LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT 37: CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI LÀM GÌ.
I - MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. HS hiểu cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì ?
2. Biết xác định bộ phận chủ ngữ trong câu, biết đặt câu với bộ phận cho sẵn.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Sơ đồ: cấu tạo 2 bộ phận của các câu mẫu.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Bài cũ:
- GV nhận xét.
Bài mới
LUYỆN TỪ VÀ CÂU TIẾT 37: CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI LÀM GÌ. I - MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. HS hiểu cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì ? 2. Biết xác định bộ phận chủ ngữ trong câu, biết đặt câu với bộ phận cho sẵn. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Sơ đồ: cấu tạo 2 bộ phận của các câu mẫu.. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Bài cũ: - GV nhận xét. Bài mới Các hoạt động dạy của GV Các hoạt độïng học của HS Giới thiệu. Hướng dẫn. + Hoạt động 1: Phần nhận xét. - GV chia lớp thành 6 nhóm. Các nhóm đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi. - GV chốt. Bộ phận chủ ngữ. Một đàn ngỗng. Hùng. Thắng. Em Đàn ngỗng. - Chủ ngữ nêu ttên người, con vật. - Chủ ngữ do danh từ, cụm danh từ tạo thành. + Hoạt động 2: Phần ghi nhớ: - GV: Giải thích nội dung ghi nhớ. + Hoạt động 3: Luyện tập Bài tập 1: - HS làm việc cá nhân. - GV chốt ý. (Câu 3, 4, 5, 6, 7, 8) Bộ phận chủ ngữ. Câu 3: Chim chóc. Câu 4: Thanh niên. Câu 5: Phụ nữ. Câu 6: Em nhỏ. Câu 7: Các cụ già. Câu 8: Các bà, các chị. Bài tập 2: - Mỗi em từ đặt câu hỏi với các từ ngữ đã cho làm chủ ngữ. - Từng cặp HS đổi bài chữa lỗi cho nhau. - GV nhận xét. Bài tập 3: - GV yêu cầu HS khá, giỏi làm mẫu nói về hoạt động của người và vật trong tranh được miêu tả. - GV nhận xét. - 1,2 HS đọc đoạn văn và yêu cầu bài tập. - Đại diện nhóm lời. - Cả lớp nhận xét. - 4 HS đọc ghi nhớ. - HS đọc yêu cầu của bài. - HS phát biểu. - HS đọc yêu cầu bài. - Cả lớp đọc thầm. - HS đọc bài của mình. - HS nhận xét. - HS đọc yêu cầu bài. - Cả lớp đọc thầm. HS làm việc cá nhân. HS đọc bài của mình. Củng cố – dặn dò: Nhắc lại nội dung ghi nhớ. Chuẩn bị bài: Mở rộng vốn từ: Tài năng LUYỆN TỪ VÀ CÂU TIẾT 38 : MỞ RỘNG VỐN TỪ : TÀI NĂNG I - MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. MRVT của HS thuộc chủ điểm trí tuệ, tài năng . Biết sử dụng các từ đã học để đặt câu và chuyển các từ đó vào vốn từ tích cực. 2. Biết xác được một số câu tục ngữ gắn với chủ điểm. II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Từ điển Tiếng Việt. 5 tờ giấy khổ to kẻ bảng phân loại ở BT1 . VBT Tiếng Việt tập 2. III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Khởi động: Bài cũ: GV yêu cầu HS sửa bài làm về nhà. GV nhận xét Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Hoạt động1: Giới thiệu Hoạt động 2: Luyện tập Bài tập 1: HS đọc đề GV phát phiếu để HS thảo luận theo nhóm Tài có nghĩa “khả năng hơn người bình thường ”: tài hoa, tài nghệ, tài giỏi, tài nghệ, tài ba,tài đức, tài năng Tài có nghĩa là tiền của: tài nguyên, tài trợ, tài sản Bài tập 2: GV nêu yêu cầu của bài, cho 2-3 HS lên bảng làm và sưả bài Bài tập 3: HS đọc đề bài Gợi ý: tìm nghĩa bóng của các tục ngữ xem câu nào có nghĩa bóng ca ngợi sự thông minh, tài trí của con người. GV chốt lại ý đúng : Câu a và câu c. Bài tập 4: HS đọc yêu cầu của đề bài HS đọc câu tục ngữ mà mình thích, nêu lí do ngắn gọn. GV chú ý giúp các em giải thích. HS đọc đề HS thảo luận theo nhóm Đại diện nhóm trình bày. HS tự đặt câu Từng HS nêu câu của mình. HS suy nghĩ, làm bài cá nhân. HS nối tiếp đọc câu tục ngữ mà mình thích và nêu lí do. Củng cố - Dặn dò: GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà học thuộc 3 câu tục ngữ. Chuẩn bị bài: LUYỆN TỪ VÀ CÂU TIẾT 39 : LUYỆN TẬP VỀ CÂU KỂ AI LÀM GÌ ? I - MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1.Củng cố kiến thức kĩ năng sử dụng câu kể Ai làm gì? Tìm được các câu kể Ai làm gì? Trong đoạn văn. Xác định được bộ phận CN, VN trong câu. 2.Thực hành viết được một đoạn văn có dùng kiểu câu Ai làm gì? II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Sơ đồ cấu tạo 2 bộ phận của các câu mẫu. Tranh: cảnh làm trực nhật lớp để gợi ý viết đoạn văn. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Bài cũ: Mở rộng vốn từ : Tài năng Nhận xét. Bài mới: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY CỦA GV CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS Giới thiệu bài: Luyện tập về câu kể “Ai, làm gì?” Hướng dẫn: + Hoạt động 1: Bài tập 1: HS đọc nội dung - Yêu cầu HS làm việc nhóm để tìm câu kể kiểu “Ai, làm gì?” - Gạch dưới các câu tìm được bằng bút chì. - GV nhận xét. Giáo viên chốt lại lời giải đúng: câu 3,4,5,7. + Hoạt động 2: Bài tập 2: - HS làm việc cá nhân. - GV sửa bài. + Hoạt động 3: Bài tập 3 - GV gợi ý: Có thể viết ngay vào phần thân bài, kể công việc cụ thể của từng người sau để chỉ ra đâu là câu kiểu “Ai, làm gì?” - GV nhận xét. - 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1. - Cả lớp đọc thầm. - HS nêu. - Nhận xét. - Đọc yêu cầu bài. + Tàu chúng tôi/ neo trong biển Trường Sa. + Một số chiến sĩ / thả câu. CN VN - HS đọc yêu cầu bài. - HS viết. - 1 số HS đọc đoạn văn. c. Củng cố – dặn dò: - GV nhận xét. - Yêu cầu về nhà viết đoạn văn vào vở. - Chuẩn bị: Mở rộng vốn từ: Ai – thế nào. LUYỆN TỪ VÀ CÂU TIẾT 40: MỞ RỘNG VỐN TỪ: SỨC KHOẺ. I - MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1.Mở rộng và tích cực hoá vốn từ thuộc chủ điểm sức khỏe của học sinh. 2.Cung cấp cho học sinh một số thành ngữ, tục ngữ liên quan đến sức khoẻ. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Từ điển. 4, 5 từ giấy to làm bài tập 2, 3. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Bài cũ: Chủ ngữ trong câu kể “Ai, làm gì?” HS đặt câu theo mẫu trên. GV nhận xét. Bài mới: Các hoạt động dạy của GV Các hoạt động học của HS Giới thiệu bài: Mở rộng vốn từ “Sức khỏe”. Hướng dẫn: + Hoạt động 1: Bài tập 1: HS làm việc theo nhóm, thảo luận để tìm nhanh các từ ngữ chỉ những hoạt động có lợi cho sức khỏe, đặc điểm một cơ thể khỏe mạnh. GV chốt ý: (tập luyện, chơi thể thao, đá bóng, ăn uống điều độ, dẻo dai, cường tráng, nhanh nhẹn, cân đối, rắn rỏi...) + Hoạt động 2: Bài tập 2: Mỗi HS tự tìm từ ngữ chỉ tên các môn thể thao. GV viết nhanh lên bảng. + Hoạt động 3: Bài tập 3 GV nhận xét. Khỏe như trâu. Khỏe như hùm. Khỏe như voi... Nhanh như cắt. Nhanh như gió... + Hoạt động 4: Bài tập 4 GV đọc yêu cầu bài 4 và gợi ý. Người không ăn ngủ là người như thế nào” Không ăn được khổ như thế nào? Người ăn được ngủ được là người như thế nào? GV chốt ý. Aên được ngủ được nghĩa là người có sức khoẻ tốt. Có sức khỏe tốt sung sướng chẳng kém gì tiên. - 1 HS đọc yêu cầu bài. - Đại diện nhóm trình bày kết quả. - HS đọc yêu cầu bài tập. - HS nêu. - HS đọc yêu cầu bài. - Cả lớp đọc thầm. - 2, 3 HS xung phong điền từ để hoàn chỉnh câu thành ngữ. - HS nêu ý kiến. - HS khác nhận xét. c. Củng cố – dặn dò: Nêu 1 số từ chủ đề sức khỏe. Chuẩn bị: Câu kể Ai – Thế nào ? LUYỆN TỪ VÀ CÂU TIẾT 41: CÂU KỂ AI THẾ NÀO ? I - MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1.Nhận diện được câu kể Ai thế nào? Xác định được bộ phận CN và VN trong câu . 2.Biết đoạn văn có dùng các câu kể Ai thế nào . III.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ viết đoạn văn phần nhận xét. Nội dung phần ghi nhớ. Bút màu xanh, đỏ. Bài cũ: - GV nhận xét. Bài mới: Các hoạt động dạy của GV Các hoạt động học của HS Giới thiệu bài: câu kể “Ai, thế nào?”. Hướng dẫn: + Hoạt động 1: Nhận xét Bài tập 1, 2: - Làm việc nhóm: đọc đoạn văn dùng bút chì gạch dưới những từ chỉ tính chất, đặc điểm, sự vật (xanh um, thưathớt dần, hiền lành, trẻ và thật khỏe mạnh) Bài tập 3: Đặt câu hỏi cho các từ vừa tìm được : VD: Cây cối thế nào? Nhà cửa thế nào? . - GV nhận xét. Bài tập 4: tìm những từ ngữ chỉ các sự vật được miêu tả trong mỗi câu Bên đường, cây cối xanh um. Nhà cửa thưa thớt dần. Chúng thật hiền lành. Anh trẻ và thật khỏe mạnh. Cả lớp nhận xét. Bài tập 5: Đặt câu hỏi cho các từ ngữ vừa tìm được: VD: Bên đường, cái gì xanh um? + Hoạt động 2: Đọc ghi nhớ + Hoạt động 3: Luyện tập 1) Bài 1: Hoạt động nhóm đôi gạch dưới các câu kể hiểu “Ai, thế nào?”. Gạch bút màu xanh dưới chủ ngữ, màu đỏ dưới vị ngữ. - GV sửa bài – Nhận xét. 2) Bài 2: GV nhắc các em sử dụng 1 số câu kiểu ”Ai, thế nào?”. - GV nhận xét. - HS đọc yêu cầu bài 1, 2. - Cả lớp đọc thầm. - Đại diện nhóm trình bày kết quả. - HS đọc bài 3. HS làm bài. - HS đọc bài 4. - Cả lớp đọc thầm. - HS đọc yêu cầu bài 5. - HS làm bài. - HS đọc phần ghi nhớ. - HS đọc yêu cầu bài tập. - 1 bạn làm bảng phụ. - Đọc yêu cầu bài: Cả lớp đọc thầm. - HS làm việc cá nhân viết bài vào nháp. - 1 số HS đọc bài. c. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Tuyên dương HS hoạt động tích cực. - Chuẩn bị bài: Vị ngữ trong câu “Ai, thế nào?”. LUYỆN TỪ VÀ CÂU TIẾT 42: VỊ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI THẾ NÀO ? I - MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Nắm được đặc điểm về ý nghĩa và cấu tạo của VN trong câu kể Ai thế nào ? 2. Xác định được VN trong câu kể Ai thế nào ? biết đặt câu đúng mẫu. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ viết các câu mẫu và sơ đồ cấu tạo 2 bộ phận câu. Đoạn văn phần nhận xét. Đoạn văn bài tập 1. Bài cũ: Câu kể “Ai, thế nào?”. - GV nhận xét. Bài mới: Các hoạt động dạy của GV Các hoạt động học của HS Giới thiệu: bài vị ngữ trong câu “Ai, thế nào?”. Hướng dẫn: + Hoạt động 1: Nhận xét HS đọc đoạn văn và nêu lần lượt các câu hỏi - Hoạt động nhóm, trả lời câu hỏi. Bài tập 2: Các câu 1, 4, 6, 7 là các câu kể. Bài tập 3: Xác định chủ ngữ, vị ngữ các câu kể vừa tìm được. 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở. - GV nhận xét. Bài tập 4: HS ... uẩn bị bài: Thêm trạng ngữ chỉ nguyên nhân cho câu. LUYỆN TỪ VÀ CÂU TIẾT 64 : THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ NGUYÊN NHÂN CHO CÂU I - MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Hiểu được tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ nguyên nhân trong câu (trả lời câu hỏi Vì sao ? Nhờ đâu ? Tại đâu ?). 2. Nhận biết được trạng ngữ chỉ nguyên nhân trong câu ; thêm được trạng ngữ chỉ nguyên nhân cho câu . II .CHUẨN BỊ: Bảng phụ viết nội dung bài tập 1. SGK. III.CÁC MẶT HOẠT ĐỘNG: Bài cũ: Thêm trạng ngữ chỉ thời gian cho câu. - 2 HS đặt câu có dùng trạng ngữ chỉ thời gian. - GV nhận xét. Bài mới: Hoạt động dạy của GV Hoạt động học của HS Giới thiệu bài: Thêm trạng ngữ chỉ nguyên nhân cho câu. Hướng dẫn: + Hoạt động 1: Phần nhận xét: a) Bài 1: - Thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi. - GV nhận xét: “Vì vắng tiếng cười” là trạng ngữ bổ sung cho câu ý nghĩa nguyên nhân: vì vắng tiếng cười mà vương quốc nọ buồn chán kinh khủng? + Hoạt động 2: Ghi nhớ + Hoạt động 3: Luyện tập Bài tập 1: - Trao đổi nhóm đôi, gạch dưới các trạng ngữ chỉ nguyên nhân. - GV chốt lại. Nhờ siêng năng, cần cù. Vì rét. Tại Hoa. Bài tập 2: - Làm việc cá nhân: điền nhanh bằng bút chì các từ đã cho vào chỗ trống trong SGK Bài tập 3: - Làm việc cá nhân, mỗi HS đặt câu có trạng ngữ chỉ nguyên nhân. - GV nhận xét. - Đọc toàn văn yêu cầu bài. - Cả lớp đọc thầm. - HS phát biểu ý kiến. - 2, 3 HS đọc ghi nhớ. - HS đọc yêu cầu bài - HS phát biểu ý kiến. - Cả lớp nhận xét. - Đọc yêu cầu bài. - HS thực hiện. - Cả lớp nhận xét. Vì học giỏi, Nam được cô giáo khen. Nhờ bác lao công, sân trường lúc nào cũng sạch sẽ. Tại vì mãi chơi, Tuấn không làm bài tập. - Cả lớp đọc yêu cầu bài - HS tiếp nối đọc câu đã đọc. 3) Củng cố – dặn dò: - Chuẩn bị bài: MRVT: Lạc quan-Yêu đời. LUYỆN TỪ VÀ CÂU TIẾT 65 : MỞ RỘNG VỐN TỪ LẠC QUAN – YÊU ĐỜI I - MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ về tinh thần lạc quan, yêu đời, trong các từ đó có từ Hán Việt . 2. Biết thêm một số tục ngữ khuyên con người luôn lạc quan, bền gan, không nản chí trong hoàn cảnh khó khăn . II .CHUẨN BỊ: Phiếu học tập. SGK. III .CÁC MẶT HOẠT ĐỘNG: Bài cũ: Thêm trạng ngữ chỉ nguyên nhân cho câu. - 2 HS đặt 2 câu có trạng ngữ chỉ nguyên nhân. - GV nhận xét. Bài mới: Hoạt động dạy của GV Hoạt động học của HS Giới thiệu bài: MRVT: Lạc Quan. Hướng dẫn: + Hoạt động 1: Làm bài tập 1, 2 Bài tập 1: - Phát biểu học tập. - HS thảo luận nhóm để tìm nghĩa của từ lạc quan. - GV nhận xét – chốt ý. Bài tập 2: - HS thảo luận nhóm đôi để xếp các từ có tiếng lạc quan thành 2 nhóm. - GV nhận xét. + Hoạt động 2: Làm bài tập 3, 4 Bài tập 3: - Tương tự như bài tập 2. - HS thảo luận nhóm đôi để xếp các từ có tiếng lạc quan thành 2 nhóm. - GV nhận xét. Bài tập 4: - HS thảo luận nhóm tìm ý nghĩa của 2 câu thành ngữ. - GV nhận xét- chốt ý. - Sông có khúc, người có lúc. Nghĩa đen: dòng sông có khúc thẳng, khúc quanh, con người có lúc sướng, lúc khổ. Lời khuyên: Gặp khó khăn không nên buồn, nản chí. - Kiến tha lâu cũng đầy tổ. Nghĩa đen: Con kiến rất bé, mỗi lần tha chỉ 1 ít mồi, nhưng cứ tha mãi thì cũng đầy tổ. Lời khuyên: Kiên trì nhẫn nại ắt thành công. - Đọc yêu cầu bài. - Các nhóm đánh dấu + vào ô trống. - Các nhóm trình bày. - Đọc yêu cầu bài. - Xếp vào nháp. Trình bày trước lớp. - 1 HS làm vào bảng phụ. Lạc quan, lạc thú. Lạc hậu, lạc điệu, lạc đề. - Đọc yêu cầu bài. a) quan quân. b) Lạc quan. c) Quan trọng. d) Quan hệ, quan tâm. - Đọc yêu cầu bài tập. - HS nêu ý kiến. 3) Củng cố – dặn dò: Chuẩn bị: Thêm trạng ngữ chỉ mục đích cho câu. LUYỆN TỪ VÀ CÂU TIẾT 66 : THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ MỤC ĐÍCH CHO CÂU I - MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Hiểu được đặc điểm và tác dụng của trạng ngữ chỉ mục đích (trả lời cho câu hỏi: Để làm gì? Nhằm mục đích gì? Vì cái gì? ). 2. Nhận biết được trạng ngữ chỉ mục đích trong câu; thêm trạng ngữ chỉ mục đích cho câu . II .CHUẨN BỊ: Bảng phụ ghi bài tập 1. SGK. III .CÁC MẶT HOẠT ĐỘNG: Bài cũ: MRVT: Lạc quan. - 2 HS mỗi em tìm 2 từ có từ “lạc”, 2 từ có từ “quan”. - GV nhận xét. Bài mới: Hoạt động dạy của GV Hoạt động học của HS Giới thiệu bài: Thêm trạng ngữ chỉ mục đích cho câu. Hướng dẫn: + Hoạt động 1: Phần nhận xét Yêu cầu 1: - GV chốt ý: Trạng ngữ chỉ gạch chân “Để dẹp nỗi bực mình” bổ sung ýnghĩa mục đích cho câu. + Hoạt động 2: Phần ghi nhớ - Trạng ngữ chỉ mục đích bổ sung ý nghĩa gì cho câu? - Trạng ngữ chỉ mục đích trả lời cho các câu hỏi như thế nào? + Hoạt động 3: Luyện tập Bài tập 1: - Làm việc cá nhân, gạch dưới trong SGK bằng bút chì trạng ngữ chỉ mục đích trong câu. + Để tiêm phòng dịch cho trẻ em, + Vì tổ quốc, + Nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho HS, Bài tập 2: - HS trao đổi theo cặp, làm bằng bút chì vào SGK. - GV nhận xét. Bài tập 3: Làm việc cá nhân, làm bằng bút chì vào SGK. Để mài răng cun đi, chuột găm các đồ vật cứng Để kiếm thức ăn, chúng dùng cái mũi và mồm đặt biệt đó dũi đất - HS đọc toàn văn yêu cầu của bài. - Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ, trả lời câu hỏi. - 2, 3 HS đọc nội dung cần ghi nhớ. - HS đọc yêu cầu bài tập. - 1 HS làm bảng phụ. - Cả lớp và GV nhận xét. - Sửa bài trong SGK. - HS đọc yêu cầu bài tập. - Cả lớp đọc thầm. - Nhiều HS đọc kết quả. - 2 HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu đề bài. - Nhiều Hs đọc kết quả bài làm. - Cả lớp và GV nhận xét. 3) Củng cố – dặn dò: - Làm bài tập 3 vào vở. - Chuẩn bị bài: Mở rộng vốn từ Lạc quan – Yêu đời. LUYỆN TỪ VÀ CÂU TIẾT 67 : MỞ RỘNG VỐN TỪ : LẠC QUAN – YÊU ĐỜI I - MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Tiếp tục mở rộng, hệ thống hoá vốn từ về tinh thần lạc quan, yêu đời. 2. Biết đặt câu với các từ đó . II.CHUẨN BỊ: Bảng phụ kẻ bảng phân loại (Bài tập 1). Phiếu học tập có nội dung bài tập 1. SGK. III .CÁC MẶT HOẠT ĐỘNG: Bài cũ: Thêm trạng ngữ chỉ mục đích cho câu. - 2 HS đặt 2 câu có dùng trạng ngữ chỉ mục đích. - Đặt 2 câu hỏi cho phần trạng ngữ chỉ mục đích. - GV nhận xét. Bài mới: Hoạt động dạy của GV Hoạt động học của HS Giới thiệu bài + Hoạt động 1: Bài tập 1. - GV hướng dẫn HS cách thử để biết 1 từ phức đã cho chỉ hoạt động, cảm giác hay tính tình. Từ chỉ họat động trả lời câu hỏi làm gì? Từ chỉ cảm giác trả lời câu hỏi cảm thấy thế nào? Từ chỉ tính tình trả lời câu hỏi là người thế nào? Từ vừa chỉ cảm giác, vừa chỉ tính tình trả lời câu hỏi cảm thấy thế nào? Là người thế nào? - GV phát phiếu cho từng HS làm việc theo cặp. - HS xếp các từ đã cho vào bảng phân loại. - 4 HS làm bảng phụ, mỗi em viết 1 cột. - Cả lớp & GV nhận xét. - HS nhìn bảng đọc kết quả. Từ chỉ hoạt động: Vui chơi, mua vui, góp vui Từ chỉ cảm giác: vui thích, vui mừng, vui sướng, vui lòng, vui thú, vui vui. Từ chỉ tính tình: vui tính, vui nhộn, vui tươi. Từ vừa chỉ tính tình, vừa chỉ cảm giác: vui vẻ. Bài tập 2: HS đọc yêu cầu của bài. HS đặt câu – GV nhận xét. Bài tập 3: HS đọc yêu cầu của bài. GV nhắc HS : chỉ tìm các từ miêu tả tiếng cười-tả âm thanh. GV nhận xét, chốt lại câu hợp lý. Ví dụ: Cười ha hả: Anh ấy cười ha hả, đầy vẻ khoái chí. - HS đọc yêu cầu bài tập - Cả lớp đọc thầm. - HS trả lời. HS làm bài. HS đọc yêu cầu của bài. HS đặt câu. HS đọc yêu cầu. HS trao đổi làm bài. HS phát biểu ý kiến. Củng cố – Dặn dò: Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Thêm trạng ngữ chỉ phương tiện cho câu. LUYỆN TỪ VÀ CÂU TIẾT 68 : THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ PHƯƠNG TIỆN CHO CÂU I - MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Hiểu được tác dụng và đặc điểm của các trạng ngữ chỉ phương tiện (trả lời câu hỏi Bằng cái gì ? Với cái gì ? ). 2.Nhận biết trạng ngữ chỉ phương tiện trong câu ; thêm trạng ngữ chỉ phương tiện vào câu . II .CHUẨN BỊ: Bảng phụ ghi bài tập 1. SGK. III.CÁC MẶT HOẠT ĐỘNG: Bài cũ: - 2 HS đặt 2 câu với từ miêu tả tiếng cười. - GV nhận xét. Bài mới: Hoạt động dạy của GV Hoạt động học của HS Hoạt động 1: Nhận xét Hai HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu bài tập 1,2. GV chốt lại lời giải đúng. Ý 1: Các trạng ngữ trả lời câu hỏi Bằng cái gì? Với cái gì? Ý 2: Cả hai trạng ngữ đều bổ sung ý nghĩa chỉ phương tiện cho câu. + Hoạt động 2: Phần ghi nhớ - Trạng ngữ chỉ phương tiện bổ sung ý nghĩa gì cho câu. - Trạng ngữ chỉ phương tiện trả lời cho các câu hỏi nào? - Mở đầu bằng những từ nào? - Trạng ngữ chỉ sự so sánh bổ sung ý nghĩa gì cho câu. - Trạng ngữ chỉ sự so sánh trả lời cho câu hỏi nào? Mở đầu bằng các từ ngữ nào? + Họat động 3: Luyện tập Bài tập 1: - Làm việc cá nhân: dùng bút chì gạch chân và ghi kí hiệu tắt dưới các trạng ngữ. - Cả lớp, GV nhận xét Bài tập 2: - Thảo luận nhóm đôi, làm bài vào giấy nháp. - GV nhận xét HS đọc yêu cầu. HS phát biểu ý kiến - Ý nghĩa phương tiện. - Bằng gì? Với cái gì? - Bằng, với. - Ý nghĩa so sánh. - Như thế nào? - Mở đầu bằng các từ như, tựa, giống như, tựa như. - HS đọc ghi nhớ. - Đọc yêu cầu bài tập. - Cả lớp đọc thầm - 1 HS làm bảng phụ - Đọc yêu cầu bài tập. - Cả lớp đọc thầm. - Nhiều HS đọc kết quả. Củng cố – dặn dò: - Chuẩn bị bài: Ôn tập cuối năm
Tài liệu đính kèm: