I. MỤC TIÊU:
Học xong bài này, học sinh có khả năng:
-Nhận thức vai trò quan trọng của người lao động.
-Biết bày tỏ sự kính trọng và biết ơn đối với người lao động.
-Giáo dục học sinh lòng kính trọng và biết ơn người lao động.
II. CHUẨN BỊ:
Một số đồ dùng cho trò chơi đóng vai
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY HỌC.
Tuần: 19 ĐẠO ĐỨC KÍNH TRỌNG BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG (TIẾT 19) I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh có khả năng: -Nhận thức vai trò quan trọng của người lao động. -Biết bày tỏ sự kính trọng và biết ơn đối với người lao động. -Giáo dục học sinh lòng kính trọng và biết ơn người lao động. II. CHUẨN BỊ: Một số đồ dùng cho trò chơi đóng vai III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY HỌC. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Kiểm tra bài cũ: -Nhận xét bài thi GHKI: Nhìn chung các em làm bài tương đối tốt, tuy nhiên một vài em làm bài chưa cẩn thận (Bảo, Triều) + Hoàn thành tốt: em, +Hoàn thành: em. -Kiểm tra sách vở học kì II. -Nhận xét chung. -HS nghe và sửa lỗi. -HS cả lớp. 2. Bài mới: * Giới tiệu bài: Ghi tựa. Hoạt động 1: Thảo luận lớp (Truyện buổi học đầu tiên) Giáo viên cho HS lên đóng vai. H: Vì sao một số bạn trong lớp lại cười khi nghe bạn Hà giới thiệu về nghề nghiệp của bố mẹ mình? H: Nếu em là bạn trong lớp Hà, em sẽ làm gì trong tình huống đó, vì sao? Kết luận: Cần phải kính trọng mọi người lao động, dù là những người lao động bình thường nhất. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm đôi (Bài tập 1) -Yêu cầu các nhóm thảo luận -Đại diện các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung. Kết luận: Nông dân, bác sĩ, người giúp việc, lái xe ôm, giám đốc công ti, nhà khoa học, người đạp xích lô, giáo viên, kĩ sư tin học, nhà văn, nhà thơ, đều là những người lao động (trí óc hay chân tay). -Những người ăn xin, những kẻ buôn bán ma túy, buôn bán phụ nữ không phải là người lao động vì những việc làm của họ không mang lại lợi ích, thậm chí còn có hại cho xã hội. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (bài tập 2) -Giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận một tranh. -Giáo viên ghi lên bảng 3 cột, cả lớp trao đổi nhận xét. STT Người lao động Ích lợi mang lại cho xã hội Kết luận: Mọi người lao động đều mang lại ích lợi cho bản thân, gia đình và xã hội. Hoạt động 4: Làm việc cá nhân ( Bài tập 3) -Giáo viên hướng dẫn làm bài tập. Kết luận: Các việc làm a,c,d,đ, e, g là thể hiện sự kính trọng, biết ơn người lao động. -Các việc b, h là việc làm thiếu kính trọng người lao động. Gọi HS đọc ghi nhớ SGK -HS đóng vai theo nhóm. -HS trả lời, nhận xét. -HS nghe. -HS thảo luận theo nhóm. -HS trình bày, nhận xét. -HS nghe. -Thảo luận nhóm. -Đại diện các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung. -HS nghe. -HS đọc và phát biểu ý kiến, nhận xét, bổ sung. -HS nghe. -1 HS đọc, lớp theo dõi. 3. Củng cố, dặn dò: -Vì sao phải kính trọng và biết ơn người lao động? -Giáo viên chốt bài, giáo dục học sinh kính trọng và yêu quý người lao động. -Về học bài, chuẩn bị bài tiết 2: bài tập 5,6 sgk.. -Nhận xét tiết học. -HS trả lời, nhận xét. -HS nghe. Rút kinh nghiệm-bổ sung: TẬP ĐỌC. BỐN ANH TÀI (TIẾT 37) I. MỤC TIÊU: 1.Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài. Đọc liền mạch các tên riêng Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước, Móng Tay Đục Máng. - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể khá nhanh; nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi tài năng , sức khỏe, nhiệt thành làm việc nghĩa của 4 cậu bé. 2. Hiểu các từ ngữ mới trong bài : Cẩu Khây, tinh thông, yêu tinh. -Hiểu nội dung truyện (phần đầu) : Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của 4 anh em Cẩu Khây. II. CHUẨN BỊ: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. - Bảng phụ ghi các câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY HỌC. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Kiểm tra bài cũ: -Nhận xét kết quả thi HKI ở môn Tập đọc . -HS nghe và sửa sai. 2. Bài mới: Giới thiệu bài -Giới thiệu chủ điểm Người ta là hoa đất Họat động 1: Luyện đọc *MT: Rèn kĩ năng đọc và hiểu nghĩa từ a.Đọc tòan bài b.GV chia đọan HS đọc nối tiếp -Đọc đúng: Nắm Tay Đóng Cọc , Lấy Tay Tát Nước ,Móng Tay Đục Máng. - Sửa câu ngắt nhịp: “Đến cánh đồng khô cạn Cẩu Khây ..vạm vỡdùng tay. đóng cọc / để..đồng ruộng.” “Họ ngạc nhiên /thấy..nước suối/ lên thửa ruộng cao bằng mái nhà” c.Đọc từng đọan , hiểu: Cẩu Khây , tinh thông d.Đọc theo nhóm. e.GV đọc diễn cảm tòan bài. Họat động 2: Tìm hiểu nội dung bài *MT: Ca ngợi sức khỏe, tài năng của 4 anh em -Truyện có những nhân vật nào ? Kể tên các nhân vật ấy trong tranh? - Đọc thầm 6 dòng đầu truyện -Sức khỏe và tài năng của Cẩu Khây có gì đặc biệt ? -Đọc đọan 2 cho biết: -Có chuyện gì xảy ra với quê hương Cẩu Khây? -Thương dân bản Cẩu Khây đã làm gì ? -Đọc các đọan còn lại cho biết : -Cẩu Khây đi diệt trừ yêu tinh cùng những ai ? +Em hiểu thế nào là vạm vỡ, chí hướng? -Mỗi người bạn của Cẩu Khây có tài năng gì ? - Truyện ca ngợi ai? Ca ngợi về điều gì ? *Chốt nội dung bài Họat động 3: Luyện đọc diễn cảm. *MT: Thể hiện giọng đọc phùi hợp với từng đọan - Gọi 5 HS đọc nối tiếp các đọan . - Em hãy nhận xét cách đọc của bạn ? -Bạn đọc như thế có phù hợp với nội dung không ? - Theo em cần đọc đọan này như thế nào là hay? -Hướng dẫn đọc đọan “Hồi ấy yêu tinh” *Nhấn giọng : chuyên , tan hoang , không còn ai ,quyết chí -Luyện đọc theo cặp - Thi đọc từng cặp. -GV nhận xét -HS nghe. -1 HS đọc, lớp theo dõi. -HS đọc nối tiếp (3 lượt) -HS đọc nhóm đôi. -HS nghe. -HS trả lời, nhận xét. -HS trả lời, nhận xét. -HS đọc thầm. -HS trả lời, nhận xét. -HS trả lời, nhận xét. -Một số HS trả lời. -HS đọc nối tiếp. -HS nhận xét. -HS nghe. -HS đọc nhóm đôi. -HS thi đọc diễn cảm. 3. Củng cố, dặn dò: -Chỉ vào tranh nói lại tài năng đặc biệt của từng nhân vật? - Chuẩn bị chuyện cổ tích về lòai người. -Nhận xét tiết học. -HS nhìn tranh và nêu. -HS nghe. Rút kinh nghiệm-bổ sung: TOÁN KI- LÔ- MÉT VUÔNG (TIẾT 91) I. MỤC TIÊU: Giúp HS : -Hình thành biểu tượng về đơn vị đo diện tích ki-lô-mét vuông . -Biết đọc ,viết đúng số đo diện tích theo đơn vị đo ki-lô-mét vuông ; biết 1km2= 1 000 000 m2 và ngược lại -Biết giải đúng một số bài toán có liên quan đến các đơn vị đo diện tích :cm2 ; dm2 ;km2 . II.CHUẨN BỊ: -Tranh vẽ một cánh đồng hoặc khu rừng III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY HỌC. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Kiểm tra bài cũ: Nhận xét bài KT ĐK -HS nghe và sửa sai. 2. Bài mới: Giới thiệu bài . Họat động 1: Giới thiệu ki-lô-mét vuông -GV treo bức tranh vẽ cánh đồng ( khu rừng ,biển ) .Nêu vấn đề : Cánh đồng này có hình vuông ,mỗi cạnh của nó dài 1 km -Các em hãy tính diện tích của cánh đồng ?. * Giới thiệu : 1km x 1km = 1 km2 +Ki-lô-mét vuông chính là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1km . +Ki- lô –mét vuông viết tắt là km2 , đọc là ki- lô –mét vuông - 1km bằng bao nhiêu mét ? -Em hãy tính diện tích của hình vuông có cạnh dài 1000m? . -Dựa vào diện tích hình vuông có cạnh dài 1km và hình vuông có cạnh dài 1000m ,bạn nào cho biết 1km2 bằng bao nhiêu m2 ? *KL : 1Km2 = 1 000 000 m2 Họat động 2: Luyện tập , thực hành . Bài 1: Biết đọc viết đơn vị đo diện tích - Em hãy đọc đề bài. -GV đọc số cho HS ghi. - Em hãy đọc các số đã viết.. *Lưu ý : Khi viết các số đo về diện tích các em chú ý viết các tên đơn vị phải là vuông. Bài 2: Biết đổi đơn vị đo diện tích. -Bài tập yêu cầu em làm gì ? -Em hãy nêu những đơn vị đo diện tích đã học ? - Hai đơn vị đo diện tích liền nhau gấp , kém nhau bao nhiêu lần? 1km2= 1000m2 1m2= 1000dm2 32m249dm2 = 3249dm2 1 000 000m2= 1km2 5km2=5 000 000m2 2 000 000m2=2km2 -GV nhận xét sửa bài. Bài 3 : Giải đúng bài tóan có lời văn -Em hãy đoc đề bài ? -Nêu cách tính diện tích hình chữ nhật . -Áp dụng công thức làm bài. -GV nhận xét . Bài 4: Thi đua ước lượng về diện tích. - Em hãy đọc đề bài - HS làm bài ,sau đó báo cáo kết quả . - Để đo diện tích phòng học người ta thường dùng đơn vị tính diện tích nào ? -Vậy diện tích phòng học có thể là 81cm2 được không ? Vì sao ? -Em hãy đổi 900dm2 thành mét vuông . -Hãy hình dung một phòng học có diện tích 9m2 , theo em có thể làm phòng học được không ? Vì sao ? -Vậy diện tích phòng học là bao nhiêu ? -HS quan sát và nghe. -HS trả lời, nhận xét. -HS nghe. -HS trả lời, nhận xét. -HS tự tính nháp. -HS trả lời, nhận xét. -Một số HS đọc. -1 HS đọc, lớp theo dõi. -HS viết vào bảng con. -HS đọc. -HS nghe. -HS trả lời. -HS trả lời, nhận xét. -HS tự làm bài vào vở. -1 HS lên bảng, nêu ài làm, nhận xét. -1 HS đọc, lớp theo dõi. -HS trả lời, nhận xét. -HS tự làm bài vào vở, 1 HS lên bảng, nhận xét. -1 HS đọc, lớp theo dõi. -HS làm bài vào vở. -HS trả lời, nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: -1 km2 bằng bao nhiêu mét vuông? -1 m2 bằng bao nhiêu cm2.? -2 000 000 m2 bằng bao nhiêu km2.? -BTVN 1/sgk -Nhận xét tiết học, chuẩn bị bài sau. -HS trả lời, nhận xét. -HS nghe và thực hiện. Rút kinh nghiệm-bổ sung: LỊCH SỬ NƯỚC TA CUỐI THỜI TRẦN (TIẾT 19) I. MỤC TIÊU: -HS biết các biểu hiện suy yếu của nhà Trần vào giữa thế kỉ XIV. -Vì sao nhà Hồ thay nhà Trần. II. CHUẨN BỊ: -PHT của HS. -Tranh minh hoạ như SGK nếu có . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY HỌC. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Kiểm tra bài cũ: -Nhận xét bài kiểm tra thi HKI -HS nghe và sửa sai. 2. Bài mới: * Giới thiệu bài Họat động 1: Làm việc theo nhóm. *MT:Biết các biểu hiện suy yếu của nhà Trần -Đọc đọan 1 trong bài cho biết tình hình nước tavào giữa thế kỉ XIV : +Vua quan nhà Trần sống như thế nào ? +Những kẻ có quyền thế đối xử với dân ra sao? +Cuộc sống của nhân dân như thế nào ? +Thái độ phản ứng của nhân dân với triều đình ra sao ? +Nguy cơ ngoại xâm như thế nào ? *KL: Vào giữa thế kỉ XIV nhà Trần suy yếu . -Nêu khái quát tình hình của đất nước ta cuối thời Trần. Hoạt động 2 :Làm việc cả lớp *MT:Nguyên nhân nhà Hồ thay nhà Trần -Đọc SGK đọan 2 cho biết: +Hồ Quý Ly là người như thế nào ? +Ông đã làm gì ? +Hành động truất quyền vua của Hồ Quý Ly có hợp lòng dân không ? Vì sao ? -Theo em vì sao nhà Hồ không chống lại được quân xâm lược nhà Minh? -GV giới thiệu thêm về Hồ Quý Ly. *KL: Hành động truất quyền vua là hợp lòng dân vì các vua cuối thời nhà Trần chỉ lo ăn chơi sa đọa, làm cho tình hình đất nước ngày càng xấu đi và Hồ Quý Ly đã có nhiều cải cách tiến bộ. -HS nghe. -1 HS đọc, lớp theo dõi. -HS trả lời, nhận xét. -HS nghe. -Một số HS nêu. -1 HS đọc, lớp theo dõi. -HS trả lời, nhận xét. -HS nghe. -HS nghe. 3. Củng cố, dặn dò: -GV cho HS đọc phần bài học trong SGK. -Trình bày những biểu hiện suy tàn của nhà Trần? - Theo em nguyên nhân nào dẫn đến sự sụp đổ của một triều đại phong kiến? - Học bài và chuẩn bị trước ... ở BT3? Vì sao? -GV nhận xét. -HS nghe. - 1HS đọc yêu cầu BT -Các nhóm làm việc. -Đại diện nhóm lên trình bày kết quả. - HS nối tiếp nhau đọc -HS nghe. -1HS đọc ,lớp đọc thầm. -HS tự đặt câu. -HS đọc câu văn của mình. -1 HS đọc, lớp theo dõi. -HS nghe. - HS thực hiện thảo luận . -Đại diện các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung. -HS trả lời, nhận xét. -HS tiếp nối nhau nói lên câu tục ngữ các em thích. 3. Củng cố, dặn dò: -Em hãy đọc lại bài tập 1. -Về nhà học thuộc lòng 3 câu tục ngữ. Chuẩn bị bài : Luyện tập về câu kể Ai làm gì? -1 HS đọc, lớp theo dõi. -HS nghe. Rút kinh nghiệm-bổ sung: ĐỊA LÍ ĐỒNG BẰNG NAM BỘ (TIẾT 19) I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh biết : -Chỉ vị trí đồng bằng Nam Bộ trên bản đồ Việt Nam :sông Tiền, sông Hậu,, sông Đồng Nai, Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Mũi Cà Mau. -Trình bày những đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên đồng bằng Nam Bộ. -Học sinh yêu quê hương đất nước. II. CHUẨN BỊ: Địa lí tự nhiên Việt Nam.Tranh, ảnh về thiên nhiên đồng bằng Nam Bộ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY HỌC. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Kiểm tra bài cũ: -Kiểm tra sách vở của HS. -Nhận xét. -HS cả lớp. 2. Bài mới: * Giới thiệu bài - ghi bảng Hoạt động1:Đồng bằng lớn nhất của nước ta. MT: Chỉ vị trí đồng bằng Nam Bộ trên bản đồ Việt Nam :sông Tiền, sông Hậu,, sông Đồng Nai, Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Mũi Cà Mau TH: -GV yêu cầu HS dựa vào SGK vốn hiểu biết của bản thân trả lời các câu hỏi: - Đồng bằng Nam Bộ nằm ở phía nào của đất nước? Do phù sa của các sông nào bồi đắp nên? -Đồng bằng Nam Bộ có những đặc điểm gì tiêu biểu (diện tích, địa hình, đất đai)? - Tìm và chỉ trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam vị trí đồng bằng Nam Bộ , Đồng Tháp Mười ,Kiên Giang,Cà Mau, một số kênh rạch? -GV chốt ý đúng. Hoạt động 2:Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. MT: Trình bày những đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên đồng bằng Nam Bộ. TH: Bước 1: Yêu cầu HS quan sát trong SGK và làm nhóm trả lời các câu hỏi : H:Tìm và kể tên một số sông lớn, kênh rạch của đồng bằng Nam Bộ ? H:Nêu nhận xét về mạng lưới sông ngòi, kênh rạch của đồng bằng Nam Bộ ( nhiều hay ít sông)? -Cho học sinh dựa vào SGK để nêu đặc điểm sông Mê Công , giải thích vì sao ở nước ta sông lại có tên là Cửu Long. Bước 2: HS trình bày kết quả –nhận xét chốt ý đúng *Yêu cầu học sinh dựa vào vốn hiểu biết của bản thân trả lời câu hỏi : H:Vì sao ở đồng bằng Nam Bộ người dân không đắp đê ven sông? H:Sông ở đồng bằng Nam Bộ có tác dụng gì? H: Để khắc phục tình trạng thiếu nước ngọt vào mùa khô ,người dân nơi đây đã làm gì? -Gọi HS trình bày kết quả trước lớp – GV giúp học sinh hoàn thiện câu trả lời. -Cho học sinh đọc phần bài học. -HS đọc SGK. -HS trả lời, nhận xét. -HS trả lời, nhận xét. -HS chỉ bản đồ. -HS nghe. -HS quan sát, thảo luận nhóm. -Nhóm 1,2 -Nhóm 3,4 -Nhóm 5,6 -Đại diện các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung. -Thảo luận nhóm 4. -Đại diện các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung. -1 HS đọc, lớp theo dõi. 3. Củng cố, dặn dò: -Em hãy trình bày những đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên đồng bằng Nam Bộ? - GV hệ thống bài. -GV nhận xét tiết học. -Về học và chuẩn bị bài sau. -HS trả lời, nhận xét. -HS nghe. Rút kinh nghiệm-bổ sung: TOÁN LUYỆN TẬP (TIẾT 95) I. MỤC TIÊU: Giúp HS : -Hình thành công thức tính chu vi hình bình hành -Biết vận dung công thức tính diện tích ,tính chu vi HBH d0ể giải các bài tập II. CHUẨN BỊ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY HỌC. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Kiểm tra bài cũ: - Nêu quy tắc tính diện tích hình bình hành? - Làm bài tập 3b/SGK -GV nhận xét. -Một số HS nêu. -1 HS lên bảng. 2. Bài mới: * Giới thiệu bài: Ghi tựa. Họat động 1: Hướng dẫn luyện tập Bài 1: MT: Nhận dạng các hình. TH: -Quan sát hình chữ nhật ABCD ,hình bình bành EGHK và hình tứ giác MNPQ nêu tên các cặp cạnh đối diện của từng hình ? - Những hình nào có các cặp cạnh đối diện ,song song và bằng nhau . -GV chốt: Củng cố cách nhận dạng hình, các cặp cạnh đối diện, song song và bằng nhau. Bài 2: MT: Biết vận dụng công thức tính d/tHBH - Em hãy nêu cách làm bài tập 2 ?. -Hãy nêu cách tính diện tích HBH ? -GV yêu cầu HS làm bài . Độ dài đáy 7 cm 14 dm 23 m Chiều cao 16 cm 13 dm 16 m Diện tích hình bình hành 7 x 16 = 112 ( cm2 ) 14 x 13 = 182 (dm2 ) 23 x 16 = 368 ( m2) -HS nêu bài làm. -GV chốt: Ôn lại các tính diện tích hình bình hành. Bài 3: MT: Biết cách tính chu vi HBH - Muốn tính chu vi của một hình ta làm thế nào ? - Hình bình hành ABCD có độ dài cạnh AB là a, độ dài cạnh BC là b.Em hãy tính chu vi hình bình hành ABCD? *Chốt: Vì hình bình hành có hai cặp cạnh bằng nhau nên khi tính chu vi của hình bình hành ta có thể tính tổng của hai cạnh rối nhân cho 2. -Gọi chu vi hình bình hành là P, em nào có thể đọc được công thức tính chu vi của hình bình hành ? -Hãy nêu quy tắc của tính chu vi hình bình hành? - Aùp dụng công thức để tính chu vi của hình bình hành a, b . -GV chấm nhận xét -GV chốt: Ôn lại các tính chu vi hình bình hành. Bài 4: MT: Giải tóan liên quan đến đơn vị đo d/t HBH -Em hãy đọc đề bài? -Đề bài cho biết gì ? HoÛi gì ? -Aùp dụng công thức tính D/t HBH làm bài. -GV chấm nhận xét. -HS nghe. -HS quan sát. -HS nêu. -HS trả lời, nhận xét. -HS nghe. -HS trả lời, nhận xét. -HS trả lời, nhận xét. -HS tự làm bài. -HS nghe. -HS trả lời, nhận xét. -HS nghe. -HS trả lời, nhận xét. -HS nêu. -HS tự làm. -HS nghe. -1 HS đọc, lớp theo dõi. -HS trả lời. -HS tự làm bài. 3. Củng cố, dặn dò: -Nêu lại nội dung luyện tập. -Nêu công thức tính chu vi HBH? -BTVN 2/SGK -Chuẩn bị bài Phân số. -Nhận xét tiết học. -2 HS nêu. -HS trả lời, nhận xét. -HS nghe. Rút kinh nghiệm-bổ sung: TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP XD KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT (TIẾT 32) I. MỤC TIÊU: - Củng cố nhận thức về hai kiểu kết bài :mở rộng và không mở rộng trong bài văn miêu tả đồ vật . -Thực hành viết đọan kết bài mở rộng trong bài văn miêu tả đồ vật. II. CHUẨN BỊ: - Bảng phụ viết nội dung 2 kiểu kết bài. - Bảng phụ ,bút III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY HỌC. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Kiểm tra bài cũ: - Đọc đoạn mở bài trực tiếp cho bài văn miêu tả cái bàn học của em? - Đọc đoạn mở bài gián tiếp cho bài văn miêu tả cái bàn học của em? -GV nhận xét và cho điểm -Một HS đọc. -Một HS đọc. 2. Bài mới: * Giới thiệu bài. Họat động 1: Hướng dẫn làm bài tập. *MT: Củng cố nhận thức về hai kiểu KB -Em hãy đọc nội dung bài tập ? -Có mấy cách kết bài ? Đó là những cách nào? -Bài văn miêu tảđồ vật nào? -Hãy tìm và đọc đọan kết của bài văn miêu tả cái nón? ( Là đoạn cuối trong bài: “Má bảo: dễ bị méo vành.”) - Theo em ,đó là kết bài theo cách nào ?Vì sao? ( Kiểu kết bài mở rộng : căn dặn của mẹ và ý thức giữ gìn cái nón của bạn nhỏ) *KL: Ở bài văn miêu tả cái nón , sau khi tả cái nón xong , bạn nhỏ lại nêu lên lời dặn của mẹ và ý thức giữ gìn cái nón của mình .Từ đó , ta thấy được tình cảm của bạn nhỏ đối với chiếc nón .Đó là cách KBMR. Họat động 2: Thực hành luyện tập. *MT: Viết được đọan kết bài theo 2 cách. -Em hãy nêu yêu cầu bài tập? -Em hãy chọn và viết một KBMR cho các đề bài : a.Tả cái thước kẻ của em. b. Tả cái bàn học ở lớp hoặc ở nhà của em . c. Tả cái trống trường em. - Đọc bài viết .GV nhận xét. -Cả lớp bình chọn bài viết hay. -1 HS đọc, lớp theo dõi. -HS trả lời, nhận xét. -HS tìm và nêu. -HS trả lời, nhận xét. -HS nghe. -1 HS đọc, lớp theo dõi. -HS chọn và viết vào vở. -Một số HS đọc bài viết của mình, nhận xét. -Lớp bình chọn. 3. Củng cố, dặn dò: - GV đọc một đọan kết bài MR cho lớp nghe. - Yêu cầu HS viết chưa đạt về nhà viết lại. -Chuẩn bị tiết sau làm bài viết. -HS nghe. Rút kinh nghiệm-bổ sung: KHOA HỌC GIÓ MẠNH, GIÓ NHẸ, PHÒNG CHỐNG BÃO (TIẾT 38) I. MỤC TIÊU: Sau bài học HS biết : Phân biệt gió nhẹ , gió khá mạnh , gió to, gió dữ. - Nói về những thiệt hại do dông, bão gây ra và cách phòng . chống bão. II. CHUẨN BỊ: Hình trang 76, 77 SGK. Phiếu học tập đầu đủ cho các nhóm . Tranh ảnh về các cấp gió, về những thiệt hại do dng, bão gây ra ( nếu có). - Sưu tầm hoặc ghi lại những bản tin thời tiết có liên quan đến gió bão. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY HỌC. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Kiểm tra bài cũ: -Vì sao có sự chuyển động của KK? - Sự chuyển động của KK tạo ra gì? -Tại sao ban ngày có gió biển thổi vào đất liền và ban đêm ngược lại? -GV nhận xét ghi điểm. -3 HS trả lời. 2. Bài mới: * Giới thiệu bài. Hoạt động 1 : Tìm hiểu về một số cấp gió *MT:Phân biệt gió nhẹ , gió khámạnh ,to ,dữ -Đọc mục bạn cần biết trong SGK cho biết: +Em thường nghe thấy nói đến các cấp độ của gió khi nào ? -Em hãy quan sát hình vẽ và đọc các thông tin trang 78 SGK và hoàn thành các bài tập * Chốt: Cấp 5 gió khá mạnh . Cấp 9 Gió dữ ( bão to) Cấp 0 Không có gió Cấp 7 Gió to bão Cấp 2 gió nhẹ. *KL: Gió có khi thổi mạnh , có khi thổi yếu .Gió càng lớn càng gây tác hại cho con người. Hoạt động 2: Thảo luận *MT: Nói về những thiệt hại do dông bão gây ra và cách phòng chống bão. + Em hãy nêu những dấu hiệu khi trời có bão? + Nêu những dấu hiệu đặc trưng của bão? - Quan sát hình 5,6 và nghiên cứu mục Bạn cần biết trang 77 SGK để thảo luận: +Nêu tác hại cho bão gây ra +Một số cách đề phòng chống bão mà em biết? *KL:Bão thường làm gãy đổ cây cối , làm nhà cửa bị hư hại .Bão to có lố có thể cuốn bay người , nhà cửa ..gây nhiếu tai nạn cho máy bay , tàu thuyền ..vì vậy Cần tích cực phòng chống bão bằng cách theo dõi bản tin thời tiết. Hoạt động 3 : Trò chơi Ghép chữ vào hình - Qua hình minh hoạ các cấp độ của gió : gió trang 76 SGK . Viết lời ghi chú vào các tấm phiếu rời - Các nhóm học gắn chữ vào hình cho phù hợp . -Nhóm nào làm nhanh và đúng nhóm đó thắng cuộc . -GV cùng HS nhận xét -Nước ta thường hay có bão vậy mọi người cần làm gì để phòng chống bão ? *KL: Như mục bạn cần biết -HS đọc thầm. -HS trả lời, nhận xét. -HS nghe. -HS nghe. -HS trả lời, nhận xét. -HS trả lời, nhận xét. -HS quan sát và thảo luận. -HS trả lời, nhận xét. -HS nghe. -HS làm theo yêu cầu. -Thi đua theo nhóm. 3. Củng cố, dặn dò: -Nêu cấp gió và tác động của gió ?. -Để phòng chông bão chúng ta phải làm gì? -Về học thuộc mục bạn cần biết . -Chuẩn bị tranh ảnh thể hiện bầu không khí bị ô nhiễm và trong lành. Rút kinh nghiệm-bổ sung:
Tài liệu đính kèm: