Giáo án lớp ghép 2 + 5 - Tuần 9

Giáo án lớp ghép 2 + 5 - Tuần 9

Luyện đọc

ÔN TẬP

- Đọc đúng, rõ ràng các đoạn (bài) tập đọc đã học trong 8 tuần đầu. ( Phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 35 tiếng/ phút). Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; trả lời được câu hỏi về nội dung bài tập đọc. Thuộc khoảng 2 đoạn( hoặc bài) thơ đã học.

- Ôn thuộc bảng chữ cái.

 

doc 22 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 650Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp ghép 2 + 5 - Tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9	
 Thứ hai ngày 17 tháng 10 năm 2011
Tiết 1:
Trình độ 2
Trình độ 5
Môn
Tên bài
Luyện đọc
ÔN TẬP
Ôn Toán.
LUYỆN TẬP
I. Mục đích- yêu cầu
- Đọc đúng, rõ ràng các đoạn (bài) tập đọc đã học trong 8 tuần đầu. ( Phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 35 tiếng/ phút). Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; trả lời được câu hỏi về nội dung bài tập đọc. Thuộc khoảng 2 đoạn( hoặc bài) thơ đã học.
- Ôn thuộc bảng chữ cái.
- Biết viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân thành thạo.
- HS Trung bình, yếu làm các bài tập 1, 2, 3; HS khá giỏi làm bài còn lại.
- Giáo dục HS ý thức tíc cực trong học tập.	
II. Đ Dùng 
- VBT
III.Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ:
B. Bài mới .
1. Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu giờ học.
2. Kiểm tra tập đọc.
- Tổ chức cho HS bốc thăm đọc một đoạn và trả lời câu hỏi về nội dung bài 
- HS lên bảng bốc thăm trúng bài nào đọc bài ấy. Mỗi em chuẩn bị khoảng 2 phút, rồi đọc.
3. Đọc thuộc bảng chữ cái .
- HS đọc bảng chữ cái theo thứ tự
+ Đọc tiếp sức
+ Đố nhau
- 2HS đọc toàn bộ bảng chữ cái.
A. Kiểm tra bài cũ:
-Nêu bảng đơn vị đo độ dài? Mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài?
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
-GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Vào bài: 
Bài tập 1 (T51/VBT): Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
- Kết quả:
a. 71m3cm = 71,03m
b. 24dm8cm = 24,8dm
 c.45m37mm = 45,037m
- GV nhận xét.
Bài tập 2 (T51/VBT): Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm (theo mẫu)
432cm = 4,32m 806cm = 8,06m
24dm = 2,4m
Bài tập 3 (T51/VBT): Viết các số đo dưới dạng số thập phân có đơn vị là km.
a. 8km417m = 8,417km
 b. 5km5m = 5,005km
 c. 216m = 0,216km
*Bài 4 (T51/VBT): Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
 a. 21,43m = 21m 43cm
 *b. 8,2 dm = 8dm2cm
 c. 7,62km = 7620m
 *d. 39,5 km = 39500m
- Cả lớp và GV nhận xét. 
IV Củng cố dặn dò:
 - GV nhận xét giờ học.
 - Nhắc HS chuẩn bị bài sau
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2:
Trình độ 2
Trình độ 5
Môn
Tên bài
Tập viết
$17: ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ 1 
( tiết 3)
Khoa học
$17: THÁI ĐỘ CỦA MỌI NGƯỜI ĐỐI VỚI NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS
I. Mục đích- yêu cầu
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1.
- Nghe- viết chính xác, trình bày đúng bài chính tả Cân voi (BT2); tốc độ viết khoảng 35 chữ/ 15 phút.
- Học sinh khá, giỏi viết đúng, rõ ràng bài chính tả ( tốc độ trên 35 chữ / 15 phút)
Sau bài học HS có khả năng:
- Xác định các hành vi tiếp súc thông thường không lây nhiễm HIV.
- Không phân biệt đối sử với người bị nhiễm HIV và gia đình của họ.
- Giáo dục HS ý có ý thức đúng đắn trong quan hệ với môi trường xã hội.
II. Đ Dùng 
- Phiếu ghi các bài tập đọc.
- Vở viết chính tả.
- Hình trang 36, 37- SGK
- 5 tấm bìa cho hoạt động tôi đóng vai “Tôi bị nhiễm HIV”.
III.Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ:
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
2. Kiểm tra tập đọc:
- GVtổ chức cho HS bốc thăm và đọc 
 - HS lần lượt bốc thăm và đọc.
- Giáo viên nhận xét - cho điểm .
3. Viết chính tả
a. GV đọc bài : Cân voi
b. Tìm hiểu bài:
?Người đi thay mặt cho vua một
 nước đi giao thiệp với nước ngoài gọi là gì ?
- Sứ thần
? Trung Hoa
- Nước Trung Quốc
?Một vị trạng nguyên rất giỏi ở
 nước ta ngày xưa.
- Lương Thế Vinh
- Nội dung bài nói gì ?
- Viết từ khó và tên riêng vào bảng con.
+Trung Hoa, Lương Thế Vinh, xuống thuyền, đánh dấu ,voi nặng .
c. HS viết bài vào vở
- GV nêu yêu cầu
- GV quan sát uốn nắn 
- GV đọc cho HS soát lỗi
d. Chấm một số bài rồi nhận xét
- GV chấm 5 bài 
- Trả bài và nhận xét .
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Cho HS nêu đường lây truyền, cách phòng bệnh AIDS?
 B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục đích yêu cầu của bài học.
2. Vào bài:
a. Hoạt động 1: - Trò chơi tiếp sức “HIV lây truyền hoặc không lây truyền qua
* Mục tiêu: HS xác định được các hành vi tiếp xúc thông thường 0 lây nhiễm HIV.
* Chuẩn bị: GV chuẩn bị :
- Bộ thẻ các hành vi.
- Kẻ sẵn trên bảng có ND như SGV- Tr.75
* Cách tiến hành.
- GV chia lớp thành 2 đội, mỗi đội 10 HS.
- GV hướng dẫn và tổ chức chơi:
+ Hai đội đứng hàng dọc trước bảng.
+ Khi GV hô “Bắt đầu”: Người thứ nhất của mỗi đội rút một phiếu bất kì, gắn lên cột tương ứng, cứ thế tiếp tục cho đến hết.
+ Đội nào gắn xong các phiếu trước, đúng là thắng cuộc
- GV cùng HS không tham gia chơi kiểm tra.
- GV yêu cầu các đội giải thích đối với một số hành vi.
- GV kết luận: HIV không lây truyền qua tiếp xúc thông thường.
b. Hoạt động 2: Đóng vai “Tôi bị nhiễm HIV”
*Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết được trẻ em bị nhiễm HIV có quyền được học tập, vui chơi và sống chung cùng cộng đồng.
- Không phân biệt đối xử đối với người bị nhiễm HIV.
*Cách tiến hành:
- GV mời 5 HS tham gia đóng vai, GV gợi ý, hướng dẫn như nội dung SGV- tr 77. Những HS còn lại theo dõi để thảo luận xem cách ứng xử nào nên, không nên.
- Thảo luận cả lớp:
+ Các em nghĩ thế nào về từng cách ứng xử?
+ Các em nghĩ người nhiễm HIV có cảm nhận thế nào trong mỗi tình huống?
- Chúng ta cần có thái độ như thế nào với những người nhiễm HIV?
- Chúng ta không nên phân biệt và xa lánh với những người bị nhiễm HIV, nên gần gũi, động viên, an ủi...
IV Củng cố dặn dò
- GV nêu lại ND bài
- Về học bài và chuẩn bị bài sau.
- GV nhận xét giờ học
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
Tiết 3:
Trình độ 2
Trình độ 5
Môn
Tên bài
 Ôn Toán 
 LÍT
Luyện đọc
CÁI GÌ QUÝ NHẤT
I. Mục đích- yêu cầu
- Biết thực hiện phép cộng, trừ các số đo theo đơn vị lít, giải toán có liên quan đến đơn vị lít.
- HS yếu làm các bài tập 1, 2(Cột 1,2), 4. HS khá giỏi làm phần còn lại.
* HS yếu và HS trung bình: Đọc rành mạch, lưu loát, đúng đủ toàn bài.
- Hs khá, giỏi: Đọc diễn cảm bài văn; biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật.
- Hiểu vấn đề tranh luận và ý được khẳng định qua tranh luận: Người lao động là đáng quí nhất. 
- GDHS yêu quý, kính trọng người lao động.
II. Đ Dùng 
- VBT
III.Các hoạt động dạy học 
Bài 1 : (43/ VBT) Đọc yêu cầu
- HS viết
- 3 lít, 10 lít, 2 lít, 5l
- GV nhận xét .
Bài 2: (T41/ VBT) Tính theo mẫu
a) 9l+ 5l = 14l; b)17l - 10l = 7 l 
16 l+ 6l = 22 l ; 20l - 10l =10 l
2l + 2l + 2l =6l; 6l - 2l - 2l = 2l
Bài 3: (T41/ VBT) 
- QS hình vẽ tự nêu bài toán
- HS viết được
20l - 10l = 10l ; 15l - 3l = 12l
Bài 4: (T41/ VBT) 
- Đọc và tóm tắt bài toán
- Cả lớp giải vào vở
Bài giải
Cả 2 lần bán được là:
16l + 25l = 41( l )
 Đáp số: 41l
1.Kiểm tra bài cũ: 
- HS đọc thuộc lòng bài Trước cổng trời
2. Dạy bài mới:
2.1. Giới thiệu bài: 
- GV nêu yêu cầu mục đích của tiết học.
2.2. Hướng dẫn HS luyện đọc.
* HS yếu và HS trung bình đọc bài theo đoạn kết hợp trả lời câu hỏi:
?Theo Hùng , Quý, Nam, Cái gì quý nhất?
- Lúa gạo, vàng, thì giờ.
? Mỗi bạn đưa ra lí lẽ như thế nào để bảo vệ ý kiến của mình?
+ Hùng: Lúa gạo nuôi sống con người.
+ Quý: Có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo.
+ Nam: Có thì giờ mới làm ra được lúa gạo, vàng bạc.
* HS khá giỏi đọc bài kết hợp trả lời câu hỏi
? Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động mới là quý nhất?
- Vì không có người LĐ thì không có lúa gạo, vàng bạc và thì giờ cũng trôi qua một 
- Nội dung bài nói lên điều gì?
+ ND: Người lao động là quí nhất
* Chúng ta cần đối xử như thế nào đối với người lao động ?
- Chúng ta cần yêu quí và kính trọng người lao động.
IV Củng cố dặn dò
- GV nêu lại ND bài
- Về học bài và chuẩn bị bài sau
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Thứ ba ngày 18 tháng 10 năm 2011
Đ/C Bình dạy thay
Thứ tư ngày 19 tháng 10 năm 2011
Tiết 1
Trình độ 2
Trình độ 5
Môn
Tên bài
Ôn Toán 
LUYỆN TẬP CHUNG
Kĩ thuật
$ 9: LUỘC RAU 
I. Mục đích- yêu cầu
- Biết thực hiện phép cộng với các dạng đã học, phép cộng các số kèm theo đơn vị: kg, l.
- Biết số hạng, tổng.
- Biết giải bài toán với một phép
 cộng.
HS cần phải :
- Biết cách thực hiện các công việc chuẩn bị và các bước luộc rau.
- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để giúp gia đình nấu ăn.
II. Đ Dùng 
- Vở BT Toán
- Rau muống, rau cải củ hoặc bắp cải, đậu quả,
- Phiếu học tập. 
III.Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ :
- HS đọc bảng cộng
B. Bài mới :
1- Giới thiệu bài: - Ghi đầu bài lên bảng.
2. hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 1: (VBT/45) Tính 
 6 + 7 = 13 28 + 7 = 35 
8 + 7 = 15 27 + 8 = 35
17 + 6 = 23 44 + 9 = 53 
Bài 2(VBT/45) * Số?
 30kg+ 42kg = 72kg
 5l + 10l + 20l = 35l
Bài 3: (VBT/45) * Viết số thích hợp vào chỗ trống:
SH
25
36
62
28
31
SH
16
37
19
25
29
Tổng
41
73
81
53
60
Bài 4: (VBT/45) 
 Giải:
 Cả hai lần bán được số ki- lô- gam là :
 35 + 40 = 75 (kg)	
 Đáp số : 75kg
Bài 5: (44)
- Cho HS quan sát đề toán rồi nêu câu hỏi :
?Quả táo nặng bao nhiêu kg ?
Quả táo cân nặng 3 kg, giải thích
1- Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng của HS. 
- Yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học ở tiết trước.
2- Bài mới:
2.1- Giới thiệu bài:
-Giới thiệu và nêu mục đích của tiết học.
2.2- Hoạt động 1: Tìm hiểu các công việc chuẩn bị luộc rau.
+ Em hãy nêu tên những nguyên liệu và dụng cụ cần chuẩn bị để luộc rau.
+ Gia đình em thường luộc những loại rau nào?
- Cho HS quan sát hình 2:
+ Em hãy nhắc ... ợp còn lại mang nghĩa chuyển 
Bài 2: Trong các từ in đậm sau đây những từ nào là từ đồng âm, những từ nào là từ nhiều nghĩa?
a. ăn 
- Chiếc xe này ăn xăng quá (1)
- Cả nhà đang ăn cơm (2)
- Bọn chúng đang chơi bạc ăn tiền (3)
b. Đi 
- Ngày nào Hương cũng đi bộ tới trường (1) 
- Chiếc xe đi nhanh quá (2) 
- Cô ấy đang đi xe đạp tới trường (3)
Giải
a. ăn 
ăn (1) và ăn (3) là từ nhiều nghĩa và đồng nghĩa với từ ăn (2)
b. Đi
đi (2); đi (3) là từ nhiều nghĩa và đồng âm với đi (1)
IV Củng cố dặn dò
- GV nêu lại ND bài
- GV nhận xét giờ học
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... .. ........................ 
 Thứ sáu ngày 21 tháng 10 năm 2011
Tiết 1
Trình độ 2
Trình độ 5
Môn
Tên bài
Ôn Toán
TÌM MỘT SỐ HẠNG TRONG MỘT TỔNG
Ôn Toán
 LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục đích- yêu cầu
- Biết cách tìm một số hạng khi biết tổng và số hạng kia.
- Biết giải bài toán có một phép trừ.
-Giúp HS củng cố cách viết số đo độ dài, khối lượng và diện tích dưới dạng số thập phân theo các đơn vị đo khác nhau.
II. Đ Dùng 
-VBT
III.Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ:
B. Bài mới .
1. Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu giờ học.
2. Bài tập ở lớp
Bài 1( T 47/ VBT)
	b) x +8 = 10 c) x + 4 = 15
 x = 10 -8 x = 15- 4
 x = 2 x = 11
 d) x + 5 =17 e) 7 + x = 10
 x =17 - 5 x = 10 - 7
 x =12 x = 3
Bài 2( T 47/ VBT)
 Côt 1: 12; cột 2: 2; Cột 3 20; cột 4: 42; cột 5: 43.
Bài 3( T 47/ VBT)
 Bài giải
Số con Thỏ là :
 36 - 20 = 16(con )
 Đáp số : 16 con Thỏ 
Bài 4( T 47/ VBT)
 Bài giải
 Độ dài đoạn thẳng BC là:
 28- 20 = 8 ( dm)
 Đáp số : 8dm
1.Kiểm tra bài cũ:
- Cho HS làm lại bài tập 3 (47).
- GVnhận xét đánh giá.
2.Bài mới:
2.1.Giới thiệu bài:
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2.2.Luyện tập:
Bài tập 1 (VBT/56): Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
- HS làm bài:
 a.2,105km = 2105m
2,12dam = 21,2m
35dm = 3,5m
145cm = 1,45m
b. 2,105 km2 = 2105000m2
2,12ha = 21200m2
35dm2 = 0,35m2
145cm2 = 0,0145m2
Bài tập 2 (VBT/57): 
 > 124 tạ < 12,5tấn 
 302kg 
 = 0,34 tấn = 340kg
 452g < 340kg 
Bài tập 3 (VBT/57): 
Bài giải
Đổi 1 giờ = 60 phút
Đổi 33km = 33000m
a.Trung bình mỗi phút đoàn tàu đi được số mét là:
33000 : 60 = 550m
b. Đổi 1giờ 12 phút= 1,2giờ
Sau 1giờ 12 phút doàn tàu đi được số km là:
33 x 1,2 = 39,6 km
 Đáp số: a.550m
 b.39,6km
IV Củng cố dặn dò
- GV nêu lại ND bài
- Nhận xét giờ học.
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2:
Trình độ 2
Trình độ 5
Môn
Tên bài
Ôn:Tập làm văn 
KHẲNG ĐỊNH, PHỦ ĐỊNH.
MỜI, NHỜ, YÊU CẦU, ĐỀ NGHỊ; 
Ôn:Tập làm văn
LUYỆN TẬP THUYẾT TRÌNH TRANH LUẬN
I. Mục đích- yêu cầu
- Biết trả lời và đặt câu hỏi theo mẫu khẳng định, phủ định thành thạo. 
- Biết nói lời mời, yêu cầu, đề nghị phù hợp với tình huống giao tiếp.
- Biết cách thuyết trình tranh luận về một vấn đề gần gũi , đơn giản với lứa tuổi HS 
 - Biết đưa ra những lí lẽ , dẫn chứng cụ thể khi thuyết trình tranh luận . 
 - có thái độ bình tĩnh tự tin , tôn trọng người khác khi tranh luận .Diễn đạt lời nói ngắn gọn , rõ ràng rành mạch . 
II. Đ Dùng 
III.Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ:
B. Bài mới .
1. Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu giờ học.
Bài tập 1: Trả lời câu hỏi sau bằng hai cách.
a) Em có đi tham quan không?
- Có, em rất thích đi tham quan.
- Không, em không thích đi tham quan. 
b) Mẹ có đọc truyện không?
- Có, mẹ rất thích đọc truyện.
- Không, mẹ không thích đọc truyện.
c) Mẹ có đi chơi bây giờ không?
- Có, mẹ có đi chơi bây giờ.
- Không, mẹ không đi chơi bây giờ.
Bài 2: Tập nói lời mời khi bạn đến nhà chơi
a. Em mở cửa mời bạn vào nhà chơi
VD: Thu đấy à! Bạn vào đi.
b. Em thích bài hát mà bạn thuộc em nhờ bạn chép lại cho mình.
VD: Nhờ cậu chép giúp mình bài Em yêu trường em mà bạn thuộc với nhé.
c. Bạn ngồi cạnh nói chuyện. Em yêu cầu bạn giữ trật tự để cô giáo giảng bài.
VD: Đề nghi bạn trật tự để cô giáo giảng bài.
A. Kiểm tra bài cũ : HS trả lời câu hỏi 
- Tranh luận là gì
- Thuyết trình là gì ?
GV nhận xét , đánh giá 
B . Dạy bài mới 
1 . Giới thiệu bài : GV nêu mục đích yêu cầu giờ học 
 2. Ra đề bài : 
Chuyện những ngọn đèn
 Sau tiếng bật của anh công tắc , đèn tuýp bật sáng , ánh sáng của nó lung linh chiếu vào căn phòng nhỏ . Đèn tuýp hãnh diện với các bạn đèn khác . " Thấy chưa ! nhờ ánh sáng của ta mà căn phòng đẹp hơn lên ." ... Bóng đèn tròn cãi lại : " Này , ánh sáng của anh tuy mát nhưng nhìn lâu sẽ hỏng mắt . Ánh sáng hồng của ta mới đẹp làm sao . Ta làm cho tất cả mọi vật hồng lên , ..." Bộ đèn nhấp nháy bực lắm , nó nói với đèn tuýp và đèn tròn : " Ôi ! các người nhầm rồi ! Ta đây mới là chùm đèn sáng nhất , ánh sáng của ta đủ màu sắc xanh , đỏ , tím , vàng .Người lớn cũng thích ta , trẻ con lại càng yêu ta hơn ...Họ gọi là vua của các loại đèn đấy . Nguyễn Thị Minh Phước 
a. Tìm hiểu nội dung đoạn văn 
-GV yêu cầu HS đọc đề 
-Xác định yêu cầu của đề 
-Yêu cầu HS đọc đoạn văn 
Trên đây là cuộc tranh luận giữa 
những loại đèn nào ?
- Cuộc tranh luận của ba loại đèn : Đèn tuýp , đèn tròn , bộ đèn nhấp
nháy.Anh nào cũng cho mình là 
giá trị nhất.
? Ý kiến của mỗi anh như thế 
nào?
b. HDHS đóng vai 
Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4
HDHS tự tìm những dẫn chứng , lí 
lẽ để tranh luận 
-Gọi HS lên trình bày 
-GV cùng HS nhận xét 
IV Củng cố dặn dò
- GV nêu lại ND bài
- GV nhận xét giờ học
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3. HĐNGLL 
 Tuần 3 tháng 10
TÌM HIỂU VỀ MỘT SỐ CÂU ĐỐ NHANH TRÍ
NHẬN XÉT CUỐI TUẦN
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh biết và giải được một số câu đố vui.
- Rèn kỹ năng nghe, phân tích và nâng cao tinh thần đoàn kết tập thể cho học sinh, tạo điều kiện cho HS tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí và mang tính giáo dục cao.
- Đoàn kết, tự tin để chiến thắng.
- Đánh giá ưu điểm, tồn tại, biện pháp khắc phục, phương hướng tuần sau.
II. Chuẩn bị: 
- Thời gian 30 phút.
* Trò chơi: 20 phút
- Địa điểm lớp học. hoặc sân trường
- Đối tượng học sinh lớp 2+5 số lượng 9 em (chia làm 2 đội chơi) đặt tên cho đội chơi và bầu đội trưởng. Số học sinh còn lại là cổ động viên của các đội.
- GV chuẩn bị câu đố, các câu hỏi cho cuộc thi.
- Chuẩn bị, cờ, ghế ngồi cho đội thi và cổ động viên
- Tổ giám khảo và thư ký.
* Nhận xét cuối tuần 10 phút
III. Hoạt động dạy học
- Ổn định tổ chức (2 phút)
- Kiểm tra số lượng học sinh, cờ cho các đội (2 phút) 
 Nội dung
 Hình thức hoạt động
1 Bài mới; Giới thiệu hoạt động luật chơi (thi tìm hiểu giải đố về một số câu đố vui nhanh trí) 3 phút
a. Hoạt động 1: Thi hiểu biết 
 GV đưa ra các câu đố. Trong 1 phút các đội không đưa ra được câu trả lời đúng thì GV công bố đáp án
Câu 1: 
 Nghĩ nhanh: Có một tàu điện đi về hướng nam. Gió hướng tây bắc. Vậy khói từ con tàu sẽ theo hướng nào?
Câu 2: 
 Làm thế nào để không đụng phải ngón tay khi bạn đập búa vào một cái móng tay?
Câu 3: 
 Cái đầu giống mèo, chân giống mèo, và tai giống con mèo, nhưng không phải con mèo. Vậy là con gì?
Câu 4: 
Có 2 quả táo trên bàn và bạn cầm đi hai quả. Hỏi bạn còn bao nhiêu quả táo? 
Câu 5:
Bố mẹ có sáu người con trai, mỗi người con trai có một em gái. Hỏi gia đình đó có bao nhiêu người? 
Câu 6:
Nếu chỉ có một que diêm, trong một ngày mùa đông giá rét, bạn bước vào căn phòng có một cây đèn, một bếp dầu, và một bếp củi, bạn thắp gì trước tiên? 
Câu:7
 Một kẻ giết người bị kết án tử hình. Hắn ta phải chọn một trong ba căn phòng: phòng thứ nhất lửa cháy dữ dội, phòng thứ hai đầy những kẻ ám sát đang giương súng, và phòng thứ ba đầy sư tử nhịn đói trong ba năm. Phòng nào an toàn nhất cho hắn? 
Câu 8:
Bạn có thể kể ra ba ngày liên tiếp mà không có tên là thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy, chủ nhật? 
*Tổng kết điểm phân đội thắng, đội thua (5 phút)
- Sau khi nghe xong câu đố các đội thi sẽ giành quyền trả lời bằng cách phất cờ (Thời gian suy nghĩ cho mỗi câu đố là 1 phút)
- Nếu trả lới đúng được 2 điểm, trả lời sai mất quyền trả lời
- Giám khảo công bố đáp án của mỗi câu đố
- Thư ký ghi điểm của các đội
Tàu điện làm gì có khói
Cầm búa bằng cả 2 tay
Con của con mèo (còn gọi là mèo con)
2 quả(Vì bạn đã cầm đi 2 quả rồi)
9 người (bao gồm 6 người con trai, 1 cô con gái và bố mẹ)
Que diêm (Bạn phải bật que diêm lên trước thì mới thắp được những dụng cụ còn lại chứ)
Phòng ba vì 3 năm ko ăn thì đến chúa sơn lâm cũng chết
Hôm qua, hôm nay, ngày mai
- Học sinh thực hiện phần thi theo qui định.
b. Hoạt động 2: (10 phút)
1. Nhận xét tuần qua
1.1 Cán sự lớp tự nhận xét rút kinh nghiệm tuần qua.
- HS nghe nhận xét đóng góp ý kiến
1.2 GVCN nhận xét chung
* Ưu điểm: 
- Học sinh đi học đều, đúng giờ. Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài: Thu, Tuyển, Trường Tâm..
- Các công tác khác: Vệ sinh trường lớp sạch sẽ, đúng giờ.
 * Tồn tại:
- 1 số học sinh về nhà chưa có ý thức học bài: , Nên.
- Các công tác khác: Chăm sóc bồn hâo chưa chu đáo.
2. Phương hướng tuần sau:
- Duy trì nề nếp ra vào lớp.
- Tiếp tục thi đua dành nhiều Hoa điểm mười.
- Chuẩn bị cho tiết HĐNGLL tuần sau: Tổng kết chủ đề + nhận xét cuối tuần
- Vệ sinh sạch sẽ trong và ngoài lớp học.
- Nhận xét tiết học:
..
.
..
..
..

Tài liệu đính kèm:

  • doctuấn 9.doc