Giáo án Luyện từ và câu 4 - Tuần 1 đến tuần 10

Giáo án Luyện từ và câu 4 - Tuần 1 đến tuần 10

I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

- Nắm được cấu tạo ba phần của tiếng (âm đầu, vần, thanh) –ND ghi nhớ

- Điền được các bộ phận cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ ở BT1 vào bảng mẫu (mục III)

- Học sinh yêu thích học môn Tiếng Việt ,và thích sử dụng Tiếng Việt.

II.CHUẨN BỊ:

- Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng có ví dụ điển hình (mỗi bộ phận 1 màu)

- Bộ chữ cái ghép tiếng, chú ý chọn màu chữ khác nhau để phân biệt rõ (âm đầu:xanh, vần:đỏ,thanh:vàng)

III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng học tập của HS

 

doc 32 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 790Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu 4 - Tuần 1 đến tuần 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :....../......../....... Ngày dạy :......./......../....... 
TUẦN : 01 MÔN : LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT: 01 BÀI: CẤU TẠO CỦA TIẾNG
I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
Nắm được cấu tạo ba phần của tiếng (âm đầu, vần, thanh) –ND ghi nhớ
Điền được các bộ phận cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ ở BT1 vào bảng mẫu (mục III)
Học sinh yêu thích học môn Tiếng Việt ,và thích sử dụng Tiếng Việt.
II.CHUẨN BỊ:
Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng có ví dụ điển hình (mỗi bộ phận 1 màu)
Bộ chữ cái ghép tiếng, chú ý chọn màu chữ khác nhau để phân biệt rõ (âm đầu:xanh, vần:đỏ,thanh:vàng)
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng học tập của HS
 3. Bài mới : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Giới thiệu: 
- Để người khác hiểu người ta phải dùng tiếng nói bày tỏ.Để ghi lại lời nói đó là dung gì.
- Để người ta hiểu ta phải viết trọn câu. Câu gồm có nhiều từ ngữ tạo thành.Và từ ngữ do tiếng tạo thành.Vậy tiếng được cấu tạo nên từ. Ta sẽ học bài hôm nay.
- Giáo viên ghi 
- Hướng dẫn bài mới.
Hoạt động1: Hướng dẫn học phần nhận xét
- Giáo viên cho học sinh xem các khối vuông có ghi tiếng.
- Từng khối vuông mang một tiếng. Các em hãy đếm .
- Dòng 1 có mấy tiếng?
- Dòng 2 có mấy tiếng?
- Vậy cả hai câu có mấy tiếng?
- Giáo viên nhận xét bằng dòng phấn màu tô các âm - vần – thanh.
- Để đọc được tiếng bầu chúng ta đánh vần gồm những phần nào?
- Nêu tên từng phần.
- Chúng ta hãy nhớ lại viết vào khung sau.
- Giáo viên cho lớp xem khung
Tiếng
Âm đầu
vần
Thanh
bầu
bờ
âu
huyền
Hoạt động 2: Hướng dẫn học phần ghi nhớ
- Giáo viên ghi khi nhóm trưởng trả lời
- Quan sát khung cho biết tiếng nào có phụ âm đầu.
- Vậy bộ phận nào không bắt buộc phải có mặt.
- Tiếng việt có tất cả mấy thanh? Kể ra ? (ngang,sắc,huyền,hỏi,ngã,nặng)
- Nhưng chỉ có mấy dấu ?
- Thanh nào không được đánh dấu khi viết 
- Các thanh khác đều được đánh dấu ở phía trên hoặc phía dưới âm chính của vần.
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập 
Bài tập 1: 
GV phát cho mỗi HS 1 mảnh giấy nhỏ có kẻ đủ khung như SGK, mỗi em làm 1 tiếng, sau đó cả tổ ghép các tiếng đó lại thành 1 bài trên tờ giấy khổ lớn, tổ nào làm xong trước, tổ đó thắng.
Bài tập 2: 
GV hướng dẫn HS nhìn tranh minh hoạ để đoán tiếng, sau đó giải thích nghĩa của từng dòng: để nguyên là sao, bớt âm đầu thành ao
- Học sinh nhắc lại
- 1 học sinh nêu yêu cầu bài 1
- 1 học sinh đếm to và đọc
- Lớp kẻ khung vào nháp
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài 4
Chia nhóm nhóm thảo luận 
Đại diện nhóm lên sửa
1) Tiếng gồm có mấy bộ phận
2) Bộ phận thứ 1 bao giờ cũng đứng đầu nên gọi là bộ phận âm nào?
3) Bộ phận thứ 2 là gì?
4) Còn bộ phận thứ 3?
- Vài học sinh đọc ghi nhớ
- 1 học sinh đọc yêu cầu
- Lớp làm vào vở
- Từng học sinh lên sửa
- 1 học sinh đọc yêu cầu
- Chia nhóm thảo luận
- Đại diện nhóm trả lời
4. Củng cố 
 Tiếng gồm có mấy bộ phận 
5. Dặn dò: 
 - Dặn HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ
 - Chuẩn bị bài: Luyện tập về cấu tạo của tiếng.
Điều chỉnh, bổ sung..
Ngày soạn :....../......./....... Ngày dạy : ......./......./....... 
TUẦN : 01 MÔN : LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT: 02 BÀI: LUYỆN TẬP VỀ CẤU TẠO CỦA TIẾNG
I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
Điền được cấu tạo của tiếng theo 3 phần đã học (âm đầu, vần, thanh) theo bảng mẫu BT1 
Nhận biết được các tiếng có vần giống nhau ở BT2, BT3.
Học sinh yêu thích học môn Tiếng Việt ,và thích sử dụng Tiếng Việt.
II.CHUẨN BỊ:
Bảng phụ vẽ sơ đồ cấu tạo của tiếng .
Bộ xếp chữ, từ đó có thể ghép các con chữ thành các vần khác nhau .
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Cấu tạo của tiếng gồm mấy phần?
- Kiểm tra bài tập của những hs chưa làm xong.
Nhận xét 
 3. Bài mới 
Hoạt động của giáo viên
	Hoạt động của học sinh	
Ghi chú 
Hoạt động1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập 
Bài tập 1: 
- Thi đua theo nhóm xem nhóm nào làm nhanh , làm đúng .
Bài tập 2: 
ngoài – hoài
oai
Bài tập 3: 
Các cặp tiếng vần với nhau trong khổ thơ .
 choắt – thoắt
 xinh xinh – nghênh nghênh
- Cặp có vần giống nhau không hoàn toàn.
 xinh xinh – nghênh nghênh 
 inh – ênh
- Cặp có vần giống nhau hoàn toàn.
 choắt – thoắt (oắt)
Bài tập 4: 
- Chốt ý 
- Hai tiếng vần với nhau là hai tiếng có phần vần giống nhau. Có thể giống hoàn toàn hoặc không hoàn toàn.
Bài tập 5: 
- Đây là câu đố chữ (ghi tiếng) nên cần tìm lời giải ghi tiếng .
- Hướng dẫn học sinh nhìn hình vẽ để đoán chữ rồi viết ra giấy (Béo tròn là người mập , gọi là ú)
Học sinh đọc toàn bộ yêu cầu
 - Học sinh đọc mẫu trong sách giáo khoa .
 - Phân tích cấu tạo của tiếng trong câu ca dao theo sơ đồ.
- Học sinh tìm tiếng vần với nhau, gạch dưới rồi ghi lại vào vở.
- Học sinh đọc yêu cầu của bài tập .
- Học sinh các nhóm thi làm bài đúng, nhanh trên bảng lớp hoặc làm vào giấy rồi dán băng dính vào bảng lớp .
- Học sinh tự phát biểu theo suy nghĩ của mình.
- Học sinh thi giải đúng ,nhanh câu đố bằng cách viết ra giấy (bảng con)
* chữ “bút”
- bút bớt đầu là út ,đầu đuôi bỏ hết là ú ,để nguyên là bút.
4. Củng cố 
Nhắc lại cấu tạo của tiếng .
- Mỗi tiếng thường luôn có những bộ phận nào? Cho ví dụ
- Tìm những tiếng chỉ người trong gia đình mà phần vần.
 + có một âm 
 + có hai âm
5. Dặn dò: 
 Chuẩn bị bài: Mở rộng vốn từ: Nhân hậu, đoàn kết
Điều chỉnh, bổ sung.
Ngày soạn :....../......./....... Ngày dạy : ......./......./.......
TUẦN : 02 MÔN : LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT: 03 BÀI: MỞ RỘNG VỐN TỪ: 
 NHÂN HẬU, ĐOÀN KẾT
I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
Biết thêm một số từ ngữ (gồm cả tục ngữ, thành ngữ và từ Hán Việt thông dụng)về chủ điểm Thương người như thể thương thân (BT1, BT4)
Nắm được cách dùng một số từ có tiếng nhân theo 2 nghĩa khác nhau: người, lòng thương người (BT2, BT3)
Học sinh yêu thích học môn Tiếng Việt ,và thích sử dụng Tiếng Việt.
II.CHUẨN BỊ:
Bảng phụ .
Các từ ngữ.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Cấu tạo của tiếng gồm mấy phần?
 - Kiểm tra bài tập của những hs chưa làm xong.
Nhận xét 
 3. Bài mới 
Hoạt động của giáo viên
	Hoạt động của học sinh	
Ghi chú 
Hoạt động1: Giới thiệu: 
Để giúp các em có nhiều vốn từ xây dựng một bài tập làm văn. Hôm nay sẽ hướng dẫn các em thêm một số vốn từ ngữ về nhân hậu, đoàn kết
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập 
Bài tập 1: 
- Giáo viên yêu cầu một học sinh đọc yêu cầu của bài tập .
- Giáo viên nêu lại yêu cầu của bài và thực hiện 
- Giáo viên có thể yêu cầu học sinh kẻ cột theo từng đức tính hay nêu miệng .Lưu ý hoc sinh trong bài tập đọc đã học.
- Sau đó giáo viên tổng kết lại và kết luận .
Bài tập 2:
- Giáo viên yêu cầu hai học sinh đọc yêu cầu của bài tập .
- Giáo viên cho học sinh trao đổi nhóm .
- Lần lượt từng nhóm sẽ trình bày giáo viên rút ra kết luận .
Bài tập 3:
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Giáo viên cho lần lượt các em đặt câu và sửa câu cho các em.
- Giáo viên nhận xét.
Bài tập 4:
- Giáo viên cho học sinh phân nhóm và thảo luận theo yêu cầu của bài tập 4.
- Giáo viên cho từng nhóm trình bày.
- Giáo viên nhận xét và cho học sinh nhận xét và kết luận .
- Học sinh đọc 
- Học sinh thực hiện và nêu kết quả.
- Học sinh trao đổi nhóm và trình bày ý kiến của nhóm 
- Tiếng “nhân” có nghĩa là người: Các từ nhân loại, nhân tài, nhân dân.
- Tiếng “nhân” có nghĩa là “lòng thương người”: Các từ nhân hậu, nhân ái, nhân đức, nhân từ. 
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh đặt câu
- Học sinh thảo luận nhóm về lời khuyên của 3 câu tục ngữ.
- Đại diện nhóm trình bày
- Nhóm bổ sung ý kiến.
Hs khá, giỏi nêu được ý nghĩa của các câu tục ngữ ở BT4
 4. Củng cố 
 - GV cho HS nhắc lại một số từ có tiếng nhân
 5. Dặn dò: 
GV nhận xét tiết học.
 Chuẩn bị bài: Dấu hai chấm
Điều chỉnh, bổ sung.
Ngày soạn :....../......./....... Ngày dạy : ......./......./.......
TUẦN : 02 MÔN : LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT: 04 BÀI: DẤU HAI CHẤM 
I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
Biết được tác dụng của dấu hai chấm trong câu (nd Ghi nhớ)
Biết được tác dụng của dấu hai chấm (BT1); bước đầu biết dùng dấu hai chấm khi viết văn.
Học sinh yêu thích học môn Tiếng Việt, và thích sử dụng Tiếng Việt.
II.CHUẨN BỊ:
Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần ghi nhớ .
SGK
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc thuộc các câu tục ngữ, thành ngữ tiết trước.
 - Kiểm tra bài tập của những hs chưa làm xong.
Nhận xét 
 3. Bài mới 
Hoạt động của giáo viên
	Hoạt động của học sinh	
Ghi chú 
* Giới thiệu bài: Ghi bảng
* Hoạt động 1 : Làm bài tập a .
-Y/c học sinh nhận xét ( 3 câu a,b,c)
-Y/c học sinh thảo luận theo bài cả 3 ý trên. 
- GV nhận xét chốt y. 
a/ Dấu hai chấm báo hiệu phần sau là lời nói của bác Hồ. Ở trường hợp này, dấu hai chấm dùng để phối hợp với dấu ngoặc kép.
b/ Dấu hai chấm báo hiệu câu sau là lời của Dế mèn, dấu hai chấm dùng phối hợp với dấu gạch đầu dòng.
c/ Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận đi sau là lời giải thích rõ những điều lạ mà ba già nhận thấy khi về nhà, như sân quét sạch, đàn lơn đã được ăn, cơm nước đã nấu tinh tươm
* Hoạt động 2 : Phần ghi nhớ .
- Y/c học sinh đọc ghi nhớ 
- GV treo bảng phụ đã viết sẵn ghi nhớ lên bảng.
- Y/c học sinh đọc ghi nhớ không nhìn bảng 
* Hoạt động 3 : Phần luyện tập.
Bài 1: Y/c học sinh đọc đề bài ( đọc nối tiếp mỗi em 1 ý )
- GV chia nhóm 
- GV nhận xét và chốt ý . 
Bài 2: cho học sinh đọc yêu cầu bài tập 2.
- Yêu cầu học sinh thực hiện vào nháp.
- Giáo viên nhận xét.
- HS nhắc lại tựa bài .
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm theo .
- HS thực hiện. 
- HS trình bày kết quả.
- HS nhắc lại .
- HS nhắc lại .
- HS nhắc lại. 
- HS đọc .
- Cả lớp đọc thầm ghi nhớ.
- 2 học sinh đọc, lớp theo dõi.
- HS làm theo nhóm 
- Đại diện nhóm trình bày .
- Lớp nhận xét 
- Học sinh lắng nghe
Một học sinh đọc, cả lớp đọc thầm theo
Học sinh thực hiện 
Học sinh trình bày 
Học sinh khác theo dõi, nhận xét.
Học sinh lắng nghe
4. Củng cố 
 Trò chơi: Đại diện mỗi nhóm một học sinh.
Giáo viên nêu câu hỏi: dấu hai chấm khác dấu chấm ở chỗ nào?
Giáo viên nêu cách chơi: sau khi giáo viên nêu câu hỏi và nói: hết. Hai bạn gõ tay xuống bàn. Đội nào gõ trước, đội đó có quyền trả lời trước. Nếu trả lời chưa đúng hoặc thiếu chính xác đội bạn trả lời thay.
 5. Dặn dò: 
Về nhà tìm trong các bài tập đọc đã học các trường hợp dùng dấu hai chấm .
GV nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà học thuộc p ...  HS
Ghi chú
a/GTB: 
b/Luyện tập
Yêu cầu 2 HS đọc nối tiếp BT1.
GV: Em hãy nêu yêu cầu của BT1.
Y/c HS sửa lại những từ sai vào nháp. GV chọn ngẫu nhiên 3 em HS để phát phiếu cỡ to, mỗi tờ viết 4 dòng của bài ca dao( không viết 2 dòng đầu).
Y/c 3 HS dán phiếu lên bảng lớp và trình bày – đọc lần lượt từng dòng thơ, chỉ chữ cần sửa.
GV nhận xét, chốt ý đúng.
Bài tập 2
Y/c HS đọc BT2.
GV treo bản đồ địa lí VN lên bảng lớp
GV giải thích rõ cách chơi du lịch trên bản đồ VN 
GV phát phiếu to và bản đồ địa lí VN cở nhỏ cho 4 nhóm để thi nhau làm.
Y/c 4 nhóm dán kết quả lên bảng và trình bày
GV nhận xét, kết luận nhóm những nhà du lịch giỏi nhất tìm được đúng nhanh tên các địa danh. 
- 2 HS đọc
HS nêu.
HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
3 HS dán phiếu và trình bày. HS khác nhận xét.
1 HS đọc
HS quan sát.
- HS lắng nghe
HS quan sát và làm việc theo nhóm 
HS dán kết quả và trình bày.
HS nhóm khác nhận xét, HS lắng nghe.
- Học sinh trả lời.
4/ Củng cố: GV hỏi lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí VN.
5/ Dặn dò: Xem trước BT3 tuần 8
Nhận xét tiết học.
Điều chỉnh, bổ sung.
Ngày soạn :....../......./....... Ngày dạy : ......./......./.......
TUẦN : 08 MÔN : LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT: 15 BÀI: CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI
 - TÊN ĐỊA LÍ NƯỚC NGOÀI
I . Mục đích, yêu cầu: 
 - Nắm được quy tắc viết tên người, tên địa lí nước ngoài (ND ghi nhớ)
 - Biết vận dụng quy tắc đã học để viết đúng tên người ,tên địa lí nước ngoài phổ biến, quen thuộc trong các BT 1, 2 (mục III).
 - Học sinh yêu thích học môn Tiếng Việt ,và thích sử dụng Tiếng Việt.
II . Chuẩn bị: 
GV : - Giấy khổ to-bút dạ để HS làm việc nhóm.
 - Bảng phụ viết sẵn lời giải của bài tập III .2
 HS : - SGK
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
1 – Ổn định lớp 
2. Kiểm tra bài cũ : 
 -2 học sinh viết bảng lớp ,cả lớp viết nháp đoạn thơ.
 Muối Thái Bình , ngược Hà Giang 
 Cày bừa Đông Xuất ,mía đường tỉnh Thanh
3. Bài mới 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú 
 3. Bài mới 
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
Hoạt động 2 : Phần nhận xét 
Bài 1: Gv đọc mẫu yêu cầu bài 1
Sau đó hướng dẫn HS đọc đúng theo chữ viết ,ngắt hơi ở chỗ ngăn cách các bộ phận trong mỗi tên 
Bài 2: Yêu cầu phân tích cấu tạo trong từng bộ phận . 
- Cách viết các tiếng trong cùng một bộ phận tên như thế nào ? 
 Bài 3 : Cách viết một số tên người,tên địa lí nước ngoài sau đây có gì đặc biệt
- Tên người : Thích Ca Mâu Ni, Khổng Tử,Bạch Cư Dị
- Tên địa lí : Hy Mã Lạp Sơn,Luân Đôn , Bắc Kinh , Thuỵ Điển
c – Hoạt động 3 : Phần ghi nhớ 
 - Hướng dẫn HS rút ra ghi nhớ .
d – Hoạt dộng 4 : Luyện tập 
Bài tập 1 : Chép lại cho đúng tên riêng trong đoạn văn 
Bài tập 2 : Viết lại cho đúng quy tắc
GV và tập thể lớp nhận xét 
Trong các tên riêng 
- Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi
- Ri-ô đờ Gia –nây-rô
Hai tiếng “ đa” và”đờ” là bộ phận của tên nhưng không viết hoa 
Bài tập 3 : ( Trò chơi du lịch)
- Giáo viên chuẩn bị 10 lá thăm theo mẫu sau 
GV : phổ biến cách chơi
-Từng HS rút thăm ,ghi tên mình vào góc trái lá thăm. 
- Viết tên thủ đô hoặc tên nước ngoài vào chỗ trống trên lá thăm và dán lá thăm lên bảng lớp. 
- Ai viết đúng ,viết nhanh là thắng.
- Chọn 10 HS tham gia trò chơi.
- Cả lớp đọc thầm
Đọc tên người
Đọc tên địa lí
- Phân tích các bộ phận tạo thành tên
Li-ép/Tôn-xtôi,Mô-rít-xơ/Mát-téc-lích,/Tô-mát/ Ê-đi-xơn/
Li-ép :2 tiếng 
Tôn-xtôi: 2 tiếng
Mô-rít-xơ : 3 tiếng
Mát-téc-lích : 3 tiếng
- Giữa các tiếng trong bộ phận trên có gạch nối .
- Đọc đề bài
- Viết giống như tên riêng VN.tất cả các tiếng đều viết hoa (vì là được phiên âm theo âm Hán Việt –âm mượn tiếng Trung Quốc)
- Đọc ghi nhớ SGK
- Đọc yêu cầu của đề bài
- HS Làm nháp : Ac-boa..
- Trao đổi thảo luận nhóm.
-Thư ký viết kết quả trên giấy khổ lớn , dán nhanh bài lên bảng lớp
+ Tên người :Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi,An-be- Anh-xtanh, Crít-xti-an, An-đéc-xen, I-u-ri Ga-ga- rin.
+ Tên địa lí : Xanh Pê- téc – pua, Pri, Ri - ô – đờ 
- HS tham gia chơi 
HS khá, giỏi ghép đúng tên nước với tên thủ đô của nước ấy trong một số trường hợp quen thuộc (BT3)
4/ Củng cố: 
 - Về nhà học thuộc ghi nhớ trang 120 và làm bài 1 , 2 trang 120 vào vở Tiếng Việt .
 5/ Dặn dò: Xem trước BT3 tuần 8
Nhận xét tiết học.
Điều chỉnh, bổ sung.
Ngày soạn :....../......./....... Ngày dạy : ......./......./.......
TUẦN : 08 MÔN : LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT: 16 BÀI: DẤU NGOẶC KÉP 
I Mục đích , yêu cầu 
- Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép, cách dùng dấu ngoặc kép (ND ghi nhớ).
- Biết vận dụng những hiểu biết đã học để dùng dấu ngoặc kép trong khi viết (mục III).
- Học sinh yêu thích học môn Tiếng Việt ,và thích sử dụng Tiếng Việt.
II . Chuẩn bị: 
 - GV : Bảng phụ viết sẵn nội dung các bài tập 2 , 4 
 HS: SGK 
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
2. Kiểm tra bài cũ : 
 - Nhắc lại nội dung ghi nhớ
3. Bài mới 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú 
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
- Chúng ta đã biết tác dụng của dấu 2 chấm. Hôm nay các em sẽ được học “Dấu ngoặc kép” 
Hoạt động 2 : Phần nhận xét 
Bài 1 :
- Gạch chân những từ ngữ và câu đặt trong dấu ngoặc kép .
- Đó là lời nói của ai ?
- Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép ?
Bài 2 :
- Tìm lời nói nào đã trọn câu .
- Dấu ngoặc kép ở đây còn có dấu gì nữa?
- Khi nào dấu ngoặc kép được dùng với dấu 2 chấm ?
Bài 3 : 
c – Hoạt động 3 : Phần ghi nhớ 
 - Hướng dẫn HS rút ra ghi nhớ .
d – Hoạt dộng 4 : Luyện tập 
Bài tập 1 : 
Bài tập 2 :
Bài tập 3 : 
- Nhận xét 
Bài tập 4 : 
- Nhận xét 
- Lời của Bác Hồ
- để dẫn lời nói của người được câu văn nhắc tới
- dùng để trích dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật 
-HS thảo luận 
- khi lời nói trực tiếp là một câu trọn vẹn hay một đoạn
- HS đọc yêu cầu 
- Chia nhóm thảo luận 
- Đại diện nhóm trình bày
- HS đọc yêu cầu
- HS làm vào vở
- HS đọc yêu cầu
- HS làm
- HS đọc yêu cầu
- Chia nhóm thảo luận
- Đại diện nhóm trình bày
- HS đọc yêu cầu
- Đôi bạn thảo luận
- Đại diện nhóm trình bày
4/ Củng cố: 
 - Nêu tác dụng của dấu 2 chấm?
 - Nêu tác dụng của dấu 1 chấm ?
 - Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép
 5/ Dặn dò: 
 - Xem trước bài tuần 9
Nhận xét tiết học.
Điều chỉnh, bổ sung.
Ngày soạn: Ngày dạy: 
TUẦN : 09 MÔN : LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT: 17 BÀI: MỞ RỘNG VỐN TỪ: ƯỚC MƠ
I Mục đích, yêu cầu: 
 - Biết thêm một số từ ngữ về chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ, bước đầu tìm được một số từ cùng nghĩa với từ ước mơ bắt đầu bằng tiếng ước, tiếng mơ (BT1, BT2).
 - Ghép được những từ ngữ sau từ ước mơ và nhận biết được sự đánh giá của từ ngữ đó (BT3), nêu được ví dụ minh họa về một loại ước mơ(BT4), hiểu được ý nghĩa 2 thàng ngữ thuộc chủ điểm (BT5a, c).
 - Học sinh yêu thích học môn Tiếng Việt ,và thích sử dụng Tiếng Việt.
II . Chuẩn bị: 
- GV : Bảng phu , SGK
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ : 
 - GV cho học sinh làm bài tập 3 , GV yêu cầu HS về nhà làm
 - GV cho HS ghi nhớ trong SGK
 - Nhận xét 
3. Bài mới 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú 
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
- Qua các bài tập đọc trên , các em đã thêm một số từ về chủ điểm ước mơ . Chúng ta cùng nhau tìm thêm các từ thuộc chủ điểm đó.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 1 : HS đọc yêu cầu của bài 
 - GV yêu cầu cả lớp đọc thầm lại bài
 “Trung thu độc lập”
 - Tìm từ đồng nghĩa với từ ước mơ ( mơ tưởng , mong ước )
 - Lớp nhận xét - GV tổng kết
 Bài tập 2 : HS đọc yêu cầu của bài :
 Tìm từ đồng nghĩa với từ ước mơ ,
 GV hướng dẫn HS : 
 Ta có thể tìm theo 
 Bắt đầu = tiếng mơ
 2 cách 
 Bắt đầu = tiếng ước
 - GV nhận xét 
Bài tập 3 : HS đọc yêu cầu của bài : 
 - Ghép thêm từ vào sau từ ước mơ những từ ngữ thể hiện sự đánh giá về những ước mơ cụ thể .
 - GV ghi bảng hàng loạt từ cho HS thi đua ghép từ ước mơ .
 - GV nhận xét + tổng kết 
 Bài tập 4 :
 - HS nêu yêu cầu của bài .
 - GV hướng dẫn HS thực hiện bài tập 3
 - Hs thảo luận nhóm 
 HS trình bày – lớp nhận xét – GV tổng kết
 - HS đọc và thực hiện .
- HS tìm từ và nêu .
- HS thảo luận và nêu.
 - HS nêu 
- Hs đọc
HS thi đua ghép theo 3 lệnh : 
Đánh giá cao – Đánh giá thấp – - Không cao
- HS nêu
 - Thảo luận nhóm .
 - HS trình bày .
4/ Củng cố: 
 - Nhận xét phần luyện tập
5/ Dặn dò: 
 - Chuẩn bị “ Động từ”
Nhận xét tiết học.
Điều chỉnh, bổ sung.
Ngày soạn: Ngày dạy: 
TUẦN : 09 MÔN : LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT: 18 BÀI: ĐỘNG TỪ
I. Mục đích, yêu cầu 
- Hiểu thế nào là động từ (chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật: người, sự vật, hiện tượng).
- Nhận biết động từ trong câu hoặc thể hiện qua tranh vẽ (BT mục III).
- Học sinh yêu thích học môn Tiếng Việt ,và thích sử dụng Tiếng Việt.
II . Chuẩn bị: 
- GV : Bảng phụ ghi bài tập 
- HS: SGK
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ : 
 - HS tìm Danh từ chỉ người , động vật ,sự vật, hiện tượng.
 - Khi viết Danh từ riêng ta phải làm như thế nào ?
 - HS nêu quy tắc viết Danh từ riêng
 - Nhận xét 
3. Bài mới 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú 
1 ) + GV cho HS đọc đoạn văn .
 + HS đọc câu hỏi ở bài 2 / phần nhận xét
 + GV nêu lại yêu cầu 
 + Trong đoạn văn này vừa có Danh từ chỉ người và Danh từ chỉ sự vật , Động từ chỉ hoạt động của anh chiến sĩ và thiếu nhi .
 + GV cho HS tìm Danh từ chỉ sự vật sau đó yêu cầu HS tìm từ chỉ trạng thái, khả năng của sự vật đó .
 - GV giải thích từ “ Trạng thái + khả năng” 
 - GV cho HS thảo luận nhóm.
 - Lớp nhận xét – GV tổng kết
 + Những từ miêu tả hành động của người, trạng thái , khả năng của người , sự vật 
 -Động từ 
 - GV cho 1, 2 HS đọc và ghi nhớ trong SGK
 2 ) Luyện tập 
 Bài 1 : HS đọc yêu cầu của bài
 - GV cho HS kể vào nháp các hoạt động ở nhà và nhà trường.
 - GV ghi bảng giúp HS xác định rõ về động từ trong các từ vừa nêu .
 Bài 2 : HS đọc yêu cầu của bài 
 - GV cho HS làm việc cá nhân và nêu lên .
 Bài 3 : GV cho HS đóng kịch câm 
 - GV nhận xét 
- 1 HS đọc đoạn văn
- HS đọc phần nhận xét câu hỏi ở bài tập 2 
- HS tìm và nêu.
- Nhóm thảo luận và trình bày.
- HS nhắc lại. 
- HS đọc.
- HS đọc yêu cầu. 
-HS ghi vào giấy nháp và đọc lên đâu là Động từ.
- HS làm và nêu lên. HS thực hiện ngay trong SGK.
HS thảo luận nhóm đôi.
Từng cặp lên thực hiện- nhận xét.
4/ Củng cố: 
Nêu lại ghi nhớ.
Tìm 4 động từ.
5/ Dặn dò: 
 - Chuẩn bị “ Ôn tập ”
Nhận xét tiết học.
Điều chỉnh, bổ sung.

Tài liệu đính kèm:

  • docLUYEN TU_CAU lop4 Tuan 1-9.doc