Giáo án Lớp 5 - Tuần 30 - Trần Hữu Lương

Giáo án Lớp 5 - Tuần 30 - Trần Hữu Lương

I- MỤC TIÊU:

-Biết quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích, chuyển đổi các số đo diện tích (với các đơn vị đo thông dụng).

-Viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân.

II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Thước, bảng nhóm

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 

doc 24 trang Người đăng huybui42 Lượt xem 277Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 30 - Trần Hữu Lương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30
Thứ hai ngày 12 tháng 4 năm 2010
Tập đọc:
Thuần phục sư tử 
I-Mục đích yêu cầu:
-Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng đọc phù hợp với nội dung mỗi đoạn.Đọc đúng các tên riêng nước ngoài
- Hiểu ý nghĩa truyện: Kiên nhẫn, dịu dàng, thông minh là những đức tính làm nên sức mạnh của người phụ nữ, giúp họ bảo vệ hạnh phúc gia đình.
II- đồ dùng dạy học
Tranh, sách giáo khoa
 III-Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1- Kiểm tra bài cũ: 
 HS đọc bài Con gái và trả lời các câu hỏi về bài 
2- Dạy bài mới:
a-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
b-Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
*) Luyện đọc:
GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó.
 GV đọc diễn cảm toàn bài.
b)Tìm hiểu bài:
+Ha-li-ma đến gặp vị giáo sĩ để làm gì?
+Vị giáo sĩ ra điều kiện như thế nào?
+Vì sao nghe điều kiện của vị giáo sĩ, Ha-li-ma sợ toát mồ hôi, vừa đi vừa khóc?
+Ha-li-ma đã nghĩ ra cách gì làm thân với sư tử?
+Ha-li-ma đã lấy 3 sợi lông bờm của sư tử như thế nào?
+Vì sao gặp ánh mắt của Ha-li-ma, con sư tử đang giận dữ “bỗng cụp mắt  lặng bỏ đi”?
+Theo vị giáo sĩ điều gì làm nên sức mạnh của người phụ nữ?
- Nội dung chính của bài là gì?
- GV chốt ý đúng, ghi bảng.
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- GV cho học sinh đọc
- GV đọc mẫu
- Cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn từ Nhưng mong muốn hạnh phúcđến sau gáy trong nhóm 2.
- Cả lớp và GV nhận xét.
3- Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học. 
- Nhắc HS về học bài và chuẩn bị bài sau.
- 3 em đọc bài
- Lớp nhận xét đánh giá điểm 
- Học sinh ghi bài
- 1 HS giỏi đọc. Chia đoạn.
- HS đọc nối tiếp đoạn
- HS đọc đoạn trong nhóm.
- 1-2 HS đọc toàn bài.
 HS đọc đoạn 1:
+Ha-li-ma muốn gặp vị giáo sĩ để xin lời khuyên 
- HS đọc đoạn 2,3:
+Nếu Ha-li-ma lấy được 3 sợi lông bờm
+Vì điều kiện của vị giáo sĩ không thể thực hiện được: Đến gần sư tử đã khó, nhổ 3 sợi lông lại càng khó hơn
+Tối đến, nàng ôm một con cừu non vào +)Ha-li-ma nghĩ ra cách làm thân với sư tử
- HS đọc đoạn còn lại:
+Một tối, khi sư tử đã no nê, ngoan ngoãn nằm bên chân nàng, Ha-li-ma bèn khấn
+Vì ánh mắt dịu hiền của Ha-li-ma làm sư tử không thể tức.
+Điều làm nên sức mạnh của người phụ nữ là trí thông minh, lòng kiên nhẫn, sự dịu dàng.
+) nhờ kiên nhẫn, dịu dàng, thông minh Ha-li-ma đã lấy được 3 sợi lông bờm của sư tử và nhận được lời khuyên
- 1-2 HS đọc lại.
 - HS nối tiếp đọc bài.
- Cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi đoạn.
- HS tìm giọng đọc diễn cảm cho mỗi đoạn.
- HS luyện đọc diễn cảm.
- Thi đọc diễn cảm.
Toán:
Tiết 146: Ôn tập về đo diện tích
I- Mục tiêu: 
-Biết quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích, chuyển đổi các số đo diện tích (với các đơn vị đo thông dụng).
-Viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân.
II-Đồ dùng dạy học: 
- Thước, bảng nhóm
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1- Kiểm tra bài cũ: 
- GV nhận xét 
2- Bài mới:
a- Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
b- Luyện tập:
*Bài tập 1 (154): 
- GV hướng dẫn HS làm bài.
GV yêu cầu HS làm bài các nhân.
- GV nhận xét và củng cố lại về bảng đơn vị và mối quan hệ của các đơn vị đo trong bảng.
Bài tập 2 (154): Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS làm vào bảng con.
- Cả lớp và GV nhận xét.
GV củng cố cách đổi đơn vị đo
*Bài tập 3 (154): Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là héc-ta:
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Mời HS nêu cách làm. 
- Cho HS làm vào vở.
- Mời 2 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
3- Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa ôn tập.
- Cho HS nêu bảng đơn vị đo diện tích mối quan hệ giữa các đơn vị đó ?
- Học sinh ghi bài 
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài cá nhân.
- 3 em lên bảng và trình bày bài làm của mình.
- Lớp nhận xét bổ sung
* Kết quả:
a) 1m2 = 100 dm2 = 10 000 cm2 
 = 1000 000 mm2
 1ha = 10 000 m2
 1 km2 = 100 ha = 1 000 000 m2
b) 1m2 = 0,01 dam2 1m2 = 0,000001km2
 1m2 = 0,0001 hm2 1 ha = 0,01km2
 = 0,0001 ha 4 ha = 0,04 km2
* Kết quả:
 a) 65 000 m2 = 6,5 ha
 846 000 m2 = 84,6 ha
 5000 m2 = 0,5 ha
 b) 6 km2 = 600 ha
 9,2 km2 = 920 ha
 0,3 km2 = 30 ha
Lịch sử:
Xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình
I-Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
- Việc xây dựng Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình nhằm đáp ứng yêu cầu của cách mạng lúc đó.
- Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình là kết quả của sự lao động sáng tạo, quên mình của cán bộ, công nhân hai nước Việt – Xô.
- Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình là một trong những thành tựu nổi bật của công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta trong 20 năm sau khi đất nước thống nhất.
II-Đồ dùng dạy học: 
 - Tranh, ảnh tư liệu về Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình.
III-Các hoạt động dạy học:	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1- Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu ý nghĩa lịch sử của việc bầu Quốc hội thống nhất và kì họp đầu tiên của Quốc hội thống nhất? 2-Bài mới:
a-Hoạt động 1( làm việc cả lớp )
- GV nêu tình hình nước ta sau 1975.
- Nêu nhiệm vụ học tập.
b-Hoạt động 2 (làm việc theo nhóm)
- GV nêu câu hỏi cho HS thảo luận nhóm 4:
+Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình được chính thức xây dựng khi nào?
+Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình được xây dựng ở đâu?
+Sau bao nhiêu lâu thì hoàn thành?
- Mời đại diện một số nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt ý ghi bảng.
c- Hoạt động 3 (làm việc cả lớp)
- Cả lớp thảo luận câu hỏi:
+Để xây dựng Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình, cán bộ, CN Việt Nam và Liên Xô đã phải lao động ra sao?
- Mời một số HS trình bày.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét.
d- Hoạt động 4 (làm việc theo nhóm 7)
- GV cho các nhóm thảo luận câu hỏi:
+Nêu vai trò của Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình đối với công cuộc xây dựng đất nước?
+Nêu ý nghĩa của việc xây dựng thành công Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình?
-Mời đại diện một số nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt ý ghi bảng.
e-Hoạt động 5 (làm việc cả lớp)
- GV nhấn mạnh ý nghĩa lịch sử của việc xây dựng thành công Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình.
3- Củng cố, dặn dò: 
- Cho HS nối tiếp đọc phần ghi nhớ.
- GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
*Diễn biến:
- Ngày 6-11-1979, Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình được chính thức khởi công.
- Ngày 30-12-1988, tổ máy đầu tiên bắt đầu phát điện.
- Ngày 4-4-1994, tổ máy cuối cùng đã hoà vào lưới điện quốc gia. 
*ý nghĩa: 
Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình là thành tựu nổi bật trong 20 năm, sau khi thống nhất đất nước. Là công trình tiêu biểuđầu tiên thể hiện thành quả của công cuộc xây dựng CNXH.
- HS nêu cảm nghĩ sau khi học bài này.
- Cho HS nêu một số nhà máy thuỷ điện lớn của đất nước đã và đang xây dựng.
Kĩ thuật:
Lắp rô bốt (tiết 1)
I-Mục tiêu: HS cần phải :
- Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp rô bốt.
- Lắp từng bộ phận và lắp rô bốt đúng kĩ thuật, đúng qui trình.
- Rèn luyện tính cẩn thận khi thao tác lắp, tháo các chi tiết của rô bốt .
II- Đồ dùng dạy học: 
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
- Mẫu rô bốt đã lắp sẵn. 
III-Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1- Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng của HS. 
2- Bài mới:
 a- Giới thiệu bài: Giới thiệu và nêu mục đích của tiết học. 
b- Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét mẫu
- GV cho HS quan sát mẫu rô bốt đã lắp sẵn và đặt câu hỏi: 
+ Để lắp được rô bốt, theo em cần phải lắp mấy bộ phận? Hãy kể tên các bộ phận đó?
c- Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
1) Chọn các chi tiết:
- Để lắp được rô bốt cần phải chọn những chi tiết nào và số lượng bao nhiêu?
- Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
2) Lắp từng bộ phận: 
- GV hướng dẫn lắp chân rô bốt.
3) Lắp thân, đầu và các bộ phận khác của rô bốt:
- GV hướng dẫn lắp rô bốt theo các bước trong SGK.
- GV nhắc nhở HS.
4) Tháo các chi tiết, xếp gọn gàng vào hộp.
3- Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học. 
- Nhắc HS về nhà học bài và chuẩn bị bài “Lắp rô bốt” (tiết 2).
- Học sinh ghi bài 
2 HS lần lượt kể tên các bộ phận của rô bốt
- gồm 6 bộ phận: Chân rô bốt, thân rô bốt, đầu rô bốt, tay rô bốt, ăng-ten, trục bánh xe.
- Yêu cầu HS đọc nội dung mục 1(SGK).
- Gọi 1 HS đọc tên các chi tiết theo bảng trong SGK và chọn xếp các chi tiết ra nắp hộp.
- HS quan sát hình 2a, HS lên bảng trả lời câu hỏi và thực hiện lắp.
-HS quan sát hình 2b, HS lên thực hiện lắp
- HS thực hành lắp theo hình vẽ và các bước trong SGK
Thứ ba ngày 13 tháng 4 năm 2010
Toán:
 Tiết 147:Ôn tập về đo thể tích
I- Mục tiêu: 
-Biết quan hệ giữa mét khối, đề-xi-mét khối, xăng-ti-mét-khối 
-Viết số đo thể tích dưới dạng số thập phân; chuyển đổi số đo thể tích.
II- Đồ dùng dạy học:
-Bảng phụ
Iii-Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1- Kiểm tra bài cũ: 
-GV treo bảng phụ có viết sẵn bẳng đơn vị đo thể tích. Nhận xét
2- Bài mới:
a- Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
b- Luyện tập:
*Bài tập 1 (155): 
- Mời 1 HS đọc yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm bài theo nhóm 2. GV cho 3 nhóm làm vào bảng nhóm.
- Mời 3 nhóm treo bảng nhóm lên bảng và trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2 (155): Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS làm vào bảng con.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3 (155): Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Mời HS nêu cách làm. 
- Cho HS làm vào vở.
- Mời 2 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
3- Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa ôn tập.
- Cho HS nêu bảng đơn vị đo thể tích.
- Học sinh ghi bài
a) HS làm bài theo hướng dẫn của GV.
b) Đơn vị lớn gấp 1000 lần đơn vị bé hơn tiếp liền.
- Đơn vị bé bằng một phần một nghìn đơn vị lớn hơn tiếp liền.
* Kết quả:
1m3 = 1000dm3 ; 7,268m3 = 7268dm3
 0,5m3 = 500dm3 ; 3m3 2dm3 = 3002dm3
1dm3 = 1000cm3 ; 4,351dm3 = 4351cm3
 0,2dm3 = 200cm3; 1dm3 9cm3 = 1009cm3
* Kết quả:
 a) Có đơn vị là mét khối
 6m3 272dm3 = 6,272m3
 2105dm3 = 2,105m3
 3m3 82dm3 = 3,082m3
 b) Có đơn vị là đề-xi-mét khối
 439cm3 = 8,439dm3
 3670cm3 = 3,670 dm3 = 3,67dm3
 5dm3 77cm3 = 5,077dm3 
Chính tả
(nghe – viết): Cô gái của tương lai
I- Mục đích yêu cầu:
- Nghe và viết đúng chính tả bài Cô gái ở tương lai. 
- Biết viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng ; biết một số huân chương của nước ta.
II-Đồ dùng daỵ học:
- B ... tháng
1 tuần có 7 ngày; 1 ngày = 24 giờ
* VD về lời giải:
2 năm 6 tháng = 30 tháng
3 phút 40 giây = 220 giây
 1 giờ 15 phút = 65 phút
 2 ngày 2 giờ = 26 giờ
*Kết quả:
 Lần lượt là: Đồng hồ chỉ: 10 giờ ; 6 giờ 5 phút 9 giờ 43 phút ; 1 giờ 12 phút. 
*Kết quả:
 Khoanh vào B
Đạo đức:
Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (tiết 1)
I-Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
-Tài nguyên thiên nhiên rất cần thiết cho cuộc sống con người.
- Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên nhằm phát triển môi trường bền vững.
- Bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
II-Các hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra bài cũ: Cho HS nối tiếp nêu phần ghi nhớ bài 13.
2- Bài mới:
a- Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
b- Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin (trang 44, SGK).
*Mục tiêu: HS nhận biết vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống của con người ; vai trò của con người trong việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
*Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS đọc các thông tin trong bài.
- GV kết luận và mời một số HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ.
- HS thảo luận nhóm 4 theo các câu hỏi trong SGK.
- Đại diện một số nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
c-Hoạt động 2: Làm bài tập 1, SGK
*Mục tiêu: HS nhận biết được một số tài nguyên thiên nhiên
*Cách tiến hành: 
- Mời 1 HS đọc yêu cầu của BT 1.
- Cho HS làm việc cá nhân.
- Mời một số HS trình bày. Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận: SGV-T.60
d- Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ (bài tập 3, SGK)
*Mục tiêu: HS biết đánh giá và bày tỏ thái độ đối với các ý kiến có liên quan đến tài nguyên thiên nhiên.
*Cách tiến hành: 
- GV lần lượt đọc từng ý kiến trong BT 1.
- Sau mỗi ý kiến, GV yêu cầu HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ màu theo quy ước.
+ Thẻ đỏ: Tán thành.
+ Thẻ xanh: Không tán thành.
+ Thẻ vàng: Phân vân.
- GV mời một số HS giải thích lí do.
- GV kết luận: + Các ý kiến b, c là đúng ; ý kiến a là sai.
 + Tài nguyên thiên nhiên là có hạn, con người cần sử dụng tiết kiệm
3- Hoạt động nối tiếp: 
-Yêu cầu HS tìm hiểu về một tài nguyên thiên nhiên của nước ta hoặc của địa phương để giờ sau tiếp tục nội dung bài học.
Khoa học:
Sự nuôi và dạy con của một số loài thú
I-Mục tiêu: 
+ Sau bài học, HS biết:
-Trình bày sự sinh sản, nuôi con của hổ và hươu
-Có ý thức bảo vệ động vật. 
II-Các hoạt động dạy học:
1- Giới thiệu bài: - GV giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng. 
2- Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
*Mục tiêu: HS trình bày được sự sinh sản, nuôi con của hổ và hươu.
*Cách tiến hành:
- Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm: 2 nhóm tìm hiểu về sự sinh sản và nuôi con của hổ, 2 nhóm tìm hiểu về sự sinh sản và nuôi con của hơu.
- Bước 2: Nhóm trởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình và trả lời các câu hỏi:
a) 2 nhóm tìm hiểu về sự sinh sản và nuôi con của hổ:
 + Hổ thường sinh sản vào mùa nào?
 + Vì sao hổ mẹ không rời hổ con suốt tuần đầu khi sinh?
 + Khi nào hổ mẹ dạy hổ con săn mồi?
 + Khi nào hổ con có thể sống độc lập?
b) 2 nhóm tìm hiểu về sự sinh sản và nuôi con của hươu:
 + Hươu ăn gì để sống? Hươu đẻ mỗi lứa mấy con?
 + Hươu con mới sinh ra đã biết làm gì?
 +Tại sao hươu con mới khoảng 20 ngày tuổi, hươu mẹ đã dạy con tập chạy?
- Bước 2: Làm việc cả lớp
 + Mời đại diện một số nhóm trình bày.
 + Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét.
3- Hoạt động 2: Trò chơi “Thú săn mồi và con mồi”
*Mục tiêu: - Khắc sâu cho HS kiến thức về tập tính dạy con của một số loài thú.
	 - Gây hướng thú học tập cho HS.
*Cách tiến hành:
 + GV hướng dẫn cách chơi và luật chơi (SGV-trang 193).
 + GV tổ chức cho HS chơi 
 + Các nhóm khác nhận xét, đánh giá lẫn nhau.
 + GV nhận xét, tuyên dương những nhóm chơi tốt.
4- Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học
- Nhắc HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Thứ sáu ngày 16 tháng 4 năm 2010
Toán:
Tiết 150: Phép cộng
I-Mục tiêu: 
- Giúp HS ôn tập, củng cố các kĩ năng thực hành phép cộng các số tự nhiên, các số thập phân, phân số và ứng dụng trong tính nhanh, trong giải bài toán.
II-Đồ dùng dạy học: ‘
-Thước; bảng nhóm
III-Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1- Kiểm tra bài cũ: 
2- Bài mới:
a- Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
b- ôn tập về tên gọi tính chất của phép cộng:
- GV nêu biểu thức: a + b = c
+ Em hãy nêu tên gọi của các thành phần trong biểu thức trên?
+ Nêu một số tính chất của phép cộng?
c-Luyện tập:
*Bài tập 1 (158): Tính
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS làm vào bảng con.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2 (158): Tính bằng cách thuận tiện nhất
- Mời 1 HS đọc yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm bài vào nháp, đổi nháp kiểm tra chéo
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3 (159): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS làm bài theo nhóm 2.
- Mời một số HS trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 4 (159): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Mời HS nêu cách làm. 
- Cho HS làm vào vở.
- Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
3- Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa ôn tập.
-Cho HS nêu tên các đơn vị đo thời gian đã học.
- HS ghi bài 
 a, b là số hạng 
 c là tổng
+Tính chất giao hoán.
+ tính chất kết hợp, cộng với 0.
*Kết quả:
a) 986280 b) 
c) d) 1476,5
* VD về lời giải:
(689 + 875) + 125 
 = 689 + (875 + 125)
 = 689 + 1000 = 1689
* Lời giải:
a) ta thấy x = 0 (vì 0 cộng với số nào cũng bằng chính số đó).
*Bài giải:
Mỗi giờ cả hai vòi nước cùng chảy được là:
 (thể tích bể)
 = 50%
 Đáp số: 50% thể tích bể.
Luyện từ và câu:
Ôn tập về dấu câu
(Dấu phẩy)
I-Mục đích yêu cầu:
 - Củng cố kiến thức về dấu phẩy: Nắm được tác dụng của dấu phẩy, nêu được ví dụ về tác dụng về dấu phẩy.
- Làm đúng bài luyện tập: điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mẩu truyện.
II-Đồ dùng dạy học:
- Phiếu học tập
III-Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1- Kiểm tra bài cũ: 
- GV nhận xét đánh giá điểm
2- Dạy bài mới:
a- Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học.
b- Hướng dẫn HS làm bài tập:
*Bài tập 1 (124):
- Mời 1 HS nêu yêu cầu. Cả lớp theo dõi.
- GV phát phiếu học tập, hướng dẫn học sinh làm bài: Các em phải đọc kĩ 3 câu văn, chú ý các dấu phẩy trong mỗi câu văn. Sau đó, xếp đúng các ví dụ vào ô thích hợp trong phiếu học tập.
- Cho HS làm việc cá nhân, ghi kết quả vào phiếu.
- Mời một số học sinh trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
*Bài tập 2 (124):
- GV gợi ý:
+ Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào ô trống trong mẩu chuyện.
+ Viết lại cho đúng chính tả những chữ đầu câu chưa viết hoa.
- GV cho HS trao đổi nhóm 2.
- GV phát phiếu cho 3 nhóm.
- GV chốt lại lời giải đúng.
3- Củng cố, dặn dò: 
- HS nhắc lại 3 tác dụng của dấu phẩy.
- GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- GV cho HS làm lại BT 3 tiết LTVC trước.
- Học sinh ghi bài 
*Lời giải :
Tác dụng của dấu phẩy
VD
- Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
- Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ.
- Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.
Câu b
Câu c
Câu a
*Lời giải:
- Mời 1 HS đọc ND BT 2, cả lớp theo dõi.
- Các nhóm làm vào phiếu dán lên bảng lớp và trình bày kết quả. 
- HS khác nhận xét, bổ sung. 
Các dấu cần điền lần lượt là:
 (,) ; (.) ; (,) ; (,) ; (,) ; (,) ; (,) ; (,) ; (,) 
Tập làm văn:
Tả con vật (Kiểm tra viết)
I- Mục đích yêu cầu:	
Dựa trên kiến thức có được về văn tả con vật và kết quả quan sát, HS viết được một bài văn tả con vật có bố cục rõ ràng ; đủ ý ; thể hiện được những quan sát riêng ; dùng từ, đặt câu đúng ; câu văn có hình ảnh, cảm xúc.
II- Đồ dùng dạy học: 
- Một số tranh, ảnh minh hoạ nội dung kiểm tra.
- Giấy kiểm tra.
III-Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiểm tra:
kiểm tra sự chuẩn bị của HS
Bài mới
a-Giới thiệu bài:
	GV giới thiệu nêu yêu cầu bài học 
b- Hướng dẫn HS làm bài kiểm tra:
- Mời 2 HS nối tiếp nhau đọc đề kiểm tra và gợi ý trong SGK.
- Cả lớp đọc thầm lại đề văn.
- GV kiểm tra HS đã chuẩn bị cho tiết viết bài như thế nào?
- GV nhắc HS : có thể dùng lại đoạn văn tả hình dáng hoặc hoạt động của con vật em đã viết trong tiết ôn tập trước, viết thêm một số phần để hoàn chỉnh bài văn. Có thể viết một bài văn miêu tả một con vật khác với con vật các em đã tả hình dáng hoặc hoạt động trong tiết ôn tập trước.
- GV yêu cầu HS khi viết cần chú ý đến cấu tạo của bài văn tả con vật. Chọn từ ngữ để diễn tả cho sinh động, phù hợp với con vật mình tả.
 c-HS làm bài kiểm tra:
- HS viết bài vào giấy kiểm tra.
- GV yêu cầu HS làm bài nghiêm túc.
- Hết thời gian GV thu bài.
3- Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết làm bài.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị nội dung cho tiết TLV tuần 31.
- Học sinh nghe và ghi bài
- HS nối tiếp đọc đề bài và gợi ý.
- HS trình bày.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS viết bài.
- Thu bài.
Hoạt động tập thể:
Sơ kết tuần
I Mục tiêu:
- Học sinh nắm được ưu , nhược điểm của bản thân, nhóm, của lớp trong tuần. 
- Có biên pháp khắc phục nhược điểm, phát huy những ưu điểm.
- Thực hiện phương hướng tuần tới, phát động thi đua chào mừng ngày 30/ 4 giải phóng miền Nam thống nhất đất nước và ngày Quốc tế Lao động 1/5 .
II Nội dung:
1-ổn định: Lớp hát 1 bài
2- Lớp trưởng báo cáo lại tình hình chung của lớp.
*Nề nếp:
- ổn định tốt sác hoạt động nề nếp 
 - Duy trì tốt các hoạt động tập thể, giờ truy bài.
 - Lớp trưởng nhận xét tình hình tu dưỡng rèn luyện, thực hiện mọi nề nếp của các bạn trong
*Học tập:
- Duy trì nề nếp học tập trong giờ học và giờ truy bài .
- Việc chuẩn bị đồ dùng, sách vở cho học tập đầy đủ. 
- Lớp phó thông báo nhận xét tình hình học tập của lớp thông báo số điểm giỏi, điểm yếu trong tuần vừa qua.
 - Nhắc nhở các HS còn lười học.
*Lao động, vệ sinh:
- Thực hiện tốt các công tác vệ sinh cá nhân, trường lớp.
3- Phương hướng trong tuần tới :
*Nề nếp:
-Tiếp tục duy trì nề nếp, thực hiện tốt giờ giấc, nội quy của trường, lớp.
 -Phát huy vai trò của mỗi cá nhân trong phong trào tự quản.
 - Lớp học một số bài hát về đất nước, về Bác Hồ
*Học tập: 
- Tích cực, chăm chỉ trong học tập, phát huy phong trào “đôi bạn cùng tiến”, giúp nhau trong học tập.
- Thi đua học tập tốt giành nhiều điểm cao kỉ niệm ngày lễ lớn 
3-Củng cố dặn dò
- Vui văn nghệ. Thực hiện tốt các kế hoạch đề ra.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_tuan_30_tran_huu_luong.doc