I. MỤC TIÊU
- HS hiểu thế nào là câu kể, tác dụng của câu kể.
- Nhận biết được câu kể trong đoạn văn; biết đặt một vài câu kể để kể, để tả, trình bày ý kiến.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-GV: Giấy khổ to , bảng phụ
-HS: VBT tiếng Việt
Luyện từ và câu câu kể I. Mục tiêu - HS hiểu thế nào là câu kể, tác dụng của câu kể. - Nhận biết được câu kể trong đoạn văn; biết đặt một vài câu kể để kể, để tả, trình bày ý kiến. II. đồ dùng dạy học -GV: Giấy khổ to , bảng phụ -HS: VBT tiếng Việt III. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: - 1HS làm lại BT 2 ở tiết trước. - GV nhận xét, cho điểm HS B. Dạy bài mới HĐ1. Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu cầu của tiết học HĐ2. Phần nhận xét Bài 1: Câu in đậm trong đoạn văn dùng làm gì? Cuối câu có dấu gì? - 1HS đọc yêu cầu bài tập1, 1 HS đọc đoạn văn. - Cả lớp đọc thầm lại, tìm câu in đậm trong đoạn văn và nêu tác dụng của câu. - HS trả lời.GV chốt câu trả lời đúng: Câu được in đậm trong đoạn văn là câu hỏi về một điều chưa biết. Cuối câu có dấu chấm hỏi. Bài 2: Những câu còn lại ở bài tập 1 được dùng làm gì? Cuối câu có dấu gì? - HS đọc to yêu cầu của BT, suy nghĩ , trả lời câu hỏi bài tập: Câu a, Bu-ra-ti-nô là một chú bé bằng gỗ. ( dùng để giới thiệu) Câu b, Chú có cái mũi rất dài. ( dùng để miêu tả) Câu c, Chú người gỗkho báu. (dùng kể về một sự việc) +Cuối câu dùng dấu chấm. - GV nhận xét chốt lại lời giải đúng: Các câu còn lại trong bài 1đó là các câu kể. Cuối câu kể có dấu chấm. Bài 3: Các câu kể trong bài được dùng làm gì? - HS thảo luận cặp và nêu kết quả: +Ba-ra-ba uống rượu đã say. (kể về Ba-ra-ba) +Vừa hơ bộ râu, lão vừa nói. (kể về Ba-ra-ba) +Bắt đượclò sưởi này. (nêu suy nghĩ của Ba-ra-ba) GV bổ sung, kết luận: Câu kể có thể được dùng để nói lên ý kiến hoặc tâm tư, tình cảm của mỗi người. HĐ3 . Ghi nhớ - 4-5 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK HĐ4. Luyện tập Bài tập1: Tìm câu kể trong đoạn văn. Tác dụng các câu? - GV treo bảng phụ chép nội dung bài tập 1 - HS đọc yêu cầu bài tập, suy nghĩ , thảo luận nhóm, nêu ý kiến. - HS cả lớp nhận xét, bổ sung. GV chốt kết quả đúng: +Chiều chiềudiều thi. (kể sự việc) +Cách diều mềm mại như cánh bướm. (tả cánh diều) +Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. (kể lại sự việc và nói lên tình cảm) +Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. (tả tiếng sáo diều) +Sáo đơn, sáo képvì sao sớm. (nêu ý kiến, nhận định) Bài tập2: Đặt vài câu kể theo các yêu cầu đã cho. - HS đọc yêu cầu bài tập, 1 HS đọc 4 yêu cầu đã cho. - HS hoạt động theo cặp, đại diện một số nhóm đặt câu. - HS nhận xét, - GV nhận xét, kết luận ( dán bảng phụ đã chuẩn bị lên bảng) C. Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học. - Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Tài liệu đính kèm: