Giáo án lớp ghép 4, 5 - Tuần 12 - Nguyễn Đức Hùng

Giáo án lớp ghép 4, 5 - Tuần 12 - Nguyễn Đức Hùng

Bài: “VUA TÀU THỦY” BẠCH THÁI BƯỞI

I. Mục tiêu:

Ở tiết học này, HS:

- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm bài văn.

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lưc và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng. (CH1,2,4 SGK).

- HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 3 SGK.

- KNS: Xác định giá trị; Tự nhận thức bản thân; Đặt mục tiêu.

II. Đồ dùng dạy - học:

 -Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc.Tranh minh họa SGK

 

doc 40 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 481Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp ghép 4, 5 - Tuần 12 - Nguyễn Đức Hùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Thứ hai ngày 7 tháng 11 năm 2011
Môn: TẬP ĐỌC
Tiết 23 	Bài: “VUA TÀU THỦY” BẠCH THÁI BƯỞI
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS:
- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm bài văn.
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lưc và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng. (CH1,2,4 SGK). 
- HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 3 SGK.
- KNS: Xác định giá trị; Tự nhận thức bản thân; Đặt mục tiêu.
II. Đồ dùng dạy - học:
 -Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc.Tranh minh họa SGK
III. Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức.
-Chuyển tiết.
2. Kiểm tra:
3. Bài mới:
 HĐ 1. Giới thiệu bài:
-Em biết gì về nhân vật trong tranh minh hoạ? 
 -Câu chuyện về vua tàu thuỷ Bạch Thái Bưởi như thế nào? Các em cùng học bài để biết về nhà kinh doanh tài ba, một nhân vật nổi tiếng trong giới kinh doanh Vịêt Nam, người đã tự mình hoạt động vươn lên thành người thành đạt.
HĐ 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
* Luyện đọc cá nhân:
- GV đọc mẫu toàn bài: 
- Bài văn có thể chia làm mấy đoạn?
- GV gọi 4 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp. 
- GV kết hợp sửa sai từ HS phát âm sai, yêu cầu HS phát hiện từ các bạn đọc sai, GV hệ thống ghi bảng một số từ trọng tâm cần sửa chữa, luyện đọc cho học sinh.
- HD luyện đọc các câu văn dài.
- GV gọi 4 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp.
- Gợi ý HS giải nghĩa từ.
* Đọc theo nhóm.
- GV giao nhiệm vụ và nội dung đọc cho HS mỗi nhóm, thời gian 2 phút.
- Yêu cầu đại diện các nhóm cử người đọc cá nhân, nhóm.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
HĐ 3. Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn và thảo luận để trả lời câu hỏi:
- Ghi nội dung chính của bài.
HĐ 4. HD luyện tập giọng đọc phù hợp với nội dung bài:
- Yêu cầu 4 HS đọc tiếp nối từng đoạn của bài. HS cả lớp theo dõi tìm giọng đọc phù hợp với nội dung bài.
- GV đính lên bảng đoạn văn HDHS luyện đọc.
- Tổ chức cho HS luyện đọc theo nội dung bài (HD cách ngắt nghỉ, nhấn giọng).
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm theo nhóm.
- Nhận xét và khen nhóm đọc tốt.
4. Củng cố, dặn dò:
+ Qua bài tập đọc, em học được điều gì ở Bạch Thái Bưởi?
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị trước bài sau.
-Nhận xét tiết học.
- Quan sát tranh và nêu: Đây là ông chủ công ty Bạch Thái Bưởi, người được mệnh danh là ông vua tàu thuy.
-Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- HS theo dõi và đọc thầm theo.
- HS nêu: 4 đoạn
- HS nối tiếp nhau đọc 1 lượt. HS khác theo dõi nhận xét.
- HS luyện đọc từ khó: quẩy gánh hàng rong, diễn thuyết
-HS nối tiếp nhau đọc theo trình tự.
- HS nối tiếp nhau đọc 1 lượt.
- HS đọc nghĩa của từ ở SGK.
- HS đọc theo nhóm đôi mỗi em đọc một đoạn.
- Thực hiện đọc cá nhân, nhóm.
- 1 HS đọc. Cả lớp đọc thầm theo.
- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi:
- 4 HS tiếp nối nhau đọc và tìm giọng đọc:
- Lắng nghe và luyện đọc cá nhân, nhóm.
- HS nêu.
- Lắng nghe và thực hiện.
Môn: TOÁN
Tiết 56 	Bài: NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT TỔNG
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS:
- Biết thực hiện phép nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số.
- Bài tập cần làm: Bài 1; 2 (a 1 ý), (b 1 ý); bài 3.
- HS yêu thích học toán
-KNS: Tư duy sáng tạo; hợp tác; quản gian.
II. Đồ dùng dạy - học:
 -Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 1.
III. Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số, HS hát đầu giờ.
2. Kiểm tra:
- Gọi 4 HS lên bảng làm bài tập:
 1 m = dm ..cm 
45 m = ..dm ; 30000 cm = m 
 912 dm = ..cm 
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: 
HĐ 1. Giới thiệu bài:
- Trong giờ học toán hôm nay, các em sẽ học cách thực hiện nhân một số với một tổng theo nhiều cách khác nhau.
HĐ 2. HD HS Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức:
-Yêu cầu HS tính giá trị của 2 biểu thức:
4 x ( 3 + 5) và 4 x 3 + 4 x 5
+ So sánh giá trị của 2 biểu thức trên.
-Vậy ta có: 4 x ( 3+ 5) = 4 x 3 + 4 x 5
HĐ 3. Xây dựng quy tắc nhân một số với một tổng 
 - Khi thực hiện nhân một số với một tổng, chúng ta có thể thực hiện như thế nào ?
+ Gợi ý HS viết biểu thức tổng quát.
HĐ 4. Luyện tập , thực hành
Bài 1:
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
+ Chúng ta phải tính giá trị của các biểu thức nào ?
- Nếu a = 4, b = 5, c = 2 thì giá trị của 2 biểu thức như thế nào với nhau ?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- GV nhận xét, đánh giá.
Bài 2:
+ Bài tập a yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Để tính giá trị của biểu thức theo 2 cách ta phải áp dụng quy tắc một số nhân với một tổng.
- Cho HS thực hiện: 36 x (7+3)
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- Trong 2 cách tính trên, em thấy cách nào thuận tiện hơn ?
- Viết lên bảng bài 2b: 5 x 38 + 5 x 62 
- Trong 2 cách làm trên, cách nào thuận tiện hơn, vì sao ?
-Nhận xét và sửa cho HS.
Bài 3:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập. 
- Yêu cầu HS tính giá trị của hai biểu thức trong bài.
+ Giá trị của 2 biểu thức như thế nào so với nhau?
+ Biểu thức thứ nhất có dạng như thế nào?
+ Biểu thức thứ hai có dạng như thế nào?
+ Có nhận xét gì về các thừa số của các tích trong biểu thức thứ 2 so với các số trong biểu thức thứ nhất.
+ Vậy khi thực hiện nhân một tổng với một số, ta có thể làm thế nào ?
 - Yêu cầu HS ghi nhớ quy tắc nhân một tổng với một số .
4. Củng cố, dặn dò:
- Muốn nhân một số nhân với một tổng, một tổng nhân với một số ta làm thế nào?
-2 HS nêu trước lớp , HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Dặn dò HS về nhà có thể làm các bài tập còn lại trong bài. Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
-HS hát tập thể.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Cùng GV nhận xét, đánh giá.
-2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào nháp.
4 x (3 + 5) = 4 x 8 4 x 3 + 4 x 5 =12 + 20 
 = 32 = 32
+ Bằng nhau. 
+ Khi nhân một số với một tổng, ta có thể nhân số đó với từng số hạng của tổng, rồi cộng các kết quả với nhau.
- HS nêu: a x (b + c) = a x b + a x c
-HS nêu.
- a x (b+ c) và a x b + a x c
+ Bằng nhau và cùng bằng 28.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
- Cùng GV nhận xét, điều chỉnh.
-Tính giá trị của biểu thức theo 2 cách.
-HS nghe.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
 36 x (7 + 3) = 36 x 10 = 360
- HS nêu.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào nháp 
 + HS nêu.
- HS nêu yêu cầu bài tập. 
-1 HS lên bảng, HS cả lớp làm bài vào vở: ( 3 + 5) x 4 v 3 x4 + 5 x4
 8 x 4 = 32 12 + 20 = 32
- Bằng nhau.
- Có dạng một tổng nhân với một số.
- Là tổng của 2 tích.
- Các tích trong biểu thức thứ hai là tích của từng số hạng trong tổng của biểu thức thứ nhất với số thứ ba của biểu thức này.
- Có thể lấy từng số hạng của tổng nhân với số đó rồi cộng các kết quả lại với nhau.
- HS nêu.
- Lắng nghe và thực hiện.
Môn: ĐẠO ĐỨC
Tiết 12 	Bài: HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ 
(Tiết 1)
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS:
- Biết được con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình.
- Biết thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ bằng một số việc làm cụ thể trong cuộc sống hàng ngày ở gia đình.
- Hiểu được con cháu có bổn phận hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình.
- KNS: Xác định giá trị tình cảm của ông bà, cha mẹ dành cho con cháu; Lắng nghe lời dạy bảo của ông bà, cha mẹ; Thể hiện tình cảm yêu thương của mình với ông bà, cha mẹ.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh minh họa truyện “phần thưởng”.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định tổ chức:
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra:
- GV nêu yêu cầu kiểm tra:
+ Nêu phần ghi nhớ của bài “Tiết kiệm thời giờ”.
+ Hãy trình bày thời gian biểu hằng ngày của bản thân.
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
HĐ 1. Giới thiệu bài: 
- Cho HS hát tập thể bài “Cho con”- Nhạc và lời: Phạm Trọng Cầu.
+ Bài hát nói về điều gì?
+ Em có cảm nghĩ gì về tình thương yêu, che chở của cha mẹ đối với mình? Là người con trong gia đình, Em có thể làm gì để cha mẹ vui lòng?
- Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng.
HĐ 2. Thảo luận tiểu phẩm “Phần thưởng”.
- Cho đọc HS tiểu phẩm “Phần thưởng”.
+ Vì sao em lại tặng “bà” gói bánh ngon em vừa được thưởng?
+ Em có nhận xét gì về việc làm của bạn Hưng trong câu chuyện ?
+ “Bà” cảm thấy thế nào trước việc làm của đứa cháu đối với mình?
+ Chúng ta phải đối xử với ông bà, cha mẹ như thế nào ? vì sao ?
- GV kết luận.
HĐ 3. Thảo luận nhóm 
 - GV nêu yêu cầu của bài tập 1.
 + Cho HS thảo luận nhóm để nêu cách ứng xử của các bạn trong các tình huống sau là đúng hay sai? Vì sao?
a. Mẹ mệt, bố đi làm mãi chưa về. Sinh vùng vằng, bực bội vì chẳng có ai đưa Sinh đến nhà bạn dự sinh nhật.
b. Hôm nào đi làm về, mẹ cũng thấy Loan đã chuẩn bị sẵn chậu nước, khăn mặt để mẹ rửa cho mát. Loan còn nhanh nhảu giúp mẹ mang túi vào nhà.
c. Bố Hoàng vừa đi làm về, rất mệt. Hoàng chạy ra tận cửa đón và hỏi ngay: “Bố có nhớ mua truyện tranh cho con không?”
d. Sau giờ học nhóm, Nhâm và bạn Minh đang đùa với nhau. Chợt nghe tiếng bà ngoại ho ở phòng bên, Nhâm vội chạy sang vuốt ngực cho bà.
- GV mời đại diện các nhóm trình bày.
- GV kết luận:
+ Việc làm của các bạn Loan (Tình huống b); Nhâm (Tình huống d) thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
+ Việc làm của bạn Sinh (Tình huống a) và bạn Hoàng (Tình huống c) là chưa quan tâm đến ông bà, cha mẹ.
HĐ 4. Thảo luận nhóm 
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
+ Hãy đặt tên cho mỗi tranh (SGK/19) và nhận xét về việc làm của nhỏ trong tranh.
- GV kết luận về nội dung các bức tranh và khen các nhóm HS đã đặt tên tranh phù hợp.
- Cho HS đọc ghi nhớ.
4. Củng cố, dặn dò:
- Về nhà xem lại bài và phải biết hiếu thảo với ông ba, cha mẹ . 
- Chuẩn bị bài tập 5- 6 (SGK/20).
Bài tập 5: Em hãy sưu tầm truyện, thơ, bài hát, các câu ca dao, tục ngữ nói về lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; Bài tập 6: Hãy viết, vẽ hoặc kể chuyện về chủ đề hiếu thảo với ông bà, cha mẹ
- Nhận xét tiết học. 
-HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Cùng GV nhận xét, đánh giá.
- Thực hiện.
- Hs nêu.
- Nhắc lại tiêu đề bài.
- 1 HS đọc. Cả lớp đọc thầm và thảo luận để trả lời câu hỏi.
+ Vì Hưng yêu kính bà, chăm sóc bà.
+ Hưng là một đứa cháu hiếu thảo
+ Bà Hưng sẽ rất sung sướng và vui.
+ Chúng ta phải biết hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. Vì ông bà, cha mẹ là những người đã sinh  ... oạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức.
- Kiểm tra sĩ số, HS hát đầu giờ.
2. Kiểm tra:
- Kiểm tra sự chuẩn bị giấy bút của HS.
3. Bài mới
HĐ 1. Giới thiệu bài:
- Nêu yêu cầu tiết học, viết đề bài lên bảng.
 HĐ 2. HD HS làm bài.
- Dùng 1 trong 3 đề gợi ý trang 124, SGK để làm đề bài kiểm tra cho HS .
- Gọi HS đọc đề bài trong SGK yêu cầu HS lựa chọn một đề để làm.
HĐ 3. Thực hành viết bài
- Cho HS viết bài.
-Thu, chấm một số bài.
4. Củng cố, dặn dò:
- Về nhà xem lại bài. Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- HS nhắc lại đề bài.
- HS đọc:
+ Đề 1: Kể một cau chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về một người có tấm lòng nhân hậu.
+ Đề 2: Kể lại câu chuyện “Nổi dằn vặt An-ddray-ca” lời của cậu bé.
+ Đề 3: Kể lại câu chuyện “Vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi” bằng lời của người Pháp hoặc người Hoa.
- HS viết bài vào giấy kiểm tra.
- Lắng nghe và thực hiện.
Môn: TOÁN 
 Tiết 60 	Bài: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS:
- Thực hiện được phép nhân với số có hai chữ số. Vận dụng được vào giải bài toán có phép nhân với số có hai chữ số.
- Bài tập cần làm: Bài 1; bài 2 cột 1,2; bài 3.
- KNS: Tư duy sáng tạo; hợp tác; quản lý thời gian.	
II. Đồ dùng dạy - học:
- Viết sẵn bài tập 2 vào bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức.
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra:
- Gọi HS lên bảng cho làm các bài tập, kiểm tra vở bài tập về nhà của một số HS khác. 
- Nhận xét, đnáh giá.
3. Bài mới :
 HĐ 1. Giới thiệu bài 
- Nêu yêu cầu của tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng.
HĐ 2. Hướng dẫn luyện tập. 
Bài 1.
- Yêu cầu HS tự đặt tính rồi tính.
- Gọi HS lên bảng.
- GV chữa bài và yêu cầu HS nêu rõ cách tính của mình.
- Nhận xét, cho điểm HS.
Bài 2 
- Kẻ bảng số như bài tập lên bảng, yêu cầu HS nêu nội dung của từng dòng trong bảng .
+ Làm thế nào để tìm được số điền vào ô trống trong bảng ?
+ Điền số nào vào ô trống thứ nhất ?
- Yêu cầu HS điền tiếp vào các phần ô trống còn lại.
- GV chữa bài.
Bài 3
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
+ Bài toán cho ta biết gì?
+ Bài toán bắt ta tìm gi?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
 - GV nhận xét , cho điểm HS. 
4. Củng cố, dặn dò :
- Dặn dò HS về nhà có thể làm thêm bài tập 1, 2 ở vở bài tập. Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét giờ học.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét.
1122 x 19 = 21318 256 x 36 = 9216
- Đặt tính rồi tính
- HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào bảng con.
x
x
 17 428 
 86 39
 102 3852 
 136 1284 
 1462 16692 
- Dòng trên cho biết giá trị của m , dòng dưới là giá trị của biểu thức: m x 78.
+ Thay giá trị của m vào biểu thức để tính giá trị của biểu thức này, được bao nhiêu viết vào ô trống tương ứng.
+ Với m = 3 thì a x 78 = 3 x 78 = 234, vậy điền vào ô trống thứ nhất số 234.
- HS làm bài sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau .
 m
 3 
 30
 m x 78
3 x78= 234
30 x 78= 2340
- HS đọc.
+ 1 phút: 75 lần
+ 24 giờ:  lần ?
- HS lên bảng. Cả lớp làm vào vở
 Bài giải
Số lần tim người đó đập trong 1 giờ là :
75 x 60 = 4500 ( lần )
Số lần tim người đó đập trong 24 giờ là
4500 x 24 = 108 000 ( lần )
 Đáp số : 108 000 lần
Môn: KĨ THUẬT
Tiết 12 	Bài: KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI
BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT THƯA
 (tiết 3)
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS:
- Biết cách khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa.
- Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm. 
- Với các HS khéo tay: Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu ít bị dúm. 
- KNS: Tự phục vụ; hợp tác; quản lý thời gian, lắng nghe tích cực.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Mẫu đường gấp mép vải được khâu viền bằng các mũi khâu đột có kích thước đủ lớn và một số sản phẩm có đường khâu viền đường gấp mép vải bằng khâu đột hoặc may bằng máy (quần, áo, vỏ gối, túi xách tay bằng vải ).
- Bộ dụng cụ kĩ thuật cắt may, thêu lớp 4.
III. Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định tổ chức.
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra: 
- Kiểm tra dụng cụ học tập.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Dạy bài mới:
HĐ 1. Giới thiệu bài: 
Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng. 
HĐ 2. HD HS thực hành khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa.
- GV gọi HS nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện các thao tác gấp mép vải.
- GV nhận xét, sử dụng tranh quy trình để nêu cách gấp mép vải và cách khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột qua hai bước:
+ Bước 1: Gấp mép vải.
+ Bước 2: Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. 
- GV nhắc lại và hướng dẫn thêm một số điểm lưu ý đã nêu ở tiết 1.
- GV tổ chức cho HS thực hành và nêu thời gian hoàn thành sản phẩm.
- GV quan sát uốn nắn thao tác cho những HS còn lúng túng hoặc chưa thực hiện đúng. 
HĐ 3. Đánh giá kết quả học tập của HS.
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành.
- GV nêu tiêu chẩn đánh giá sản phẩm:
+ Gấp được mép vải. Đường gấp mép vải tương đối thẳng, phẳng, đúng kỹ thuật.
+ Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột. 
+ Mũi khâu tương đối đều, thẳng, không bị dúm.
+ Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định.
- GV nhận xét và đánh giá kết quả học tập của HS.
4. Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần học tập và kết quả thực hành của HS.
-Hướng dẫn HS về nhà đọc trước và chuẩn bị vật liệu, dụng cụ theo SGK để học bài “Cắt, khâu túi rút dây”. 
- Nhận xét tiết học. 
-HS nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện các thao tác gấp mép vải.
-HS theo dõi.
- Thực hiện.
- Quan sát, ghi nhớ.
-HS thực hành.
-HS trưng bày sản phẩm .
-HS tự đánh giá các sản phẩm theo các tiêu chuẩn trên.
-Lắng nghe và điều chỉnh.
- Lắng nghe và thực hiện.
 Môn: ĐỊA LÍ
Tiết 12 	Bài: ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS:
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, sông ngòi của đồng bằng Bắc Bộ:
+ Đồng bằng Bắc Bộ do phù sa của sông và sông Thái Bình bồi đắp nên; đây là đồng bằng lớn thứ hai nước ta. 
+ Đồng bằng Bắc Bộ có dạng hình tam giác, với đỉnh ở Việt trì, cạnh đáy là đường bờ biển.
+ Đồng bằng Bắc Bộ có bề mặt khá bằng phẳng, nhiều sông ngòi, có hệ thống đê ngăn lũ.
- Nhận biết được vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam.
- Chỉ một số sông chính trên bản đồ (lược đồ): Sông Hồng, sông Thái Bình.
- HS khá giỏi dựa vào SGK mô tả đồng bằng Bắc Bộ: Đồng bằng bằng phẳng với nhiều mảnh ruộng, sông uốn khúc, có đê và mương dẫn nước. Nêu được tác dụng của hệ thống đê ở đồng bằng Bắc Bộ.
- KNS: Tìm kiếm và xử lý thông tin; hợp tác; quản lý thời gian.
II. Đồ dùng dạy - học:
-Bản đồ Địa lí tự nhiên VN .
-Tranh, ảnh về đồng bằng Bắc Bộ, sông Hồng, đê ven sông.
III. Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức.
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra:
- Nêu đặc điểm thiên nhiên ở Hoàng Liên Sơn? 
- Nêu đặc điểm thiên nhiên ở Tây Nguyên? 
- Nêu đặc điểm địa hình ở vùng trung du Bắc Bộ? 
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
HĐ 1.Giới thiệu bài:
HĐ 2. HD tìm hiểu vị trí và hình dạng của đồng bằng Bắc Bộ.
- Treo bản đồ địa lí tự nhiên lên bảng và chỉ vị trí của đồng bằng Bắc Bộ. Yêu cầu HS dựa vào kí hiệu tìm vị trí đồng bằng Bắc Bộ ở lược đồ trong SGK.
- Yêu cầu HS lên bảng chỉ vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ.
- Chỉ bản đồ và nói cho HS biết đồng bằng Bắc Bộ có dạng hình tam giác với đỉnh ở Việt Trì, cạnh đáy là đường bờ biển. 
HĐ 3. Tìm hiểu sự hình thành, diện tích, địa hình
- GV cho HS dựa vào ảnh đồng bằng Bắc Bộ, kênh chữ trong SGK, trả lời các câu hỏi sau:
- Đồng bằng Bắc Bộ do sông nào bồi đắp nên ?
- Đồng bằng có diện tích lớn thứ mấy trong các đồng bằng của nước ta ?
* HS khá, giỏi: Địa hình (bề mặt) của đồng bằng có đặc điểm gì ?
 - GV cho HS lên chỉ bản đồ địa lí Việt Nam về vị trí, giới hạn và mô tả tổng hợp về hình dạng, diện tích, sự hình thành và đặc điểm địa hình của đồng bằng Bắc Bộ .
HĐ 4. HD tìm hiểu về sông ngòi 
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi (quan sát hình 1) của mục 2, sau đó lên bảng chỉ trên bản đồ một số sông của đồng bằng Bắc Bộ .
- GV cho HS liên hệ thực tiễn theo gợi ý + Tại sao sông có tên gọi là sông Hồng ?
- GV chốt ý. 
- Sông Thi Bình do những nhánh sông nào hợp thành ? 
HĐ 5. Tìm hiểu hệ thống đê ngăn lũ:
+ Mùa mưa ở đồng bằng Bắc Bộ trùng với mùa nào trong năm ?
+ Khi mưa nhiều, nước sông, ngòi, hồ, ao như thế nào ?
+ Vào mùa mưa, nước các sông ở đây như thế nào ?
+ Người dân đắp đê ven sông để làm gì?
+ Ngoài việc đắp đê người dân còn làm gì để sử dụng nước các sông cho sản xuất?
+ Để lũ lụt thiên tai không xảy ra chúng ta cần phải làm gì?
- Nêu thêm về tác dụng của hệ thống đê, ảnh hưởng của hệ thống đê đối với việc bồi đắp đồng bằng. Sự cần thiết phải bảo vệ đê ven sông ở đồng bằng Bắc Bộ .
4.Củng cố, dặn dò:
- Cho HS đọc phần bài học. 
- Đồng bằng Bắc Bộ do những sông nào bồi đắp nên? 
- Xem lại bài. Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- HS nêu: Hoàng Liên Sơn là dãy núi cao nhất nước ta, có nhiều đỉnh nhọn sườn dốc, thung lũng hẹp và sâu.
- Tây Nguyên gồm các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau. Ở đây khí hậu có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.
- Trung du Bắc Bộ là vùng đồi với các đỉnh tròn, sườn thoải.
- HS tìm vị trí đồng bằng Bắc Bộ trên lược đồ .
- HS lên bảng chỉ trên bản đồ.
-HS lắng nghe.
-HS đọc thầm SGK và trả lời câu hỏi. HS khác nhận xét.
+ Do sông Hồng và sông Thái Bình.
 + Lớn thứ 2, diện tích: 15000 km, tiếp tục được mở rộng ra biển. 
- Khá bằng phẳng; Có địa hình thấp, bằng phẳng, sông chảy ở đồng bằng thường uốn lượn quanh co. Nhưng có những nơi màu nâu sẫm hơn là làng mạc của người dân.
-HS lên chỉ và mô tả .
-HS quan sát và lên chỉ vào bản đồ.
+ Vì có nhiều phù sa nên quanh năm sông có màu đỏ.
-HS lắng nghe .
- Sông Thái Bình do ba sông: sông Thương, sông Cầu, sông Lục Nam hợp thành. Đoạn cuối sông cũng chia thành nhiều nhánh và đổ ra biển bằng nhiều cửa.
- HS thảo luận cặp
+ Mùa hạ.
+ Nước sông dâng cao thường gây ngập lụt ở đồng bằng, cuốn trôi nhà cửa, phá hoại mùa màng, gây thiệt hại tính mạng và tài sản con người.
+ Nước các sông dâng cao gây lũ lụt.
+ Đắp đê ven sông để ngăn lũ lụt.
+ Đào nhiều kênh, mương để tưới tiêu cho đồng ruộng.
+ Phải đắp đê ven sông và phải bảo vệ đê.
- Thực hiện.
- Nêu ý kiến.
- Lắng nghe và thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • doclop4 tuan 12KNS.doc