Giáo án lớp ghép 2 + 5 - Tuần dạy 16

Giáo án lớp ghép 2 + 5 - Tuần dạy 16

Trình độ 2 Trình độ 5

Luyện đọc

CON CHÓ NHÀ HÀNG XÓM Ôn Toán.

LUYỆN TẬP

- HS Yếu, TB: biết nghỉ hơi đúng chỗ; bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài. HS khá giỏi đọc diễn cảm toàn bài.

- Hiểu nội dung: Sự gần gũi, đáng yêu của con vật đối với đời sống tình cảm của bạn nhỏ.

- Trả lời được các câu hỏi trong SGK.

- Giáo dục học sinh yêu quý con vật nuôi trong nhà.

 -Củng cố cách tìm tỉ số phần trăm của hai số và ứng dụng trong giải toán.

- HS làm các bài tập: 1, 2. HS khá, giỏi làm bài tập 3.

- Giáo dục HS ý thức tích cực trong học tập.

 

doc 22 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 659Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp ghép 2 + 5 - Tuần dạy 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 16
 Thứ hai ngày 5 tháng 12 năm 2011
Tiết 1:
Trình độ 2
Trình độ 5
Môn
Tên bài
Luyện đọc
CON CHÓ NHÀ HÀNG XÓM 
Ôn Toán.
LUYỆN TẬP
I. Mục đích- yêu cầu
- HS Yếu, TB: biết nghỉ hơi đúng chỗ; bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài. HS khá giỏi đọc diễn cảm toàn bài.
- Hiểu nội dung: Sự gần gũi, đáng yêu của con vật đối với đời sống tình cảm của bạn nhỏ. 
- Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
- Giáo dục học sinh yêu quý con vật nuôi trong nhà.
-Củng cố cách tìm tỉ số phần trăm của hai số và ứng dụng trong giải toán.
- HS làm các bài tập: 1, 2. HS khá, giỏi làm bài tập 3.
- Giáo dục HS ý thức tích cực trong học tập.
II. Đ Dùng 
- VBT
III.Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ: 
? Hôm nay đã được học bài tập đọc gi?
B. Bài ôn:
1. Giới thiệu bài: 
- GV nếu mục đích yêu cầu tiết học.
2. Luyện đọc:
- GV đọc mẫu- hướng dẫn đọc.
* HS Yếu, trung bình đọc câu , đoạn và trả lời câu hỏi.
 + HS luyện đọc từng câu- luyện đọc đúng.
 + HS luyện đọc từng đoạn trước lớp tìm hiểu nội dung đoạn đọc.
? Bạn của Bé ở nhà là ai ?
- Cún Bông, con chó của bác hàng xóm 
?Bé và Cún thường chơi đùa với nhau như  thế nào ?
- Nhảy nhót tung tăng khắp nơi .
? Khi Bé bị thương, Cún đã giúp bé như thế nào?
- Cún chạy đi tìm mẹ của Bé đến giúp 
?Cún đã làm gì cho Bé vui lòng 
- Cún chơi với Bé, mang cho Bé khi thì tờ báo hay cái bút chì, khi thì con búp bê làm cho Bé
 cười. 
*HS khá - giỏi đọc diễn cảm từng đoạn và toàn bài kết hợp trả lời câu hỏi.
? Bác sỹ nghĩ rằng vết thương của Bé mau lành là nhờ ai?
- Bác sỹ nghĩ rằng vết thương của Bé mau lành là nhờ Cún 
-Tình bạn giữa Bé và Cún Bông đã giúp Bé mau lành bệnh.
?Câu chuyện này giúp em hiểu điều gì ?
- Câu chuyện ca ngợi tình bạn thắm thiết giữa Bé và Cún Bông mang lại niềm vui cho Bé, giúp Bé mau lành bệnh. Các con vật nuôi trong nhà là bạn của trẻ em. 
A. Kiểm tra:
- Kiểm tra VBT của HS- nhận xét.
B. Thực hành:
Bài 1/92- VBT Tính theo mẫu
6% + 15% = 21%
14,2 x 3 = 42,6%
112,5% - 13% = 99,5%
60% ; 5 = 12%
Bài 2/92- VBT Bài toán
a. Thôn Đông đã thực hiện được 108% kế hoạch cả năm và đã vượt mức 8% kế hoạch cả năm.
b. Thôn Bắc đã thực hiện được 84,375% kế hoạch cả năm.
Bài 3/92- VBT Bài toán
 Bài giải
Tiền bán bằng..
 1 600 000 : 1 720 000 = 107,5%
b.Người đó lãi số phần trăm là:
107,5 – 100 = 7,5%
 Đáp sô: a.107,5%
 b.7,5%
Bài 4/92- VBT Bài toán
- HS khoanh vào ý A
IV Củng cố dặn dò:
 - GV nhận xét giờ học.
 - Nhắc HS chuẩn bị bài sau
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2:
Trình độ 2
Trình độ 5
Môn
Tên bài
Tập viết
$16: CHỮ HOA O
Khoa học
$ 31: CHẤT DẺO
I. Mục đích- yêu cầu
- Viết đúng chữ hoa O( 1 dòng cỡ vừa, một dòng cỡ nhỏ); chữ và câu ứng dụng:Ong 
( 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Ong bay bớm lượn (3 lần).
- Giáo dục HS viết bài cẩn thận, trình bày sạch sẽ.
Sau bài học, HS có khả năng: 
- Nhận biết được một số tính chất của chất dẻo.
- Nêu được một số công dụng, cách bảo quản các đồ dùng bằng chất dẻo.
- Giáo dục HS ý thức bảo quản và sử dụng chất dẻo tránh lãng phí và gây ô nhiễm môi trường.
II. Đ Dùng 
- Mẫu chữ cái hoa O. Câu ứng dụng: Ong bay bướm lượn viết sẵn. 
- Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ cỡ nhỏ trên dòng kẻ li .
- Một vài đồ dùng thông thường bằng nhựa.
III.Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ .
- Viết bảng con chữ N hoa
- Nhắc lại câu thành ngữ : 
 Nghĩ trước nghĩ sau 
- Nhận xét học sinh viết bài 
B. Bài mới .
1. Giới thiệu bài: Giáo viên nêu mục đích yêu cầu giờ học 
2. Hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét 
- Giáo viên giới thiệu chữ mẫu.
? Nêu độ cao của chữ O
- Chữ O cao 5 li 
?Chữ O được viết như thế nào ?
- Gồm 1 nét cong kín
+ Cách viết .
- Giáo viên vừa viết mẫu vừa nhắc lại cách viết .
 O O O 
- Hướng dẫn học sinh viết chữ O vào bảng con.
3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng:
- Giới thiệu cụm từ ứng dụng .
- Yêu cầu đọc cụm từ ứng dụng .
? Nêu nghĩa cụm từ ứng dụng .
- Tả cảnh ong, bướm bay đi tìm hoa rất đẹp và thanh bình. 
- Giáo viên đưa chữ mẫu cụm từ ứng dụng.
- HD học sinh quan sát nhận xét
?Chữ nào có độ cao 2,5 li?
- Chữ : O , G , l , b , y
?Các chữ cái còn lại cao mấy li?
- Cao 1li : c ,  , ơ ,n , a
? Dấu thanh được viết như thế nào?
- Dấu thanh sắc được viết trên chữ ơ
- Dấu thanh nặng viết dưới chữ ơ 
?Khoảng cách giữa các chữ cái viết ntn?
- GV viết mẫu lên bảng- vừa viết vừa HD cách viết.
 Ong bay bướm lượn
4. HD học sinh viết vào bảng con: 
- GVquan sát hướng dẫn và sửa lỗi cho học sinh.
5. Hướng dẫn viết bài vào vở tập viết :
- GV hướng dẫn học sinh viết 
- 1 dòng chữ O cỡ vừa, 2 dòng chữ O cỡ nhỏ.
- 1 dòng chữ Ong cỡ nhỡ, 1dòng cỡ nhỏ
- 2 dòng câu ứng dụng : Ong bay 
bướm lượn cỡ nhỏ.
6. Chấm chữa bài:
- GV chấm 1số bài – nhận xét bài viết của học sinh. 
A. Kiểm tra bài cũ:
+ Cao su được dùng để làm gì? 
+ Nêu tính chất của cao su? 
+ Khi sử dụng và bảo quản những đồ dùng bằng cao su cần lưu ý những gì?
- GV nhận xét ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
?Em hãy kể tên một số đồ dùng bằng nhựa được sử dụng trong gia đình?
- HS kể tên một số đồ dùng được làm bằng nhựa trong gia đình như : chậu nhựa, bát nhựa, gáo múc nước...
- GV giới thiệu bài. 
2. Vào bài:
a.Hoạt động 1: Quan sát.
*Mục tiêu: 
- Giúp HS nói được về hình dạng, độ cứng của một số sản phẩm được làm ra từ chất dẻo.
*Cách tiến hành:
- GV cho HS thảo luận nhóm 3 theo nội dung:
+ Quan sát một số đồ dùng bằng nhựa các em mang đến lớp, kết hợp quan sát các hình trang 64.
+ Tìm hiểu về tính chất của các đồ dùng bằng chất dẻo.
- Mời đại diện các nhóm trình bày.
+ H1 : Các ống nhựa cứng, chịu được sức nén, các máng luồn dây điện thường không cứng lắm, không thấm nước.
+ H2 : Các ống nhựa có màu trắng hoặc đen mềm, đàn hồi, có thể cuộn lại được không thấm nước. 
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận. Các đồ dùng làm bằng chất dẻo không thấm nước
b. Hoạt động 2: Thực hành xử lí thông tin và liên hệ thực tế. 
*Mục tiêu: 
HS nêu được tính chất, công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng chất dẻo.
*Cách tiến hành:
- Bước 1: Làm việc cá nhân
+HS đọc thông tin trong SGK và trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Bước 2: Làm việc cả lớp
+ Mời một số HS trả lời. 
?Chất dẻo có sẵn trong tự nhiên không? Nó được làm ra từ đâu?
- Chất dẻo không có sẵn trong tự nhiên nó được làm ra từ dầu mỏ và than đá.
? Nêu tính chất chung của chất dẻo ?
-Chất dẻo cách điện, cách nhiệt, nhẹ, rất bền, khó vỡ có tính dẻo ở nhiệt độ cao.
? Chất dẻo có thể thay những vật liêu nào?
- Thay thế cho các sản phẩm được làm bằng gỗ ,thuỷ tinh
- GV kết luận SGV.
* Để không lãng phĩ và không ô nhiễm môi trường do các chất dẻo gây ra các em cần làm như thế nào?
- Dùng tiết kiệm, tránh lãng phí, khi dùng xong phải cất vào nơi quy định không vứt các chất dẻo bừa bãi. . .
IV Củng cố dặn dò
- GV nêu lại ND bài
- Về học bài và chuẩn bị bài sau.
- GV nhận xét giờ học
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
Tiết 3:
Trình độ 2
Trình độ 5
Môn
Tên bài
 Ôn Toán 
NGÀY, GIỜ
Luyện đọc
THẦY THUỐC NHƯ MẸ HIỀN
I. Mục đích- yêu cầu
- Củng cố cho hs nhận biết 
được một ngày có 24 giờ. -Nhận biết đơn vị đo thời gian: ngày, giờ. 
- Biết xem giờ đúng trên đồng hồ.
- Nhận biết thời điểm, khoảng thời gian, các buổi sáng, trưa chiều, tối, đêm.
- Giáo dục học sinh yêu quý và tiết kiệm thời giờ.
* HS yếu và HS trung bình: Đọc lưu loát, rành mạch toàn bài, phát âm đúng các từ khó trong bài; Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng đọc nhẹ nhàng, chậm rãi. Trản lời được câu hỏi 1,2,3.
* HS khá giỏi biết đọc diễn cảm bài văn, trả lời các câu hỏi mà giáo viên yêu cầu;
Hiểu ý nghĩa bài văn: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông.
- Giáo dục HS ý thức tích cực học tập và luôn có tấm lòng nhân hậu, bao dung...
II. Đ Dùng 
- Vở BT Toán
III.Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra:
- Kiểm tra VBT của HS- nhận xét.
B. Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 1: ( VBT/ 79)
- Hướng dẫn học sinh quan sát mô hình đồng hồ và trả lời 
- 24 giờ ; 3 giờ sáng; 4 giờ sáng ; ....
Bài 2: ( VBT/ 79) 
- Ghi thời gian ứng với mỗi tranh.
+ Em tập thể dục 6 giờ sáng.
+ Mẹ đi làm về lúc 12 giờ trưa.
+ Em chơi bóng lúc 5 giờ chiều.
+ Em xem phim truyền hình lúc 5 giờ tối.
+ Lúc 10 giờ đêm em đang ngủ.
Bài 4: ( VBT/ 79) 
- Viết tiếp vào chỗ trống theo mẫu
15 giờ hay 3 giờ chiều.
20 giờ hay 8 giờ tối. 
A. Kiểm tra:
B. Bài ôn:
1. Giới thiệu bài.
2. HD luyện đọc:
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm đối tượng:
* HS yếu và HS trung bình đọc bài kết hợp trả lời câu hỏi:
?Tìm những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho con người thuyền chài?
- Lãn Ông nghe tin con của người thuyền chài bị bệnh đậu nặng, tự tìm đến thăm. Ông tận tuỵ chăm sóc người bệnh suốt cả tháng 
? Điều gì thể hiện lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho người phụ nữ?
- Lãn Ông tự buộc tội mình về cái chết của một người bệnh không phải do ông gây ra
-HS khá, giỏi đọc diễn cảm toàn bài và trả lời câu hỏi:
? Vì sao có thể nói Lãn Ông là một người không màng danh lợi?
- Vì ông được tiến cử vào chức ngự y nhưng ông đã khéo chối từ.
? Em hiểu nội dung hai câu thơ cuối bài như thế nào?
+ Hai câu thơ cuối bài cho thấy Hải Thượng Lãn Ông coi công danh trước mắt trôi đi như nước còn tấm lòng nhân nghĩa thì còn mãi
? Nêu ND chính của bài?
-ND: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông. 
IV Củng cố dặn dò
- GV nê ... ích cực làm bài tập.
II. Đ Dùng 
- Mẫu chữ O trong khung. Bảng phụ viết mẫu cỡ nhỏ câu ứng dụng
 Ong bay bướm lượn
-VBT
III.Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra phần viết ở nhà của HS
B. Bài ôn:
1. Giới thiệu bài: 
2. HD viết chữ hoa
* chữ hoa N
3. Hướng dẫn viết câu ứng dụng
 Ong bay bướm lượn
? Nêu cấu tạo,cách viết câu ứng dụng.
4. HDHS viết vào vở tập viết
1 dòng chữ N cỡ vừa và 1 dòng cỡ nhỏ 
1 dòng chữ Ong cỡ vừa và một dòng cỡ nhỏ
2 dòng câu ứng dụng cỡ nhỏ Ong bay bướm lượn
5. Chấm chữa bài: 
GV chấm 3 bài rồi nhận xét
- GV NX giờ học, về nhà luyện viết trong vở .
A. Kiểm tra bài cũ: 
- KT VBT của HS
B. Bài ôn:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1 : Xếp các từ ngữ dưới đây vào chỗ trống thích hợp trong bảng nêu ở dưới.
a) nhân hậu, nhân từ, độc ác, bạc ác, nhân ái, nhân đức, nhân nghĩa, nhân văn, tàn nhẫn, tàn bạo, phúc hậu, phúc đức, bất nhân, bạo tàn, hung hãn, thương người như thể thương thân.
b) trung thực, trung hậu, thành thực, dối trá, gian dối, thành thật, thành tâm, thật thà, chân thật, thẳng thắn, lừa đảo, lừa thầy phản bạn, lừa lọc, cây ngay không sợ chết đứng.
c) dũng cảm, anh dũng, gan dạ, anh hùng, can đảm, gan góc, hèn nhát, nhút nhát, nhát gan, bạo dạn, dám nghĩ dám làm, hèn yếu, bạc nhược, nhu nhược, vào sinh ra tử.
Từ trung tâm
Đồng nghĩa
Trái nghĩa
 nhân hậu 
 trung thực 
 dũng cảm 
Bài 2 : Tìm từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh các từ ngữ sau:
 - Ở .... gặp lành.
- Thương .... như thể thương thân.
- Cây ... không sợ chết đứng.
- Tốt .... hơn tốt nước sơn.
- Tốt ... hơn lành áo.
- Đói cho ... , rách cho thơm.
IV Củng cố dặn dò
- GV nêu lại ND bài
- GV nhận xét giờ học
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ... ........................ 
Thứ sáu ngày 9 tháng 12 năm 2011
Đ/C Hoàng Văn Bình dạy
Trình độ 2
Trình độ 5
Môn
Tên bài
Ôn Toán
 LUYỆN TẬP CHUNG
Ôn Toán
 GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ
 PHẦN TRĂM
I. Mục đích- yêu cầu
-Củng cố cho HS cách vận dụng bảng trừ đã học để tính nhẩm.
- Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100.
- Biết tính giá trị của biểu thức số có đến hai dấu phép tính.
- Biết giải toán với các số có kèm đơn vị cm.
- Biết viết số thập phân thành tỉ số phần trăm, tính tỉ số phần trăm của hai số, giả toán có lời văn liên quan đến tỉ số phần trăm
* HS yếu làm được bài tập 1, 2 (VBT trang 91)
* HS trung bình làm được bài tập 1, 2, 3 (VBT trang 91)
* HS khá giỏi làm được cả ba bài tập 1, 2, 3, 4 (VBT trang 91 + 92)
II. Đ Dùng 
- VBT
- VBT
III.Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ: 
- KT VBT của HS
B. Bài ôn:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: ( VBT/ 77)
-Giáo viên quan sát, giúp đỡ HS.
18 - 9 = 9 15 – 6 = 9 
 11 - 7 = 4 15 - 7 = 8 
 17 - 9 = 8 15 – 8 = 7 
 12 - 8 = 4 13 - 9 = 4
16 - 9 = 7 
Bài2: ( VBT/ 77)
- Tìm x
a. x +18 = 50 
 x = 50 - 18 
 x = 32 
x - 35 = 25 
 x = 25 + 35
 x = 60
 60 - x = 27 
 x = 60 - 27
 x = 33
 Bài 3: ( VBT/ 77) 
- Hướng dẫn tóm tắt và giải bài toán 
- 1 em đọc đề toán 
Tóm tắt
Chị cao : 15 dm
Em thấp hơn chị : 6 dm
Em cao : dm ?
Bài giải
Chiều cao của em là :
15 - 6 = 9( dm )
 Đáp số : 48 dm
A. Kiểm tra bài cũ: 
- KT VBT của HS
B. Bài ôn:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: (Tr. 91). Viết thành tỉ số phần trăm (theo mẫu):
a. 0,37 = 37%; b. 0,2324 = 23,24%
c. 1,282 = 128,2%
Bài 2: (Tr. 91). Tính tỉ số phần trăm của hai số:
a. 8 và 40
 8 : 40 = 0,2; 0,2 100 = 20%
b. 40 v à 8
40 : 8 = 5 ; 5 100 = 500%
c. 9,25 và 25
9,25 : 25 = 0,37; 0,37 100 = 37%
Bài 3: (Tr. 91). Tính tỉ số phần trăm của hai số (theo mẫu):
 Giải: 
a.17 và 18 
17 : 18 = 0,9444... = 94,44%
b. 62 và 17
62 : 17 = 3,6470= 364,70%
c. 16 và 24
16 : 24 = 0,6666= 66,66%
Bài 4: (Tr. 92). Toán có lời văn
 Giải: 
Tỉ số phần trăm giữa số học sinh thích tập bơi so với học sinh cả lớp 5B là: 
24 : 32 = 75%
 Đáp số: 75%
IV Củng cố dặn dò
- GV nêu lại ND bài
- Nhận xét giờ học.
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2:
Trình độ 2
Trình độ 5
Môn
Tên bài
Ôn:Tập làm văn 
CHIA VUI - KỂ VỀ 
ANH CHỊ EM
Ôn:Tập làm văn
LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
I. Mục đích- yêu cầu
- Biết nói lời chia vui (chúc mừng ) hợp với tình huống giao tiếp ( BT1, BT2).
- Viết đợc đoạn văn ngắn kể về anh, chị, em ( BT3).
- Giáo dục học sinh tình cảm đẹp đẽ giữa anh, chị, em trong gia đình.
- HS thực hành viết được 1 bài văn tả 1 em bé đang tuổi tập nói, tập đi.
* HS yếu và HS trung bình viết được bài văn tả em bé đang tuổi tập nói, tập đi có đủ ba phần.
* HS khá giỏi viết được bài văn tả em bé đang tuổi tập nói, tập đi có đủ ba phần trong đó có sử dụng biện pháp nghệ thuật.
II. Đ Dùng 
III.Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ: 
- KT VBT của HS
B. Bài ôn:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1:
- Giáo viên nhắc học sinh nói lời chia vui 1 cách tự nhiên thể hiện thái độ vui mừng 
+ Em chúc mừng chị . Chúc chị sang năm đạt giải nhất 
Bài 2:
-GV nêu yêu cầu giải thích : Em cần nói lời của em chúc mừng chị Liên ( không nhắc lại lời của bạn Nam )
- Chúc mừng chị đạt giải nhất 
- Chúc chị sang năm sẽ đạt giải cao hơn .
- Chị ơi! Chị giỏi quá! Em rất tự hào về chị. Em mong chị năm tới sẽ đạt thành tích cao hơn. 
Bài 3: 
- Viết 3 - 4 câu kể về anh chị em của em.
* Em giới thiệu tên người ấy , những đặc điểm về hình dáng, tính tình của người ấy 
A. Kiểm tra bài cũ: 
- KT VBT của HS
B. Bài ôn:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn làm bài tập
- HS viết bài theo nhóm đối tượng.
1. Mở bài: Giới thiệu ffược em bé diịnh tả là em bé nào? Con nhà ai?
2. Thân bài:
a. tả hình dáng: (khuôn mặt, răng, tóc,
b. Tả tính tình; (thông qua cử chỉ, hành động tập nói, tập đi)
3. Kết luận: nêu nhận xét của bản thân vè em bé vừa tả.
IV Củng cố dặn dò
- GV nêu lại ND bài
- GV nhận xét giờ học
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 4: Hoạt động ngoài giờ lên lớp
CHỦ ĐỀ THÁNG 11: TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO
TUẦN 4: HÁT NHỮNG BÀI HÁT VỀ THÀY CÔ. TỔNG KẾT CHỦ ĐỀ
 NHẬN XÉT CUỐI TUẦN
I. Mục đích - yêu cầu:
- Giúp học sinh củng cố những hiểu biết của mình về chủ đề “ Tôn sư trọng đạo” Giúp HS nhận thức được công lao dạy dỗ của các thầy, cô giáo.
- GD tình cảm tôn trọng, kính yêu và biết ơn thầy giáo, cô giáo.
- Thể hiện lòng biết ơn thông qua các hoạt động văn nghệ chào mừng 20.11.
- Đánh giá ưu, nhược điểm tuần qua, đề ra phương hướng hoạt động tuần sau.
II. Thời gian: 35 phút.
III. Địa điểm: Ngoài sân trường.
IV. Đối tượng: HS lớp 2+ 5; số lượng cả lớp.
V. Chuẩn bị: Một số bài hát múa ca ngợi thầy cô.
VI. Nội dung hoạt động:
1. Hoạt động 1: HS chơi trò chơi “ Thi kể tên những bài hát ca ngợi về thầy cô và mái trường”( Thời gian 10 phút)
- Gv chia nhóm: 2 nhóm
- GV nêu tên trò chơi.
- Nêu luật chơi, cách chơi: Các nhóm thi viết tên các bài hát ca ngợi về thày cô và mái trường vào bảng nhóm trong thời gian 3 phút, mỗi tên bài hát viết đúng sẽ được 10 điểm, Kết thúc trò chơi nhóm nào được nhiều điểm nhất nhóm đó sẽ thắng cuộc, nhóm thua cuộc sẽ phải chọn hát và múa biểu diễn trước lớp 1bài trong những bài hát mà nhóm mình vừa tim được. 
- HS chơi trò chơi.
- GV nhận xét, đánh giá- biểu dương.
2. Hoạt động 2: HS thi hát những bài hát ca ngợi về thầy cô và mái trường”- Tổng kết chủ đề( Thời gian 15 phút)
a. HS thi hát những bài hát ca ngợi về thầy cô và mái trường
- GV chia lớp thành 2 đội chơi, mỗi đội sẽ lựa chọn 1 bài hát trong số những bài hát vừa nêu ở trò chơi trong hoạt động 1sau đó thảo luận sáng tác các động tác múa phụ hoạ theo lời ca để biểu diễn trước lớp.
- Đội chơi nào sáng tác và biểu diễn các động tác phụ hoạ hay, hợp với lời ca, biểu diễn tự nhiên đội đó sẽ thắng cuộc.
- Tổng kết trò chơi- nhận xét biểu dương đội thắng cuộc.
b. Tổng kết chủ đề
* Tháng vừa qua chúng ta tổ chức HĐNGLL theo chủ đề gì? ( Chủ đề Tôn sư trọng đạo”)
? Em đã làm gi để tỏ lòng biết ơn công lao của các thaỳ cô giáo đã dạy dỗ mình ? ( Học tập tốt...)
* GV Hướng dẫn học sinh tổng kết chủ đề: 
+ Ưu điểm:- Học sinh thực hiện tốt các hoạt động của chủ đề...
+ Nhược điểm: Một số ít em chưa tích cực trong hopạt động.
+ Bình xét Biểu dương cá nhân, tổ lập nhiều thành tích xuất sắc trong tháng: Thu, Tâm, Trang..
- GV nhắc nhở học sinh tích cực thi đua học tập, yêu trường, yêu lớp, thực hiện tốt 4 nhiệm vụ của người học sinh.
3. Hoạt động 3: Nhận xét cuối tuần, nêu phương hướng tuần sau. ( Thời gian 10 phút)
- Gv cho các tổ tự nhận xét về các hoạt động của tổ mình trong tuần qua:
+ Ưu điểm: - học sinh đi học đều, đúng giờ, trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài: Thu, Tâm, Trang Tuyển.
+ Nhược điểm:- Nhận Thức còn chậm: Nên; Chữ viết còn xấu Chiển
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung cho nhóm bạn.
- Gv nhận xét đánh giá rút kinh nghiệm tuần qua.
+ Biểu dương những tổ và cá nhân có thành tích tốt trong học tập và các hoạt động.
- Nêu phương hướng tuần sau.
+ Duy trì tốt các nề nếp học tập và các hoạt động ngoại khoá .
+ Phát huy tốt những ưu điểm đã đạt được khắc phục và chấm dứt những tồn tại.
+ Lao động Vệ sinh, tu sửa làm đẹp quang cảnh trường lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuấn16.doc