,57 
Bài 3: Cho HS thảo luận nhóm bàn và tìm ra cách giải
GV nhận xét – bổ sung 
 Đáp số: 7 lít dầu hỏa
+HS đọc bài 1
+HS nhận xét cách làm
+ 4 em lên bảng làm, lớp làm bài nhận xét .
+ Gọi HS lên bảng làm 
+Phát biểu quy tắc 
+ Lớp nhận xét và sửa bài trên bảng ..
+HS thảo luận nhóm rồi báo cáo 
+HS dưới lớp nhận xét – bổ sung
+ HS làm và sửa bài 
3.Củng cố - Dặn dò: GV nhận xét tiết học . Về nhà học bài, làm bài tập 2c, 4. GV giao thêm bài về nhà : Tính giá trị biểu thức: a. 8,31 – ( 64,784 + 9,999 ): 9,01
Đạo đức
Tiết 15 : Tôn trọng phụ nữ ( tiết 2)
I. Mục tiêu: 
- Biết lựa chọn ứng xử phù hợp trong các tình huống để thể hiện tình cảm tôn trọng phụ nữ 
- Củng cố cho HS thực hiện tốt các hành vi biểu hiện sự tôn trọng phụ nữ . HS biết những ngày và tổ chức xã hội dành riêng cho phụ nữ, biết đó là biểu hiện sự tôn trọng phụ nữ và bình đẳng giới trong xã hội .
- Tôn trọng, yêu quý phụ nữ .
II. Đồ dùng dạy học:Tranh ảnh, bài thơ, bài hát, truyện nói về người phụ nữ Việt Nam .
III. Hoạt động dạy học:
1.Bài cũ: h Nêu một số biểu hiện tôn trọng phụ nữ 
2.Bài mới: GV giới thiệu bài.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Xử lí tình huống ( bài tập 3 sgk ).
Mt: Biết lựa chọn ứng xử phù hợp trong các tình huống để thể hiện tình cảm tôn trọng phụ nữ .
+ GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận các tình huống của bài tập 3.
+ Yêu cầu các nhóm thảo luận tìm cách giải quyết tình huống .
+ Cho đại diện các nhóm lên trình bày.
+ Gọi đại diện các nhóm nhận xét, GV kết luận:
- Chọn trưởng nhóm phụ trách sao cần phải xem khả năng tổ chức công v iệc và khả năng hợp tác với bạn khác trong công việc. Nếu Tiến có khả năng thì có thể chọn bạn. Không nên chọn Tiến chỉ vì bạn là con trai .
- Mỗi người đều có quyền bày tỏ ý kiến của mình . Bạn Tuấn nên lắng nghe các bạn nữ phát biểu ..
- HS hoạt động theo nhóm.
- Đại diện từng nhóm trình bày, các nhóm khác theo dõi và nhận xét. 
- HS lắng nghe.
Hoạt động 2: Làm bài tập 4.
Mt: Biết những ngày và tổ chức xã hội dành riêng cho phụ nữ, đó là biểu hiện sự tôn trọng phụ nữ.
+ Yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi . GV giao nhiệm vụ cho các nhóm .
+ Yêu cầu HS thực hiện sau đó đại diện trình bày.
+ GV kết luận:
- Ngày 8 tháng 3 là ngày Quốc tế phụ nữ .
- Ngày 20 tháng 10 là ngày phụ nữ Việt Nam .
-Hội phụ nữ, câu lạc bộ các nữ doanh nhân là tổ chức xã hội dành riêng cho phụ nữ .
- HS thực hiện thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.
- HS chú ý lắng nghe.
Hoạt động 3: Ca ngợi người phụ nữ Việt Nam ( Bài tập 5 ).
Mt: thực hiện tốt các hành vi biểu hiện sự tôn trọng phụ nữ
 + GV tổ chức cho học sinh hát, múa, đọc thơ hoặc kể chuyện về một người phụ nữ mà em yêu mến, kính trọng dưới hình thức thi giũa các nhóm hoặc đóng vai phóng viên phỏng vấn các bạn 
- GV theo dõi tuyên dương những HS thực hiện tốt .
- HS làm việc cá nhân.
- Một số HS trình bày, hoặc làm phóng viên 
- Lớp nhận xét .
3. Củng cố - Dặn dò:- Gọi HS đọc lại ghi nhớ SGK. GV nhận xét tiết học . Dặn HS học bài và chuẩn bị tiết sau.
Thứ ba, ngày tháng năm 20
Chính tả ( Nghe – viết) 
Tiết 15 : Buôn Chư Lênh đón cô giáo
Phân biệt âm đầu tr/ ch, thanh hỏi/ thanh ngã
I. Mục tiêu :
- Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài “Buôn Chư Lênh đón cô giáo”
- Làm đúng bài tập phân biệt tiếng có âm đầu tr/ ch hoặc có thanh hỏi/ thanh ngã.
- HS có ý thức rèn viết đúng chính tả.
- Hỗ trợ : Viết đúng chữ có vần ăng, ăc.
II. Đồ dùng dạy học: 4, 5 phiếu khổ to để HS làm bài tập. 3 tờ phiếu Phô-tô để HS làm bài tập trên bảng.
III. Các hoạt động dạy học:
	1.Kiểm tra: - GV kiểm tra 2 HS, lớp viết nháp theo GV đọc: buột miệng, buộc lạt, mơ ước, ướt át.
 2.Bài mới: Giới thiệu bài – ghi đầu bài
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe – viết
Mt: Hiểu nội dung bài viết, viết đúng một số tiếng khó trong bài, trình bày bài sạch đẹp
- 1hs đọc toàn bài chính tả 1 lượt
-GV nêu câu hỏi hs tìm hiểu lại nd bài
-Cho HS luyện viết những từ khó: phăng phắc, quỳ... vào bảng lớp, nháp.
- Nhắc nhở HS nề nếp, cách viết bài.
- GV đọc từng câu hoặc bộ phận câu cho HS viết.
- GV đọc toà ...  sinh lòng yêu mến người xung quanh và say mê sáng tạo.
II. Chuẩn bị: Giấy khổ to – Sưu tầm tranh ảnh về một số em bé ở độ tuổi này.
III. Các hoạt động:
1. Bài cũ: 2 -3 học sinh lần lượt đọc kết quả quan sát bé đang ở độ tuổi tập đi và tập nói.
- Giáo viên nhận xét.
2.Bài mới: GV giới thiệu bài, ghi bảng.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Hướng dẫn lập dàn ý
Mt: Biết lập dàn ý chi tiết cho một bài văn tả một em bé đang ở độ tuổi tập đi và tập nói tập đi. Dàn ý với ý riêng.
 Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu và gợi ý của BT.	
- Giáo viên gợi ý cho HS: Dàn ý có thể nêu vài ý tả hình dáng của em bé, nhưng tả hoạt động là yêu cầu trọng tâm.
+Mở bài: Giới thiệu em bé định tả: Đó là bé trai hay gái? Tên bé? Mấy tuổi? Con nhà ai? Có nét gì ngộ nghĩnh, đáng yêu?
+ Thân bài:
 a) Hình dáng:
+ Thân hình bé như thế nào?
+ Hai má – mái tóc – cái miệng – tay chân,.
 b) Hoạt động:
-Biết đùa nghịch – khóc – hờn dỗi – vòi ăn.
- Vận động luôn tay chân – cười – nũng nịu – ê a – đi lẫm chẫm – thích nói,..
+Kết luận: Nêu cảm nghĩ cùa em về bé.
Yêu cầu HS tự làm bài.
Tổ chức cho HS chữa bài:
- HS làm vào phiếu dán bài, trình bày, lớp nhận xét, sửa chữa.
Gọi một số HS dưới lớp đọc dàn ý, sau mỗi Hs đọc, lớp NX, sửa chữa.
- 3 HS nối tiếp đọc gợi ý a,b,c.
- Học sinh quan sát tranh, hình ảnh sưu tầm. Lần lượt học sinh nêu hình dáng và những hoạt động của em bé độ tuổi tập đi và tập nói.
- Cả lớp nhận xét.
- Học sinh chuyển kết quả quan sát thành dàn ý chi tiết. (2 HS làm vào phiếu, lớp làm nháp.)
- HS trình bày dàn ý của mình. Lớp nhận xét, sửa chữa.
Hoạt động 2: Viết một đọan văn tả hoạt động của em bé theo yc đề bài. 
Mt: Học sinh chuyển một phần của dàn ý đã lập thành một đoạn văn tả hoạt động của em bé.
-Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu đề.
- GV gợi ý để HS làm bài: Dựa theo dàn ý đã lập, hãy viết một đọan văn tả hoạt động của em bé sao cho câu văn sinh động, tự nhiên, cố gắng thể hiện nét ngộ nghĩnh đáng yêu của bé và tình cảm của em dành cho bé.
- Cho Hs viết bài, Gv theo dõi, giúp đỡ HS yếu.
- Tổ chức cho HS đọc đoạn văn trước lớp :
-GV thu bài HS chấm
- HS viết và trình bày đoạn văn đã viết .Lớp nhận xét, sửa chữa, bổ sung để có đoạn văn hay.
3.Củng cố Dặn dòGiáo viên tổng kết. Khen ngợi những bạn nói năng lưu loát. Chuẩn bị: “Kiểm tra bài viết tả người”. Nhận xét tiết học.
Khoa học
Tiết 30 : Cao su
I. Mục tiêu: 
Sau bài học, HS biết: 
-Làm thực hành để tìm ra tính chất đặc trưng của cao su . 
-Kể tên các vật liệu dùng để chế tạo ra cao su . 
-Nêu tính chất, công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su . 
II. Chuẩn bị: - Hình trang 62;63 SGK . Một số đồ dùng bằng cao su như quả bóng, dây chun, mảnh săm, lốp ,.
III. Hoạt động dạy học: 
1. Bài cũ: 3hs 
(?) Kể tên một số đồ dùng được làm bằng thuỷ tinh ? 
(?) Thuỷ tinh có những tính chất gì ? 
(?) Nêu tác dụng của thuỷ tinh
2.Bài mới:Giới thiệu bài 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Thực hành 
Mt: Làm thực hành để tìm ra tính chất đặc trưng của cao su .
Yêu cầu HS thực hành và nhận xét một số hoạt động sau
-Ném quả bóng cao su xuống sàn nhà . 
- Kéo căng một sợi dây cao su . 
=>Rút ra tính chất của cao su . 
Kết luận: Cao su có tính đàn hồi . 
-HS thực hiện theo yêu cầu của GV => nhận xét.
-Quả bóng lại nảy lên 
-Khi buông tay sợi dây cao su trở về vị trí cũ . 
-Cao su có tính đàn hồi .
Hoạt động 2: Nêu công dụng và cách bảo quản các đồ bằng cao su . 
Mt: Nêu tính chất, công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su .
GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm nội dung sau: 
(?) Nêu công dụng và cách bảo quản các đồ bằng cao su . 
(?) Có mấy loại cao su ? Đó là những loại nào được chế ra từ đâu? 
(?) Ngoài tính đàn hồi, cao su còn có những tính chất gì ? 
(?) Cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su ? 
Kết luận: Có hai loại cao su: 
- Cao su tự nhiên: được chế từ nhựa cây cao su . Cao su nhân tạo được chế từ than đá, dầu mỏ . 
- Cao su có tính đàn hồi tốt, ít bị biến đổi khi gặp nóng, lạnh, không tan trong nước, cách điện, cách nhiệt .
- Cao su được sử dụng làm săm lốp xe, làm các chi tiết của một số đồ điện ,.
+Gọi HS đọc mục bạn cần biết SGK .
-HS Làm việc theo nhóm trả lời yêu cầu của GV.
-Một số nhóm lần lượt trả lời từng câu hỏi . 
-HS khác nhận xét, bổ sung . 
3. Củng cố Dặn dò : GV nhận xét tiết học, liên hệ. Nhắc HS học bài, chuẩn bị bài sau
Toán 
Tiết 75 : Giải toán bài toán về tỉ số phần trăm 
I. Mục tiêu: 
-Biết cách tính tỉ số phần trăm của hai số.Vận dụng giải các bài toán đơn giản có nội dung tìm tỉ số phần trăm của hai số.
- Rèn học sinh tính tỉ số phần trăm của hai số nhanh, chính xác.
-Hỗ trợ: Cách tính tỉ số %
II. Các hoạt động: 
1.Bài cũ: 1 học sinh lần lượt sửa bài luyện tập thêm tiết trước.
 Giáo viên nhận xét và cho điểm.
2..Bài mới: GV giới thiệu bài, ghi bảng.	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh cách tính tỉ số phần trăm của hai số
Mt: Biết cách tính tỉ số phần trăm của hai số
a) Giới thiệu cách tìm tỉ số % của 315 và 600.
-GV nêu bài toán ví dụ (sgk)
-GV yêu cầu HS thực hiện: 
+ Viết tỉ số giữa HS nữ và số HS toàn trường.
+ Hãy tìm thương 315 : 600
+Hãy nhân 0,525 với 100 rồi lại chia cho 100 và viết thành tỉ số %
-GV nêu: Các bước trên chính là các bước đi tìm tỉ số % giữa HS nữ và số HS toàn trường.
Vậy tỉ số phần trăm giữa HS nữ và số HS toàn trường là 52,5%
-Ta có thể viết gọn các bước trên như sau 315 : 600 = 0,525 = 52,5%
(?) Hãy nêu lại các bước tìm tỉ số % của 
315 : 600
b)Hướng dẫn giaiû bài toán về tỉ số phần trăm
-GV nêu bài toán (sgk) .
-GV yêu cầu HS làm bài 
-GV nhận xét bài làm của HS 
-HS nghe và tóm tắt lại bài toán.
-Tỉ số giữa HS nữ và số HS toàn trường là 315 : 600
+ 315 : 600 = 0,525
+ 0,525 x 100 : 100 = 0,525 = 52,5 %
-Tìm thương của 2 số. Nhân thương đó với 100 viết thêm kí hiệu % vbào bên phải tích vừa tìm được. 
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.
Tỉ số % của lượng muối trong nước biển là: 2,8 : 80 = 0,035 = 3,5%
Đáp số 3,5%
Hoạt đông 2: Luyện tập thực hành.
Mt: Vận dụng tính tỉ số phần trăm của hai số, giải các bài toán đơn giản có nội dung tìm tỉ số phần trăm của hai số.
Bài 1: GV yêu cầu HS đọc bài mẫu và tự làm bài.
-GV gọi HS đọc các tỉ số % vưà viết được.
-GV nhận xét bài làm của HS
Bài 2:GV gọi HS nêu yêu cầu của bài
-GV yêu cầu HS tự làm bài
-GV nhận xét ghi điểm.
GV nhắc nhở HS: Khi tìm thương của 2 số thông thường chỉ cần lấy đến 4 chữ số ở phần thập phân là được. Khi đó tỉ số % của chúng có 2 chữ số ở PTP.
Bài 3: GV gọi HS đọc đề toán.
(?) Muốn biết số HS nữ chiếm ? % số HS cả lớp ta làm như thế nào?
-GV yêu cầu HS tự làm bài.
-GV gọi HS nhận xét bài làm của HS trên bảng, 
-HS làm bài vào vở BT , 1 HS len bảng làm bài, 2 HS ngồi cạnh nhau đổi bài KT lẫn nhau.
0,57 =57% ; 0,3 = 30% ; 0,234 = 23,4%
1,35 = 135%.
-HS đọc đề, trả lời yêu cầu bài tập.
-3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở BT.
a) 9 và 30
9 : 30 = 0,6333.. = 63,33%
45 và 61
45: 62 = 0,7377 = 73,77%
1,2 và 26
1,2 : 26 =0,0461= 4,61%
-1 HS đọc đềâ bài trước lớp, trả lới yêu cầu của GV. 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở BT.
Đáp số: 52%
3. Củng cố dặn dò GV tổng kết tiết học dặn HS về làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm.
Kĩ thuật
Tiết 15 : Lợi ích của việc nuôi gà
I.Mục tiêu :
- Nắm ích lợi việc nuôi gà .
- Nêu được ích lợi việc nuôi gà .
- Có ý thức chăm sóc , bảo vệ vật nuôi .
II.Đồ dùng dạy học :Tranh ảnh minh họa các lợi ích của việc nuôi gà. Phiếu học tập . Giấy A3 , bút dạ .Phiếu đánh giá kết quả học tập .
III. Các hoạt động dạy và học
 	1.Bài mới: Gt bài + ghi đầu bài lên bảng . 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động1: Tìm hiểu lợi ích của việc nuôi gà .
MT : Giúp HS nắm ích lợi của việc nuôi gà .
GV yêu cầu hs đọc thông tin SGK trả lời câu hỏi sau:
1. Em hãy kể tên các sản phẩm của chăn nuôi gà .
2. Nuôi gà đem lại những ích lợi gì ?
3. Nêu các sản phẩm được chế biến từ thịt gà , trứng gà .
- Phát phiếu cho các nhóm và nêu thời gian thảo luận : 15 phút 
- Bổ sung, giải thích, minh họa một số lợi ích chủ yếu của việc nuôi gà theo SGK .
- Các nhóm tìm thông tin SGK , quan sát hình ảnh , liên hệ thực tiễn thảo luận rồi ghi vào phiếu .
- Đại diện từng nhóm lần lượt trình bày ở bảng .
- Các nhóm khác nhận xét , bổ sung ý kiến .
Hoạt động 2 : Đánh giá kết quả học tập .
MT : Giúp HS đánh giá được kết quả học tập của mình và của bạn .
- Dựa vào câu hỏi cuối bài , kết hợp dùng một số câu hỏi trắc nghiệm để đánh giá kết quả học tập của HS .
- Nêu đáp án để HS đối chiếu , đánh giá kết quả làm bài của mình .
- Nhận xét , đánh giá kết quả học tập của HS .
- Làm bài tập .
- Báo cáo kết quả làm bài tập .
3. Củng cố- dặn dò: GV nhận xét tiết học- Nêu lại ghi nhớ SGK .Giáo dục HS có ý thức chăm sóc , bảo vệ vật nuôi. Nhắc HS đọc trước bài học sau .
Ban giám hiệu duyệt tuần 15 
Ngày ..

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_tuan_15_tran_van_sau.doc