I. MỤC TIÊU
- Nắm được phép lịch sự khi hỏi chuyện người khác: biết thưa gửi, xưng hô phù hợp với quan hệ giữa mình và người được hỏi; tránh những câu hỏi tò mò hoặc làm phiền lòng người khác.
- Nhận biết được quan hệ giữa các nhân vật, tính cách của nhân vật qua lời đối đáp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Giấy khổ to chép sẵn BT 1 phần nhận xét.
- HS: VBT tiếng Việt 4
Luyện từ và câu giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi I. Mục tiêu - Nắm được phép lịch sự khi hỏi chuyện người khác: biết thưa gửi, xưng hô phù hợp với quan hệ giữa mình và người được hỏi; tránh những câu hỏi tò mò hoặc làm phiền lòng người khác. - Nhận biết được quan hệ giữa các nhân vật, tính cách của nhân vật qua lời đối đáp. II. Đồ dùng dạy học - GV: Giấy khổ to chép sẵn BT 1 phần nhận xét. - HS: VBT tiếng Việt 4 III. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: - 1 HS miêu tả 1 đồ chơi, trò chơi của em. - Lớp, GV nhận xét, cho điểm. B. Dạy bài mới HĐ1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu cầu của tiết học HĐ2. Phần nhận xét Bài tập 1: Tìm câu hỏi trong khổ thơ dưới đây. - GVgắn bảng phụ ghi sẵn nội dung BT1, 1HS đọc yêu cầu bài tập. - Cả lớp đọc thầm lại, phát biểu, HS cả lớp nhẫn xét, bổ sung. GV chốt câu trả lời đúng: +Câu hỏi: Mẹ ơi, con tuổi gì? +Từ ngữ thể hiện thái độ lễ phép: Lời gọi Mẹ ơi. Bài tập 2: Đặt câu hỏi thích hợp với sở thích của mọi người ( thầy, cô, bạn,em ) - HS đọc to yêu cầu của BT, suy nghĩ đặt câu hỏi vào vở bài tập. - HS nối tiếp nhau đọc câu hỏi của mình. Cả lớp nhận xét cách đặt câu hỏi của bạn. GV nhận xét chung. Bài tập 3: Theo em để giữ phép lịch sự cần tránh hỏi những câu hỏi có nội dung như thế nào? - 1 HS đọc yêu cầu bài tập. - HS thảo luận nhóm đôi về nội dung câu hỏi và trả lời. GV và HS cả lớp nhận xét, kết luận: Để giữ phép lịch sự cần tránh những câu hỏi tò mò, làm phiền lòng phật ý người khác. HĐ3.Phần ghi nhớ - GV giúp HS rút ra phần ghi nhớ - 3 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK HĐ4. Luyện tập Bài 1: Cách hỏi và đáp trong mỗi đoạn đối thoại dưới đây thể hiện quan hệ giữa các nhân vật và tính cách của mỗi nhân vật như thế nào? - GV gắn bảng phụ chép nội dung bài tập 1 - HS đọc yêu cầu bài tập, 2 HS nối tiếp đọc nối tiếp các đoạn văn a - b. - HS trao đổi theo nhóm đôi và làm bài tập vào VBT, 2 HS lên bảng làm vào bảng phụ. - HS cả lớp nhận xét, bổ sung. GV chốt kết quả đúng. Bài 2 : So sánh các câu hỏi trong đoạn văn sau - GVgắn bảng phụ, gọi 1 HS đọc to nội dung và yêu cầu của BT: Tìm đọc các câu hỏi trong đoạn trích truyện Các em nhỏ và cụ già - HS hoạt động theo cặp, trao đổi về yêu cầu của bài tâp và làm bài vào VBT -4 HS tiếp nối lên bảng làm bài tập trên bảng phụ. - Lớp, GV nhận xét, đánh giá. C. Củng cố - dặn dò - Nhận xét tiết học. - Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Tài liệu đính kèm: