Giáo án Luyện từ và câu 4 - Trường TH An Đức

Giáo án Luyện từ và câu 4 - Trường TH An Đức

Luyện từ và câu

CẤU TẠO CỦA TIẾNG

-------------------------

I MỤC TIÊU:

 - Biết được cấu tạo ba phần của tiếng ( âm đầu, vần , thanh ) – ND ghi nhớ.

 - Điền được các bộ phận cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ ở BT1 vào bảng mẫu ( mục III).

II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng:

Tiếng Âm đầu Vần Thanh

Bầu b âu huyền

 

doc 90 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 723Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu 4 - Trường TH An Đức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: / / 20 Tuần 1 – tiết 1 
Luyện từ và câu
CẤU TẠO CỦA TIẾNG
-------------------------
I MỤC TIÊU:
 - Biết được cấu tạo ba phần của tiếng ( âm đầu, vần , thanh ) – ND ghi nhớ.
 - Điền được các bộ phận cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ ở BT1 vào bảng mẫu ( mục III).
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng:
Tiếng 
Âm đầu
Vần 
Thanh 
Bầu 
b
âu
huyền
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
1’
12’
5’
15’
2’
1)KIỂM TRA BÀI CŨ
 GV kiểm tra dụng cụ học tập đầu năm.
2) DẠY HỌC BÀI MỚI:
a) Giới thiệu bài: Tiết luyện từ và câu này sẽ giúp các em hiểu về cấu tạo tiếng, phân tích cấu tạo tiếng và hiểu được các tiếng bắt vần với nhau trong thơ.
b) Tìm hiểu ví dụ:
-Treo bảng phụ có viết sẵn câu thơ:
 Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
-Yêu cầu HS đếm thành tiếng từng dòng.
- Gọi 2 HS nói lại kết quả làm việc.
-Yêu cầu HS đánh vần thầm và ghi lại kết quả đánh vần tiếng “bầu”.
-GV dùng phấn màu ghi vào sơ đồ
:
Tiếng
Am đầu
Vần
Thanh
Bầu
B
âu
huyền
-GV yêu cầu HS quan sát và thảo luận: Tiếng “bầu” có mấy bộ phận? Đó là những bộ phận nào?
-Gọi trả lời. GV kết luận: Tiếng “bầu” có 3 bộ phận: âm đầu, vần, thanh.
-Yêu cầu HS phân tích các tiếng còn lại của câu thơ. GV yêu cầu mỗi bàn phân tích 2-3 tiếng.
- Treo bảng phụ, yêu cầu HS lên chữa bài.
+ Tiếng do những bộ phận nào tạo thành? Cho ví dụ.
+ Trong tiếng, bộ phận nào không thể thiếu, bộ phận nào có thể thiếu?
-Kết luận: Trong mỗi tiếng bắt buộc phải có vần và thanh. Thanh ngang không được đánh dấu khi viết.
c) Ghi nhớ: 
-Yêu cầu HS đọc thầm ghi nhớ.
- Gọi 1 HS lên bảng chỉ sơ đồ và nói lại phần Ghi nhớ.
- Kết luận, cho HS đọc Ghi nhớ.
d) Luyện tập:
Bài 1:
-Gọi HS đọc yêu cầu HS đọc yêu cầu.
-Cho HS làm vào vở bài tập, 1 em làm vào bảng phụ
-Gọi nhận xét, GV thống nhất kết quả bài làm:
Bài 2:
-Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
-Cho HS suy nghĩ , giải đáp câu đố dựa theo nghĩa từng dòng.
-Yêu cầu HS làm bài tập.
3) CỦNG CỐ –DẶN DÒ:
-Nhận xét tiết học, khen những HS đọc tốt.
-Yêu cầu HS về nhà học thuộc Ghi nhớ và học thuộc câu đố.
- Chuẩn bị: Luyện tập cấu tạo của tiếng.
-Tổ trưởng báo cáo sự chuẩn bị của các thành viên trong tổ mình.
-Nghe giới thiệu bài.
-1 HS đọc thành tiếng.
- HS đếm thành tiếng từng dòng: Dòng 1 có 6 tiếng, dòng 2 có 8 tiếng.
- 2 dòng có 14 tiếng.
-1 HS ghi bảng, 2-3 H S đọc: b – âu –bâu -huyền –bầu.
- Quan sát.
+ Suy nghĩ và trao đổi: Tiếng bầu gồm có 3 bộ phận: âm đầu, vần,thanh.
-HS lắng nghe.
-HS phân tích cấu tạo của từng tiếng theo yêu cầu.
- HS lên chữa bài.
+ Tiếng do bộ phận : âm đầu, vần thanh tạo thành.
+ Trong tiếng bộ phận vần và dấu thanh không thể thiếu, bôphận âm đầu có thể thiếu.
-Lắng nghe.
- HS đọc thầm Ghi nhớ.
-1 HS lên bảng chỉ và nêu lại phần Ghi nhớ. Mỗi tiếng thường gồm có 3 bộ phận:
Thanh
Âm đầu
Vần
- HS đọc yêu cầu SGK.
-HS làm bài vào vở bài tập, 1 em thực hiện bảng phụ.
-Thống nhất kết quả:
- HS đọc yêu cầu
- HS khá giỏi giải câu đố.
- Giải đáp câu đố.
+ HS giải đáp: để nguyên là sao, bớt âm đầu là ao, tóm lại chữ đó là sao.
Ngày dạy: / / 20 Tuần 1 – tiết 2 
Luyện từ và câu
LUYỆN TẬP VÀ CẤU TẠO CỦA TIẾNG
-------------------------
I MỤC TIÊU:
 -Điền được cấu tạo của tiếng theo 3 phần đã học( âm đầu, vần ,thanh) theo bảng mẫu ở BT1.
 -Nhận biết được các tiếng có vần giống nhau ở BT2.
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng.
- Bộ chữ xếp học vần tiểu học.
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
2’
28’
5’
1) KIỂM TRA BÀI CŨ:
-Gọi 2 HS lên làm bảng lớp, cả lớp theo dõi.
Phân tích cấu tạo của tiếng trong câu: Lá lành đùm lá rách:
-Gọi nhận xét, GV nhận xét, ghi điểm.
2) DẠY HỌC BÀI MỚI:
a) Giới thiệu bài:
Tiết học hôm nay các em sẽ được củng cố về phân tích cấu tạo tiếng và hiểu thế nào là 2 tiếng bắt vần với nhau trong câu thơ.
b) Hướng dẫn HS làm bài tập:
*Bài 1:
-Gọi HS đọc nội dung bài tập , đọc cả phần ví dụ trong SGK.
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
-Cho HS làm việc theo cặp: Phân tích cấu tạo từng tiếng theo bảng và cho thi đua xem nhóm nào thực hiện nhanh và đúng.
-Nhóm nào xong trước dán kết quả làm bài lên bảng. GV nhận xét, bình chọn cặp xuất sắc nhất. 
Tiếng
 Đ
Vần
Thanh
khôn
ngoan
đối
đáp
người
ngoài
kh
ng
đ
đ
ng
ng
ôn
oan
ôi
ap
ươi
oai
ngang ngang
sắc
sắc
huyền
huyền
* Bài 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
+ Câu tục ngữ được viết theo thể thơ nào?
+Trong câu tục ngữ, 2 tiếng nào là 2 tiếng bắt vần vói nhau
* Bài 3:
- Gọi đọc yêu cầu .
-Cho HS tự làm vào vở, 2 HS thực hiện vào bảng lớp.
-Gọi nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
* Bài 4:
-GV hỏi: Qua bài tập trên, em hiểu thế nào là 2 tiếng bắt vần với nhau?
-Nhận xét và kết luận: Hai tiếng bắt vần với nhau là 2 tiếng có phần vần giống nhau, giống nhau hoàn toàn hoặc giống nhau khhông hoàn toàn.
-Cho HS tìm ví dụ
*Bài 5:
- Gọi HS đọc yêu cầu
-Cho HS suy nghĩ và nêu miệng.
-GV nhận xét, chốt lại ý kiến đúng.
3) CỦNG CỐ- DẶN DÒ:
-GV hỏi: Tiếng có cấu tạo như thế nào? Những bộ phận nào bắt buộc có trong tiếng? Cho ví dụ về tiếng.
-Nhận xét tiết học.
-Dặn về nhà học bài và tập tra từ điển để biết nghĩa của từ.
- Chuẩn bị: Mở rộng vốn từ: Nhân hậu – Đoàn kết.
-2 HS thực hiện yêu cầu, cả lớp theo dõi, nhận xét.
-Nhận xét bài làm của bạn.
-Nghe giới thiệu bài.
-HS đọc nội dung bài tập.
+ Phân tích cấu tạo từng tiếng trong câu tục ngữ }Khôn ngoan đối đáp người ngoài. Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”.
-Trao đổi theo cặp.
-Thi đua giữa các cặp.
-Dán kết quả bài làm lên bảng.
Tiếng
Âm đầu
Vần
Thanh
Gà
cùng một
mẹ
chớ hoài
đá
 nhau
g
c
m
m
ch
h
đ
nh
a
ung
ôt
e
ơ
oai
a
au
huyền
huyền
nặng
nặng
sắc
huyền
sắc
ngang
+ Tìm những tiếng bắt vần với nhau trong câu tục ngữ trên.
+ Câu tục ngữ được viết theo thể thơ lục bát.
+ Hai tiếng ngoài- hoài bắt vần với nhau ( cùng có vần oai giống nhau).
-2 HS đọc to yêu cầu trước lớp 
-HS làm vào vở bài tập, 2 em thực hiện bảng lớp.
-Nhận xét và bài giải:
+Các cặp tiếng bắt vần với nhau: loắt choắt- thoăn thoắt, xinh xinh- nghênh nghênh.
+ Các cặp có vần giống nhau hoàn toàn : choắt- thoắt.
+ Các cặp có vần giống nhau không hoàn toàn:xinh xinh- nghêng nghênh.
+ ( HS khá, giỏi trả lời) Hai tiếng bắt vần với nhau là 2 tiếng có phần vần giống nhau hoàn toàn hoặc không hoàn toàn.
- HS lặp lại.
-HS nêu:
 Ÿ Lá trầu khô giữa cơi trầu
Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay
Ÿ Cánh màn khép lỏng cả ngày
Ruộng vườn vắg mẹ cuốc cày sớm trưa
Ÿ Nắng mưa từ những ngày xưa
Lặn trong đời mẹ đến` giờ chưa tan
- 1 HS đọc yêu cầu
-Giải đáp câu đố
 Bớt đầu thì bé nhất nhà
Đầu đuôi bỏ hết hoá ra béo tròn
Để nguyên mình lại thon thon
Cùng cậu trò nhỏ lon ton tới trường. 
 (Là chữ gì)
- HS khá giỏi giải câu đố.
Dòng 1: chữ bút (bớt đầu: út)
Dòng 2: đầu đuôi bỏ hết: bút->ú.
Dòng 3-4: để nguyên: bút.
- Trả lời
- Lắng nghe.
 Ngày dạy: / / 20 Tuần 2 – tiết 3 
Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ : NHÂN HẬU – ĐOÀN KẾT
-------------------------
 I MỤC TIÊU:
- Biết thêm một số từ ngữ ( gồm cả thành ngữ, tục ngữ và Hán Việt thông dụng )về chủ điểm thương người như thể thương thân ( BT1, BT 4) ; nắm được cách dùng một từ có tiếng “nhân” theo 2 nghĩa khác nhau : người, lòng thương người .(BT2 ,BT3 ).
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Bút dạ và 4,5 tờ phiếu khổ to kẻ sẵn các cột a,b,c,dở bài tập 1 và viết sẵn các từ mẫu để HS điền tiếp các từ cần thiết vào cột.
 -Kẻ bảng phân loại để HS làm bài tập 2.
 - Một số tờ giấy khổ to để các nhóm làm bài tập 3.
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
3’’
29’
3’
1) KIỂM TRA BÀI CŨ:
-Gọi 2 HS viết bảng, cả lớp viết vào nháp những tiếng chỉ người trong gia đình mà phần vần: + Có 1 âm
 ( bố, mẹ, chú, dì,)
+ Có 2 âm ( bác, thím, ông, cậu,).
-Nhận xét các từ HS vừa tìm được.
2) DẠY HỌC BÀI MỚI:
a) Giới thiệu bài: 
+ Tuần này các em học chủ điểm nào?
+ Tên của chủ điểm này gợi cho em biết điều gì?
-Trong tiết luyện từ và câu hôm nay các em sẽ được mở rộng vốn từ theo chủ điểm của tuần với nội dung: Nhân hậu- Đoàn kết và hiểu nghĩa cách dùng một số từ Hán Việt.
b) Hướngdẫn làm bài tập:
* Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Chia lớp thành 4 nhóm, phát giấy và bút dạ cho các nhóm . Yêu cầu các nhóm trao đổi và viết các từ vào giấy.
- Yêu cầu các nhóm trình bày phiếu. GV và HS nhận xét, bổ sung để có một phiếu đúng và nhiều từ nhất.
*Bài 2:
- Gọi đọc yêu cầu .
- GV treo bảng phụ đã kẻ sẵn bảng thành cột với 2 nội dung 2a,2b.
- Yêu cầu thảo luận nhóm đôi.
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập.
- GV chốt lại lời giải đúng.
* Bài 3:
-Gọi 1HS đọc yêu cầu đề
-Yêu cầu HS tự làm bài.
- Giúp HS yếu làm bài.
-Cho HS viết câu lên bảng.
-Gọi HS khác nhận xét, GV nhận xét câu ghi điểm.
 Bài 4:
-Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu thảo luận.
-Gọi HS trình bày. GV nhận xét.
-Chốt lại lời giải đúng.
Ÿ Ở hiền gặp lành: khuyên người ta sống hiền lành, nhân hậu vì sống như vậy sẽ gặp những điều tốt lành, may mắn.
Ÿ Trâu buộc ghét trâu ăn: chê người có tính xấu, ganh tị khi người khác gặp may mắn, hạnh phúc.
Ÿ Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao: khuyên người ta đoàn kết với nhau vì đoàn kết tạo nên sức mạnh.
3) CỦNG CỐ- DẶN DÒ:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học thuộc các câu tục ngữ, thành ngữvừa tìm được.
- Chuẩn bị tiết học sau: Dấu hai chấm.
-2 HS thực hiện yêu cầu,cả lớp theo dõi.
-Nhận xét bài làm của bạn.
+ Chủ điểm : Thương người như thể thương thân.
+ Phải biết thương yêu , giúp đỡ người khác như chính bản thân mình
-Nghe giới thiệu bài.
-2 HS đọc yêu cầu(SGK).
-Trao đổi nhóm.
-Trình bày kết quả thảo luận, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- 2 HS đọc thành tiếng yêu cầu SGK.
-HS theo dõi.
-Trao đổi nhóm đôi.
-2 HS lên bảng làm bài, cả lớp theo dõi, bổ sung.
-1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS đặt câu: Mỗi HS đặt 2 câu( 1 câu với từ ở nhóm a, 1 câu với từ ở nhóm b. 
-5 -10 HS viết:
*Câu nhóm a: 
Ÿ Nhân dân Việt Nam rất anh hùng.
Ÿ Chị em là công nhân ngành xây dựng.
Ÿ Anh ấy là nhân tài của đất nước.
Ÿ Ê-đi- xơn đã cống hiến nhiều phát minh có giá trị cho nhân loại.
* Câu nhóm b:
Ÿ Bác Hồ có lòng nhân ái bao la.
Ÿ Mọi người trong khu nhà sông 1với nhau  ... ià có thích hợp hơn câu các bạn hỏi nhau không? Vì sao?
- GV chốt.
c/ Vận dụng
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: MRVT: Trò chơi, đồ chơi.
- HS đọc yêu cầu, suy nghĩ, làm việc cá nhân phát biểu ý kiến.
- HS đọc yêu cầu bài và đặt câu hỏi viết vào vở nháp.
- HS nêu câu hỏi đã đặt.
- Nhận xét, bổ sung.
- Đọc yêu cầu bài và suy nghĩ nêu ý kiến.
- 2 - 3 HS đọc Ghi nhớ.
- Cả lớp đọc thầm.
- HS làm bài -> Trình bày kết quả. 
- Lớp đọc thầm.
- HS thực hiện yêu cầu. 
- HS suy nghĩ trả lời.
Ngày dạy: / / 20 Tuần 16 – tiết 31
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ : Đồ chơi - Trò chơi
I/ MỤC TIÊU 
- Biết dựa vào mục đích, tác dụng để phân loại một trò chơi quen thuộc (BT1) ; tìm được một vài thành ngữ, tục ngữ có nghĩa cho trước liên quan đến chủ điểm (BT2) ; bước đầu biết sử dụng một vài thành ngữ, tục ngữ ở bài tập 2 trong tình huống cụ thể (BT3).
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Phiếu khổ to.
- Tranh về trò chơi ô ăn quan, nhảy lò cò.
- SGK, thẻ từ.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
4’
1’
12’
12’
10’
1’
1/ Bài cũ: Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi.
- HS nêu lại nội dung cần ghi nhớ.
- HS làm lại BT 1.
- GV nhận xét.
2/ Bài mới
a/ Khám phá: Đồ chơi – Trò chơi.
b) Kết nối
b1/ Hướng dẫn luyện tập
Bài 1
- Gọi 1 HS đọc to nội dung bài tập.
- GV cùng cả lớp nói cách chơi một số trò chơi các em có thể chưa biết.
- Gọi 2 HS làm bài bảng phụ.
- GV nhận xét và chốt:
+ Trò chơi rèn luyện sức mạnh là kéo co, vật.
+ Trò chơi rèn luyện sự khéo éo: nhảy dây, lò cò, đá cầu.
+ Trò chơi rèn luyện trí tuệ: ô ăn quan, cờ tướng, xếp hình.
Bài 2
- Gọi 1 HS đọc to bài tập.
- Yêu cầu lớp làm bài theo nhóm.
- Gọi HS trình bày kết quả. 
- GV nhận xét, thống nhất kết quả đúng. 
Bài 3 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV lưu ý: có tình huống có thể dùng 1, 2 thành ngữ, tục ngữ để khuyên bạn.
- Gọi HS nêu kết quả.
- Giáo viên nhận xét, chốt :
Ở chọn nơi, chơi chọn bạn.
Chơi với lửa; Chơi dao có ngày đứt tay.
- Lớp đọc thầm. 
- Lớp tự làm bài vào VBT.
- Nhận xét, chữa bài bảng phụ.
- 2-3 HS khác nêu bài làm của mình.
- Làm bài nhóm 4.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Lớp đọc thầm.
- HS làm bài nhóm đôi: suy nghĩ, chọn thành ngữ, tục ngữ thích hợp để khuyên bạn.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
-> Nhận xét, chữa bài.
c) Vận dụng
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: Câu kể.
Ngày dạy: / / 20 Tuần 16 – tiết 32
Luyện từ và câu
Câu kể
I/ MỤC TIÊU 
- Hiểu thế nào là câu kể, tác dụng của câu kể (Nội dung Ghi nhớ).
- Nhận biết được câu kể trong đoạn văn (BT1, mục III) ; biết đặt vài câu kể để kể, tả, trình bày ý kiến (BT2).
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ viết phần ghi nhớ trong sách giáo khoa.
- SGK, VBT.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
1’
12’
3’
17’
1’
1/ Bài cũ: MRVT: Trò chơi, đồ chơi
- Yêu cầu HS làm BT 3.
- GV nhận xét.
2/ Bài mới
a/ Khám phá: Câu kể
b) Kết nối
b1/ Tìm hiểu nhận xét
Bài 1
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Nhận xét, chốt : Câu được in đậm trong đoạn văn là câu hỏi về một điều chưa biết. Cuối câu có dấu chấm hỏi.
Bài 2
- Cho từng HS đọc từng câu và nêu tác dụng.
- Tác dụng của câu kể, tả, giới thiệu về Bu-ra-ti-nô.
+ Sau các câu trên có dấu gì ?
Bài 3
- HS thảo luận nhóm đôi xem chúng có tác dụng gì ?
- GV chốt: Câu kể có thể được dùng để nói lên ý kiến hoặc tâm tư, tình cảm của mỗi người.
b2/ Ghi nhớ
- Gọi HS đọc Ghi nhớ
b3/ Luyện tập
Bài 1
- Đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS trao đổi nhóm, gạch dưới các câu kể và ghi vào phiếu, nêu tác dụng của mỗi câu.
- GV nhận xét, chữa bài.
Bài 2
- Đọc bài tập.
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân
- GV nhận xét, sửa chữa.
c) Vận dụng
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: Câu kể Ai làm gì?
- Lớp đọc thầm. 
- Lớp làm bài vào VBT.
- Nêu kết quả làm bài.
- HS đọc yêu cầu.
- HS phát biểu ý kiến.
- Dấu chấm
- HS đọc bài 3.
- 2 câu đầu là kể về Bu-ra-ba.
- câu cuối: nói suy nghĩ của Ba-ra-ba.
- 2-3 HS đọc.
- HS nêu yêu cầu bài
- Đại diện nhóm trình bày.
+ Câu 1: Kể sự việc.
+ Câu 2: Tả cánh diều.
+ Câu 3: Nêu tâm trạng của bọn trẻ.
+ Câu 4: Tả tiếng sáo.
+ Câu 5: Kể sự việc.
- HS tự đặt câu kể. 
- HS nêu câu mình đặt.
Ngày dạy: / / 20 Tuần 17 – tiết 33
Luyện từ và câu
Câu kể Ai làm gì ?
I/ MỤC TIÊU 
- Nắm được cấu tạo cơ bản của câu kể Ai làm gì ? (Nội dung Ghi nhớ).
- Nhận biết được câu kể Ai làm gì ? trong đoạn văn và xác định được chủ ngữ, vị ngữ trong mỗi câu (BT1, BT2, mục III) ; viết được đoạn văn kể việc đã làm trong đó có dùnng câu kể Ai làm gì ? (BT3, mục III).
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Giấy khổ to.
- Bảng phụ.
- SGK, VBT
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
4’
1’
13’
2’
20’
2’
1/ Bài cũ: Câu kể
- HS làm lại BT 2.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2/ Bài mới
a/ Khám phá: Câu kể Ai làm gì?
b) Kết nối
b1/ Tìm hiểu nhận xét
Bài 1
- Đọc bài tập 1.
- Yêu cầu HS tự làm bài vào VBT.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 2
- GV cùng HS phân tích, làm mẫu câu 2.
+ Câu: Người lớn đánh trâu ra cày.
- Từ ngữ chỉ hoạt động: đánh trâu ra cày.
- Từ ngữ chỉ người hoặc vật hoạt động: người lớn.
- GV phát phiếu kẻ bảng để HS trao đổi theo nhóm đôi, phân tích tiếp những câu còn lại (không phân tích câu 1 vì câu ấy không có từ chỉ hoạt động).
- GV nhận xét, sửa chữa.
Bài 3
- Đọc bài tập.
- Cả lớp và GV nhận xét.
b2/ Ghi nhớ
- Gọi HS đọc Ghi nhớ.
b3/ Luyện tập
Bài 1
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân tìm các câu kể mẫu Ai làm gì? Trong đoạn văn.
- GV chốt:
Cha tôi ... quét sân.
Mẹ ... mùa sau.
Chị tôi ... xuất khẩu.
Bài 2
- GV chốt :
+ Cha/ làm cho tôi ... quét sân
 CN VN
+ Mẹ/ đựng hạt giống ... mùa sau.
 CN VN
Chị tôi/ đan nón ... xuất khẩu.
 CN VN
Bài 3
- Đọc bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài vào VBT.
- GV lưu ý: Sau khi viết xong đoạn văn gạch dưới bằng bút chì những câu là câu kể Ai làm gì?
- GV nhận xét, chữa bài.
c/ Vận dụng
- Làm bài tập 3 vào VBT. 
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- Nêu kết quả trước lớp.
- HS làm bài nhóm đôi.
- HS trình bày kết quả.
- HS tự làm bài.
- Nêu kết quả làm bài và cho biết câu kề Ai làm gì? Có trong đoạn văn.
- 2, 3 HS đọc Ghi nhớ.
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS phát biểu ý kiến.
- Mời 3 HS lên bảng gạch dưới 3 câu kể Ai làm gì?
- HS đọc yêu cầu bài.
- Trao đổi nhóm đôi để xác định bộ phận chủ ngữ, vị ngữ trong mỗi câu tìm được ở bài tập 1. 
- 3 HS lên bảng làm.
- HS làm bài -> Nêu kết quả làm bài.
Ngày dạy: / / 20 Tuần 17 – tiết 34
Luyện từ và câu
Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì ?
I/ MỤC TIÊU 
- Nắm được kiến thức cơ bản để phục vụ cho việc nhận biết vị ngữ trong câu kể Ai làm gì? (Nội dung Ghi nhớ).
- Nhận biết và bước đầu tạo được câu kể Ai làm gì ? theo yêu cầu cho trước, qua thực hành luyện tập (mục III).
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Giấy khổ to.
- Bảng phụ, tranh theo SGK.
- SGK, VBT
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
4’
1’
10’
3’
21’
1’
1/ Bài cũ: Câu kể Ai làm gì?
- 2 HS đọc đoạn văn của mình.
- 2 HS đặt 2 câu kể Ai làm gì?
- GV nhận xét, ghi điểm.
2/ Bài mới
a/ Khám phá: Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì?
b) Kết nối
b1/ Tìm hiểu nhận xét
Yêu cầu 1
- Gọi 2 HS đọc tiếp nối bài tập. 
- GV nhận xét: đọan văn có 6 câu, 3 câu đầu là câu kể Ai làm gì?
Yêu cầu 2, 3
Câu 1: VN: đang tiến về bãi
Câu 2: VN: kéo về nườm nượp
Câu 3: VN: khua chiêng rộn ràng
- Vị ngữ của 3 câu đều nêu hoạt động của người, vật trong câu.
Yêu cầu 4
- Nêu yêu cầu.
- GV chốt: ý b: Vị ngữ do động từ và các từ kèm theo (cụm động từ ) tạo thành.
b2/ Ghi nhớ
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
- Nêu ví dụ cho phần ghi nhớ.
b3/ Luyện tập
Bài 1
- Nhận xét, sửa chữa câu cho HS.
- GV nhận xét và chốt: câu 3, 4 5, 6, 7.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV chốt lại lời giải dúng.
Bài 3
- GV nêu yêu cầu bài, hướng dẫn HS quan sát tranh chú ý : HS trung bình, yếu nói 3 câu; học sinh khá, giỏi nói 5 câu, tả hoạt động của các nhân vật trong tranh theo mẫu Ai làm gì?
- GV nhận xét, ghi điểm HS trình bày tốt.
c/ Vận dụng
- Làm bài tập 3 vào vở. 
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: Ôn tập.
- Lớp đọc thầm, tự làm bài vào VBT.
- HS nêu kết quả làm bài.
- Lớp nhận xét, chữa bài.
- HS làm việc cá nhân vào VBT.
- Mời 3 HS lên bảng làm vào bảng kết hợp nêu ý nghĩa của vị ngữ.
- HS đọc yêu cầu
- HS suy nghĩ chọn ý đúng và phát biểu.
- 3, 4 HS đọc ghi nhớ.
- HS nêu ví dụ.
- HS đọc yêu cầu bài tìm câu kể Ai làm gì ? trong đoạn văn.
- HS phát biểu ý kiến.
- HS lên bảng xác định vị ngữ của câu.
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS tự làm vào VBT.
- Mời 1 HS làm vào bảng phụ.
- HS phát biểu ý kiến.
- HS tự làm bài -> Nói trước lớp.
Ngày dạy: / / 20 Tuần 18 – tiết 36
Luyện từ và câu
Ôn tập cuối học kì I
Tiết 5
I/ MỤC TIÊU
- Kiểm tra đọc – hiểu (Mức độ yêu cầu vể kĩ năng đọc như ở Tiết 1).
- Nhận biết được danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn ; biết đặt câu hỏi xác định bộ phận câu đã học : Làm gì ? Thế nào ? Ai ? (BT2).
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Giấy khổ to viết sẵn tên các bài tập đọc, học thuộc lòng.
- Bảng lớp viết sẵn đoạn văn bài tập 2.
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
20’
17’
1’
1/ Khám phá 
 - GV nêu mục tiêu tiết học.
2) Kết nối
2.1/ Kiểm tra đọc
- Tiếp tục cho HS bốc thăm bài đọc.
- Yêu cầu HS đọc bài và trả lời câu hỏi phù hợp với nội dung bài đọc.
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
2.2/ Ôn luyện về danh từ, động từ, tính từ và đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm
- Gọi HS đọc yêu cầu, nội dung.
- Yêu cầu HS tự làm bài. 
- Hướng dẫn HS viết đoạn văn cách dòng để gạch chân dưới danh từ, động từ, tính từ.
- Gọi HS chữa bài, bổ sung.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- Yêu cầu HS tự đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm.
- Gọi nhận xét, chữa câu cho bạn.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
3/ Vận dụng
- Dặn HS viết hoàn chỉnh bài văn tả cây bút.
- Nghe giới thiệu bài.
- Mỗi lượt 5-7 HS bốc thăm.
- Đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét phần bạn đọc và trả lời câu hỏi của bạn.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- 1 HS làm bảng phụ, cả lớp làm vào vở.
- Chữa bài, bổ sung.
- 3 HS lên đặt câu hỏi. Cả lớp làm vào vở.
- Nhận xét, chữa bài.
+ Buổi chiều, xe làm gì?
+ Nắng phố huyện như thế nào?
+ Ai chơi đùa trước sân?

Tài liệu đính kèm:

  • docluyen tu va cau ki 1.doc