Giáo án Luyện từ và câu 4 tiết 30: Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi

Giáo án Luyện từ và câu 4 tiết 30: Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi

Tên bài dạy: Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi tiết 30

A.Mục tiêu:

- Nắm được phép lịch sự khi hỏi chuyện người khác: biết thưa gửi, xưng hô phù hợp với quan hệ giữa mình và người được hỏi, tránh những câu chuyện tò mò hoặc làm phiền lòng người khác (ND ghi nhớ)

 - Nhận biết được quan hệ giữa các nhân vật, tính cách của nhân vật qua lời đối đáp (BT1, BT2 mục III)

- Giáo dục HS lịch sự lễ phép trong giao tiếp

B. Chuẩn bị:

- GV : Bảng phụ, phiếu ghi yêu cầu bài tập 1,2

- HS: SGK, VBT

C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc 2 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 1275Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu 4 tiết 30: Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch bài dạy Môn L –T & câu Tuần 15
Ngày soạn: 23 – 11 – 2009
Ngày dạy: 24 – 11 – 2009
Tên bài dạy: Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi tiết 30
Mục tiêu:
- Nắm được phép lịch sự khi hỏi chuyện người khác: biết thưa gửi, xưng hô phù hợp với quan hệ giữa mình và người được hỏi, tránh những câu chuyện tò mò hoặc làm phiền lòng người khác (ND ghi nhớ)
 - Nhận biết được quan hệ giữa các nhân vật, tính cách của nhân vật qua lời đối đáp (BT1, BT2 mục III)
- Giáo dục HS lịch sự lễ phép trong giao tiếp
B. Chuẩn bị:
- GV : Bảng phụ, phiếu ghi yêu cầu bài tập 1,2
- HS: SGK, VBT
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Khởi động 
- Ổn định:
Hát
- Kiểm tra kiến thức cũ: Dùng câu hỏi vào mục đích khác
- Đặt một câu hỏi thể hiện yêu cầu hoặc mong muốn?
- Hs đặt câu
- Tìm từ nghi vấn trong câu hỏi sau: Bạn có thể chờ đến giờ sinh hoạt, chúng mình cùng nói chuyện được không?
-  được không?
- Nhận xét
- Bài mới: Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi
Hoạt động 2:
- Hình thức: nhóm, cá nhân, cả lớp
- HD hs tìm hiểu bài
- 1hs đọc bài tập 1/151 (phần nhận xét)
+ Thảo luận: nhón đôi
Yêu cầu: Tìm câu hỏi trong khỗ thơ dưới đây. Những từ ngữ nào trong câu hỏi thể hiện thái độ lễ phép của người con?
- Câu hỏi: Mẹ ơi, con tuổi gì?
- Lời gọi: Mẹ ơi
+ Cả lớp:
Yêu cầu: Em muốn sở thích của mọi người trong ăn mặc, vui chơi, giải trí. Đặt câu hỏi thích hợp
a) Với cô giáo (thầy giáo)
- Thưa cô, cô có thích mặc áo dài không ạ?
- Thưa cô, cô thích mặc áo màu gì nhất ạ?
b) Với bạn em
- Bạn có thích mặc quần áo đồng phục không?
- Bạn có thích trò chơi đoie65n tử không?
- Bạn có thích thả diều không?
- Bài 3/ tr 152: 
- Theo em để giữ lịch sự, cần tránh hỏi những câu hỏi có nội dung thế nào?
- Để giữ lịch sự, cần tránh những câu hỏi tò mò hoặc làm phiền, phật ý người khác.
- 2hs đọc ghi nhớ
Hoạt động 3:
- Bài 1 tr 152: Hs làm miệng
Yêu cầu: Cách hỏi và đáp trong mỗi đoạn đối thoại thể hiện quan hệ giữa các nhân vật và tính cách của mỗi nhân vật thế nào?
a) Quan hệ giữa hai nhân vật là quan hệ thầy - trò 
- Thầy Khơ-nê hỏi Lu-I rất ân cần, trìu mến, chứng tỏ thầy rất yêu học trò
- Lu-i Pa-xto trả lời thầy rất lễ phép cho thấy cậu là một đứa trẻ ngoan, biết kính trọng thầy giáo
b) Quan hệ giữa hai nhân vật là quan hệ thù địch: tên sĩ quan phát xít cướp nước và cậu bé yêu nước bị giặc bắt.
- Tên sĩ quan phát xít hỏi rất hách dịch, xấc xược, hắn gọi cậu bé là thằng nhóc, mày.
- Cậu bé trả lời trống không vì cậu yêu nước, cậu căm ghét, khinh bỉ tên xâm lược.
- Bài 2/ tr 153: Hs làm vở
Câu các bạn hỏi cụ già
- Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ?
- Nếu hỏi cụ già bằng một trong ba câu hỏi các bạn tự hỏi nhau
- Thưa cụ, chuyện gì xảy ra với cụ thế ạ?
- Thưa cụ, chắc là cụ bị ốm ạ?
- Thưa cụ, có phải cụ đánh mất cái gì không?
- Hỏi như vậy đã phù hợp chưa?
- Những câu hỏi ấy hơi tò mò hoặc chưa tế nhị lắm.
Hoạt động 4: 
+ Trò chơi câu cá:
2 hs
- Làm thế nào để giữ phép lịch sự khi hỏi chuyện người khác.
- Đặt một câu hỏi lịch sự phù hợp với đối tượng giao tiếp.
Tổng kết- Đánh giá
- Nhận xét – Tuyên dương.
- Về nhà làm vở bài tập.
- Chuẩn bị: Mở rộng vốn từ: Đồ chơi, trò chơi.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 30.doc