I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Nắm được cấu tạo cơ bản của đơn vị tiếng trong Tiếng Việt.
2. Kĩ năng: Nhận diện được các bộ phận của Tiếng và Từ trong đó có khái niệm ề bộ phận vần của tiếng nói chung và vần thơ nói riêng.
3. Giáo dục học sinh hiểu thêm về ngữ âm học
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng (giấy khổ to)
- Các thẻ có ghi chữ cái và dấu thanh.
Môn: Luyên từ và câu Cấu tạo của tiếng I. Mục tiêu: Kiến thức: Nắm được cấu tạo cơ bản của đơn vị tiếng trong Tiếng Việt. Kĩ năng: Nhận diện được các bộ phận của Tiếng và Từ trong đó có khái niệm ề bộ phận vần của tiếng nói chung và vần thơ nói riêng. Giáo dục học sinh hiểu thêm về ngữ âm học II. đồ dùng dạy – học: Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng (giấy khổ to) Các thẻ có ghi chữ cái và dấu thanh. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động dạy học Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng của học sinh 2. Bài mới a) Giới thiệu bài (trực tiếp) Học sinh ghi đầu bài b) Nhận xét Yêu cầu học sinh đọc thầm và đếm xem câu tục ngữ có bao nhiêu tiếng - giáo viên ghi bảng 2 câu thơ SGK. Cho học sinh đếm thành tiếng Hs đọc thầm và đếm 2 học sinh trả lời. Học sinh đọc và dùng tay đập nhẹ lên mặt bàn Gọi học sinh đọc yêu cầu 2 Giáo viên ghi sơ đồ Học sinh đọc và dánh vần tiếng bầu Tiếng Âm đầu Vần Thanh Bầu B âu Huyền Cho học sinh quan sát và trả lời Tiếng bầu gồm có mấy bộ phận? Là bộ phận nào? Học sinh hoạt động nhóm đôi trao đổi và nêu 3 bộ phận của tiếng bầu. Giáo viên kết luận Cho học sinh tự phân tích các tiếng còn lại, giáo viên chia mỗi bàn phân tích 2 tiếng - giáo viên gọi học sinh điền vào bảng Học sinh lắng nghe Học sinh phân tích - nêu lớp nhận xét Học sinh lên chữa bài Tiếng do bộ phận nào tạo thành? Ví dụ? Học sinh tự rút ra nhận xét Trong tiếng, bộ phận nào không thể thiếu được, bộ phận nào có thể thiếu được Học sinh nêu các ý kiến - nhận xét Giáo viên kết luận c) Ghi nhớ Yêu cầu học sinh đọc thầm phần ghi nhớ SGK Giáo viên kết luận cách đánh dấu thanh cho học sinh Học sinh đọc thầm - 2 học sinh đọc thuộc d) Luyện tập Bài 1 (nhóm 2) Gọi học sinh đọc yêu cầu 1 Học sinh đọc Cho mỗi bàn 1 học sinh phân tích 2 tiếng Học sinh làm vào vở nháp Gọi các nhóm chữa bài 1 học sinh chữa bài Bài 2 (cá nhân) Gọi học sinh đọc yêu cầu 1 Học sinh đọc yêu cầu (b) SGK Cho học sinh giải câu đố Học sinh suy nghĩ Gọi học sinh trả lời và giải thích Học sinh lần lượt trả lời cho đến khi có câu trả lời đúng Nhận xét đáp án 3. Củng cố và dặn dò Nhận xét tiết học Học thuộc phần ghi nhớ và chuẩn bị bài sau.
Tài liệu đính kèm: