I. MỤC TIÊU :
- Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ thuộc chủ điểm Dũng cảm.
- Hiểu nghĩa của các từ cùng nghĩa với từ Dũng cảm.
- Sử dụng các từ đã học để tạo thành những cụm từ có nghĩa, hoàn chỉnh câu văn hoặc đoạn văn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Bảng phụ viết sẵn BT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Tuần 25: Tiết 50: LUYỆN TỪ VÀ CÂU MỞ RỘNG VỐN TỪ : DŨNG CẢM I. MỤC TIÊU : - Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ thuộc chủ điểm Dũng cảm. - Hiểu nghĩa của các từ cùng nghĩa với từ Dũng cảm. - Sử dụng các từ đã học để tạo thành những cụm từ có nghĩa, hoàn chỉnh câu văn hoặc đoạn văn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Bảng phụ viết sẵn BT. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC A. BÀI CŨ - Gọi 2 HS lên bảng. Yêu cầu mỗi HS đặt 2 câu kể Ai là gì ? và phân tích CN trong câu. - Gọi HS đọc phần ghi nhớ. - HS thực hiện yêu cầu B. BÀI MỚI 1. Giới thiệu bài : 2. Hướng dẫn HS làm bài tập * Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. - 1 em đọc. - HS trao đổi thảo luận và tự làm bài. - HS trao đổi, thảo luận và làm bài. - Gọi HS tiếp nối phát biểu. Từ cùng nghĩa với từ dũng cảm : gan dạ, anh hùng, anh dũng, can đảm, can trường, gan góc, gan lì, bạo gan, quả cảm. + Hỏi “dũng cảm” có nghĩa là gì ? - Dũng cảm : có dũng khí dám đương đầu với sức chống đối, với nguy hiểm để làm những việc nên làm. + Đặt câu với từ dũng cảm. - Tiếp nối nhau đặt câu. + Bộ đội ta rất dũng cảm. + Chú công an dũng cảm bắt cướp. + Đặt câu với các tư đồng nghĩa với từ dũng cảm. + Chị Võ Thị Sáu rất gan dạ. + Trông thế mà nó gan lì thật. + Bác sĩ Ly là một người quả cảm. * Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS tự làm bài. - 2 HS lên làm bảng phụ. Lớp làm bài vào vở. - Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng: Tinh thần dũng cảm Hành động dũng cảm Người chiến sĩ dũng cảm Nữ du kích dũng cảm Em bé liên lạc dũng cảm Dũng cảm xông lên Dũng cảm nhận khuyết điểm Dũng cảm cứu bạn Dũng cảm chống lại cường quyền Dũng cảm trước kẻ thù Dũng cảm nói lên sự thật. - Nhận xét, kết luận các từ đúng. * Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận và làm bài. - 1 HS lên bảng gắn thẻ từ vào cột tương ứng. Lớp dùng bút chì nối trong vở BT. - Nhận xét, kết luận lời giải đúng. + Gan dạ : không sợ nguy hiểm + Gan góc : Chống chọi (kiên cường) không lùi bước. + Gan lì : gan đến mức trơ ra, không còn biết sợ là gì. * Bài 4 - HS đọc yêu cầu BT. - Tổ chức cho HS thi điền từ tiếp sức. - Theo dõi và làm bài. - Yêu cầu HS đọc lại đoạn văn đã hoàn chỉnh. - Đại diện các tổ đọc đoạn văn của mình. - Nhận xét, kết luận lời giải đúng. C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ - Nhận xét tiết học. - Về nhà làm bài tập 3,4 vào vở. Bài sau : Luyện tập về câu kể Ai là gì ?
Tài liệu đính kèm: