I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ thuộc chủ điểm ước mơ.
2. Kĩ năng: Hiểu dược giá trị của những ước mơ cụ thể qua luyện tập sử dụng các từ ngữ kết hợp với từ ước mơ.
3. Thái độ: Biét cách sử dụng một số câu tục ngữ thuộc chủ điểm ước mơ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: Học sinh chuẩn bị từ diển (nếu có). Giáo viên phô tô vài trang cho nhóm. Giấy khổ to và bút dạ.
Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: ước mơ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ thuộc chủ điểm ước mơ. 2. Kĩ năng: Hiểu dược giá trị của những ước mơ cụ thể qua luyện tập sử dụng các từ ngữ kết hợp với từ ước mơ. 3. Thái độ: Biét cách sử dụng một số câu tục ngữ thuộc chủ điểm ước mơ. II. đồ dùng dạy – học: Học sinh chuẩn bị từ diển (nếu có). Giáo viên phô tô vài trang cho nhóm. Giấy khổ to và bút dạ. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động dạy học Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 học sinh trả lời câu hỏi: dấu ngoặc kép có tác dụng gì? 2 học sinh đứng tại chỗ trả lời Gọi 2 học sinh lên bảng đặt cau hỏi. Mỗi học sinh tìm ví dụ về 1 tác dụng của dấu ngoặc kép 2 học sinh lên bảng lớp làm bài - lớp nhận xét Giáo viên nhận xét - cho điểm. 2. Bài mới. 2.1. Giới thiệu bài: Học sinh nghe. 2.2. Tìm hiểu ví dụ Bài 1: (cá nhân) Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung 1 học sinh đọc thành tiếng. Yêu cầu học sinh đọc lại bài Trung thu độc lập, ghi vào vở nháp những từ đồng nghĩa với từ ước mơ. 2 học sinh đọc thành tiếng, lớp đọc thầm rồi tìm từ theo yêu cầu Gọi học sinh trả lời Học sinh trả lời: các từ: mơ tưởng, mong ước “Mong ước” có nghĩa là gì? Mong ước nghĩa là mong muốn thiết tha điều tốt đẹp trong tương lai. “Mơ tưởng” có nghĩa là gì? Mơ tưởng nghĩa là mong mỏi và tưởng tượng điều mình muốn sẽ đạt đựoc trong tương lai. Giáo viên kết luận Lắng nghe Bài 2: (nhóm 4) Gọi học sinh đọc yêu cầu trong SGK. 1 học sinh đọc thành tiếng Phát phiếu, bút dạ và tổ chức nhóm 4. Học sinh nhận đồg dùng học tập và thực hiện theo yêu cầu. Học sinh sử dụng từ điển để tìm từ Giáo viên kết luận Học sinh ghi vở Bài 3 (nhóm 2) Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài 1 học sinh đọc thành tiéng yêu cầu học sinh thảo luanạ nhóm để ghép đựoc từ thích hợp học sinh trao đổi, ghép từ Gọi học sinh trình bày bài làm. giáo viên kết luận lời giải đúng Đánh giá cao: uớc mơ đẹp đẽ, ước mơ cao cả, ước mơ lớn, uớ mơ chính đáng. Đánh giá không cao: ước mơ nho nhỏ. Đánh giá thấp: Uớc mơ viển vông, ước mơ kì quặc, ước mơ dại dột. Học sinh ghi vở. Bài 4 (nhóm 4) Gọi học sinh đọc yêu cầu bài 1 học sinh đọc thành tiếng Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm và tìm ví dụ minh hoạ cho những ước mơ đó. Học sinh thảo luận nhóm, viết ý kiến của các bạn vào vở nháp Gọi học sinh đại diện nhóm phát biểu ý kiến Các học sinh nối tiếp phát biểu. Giáo viên kết luận đáp án đúng. Học sinh ghi vở. Bài 5 (nhóm 2) Gọi học sinh đọc yêu cầu bài 1 học sinh đọc thành tiếng yêu cầu học sinh thảo luận để tìm nghĩa của các câu thành ngữ và em dùng thành ngữ đó trong tình huống nào? học sinh thảo luận nhóm, ghi ý kiến vào vở nháp. Gọi học sinh trình bày, giáo viên kết luận Các học sinh nối tiếp phát biểu. Cầu được ước thấy: đạt được điều mình mơ ước. ước sao được vậy: đồng nghĩa với cầu được ước thấy. ước của trái mùa: muốn những điều trái với lẽ thường. Đứng núi này trông núi nọ: không bằng lòng với cái hiện đang có, lại mơ tưởng tới cái khác chưa phải của mình. 3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học. Dặn học sinh ghi nhớ các từ thuộc chủ điểm ước mơ và học thuộc các câu thành ngữ.
Tài liệu đính kèm: