Giáo án Luyện Từ & câu 4 - Học kì 1 - GV: Liễu Tàn Dương

Giáo án Luyện Từ & câu 4 - Học kì 1 - GV: Liễu Tàn Dương

TUẦN 1

CẤU TẠO CỦA TIẾNG

I.Mục đích, yêu cầu:

-Nắm được cấu tạo ba phần của tiếng (âm đầu, thanh, vần).Nội dung ghi nhớ.

-Điền được các bộ phận cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ ở bài tập 1(mục III).

 -HS khá, giỏi giải được câu đố ở bài tập 2 (mục III).

-HS luôn có ý thức học tập và vận dụng tốt trong cuộc sống.

II.Đồ dùng dạy- học:

 GV: Sử dụng bảng phụ kẻ sẵn bảng

Tiếng Âm đầu Vần Thanh

 HS:SGK, vở, bút, thước kẻ bảng.

III.Các hoạt động dạy- học:

1.Kiểm tra bài cũ: Không

2.Bài mới:

a.Giới thiệu bài:Nêu tác dụng của LT&C

b.Nội dung bài bạy:

Phần nhận xét:

-Gọi HS đọc yêu cầu 1.

-Yêu cầu HS đếm cá nhân số tiếng trong câu tục ngữ.

-Gọi 2-3 em nêu to trước lớp. (8 tiếng)

-Gọi HS đọc yêu cầu 2.

-Gọi 1 -2 em đánh vần tiếng “ bầu”

-Ghi lại kết quả của HS: bờ; âu; huyền.

-Gọi HS đọc yêu cầu 3. Phân tích cấu tạo tiếng.

-Yêu cầu HS suy nghĩ điền vào bảng, trình bày.

 

doc 59 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 569Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Luyện Từ & câu 4 - Học kì 1 - GV: Liễu Tàn Dương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	TUẦN 1	Ngày dạy: 25/8/2009
CẤU TẠO CỦA TIẾNG
I.Mục đích, yêu cầu:
-Nắm được cấu tạo ba phần của tiếng (âm đầu, thanh, vần).Nội dung ghi nhớ.
-Điền được các bộ phận cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ ở bài tập 1(mục III).
 -HS khá, giỏi giải được câu đố ở bài tập 2 (mục III).
-HS luôn có ý thức học tập và vận dụng tốt trong cuộc sống.
II.Đồ dùng dạy- học: 
 GV: Sử dụng bảng phụ kẻ sẵn bảng
Tiếng
Âm đầu
Vần
Thanh
 HS:SGK, vở, bút, thước kẻ bảng...
III.Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ: Không
2.Bài mới:
a.Giới thiệu bài:Nêu tác dụng của LT&C
b.Nội dung bài bạy:
Phần nhận xét:
-Gọi HS đọc yêu cầu 1.
-Yêu cầu HS đếm cá nhân số tiếng trong câu tục ngữ.
-Gọi 2-3 em nêu to trước lớp. (8 tiếng)
-Gọi HS đọc yêu cầu 2. 
-Gọi 1 -2 em đánh vần tiếng “ bầu”
-Ghi lại kết quả của HS: bờ; âu; huyền.
-Gọi HS đọc yêu cầu 3. Phân tích cấu tạo tiếng.
-Yêu cầu HS suy nghĩ điền vào bảng, trình bày.
-Gọi HS đọc yêu cầu 4. Làm các từ còn lại vào vở bài tập.
-Yêu cầu đổi chéo, kiểm tra bài bạn.
Rút ra ghi nhớ: Tiếng gồm có những bộ phận nào?Tiếng có 3 bộ phận: âm đầu – vần-thanh.
Luyện tập:
Bài tập 1: 
-Gọi 2 -3 HS nêu yêu cầu.
-Yêu cầu HS làm vào VBT sau đó nêu kết quả.
-Nhận xét, ghi điểm.
Bài tập 2: Dánh cho HS khá, giỏi.
-Gọi 2 -3 HS nêu yêu cầu.
-Yêu cầu làm theo nhóm 4 (2 bàn quay lại với nhau).
Giải câu đố: sao; ao.
3.Củng cố dặn dò:
-Gọi 2-3 HS nêu lại ghi nhớ.
-Nhận xét tiết học. Về nhà học ghi nhớ. HTL câu đố và xem trước bài: Luyện tập về cấu tạo của tiếng
-Cả lớp.
-2-3 HS đọc yêu cầu. Lớp lắng nghe.
-Làm việc cá nhân.
-Nghe. Nhận xét.
-2-3 HS đọc yêu cầu. Lớp lắng nghe.
-1 -2 HS đánh vần: bờ- âu – bâu – huyền – bầu.
-2-3 HS đọc yêu cầu. Lớp lắng nghe.
Tiếng
âm
vần
Thanh
Bầu
b
âu
huyền
-Cả lớp làm vào vở nháp.
Trao đổi nhận xét, chữa bài. 
2-3 HS trả lời. Nhận xét.
-2-3 HS đọc yêu cầu. Lớp lắng nghe.
-Làm cá nhân. Nêu kết quả.
- 2-3 HS đọc câu đố.
-Làm theo nhóm. Nêu kết quả.
-Nêu.
-Cả lớp.
	Ngày dạy: 26/8/2009
LUYỆN TẬP VỀ CẤU TẠO CỦA TIẾNG
I/ Mục tiêu:
-Điền được cấu tạo của tiếng theo ba phần đã học(âm đầu ,vần ,thanh)theo bảng mẫu ở bài tập 1.
-Nhận biết được các tiếng có vần giống nhau ở bài tập 2,3
II/ Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng và phần vần
- Bộ xếp chữ, từ đó có thể ghép các con chữ thành các vần khác nhau và các tiếng khác nhau.
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. KTBC:
-Phân tích 3 bộ phận các tiếng trong câu:” Lá lành đùm lá rách”.
- GV ghi kết quả vào bảng lớp.
- GV nhận xét.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn hs làm bài tập:
* Bài tập 1:
-Y/c hs đọc nội dung bài tập
_ Yc hoạt động nhóm 4.
 Khôn ngoan đối đáp người ngoài 
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.
Đâu là âm đầu?
Đâu là vần?
Đâu là thanh? 
* Bài tập 2:
- Yc hoạt động cá nhân.
-Tìm những tiếng bắt vần với nhau trong câu tục ngữ trên?
-Tuyên dương hs tìm nhanh và đúng
* Bài tập 3:
- Yc đọc thầm yêu cầu bài tập 3.
-Tìm các cặp tiếng bắt vần với nhau?
-Cặp tiếng nào bắt vần với nhau hoàn toàn?
-Cặp tiếng nào bắt vần với nhau không hoàn toàn?
* Bài tập 4:
- Gv đọc yc bài tập 4: Qua các bài tập trên, em hiểu thế nào là 2 tiếng bắt vần với nhau?
* Bài tập 5:
- Yc đọc thầm câu đố.
- Gv gợi ý: Đây là câu đố chữ ( ghi tiếng) nên càn tìm lời giải là các chữ ghi tiếng.Câu đố yêu cầu: bớt đầu = bớt âm đầu; bỏ đuôi = bỏ âm cuối. ( út , ú : mập , bút ).
3. Củng cố – dặn dò:
- Tiếng có cấu tạo như thế nào? Những bộ phận nào nhất thiết phải có? Nêu ví dụ.
- Dặn hs xem trước bài tập 2 (LT&C tuần 2/ 17 SGK ).
- HS ghi kết quả vào vở nháp.
Hs làm bài vào vở 
Tiếng
âm
đầu
vần
thanh
Tiếng
âm
đầu
vần
thanh
Khôn
kh
ôn
ngang
cùng
c
ung
huyền
ngoan
ng
oan
ngang
một
m
ôt
nặng
đối
đ
ôi
sắc
mẹ
m
e
nặng
đáp
đ
ap
sắc
chớ
c
ơ
sắc
người
ng
ươi
huyền
hoài
h
oai
huyền
ngoài
ng
oai
huyền
đá
đ
a
sắc
Gà
g
a
huyền
nhau
nh
au
ngang
Tiếng bắt vần: hoài-ngoài
- Các cặp tiếng bắt vần với nhau: choắt-thoắt; xinh - nghênh
- Cặp có vần giống nhau hoàn toàn: choắt-thoắt (oăt)
- Cặp có vần giống nhau không hoàn toàn: xinh-nghênh (inh-ênh)
- Từng nhóm đại diện lên trả lời. Nhóm khác nhận xét.
Hai tiếng bắt vần với nhau là hai tiếng có phần vần giống nhau hoàn toàn hoặc không hoàn toàn
- HS đọc thầm câu đố.
- 2 hs đọc to câu đố.
- HS thi giải đúng, giải nhanh câu đố bằng cách viết ra giấy nộp cho GV khi viết xong.
	TUẦN 2	Ngày dạy: 1/9/2009
MỞ RỘNG VỐN TỪ : NHÂN HẬU , ĐOÀN KẾT
I. Mục đích, yêu cầu: 
 - Biết thêm một số từ ngữ ( gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng) về chủ điểm Thương người như thể thương thân ( BT1, BT4); nắm được cách dùng một số từ có tiếng " nhân" theo 2 nghĩa khác nhau: người, lòng thương người. (BT2, BT3)
 - HS khá, giỏi nêu được ý nghĩa của các câu tục ngữ ở BT4.
 - GD: HS luôn có tấm lòng nhân hậu, thương người và có tinh thần đoàn kết.
II. Đồ dùng dạy- học: 
 Giấy khổ to kẽ sẵn bảng + bút dạ ( đủ dùng theo nhóm ) .
III. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Yêu cầu HS tìm các tiếng chỉ người trong gia đình mà phần vần : 
+ Có 1 âm : cô , ..
+ Có 2 âm : bác , ..
- Nhận xét các từ HS tìm được .
2. Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài –GV ghi đề
 b) Hướng dẫn làm bài tập
 Bài 1 
- Gọi HS đọc yêu cầu .
- Chia HS thành nhóm nhỏ , phát giấy và bút dạ cho trưởng nhóm . Yêu cầu HS tìm từ và viết vào giấy . 
- Yêu cầu 4 nhóm HS dán phiếu lên bảng, GV nhận xét , bổ sung để có một phiếu có số lượng từ tìm được đúng và nhiều nhất .
- Phiếu đúng , các từ ngữ : 
- 2 HS lên bảng , mỗi HS tìm một loại , HS dưới lớp làm vào giấy nháp .
+ Có 1 âm : cô , chú , bố , mẹ , dì , cụ , ..
+ Có 2 âm : bác , thím , anh , em , ông , ..
-HS nghe
- 2 HS đọc thành tiếng yêu cầu trong SGK.
- Hoạt động trong nhóm 4
- Nhận xét , bổ sung các từ ngữ mà nhóm bạn chưa tìm được .
Thể hiện lòng nhân hậu , tình cảm yêu thương đồng loại
Trái nghĩa với nhân hậu hoặc yêu thương
Thể hiện tinh thần đùm bọc , giúp đỡ đồng loại
Trái nghĩa với đùm bọc hoặc giúp đỡ
Mẫu: lòng thương người, lòng nhân ái, lòng vị tha, tình nhân ái, tình thương mến, yêu quý, xót thương, đau xót, tha thứ, độ lượng, bao dung, xót xa, thương cảm .
Mẫu: độc ác, hung ác, nanh ác, tàn ác, tàn bạo, cay độc, độc địa, ác nghiệt, hung dữ, dữ tợn, dữ dằn, bạo tàn, cay nghiệt, nghiệt ngã, ghẻ
lạnh, ..
Mẫu: cưu mang, cứu giúp, cứu trợ, ủng hộ, hổ trợ, bênh vực, bảo vệ, chở che, che chắn, che đỡ, nâng đỡ, nâng niu, 
Mẫu : ức hiếp, ăn hiếp, hà hiếp, bắt nạt, hành hạ, đánh đập, áp bức, bóc
lột, chèn ép,
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu .
- Kẻ sẵn một phần bảng thành 2 cột với nội dung bài tập 2a , 2b .
- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp , làm vào giấy nháp . 
- Gọi HS lên bảng làm bài tập .
- Gọi HS nhận xét , bổ sung .
- Chốt lại lời giải đúng
+ Hỏi HS về nghĩa của các từ ngữ vừa sắp xếp . Nếu HS không giải nghĩa được GV có thể cung cấp cho HS . 
 Bài 3 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu .
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở
- Gọi HS viết các câu mình đã đặt lên bảng 
- Gọi HS khác nhận xét .
 Bài 4: ( Dành cho HS khá, giỏi)
- Gọi HS đọc yêu cầu .
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi về ý nghĩa của từng câu tục ngữ .
- Gọi HS trình bày .GV nhận xét câu trả lời của từng HS .
- Chốt lại lời giải đúng .
Ở hiền gặp lành: khuyên người ta sống hiền lành, nhân hậu, vì sống như vậy sẽ gặp những điều tốt lành, may mắn .
Trâu buộc ghét trâu ăn : chê người có tính xấu, ghen tị khi thấy người khác được hạnh phúc, may mắn .
Một cây làm chẳng .núi cao : khuyên người ta đoàn kết với nhau, đoàn kết tạo nên sức mạnh .
Người trong một nước phải thương nhaucùng 
3. Củng cố, dặn dò:
- Trò chơi đối đáp : Học sinh 2 dãy bàn thi nhau đặt câu có nội dung Nhân hậu – Đoàn kết .
- Nhận xét tiết học .
- Dặn HS về nhà học thuộc các từ ngữ , câu tục ngữ , thành ngữ vừa tìm được và chuẩn bị bài sau: Dấu hai chấm và các câu hỏi SGK.
- Nhận xét , bổ sung bài của bạn. Lời giải .
Tiếng “nhân” có nghĩa là “người ”
“nhân” có nghĩa là “lòng thương người ”
Nhân dân 
 công nhân 
 nhân loại 
 nhân tài
Nhân hậu
nhân đức 
 nhân ái 
 nhân từ
+ Phát biểu theo ý hiểu của mình .
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp .
- HS tự đặt câu . Mỗi HS đặt 2 câu ( 1 câu với từ ở nhóm a và 1 câu với từ ở nhóm b) .
- HS lên bảng chữa bài:
+Câu có chứa tiếng “nhân” có nghĩa là “người”:
Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn .
Bố em là công nhân .
Toàn nhân loại đều căm ghét chiếntranh. 
+ Câu có chứa tiếng “ nhân ” có nghĩa là
 “ lòng thương người ” :
Bà em rất nhân hậu .
Người Việt Nam ta giàu lòng nhân ái .
Mẹ con bà nông dân rất nhân đức .
- 2 HS đọc yêu cầu trong SGK .
- Thảo luận .
- HS tiếp nối nhau trình bày ý kiến của mình 
- HS thực hiện trò chơi 
- HS cả lớp
	Ngày dạy:2/9/2009
DẤU HAI CHẤM
I. Mục đích, yêu cầu: 
 - Hiểu được tác dụng của dấu hai chấm trong câu : Báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước nó.
 - Nhận biết tác dụng của dấu hai chấm (BT1); bước đầu biết dùng dấu hai chấm khi viết văn. 
 - GD:HS có ý thức tốt trong học tập, áp dụng dấu hai chấm để viết văn.
II. Đồ dùng dạy- học: 
Bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ .
III. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Yêu cầu 2 HS lên bảng đọc các từ ngữ đã tìm ở bài 1 và tục ngữ ở bài 4 , tiết luyện từ và câu “ Nhân hậu – đoàn kết ”.
- Nhận xét , cho điểm HS .
2. Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài:
 b) Tìm hiểu ví dụ: 
- Gọi HS đọc yêu cầu 
a) Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi 
+ Trong câu dấu hai chấm có tác dụng gì? Nó dùng phối hợp với dấu câu nào ?
b) , c) Tiến hành tương tự như a).
- Qua các ví dụ a) b) c) em hãy cho biết dấu hai chấm có tác dụng gì ?
- Dấu hai chấm thường phối hợp với những dấu khác khi nào ?
- Kết luận ( như SGK ). 
 c) Ghi nhớ 
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ .
- Chia 4 nhóm cho HS thi nhau điền từ vào chỗ trống cho đủ câu ghi nhớ .GV treo 4 tờ giấy khổ to ( hoặc bảng phụ ) , 2 tờ ghi câu ghi nhớ 1, để trống từ nhân vật, giải thích; 2 tờ ghi câu 2, để trống dấu ngoặc kép, gạch đầu dòng .
- Yêu cầu HS về nhà học thuộc phần Ghi nhớ 
 d) Luyện tập 
 Bài 1 
- Gọi HS đọc yêu cầu và ví dụ 
-  ...  sành - bi - lỗ tròn - đồ đựng lều - chai - vòng - tàu hoả máy bay ...
*Trò chơi: đá bóng, đá cầủ cầu - đấu kiếm - chơi cờ - đu quay - cầu trượt - bán hàng - chơi chuyền - cưỡi ngựa, ...
- 1 HS đọc thành tiếng.
+ 2 em ngồi gần nhau trao đổi, trả lời câu hỏi 
- Tiếp nối phát biểu bổ sung.
a) đá bóng, đấu kiếm, bắn súng, cờ tướng lái máy bay,.. .
- Trò chơi bạn trai thích: búp bê, nhảy dây, nhảy ngựa, chơi chuyền, ăn ô quan, trồng nụ trồng hoa,...
Trò chơi cả bạn trai và bạn gái đều thích thích: thả diều, rước đèn, trò chơi điện tử, xếp hình, cắm trại, đu quay ...
b) Những trò chơi có ích và ích lợi của chúng + thả diều chơi búp bê, Nhảy dây 
c) Những trò chơi có hại và tác hại của chúng Chơi súng nước, đấu kiếm súng cao su 
- Tiếp nối đọc câu mình đặt .
* Em rất hào hứng khi chơi đá bóng.
* Nam rất ham thích thả diều.
* Em gái em rất hích chơi đu quay 
* Nam rất say mê chơi điện tử.
- Tiếp nối nhau phát biểu .
- Lắng nghe .
- Về nhà thực hiện theo ời dặn dò.
	Ngày dạy:2/12/2009
Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi.
I.Mục tiêu: - Nắm được phép lịch sự khi hỏi chuyện người khác: biết thưa gửi, xưng hô phù hợp với quan hệ giữa mình và người được hỏi, tránh những câu hỏi tò mò hoặc làm phiền lòng người khác. 
- Nhận biết được quan hệ giữa các nhân vật, tính cách của nhân vật qua lời đối đáp (BT1, 2 mục III).
 - Gd HS vận dụng vào giao tiếp trong thực tế.
II.Đồ dùng dạy - học:
 - Bài tập 1 viết sẵn trên bảng lớp phần nhận xét.
 - Giấy khổ to và bút dạ.
III. Hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS lên bảng, mỗi học sinh đặt câu dùng từ ngữa miêu tả tình cảm, thái độ của con người khi tham gia các trò chơi.
- Gọi HS dưới lớp đọc tên các trò chơi, đồ chơi mà em biết.
- Nhận xét, kết luận và cho điểm HS 
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu ghi đề.
 b. Tìm hiểu ví dụ:
 Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu học sinh trao đổi và tìm từ ngữ. 
- GV viết câu hỏi lên bảng.
- Mẹ ơi , con tuổi gì ?
- Gọi HS phát biểu. 
- Khi muốn hỏi chuyện người khác, chúng ta cần giữ phép lịch sự như cần thưa gửi, xưng hô cho phù hợp: ơi, ạ, thưa, dạ ...
Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu học sinh trao đổi và đặt câu . 
- Sau mỗi học sinh đặt câu giáo viên cần chú ý sửa lỗi chính tả, cách diễn đạt của học sinh - Khen những học sinh đã biết đặt những câu hỏi lịch sự phù hợp với đối tượng giao tiếp .
Bài 3: - Gọi HS đọc nội dung.
- Theo em, để giữ lịch sự, cần tránh những câu hỏi có nội dung như thế nào ? 
- Để giữ phép lịch sự khi hỏi chyện người khác thì cần chú ý những gì ? 
 Ghi nhớ : 
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ .
* Bài 1 : - Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.
-Yêu cầu 2 học sinh nối tiếp nhau đọc từng phần .
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- Gọi học sinh phát biểu ý kiến, bổ sung cho đến khi nào chính xác.
- Nhận xét, kết luận chung kết luận lời giải đúng.
+ Qua cách hỏi đáp ta biết được điều gì về nhân vật ?
Bài 2 :- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu học sinh tìm câu hỏi trong truyện 
- Gọi HS đọc câu hỏi .
- Yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi .
- Yêu cầu HS phát biểu.
3. Củng cố – dặn dò:
- Làm thế nào để giữ phép lịch sự khi hỏi chuyện người khác ?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà phải luôn có ý thức lịch sự khi nói, hỏi người khác và chuẩn bị bài sau: MRVT: Đồ chơi - trò chơi.
Hoạt động của HS
- 3 HS lên bảng viết.
- Nhận xét câu trả lời và bài làm của bạn.
- 1 HS đọc
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng 2 em ngồi gần nhau trao đổi dùng bút chì gạch chân dưới các từ ngữ thể hiện thái độ lễ phép của con người.
- Lời gọi: Mẹ ơi.
- Lắng nghe .
-1 HS đọc thành tiếng cả lớp đọc thầm.
- Tiếp nối nhau đặt câu:
 a. Đối với thầy cô giáo: 
+Thưa cô, cô có thích mặc áo dài không ạ ?
+ Thưa cô, cô thích mặc áo màu gì nhất ?
b. Đối với bạn bè: 
- Bạn có thích mặc áo đồng phục không ?
- Bạn có thích thả diều không ?
- 2 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- Để giữ phép lịch sự cần tránh những câu hỏi làm phiền lòng người khác, gây cho người khác sự buồn chán.
- Để giữ lịch sự khi hỏi chuyện người khác cần 
- Thưa gửi, xưng hô cho phù hợp với quan hệ của mình và người được hỏi.
+ Tránh những câu hỏi làm phiền lòng người khác.
-1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Suy nghĩ nối tiếp nhau đọc.
a/ Quan hệ giữa hai nhân vật là quan hệ thầy - trò
b/ Quan hệ giữa hai nhân vật là quan hệ thù địch 
- Qua cách hỏi - đáp ta biết được tính cách mối quan hệ của nhân vật.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Suy nghĩ dùng bút chì gạch chân vào các câu hỏi trong truyện ở sách giáo khoa .
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận và trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe.
- Thực hiện theo lời dặn.
	TUẦN 16	Ngày dạy:8/12/2009
Mở rộng vốn từ: Đồ chơi, trò chơi.
I. Mục đích, yêu cầu: 
 - Biết dựa vào mục đích, tác dụng để phân loại một số trò chơi quen thuộc (BT1), tìm được một vài thành ngữ, tục ngữ có nghĩa cho trước liên quan đến chủ điểm (BT2).
 - Bước đầu biết sử dụng một vài thành ngữ, tục ngữ ở BT2 trong tình huống cụ thể. (BT3) 
 - Gd HS yêu thích trò chơi, giữ gìn đồ chơi cẩn thận.
II. Đồ dùng dạy - học: 
 - Tranh minh hoạ các trò chơi dân gian
 - Giấy khổ to kẻ sẵn bảng như BT1 Và BT2.
III. Hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 3 HS lên bảng đặt câu hỏi.
- Gọi HS nhận xét câu của bạn và bài của bạn làm trên bảng xem có đúng mục đích không ? Có giữ phép lich sự không ?
 - Nhận xét, kết luận và cho điểm HS 
2. Bài mới a. Giới thiệu bài:
 b. Hướng dẫn làm bài tập:
 Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm hoàn thành phiếu và giới thiệu với các bạn một số trò chơi mà em biết.
- Gọi nhóm xong trước dán phiếu lên bảng, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ Hãy giới thiệu cho các bạn hiểu về cách thức chơi của một trò chơi mà em biết ?
Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu.
- Phát bút dạ và và giấy cho nhóm 4 HS 
- Yêu cầu học sinh trao đổi trong nhóm để tìm từ, nhóm nào xong trước lên dán phiếu lên bảng.
- Yêu cầu HS nhóm khác nhận xét bổ sung nhóm bạn. 
- Nhận xét kết luận những từ đúng 
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu học sinh hoạt động theo cặp .
+ Xây dụng tình huống.
+ Dùng câu tực ngữ, thành ngữ để khuyên bạn.
- Gọi HS phát biểu, bổ sung ý kiến cho bạn 
kết luận lời giải đúng. 
- Nhận xét kết luận lời giải đúng .
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà làm bài tập 3 và sưu tầm 5 câu tục ngữ, thành ngữ, chuẩn bị bài sau: Câu kể.
- 3 HS lên bảng đặt câu .
+ Một câu với người trên.
+ Một câu với bạn.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Hoạt động trong nhóm học sinh trao đổi thảo luận hoàn thành bài tập trong phiếu .
Rèn luyện sức mạnh
Kéo co , vật 
Rèn luyện khéo léo
Nhảy dây, lò cò,...
Rèn luyện trí tuệ
Cờ tướng, xếp hình 
- 1 HS đọc thành tiếng.
- HS thảo luận nhóm.
- Bổ sung những từ mà nhóm khác chưa có 
- Đọc lại phiếu, viết vào vở.
- 1 HS đọc thành tiếng.
+2 em ngồi gần nhau trao đổi, trả lời câu hỏi 
- Tiếp nối 3 cặp phát biểu , bổ sung .
a/ Em sẽ nới với bạn: Ở chọn nơi, chơi chọn bạn. Cậu nên chọn bạn mà chơi.
- b/ Em sẽ nói: "Cậu hãy xuống ngay đi! Đừng có mà" chơi với lửa như thế!"- c / Em sẽ nói với bạn: "chơi dao có ngày đứt tay" đấy.
- Về nhà thực hiện theo lời dặn dò.
	Ngày dạy:9/12/2009
Câu kể
I. Mục đích, yêu cầu: Sau bài HS hiểu: 
- Hiểu thế nào là câu kể ,tác dụng của câu kể.
- Nhận biết được câu kể trong đoạn văn; biết đặt một vài câu kể để kể, tả, trình bày ý kiến - 
 - Gd HS vận dụng vào giao tiếp ,viết văn.
II. Đồ dùng dạy - học: -Giấy khổ to và bút dạ. Bảng lớp ghi sẵn phần nhận xét BT1.
III. Hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS lên bảng Mỗi HS viết 2 câu thành ngữ và tục ngữ mà em biết .
- Nhận xét câu thành ngữ , tục ngữ của từng HS và cho điểm.
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu ghi đề.
 b. Tìm hiểu ví dụ:
 Bài 1:
-Yêu cầu HS mở SGK đọc nội dung và trả lời câu hỏi .
+ Câu nhưng kho báu ấy ở đâu ? là kiểu câu gì ? Nó được dùng để làm gì ?
- Cuối câu ấy có dấu gì ?
- Gọi HS phát biểu. GV có thể ghi nhanh câu hỏi trên bảng.
Bài 2: + Những câu còn lại trong đoạn văn dùng để làm gì ?
- Cuối mỗi câu ấy có dấu gì ?
Bài 3:- HS đọc nội dung và yêu cầu đề .
- Yêu cầu lớp thảo luận trả lời câu hỏi .
- Gọi HS phát biểu và bổ sung 
+ Hỏi : Câu kể dùng để làm gì ?
+Dấu hiệu nào để nhận biết câu kể ?
 c. Ghi nhớ:
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
- Gọi HS đặt các câu kể .
 d. Hướng dẫn làm bài tập:
 Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung .
- Chia nhóm 4 HS , phát phiếu và bút dạ cho từng nhóm. Yêu cầu HS tự làm bài.
- Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Kết luận về lời giải đúng.
 Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung .-Yêu cầu HS tự làm bài .
- Gọi HS trình bày trước lớp.
-Nhận xét , sửa lỗi , diễn đạt và cho điểm từng HS .
3. Củng cố – dặn dò:
- Hỏi: Nêu tác dụng và dấu hiệu nhận biết câu hỏi.
- Dặn HS về nhà học bài và viết một đoạn văn ngắn (3 đến 5 câu) tả về một thứ đồ chơi mà em thích nhất .
- 3 HS thực hiện viết các câu thành ngữ , tục ngữ .
- 2 HS lên bảng viết.
- HS Lắng nghe.
- Một HS đọc thành tiếng câu văn GV viết trên bảng.
+ Câu văn " nhưng kho báu ấy ở đâu ? " là kiểu câu hỏi , nhằm mục đích hỏi. 
+ Cuối câu có ghi dấu chấm hỏi.
-Nhắc lại .
- Những câu còn lại trong đoạn văn dùng để + Giới thiệu về Bu - ra – ti- no.â + Miêu tả Bu - ra - ti - nô .
+ Kể lại sự việc liên quan đến Bu - ra - ti - nô . 
- Cuối mỗi câu có dấu chấm .
- Một HS đọc thành tiếng .
- 2 HS ngồi cùng bàn thảo luận .
+ Tiếp nối phát biểu bổ sung .
+ Câu kể dùng để : kể , tả hoặc giới thiệu về sự vật , sự việc , nói lên ý kiến hoặc tâm tư , tình cảm của mỗi người .
+ Cuối câu kể có dấu chấm .
- 2 HS đọc thành tiếng.
- Tiếp nối đọc câu mình đặt.
-1 HS đọc thành tiếng.
- Hoạt động trong nhóm theo cặp . HS viết vào nháp .
- Nhận xét, bổ sung.
1 HS đọc thành tiếng.
-Tự viết bài vào vở .
- 5 đến 7 HS trình bày.
+ Ví dụ : a/ Sau mỗi buổi học , em thường giúp mẹ nấu cơm . Em cùng mẹ nhặt rau , gấp quần áo .
b/ Em có chiếc bút máy màu xanh rất đẹp . Nó là món quà mà cô giáo tặng cho em ...
 -Lắng nghe.
- Thực hiện theo lời dặn của giáo viên .
	TUẦN 17	Ngày dạy:15/12/2009
	Ngày dạy:16/12/2009
	TUẦN 18	

Tài liệu đính kèm:

  • docLUYEN TC KHI CKTKN.doc