I. Mục đích, yêu cầu:
- Hiểu được tác dụng của dấu hai chấm trong câu : Báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước nó.
- Nhận biết tác dụng của dấu hai chấm (BT1); bước đầu biết dùng dấu hai chấm khi viết văn.
- GD:HS có ý thức tốt trong học tập, áp dụng dấu hai chấm để viết văn.
II. Đồ dùng dạy- học:
• Bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ .
III. Hoạt động dạy- học:
TUẦN 2 Ngày dạy: 1/9/2009 MỞ RỘNG VỐN TỪ : NHÂN HẬU , ĐOÀN KẾT I. Mục đích, yêu cầu: - Biết thêm một số từ ngữ ( gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng) về chủ điểm Thương người như thể thương thân ( BT1, BT4); nắm được cách dùng một số từ có tiếng " nhân" theo 2 nghĩa khác nhau: người, lòng thương người. (BT2, BT3) - HS khá, giỏi nêu được ý nghĩa của các câu tục ngữ ở BT4. - GD: HS luôn có tấm lòng nhân hậu, thương người và có tinh thần đoàn kết. II. Đồ dùng dạy- học: Giấy khổ to kẽ sẵn bảng + bút dạ ( đủ dùng theo nhóm ) . III. Hoạt động dạy- học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu HS tìm các tiếng chỉ người trong gia đình mà phần vần : + Có 1 âm : cô , .. + Có 2 âm : bác , .. - Nhận xét các từ HS tìm được . 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài –GV ghi đề b) Hướng dẫn làm bài tập Bài 1 - Gọi HS đọc yêu cầu . - Chia HS thành nhóm nhỏ , phát giấy và bút dạ cho trưởng nhóm . Yêu cầu HS tìm từ và viết vào giấy . - Yêu cầu 4 nhóm HS dán phiếu lên bảng, GV nhận xét , bổ sung để có một phiếu có số lượng từ tìm được đúng và nhiều nhất . - Phiếu đúng , các từ ngữ : - 2 HS lên bảng , mỗi HS tìm một loại , HS dưới lớp làm vào giấy nháp . + Có 1 âm : cô , chú , bố , mẹ , dì , cụ , .. + Có 2 âm : bác , thím , anh , em , ông , .. -HS nghe - 2 HS đọc thành tiếng yêu cầu trong SGK. - Hoạt động trong nhóm 4 - Nhận xét , bổ sung các từ ngữ mà nhóm bạn chưa tìm được . Thể hiện lòng nhân hậu , tình cảm yêu thương đồng loại Trái nghĩa với nhân hậu hoặc yêu thương Thể hiện tinh thần đùm bọc , giúp đỡ đồng loại Trái nghĩa với đùm bọc hoặc giúp đỡ Mẫu: lòng thương người, lòng nhân ái, lòng vị tha, tình nhân ái, tình thương mến, yêu quý, xót thương, đau xót, tha thứ, độ lượng, bao dung, xót xa, thương cảm . Mẫu: độc ác, hung ác, nanh ác, tàn ác, tàn bạo, cay độc, độc địa, ác nghiệt, hung dữ, dữ tợn, dữ dằn, bạo tàn, cay nghiệt, nghiệt ngã, ghẻ lạnh, .. Mẫu: cưu mang, cứu giúp, cứu trợ, ủng hộ, hổ trợ, bênh vực, bảo vệ, chở che, che chắn, che đỡ, nâng đỡ, nâng niu, Mẫu : ức hiếp, ăn hiếp, hà hiếp, bắt nạt, hành hạ, đánh đập, áp bức, bóc lột, chèn ép, Bài 2 - Gọi HS đọc yêu cầu . - Kẻ sẵn một phần bảng thành 2 cột với nội dung bài tập 2a , 2b . - Yêu cầu HS trao đổi theo cặp , làm vào giấy nháp . - Gọi HS lên bảng làm bài tập . - Gọi HS nhận xét , bổ sung . - Chốt lại lời giải đúng + Hỏi HS về nghĩa của các từ ngữ vừa sắp xếp . Nếu HS không giải nghĩa được GV có thể cung cấp cho HS . Bài 3 - Gọi 1 HS đọc yêu cầu . - Yêu cầu HS tự làm bài vào vở - Gọi HS viết các câu mình đã đặt lên bảng - Gọi HS khác nhận xét . Bài 4: ( Dành cho HS khá, giỏi) - Gọi HS đọc yêu cầu . - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi về ý nghĩa của từng câu tục ngữ . - Gọi HS trình bày .GV nhận xét câu trả lời của từng HS . - Chốt lại lời giải đúng . Ở hiền gặp lành: khuyên người ta sống hiền lành, nhân hậu, vì sống như vậy sẽ gặp những điều tốt lành, may mắn . Trâu buộc ghét trâu ăn : chê người có tính xấu, ghen tị khi thấy người khác được hạnh phúc, may mắn . Một cây làm chẳng .núi cao : khuyên người ta đoàn kết với nhau, đoàn kết tạo nên sức mạnh . Người trong một nước phải thương nhaucùng 3. Củng cố, dặn dò: - Trò chơi đối đáp : Học sinh 2 dãy bàn thi nhau đặt câu có nội dung Nhân hậu – Đoàn kết . - Nhận xét tiết học . - Dặn HS về nhà học thuộc các từ ngữ , câu tục ngữ , thành ngữ vừa tìm được và chuẩn bị bài sau: Dấu hai chấm và các câu hỏi SGK. - Nhận xét , bổ sung bài của bạn. Lời giải . Tiếng “nhân” có nghĩa là “người ” “nhân” có nghĩa là “lòng thương người ” Nhân dân công nhân nhân loại nhân tài Nhân hậu nhân đức nhân ái nhân từ + Phát biểu theo ý hiểu của mình . - 1 HS đọc thành tiếng trước lớp . - HS tự đặt câu . Mỗi HS đặt 2 câu ( 1 câu với từ ở nhóm a và 1 câu với từ ở nhóm b) . - HS lên bảng chữa bài: +Câu có chứa tiếng “nhân” có nghĩa là “người”: Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn . Bố em là công nhân . Toàn nhân loại đều căm ghét chiếntranh. + Câu có chứa tiếng “ nhân ” có nghĩa là “ lòng thương người ” : Bà em rất nhân hậu . Người Việt Nam ta giàu lòng nhân ái . Mẹ con bà nông dân rất nhân đức . - 2 HS đọc yêu cầu trong SGK . - Thảo luận . - HS tiếp nối nhau trình bày ý kiến của mình - HS thực hiện trò chơi - HS cả lớp Ngày dạy:2/9/2009 DẤU HAI CHẤM I. Mục đích, yêu cầu: - Hiểu được tác dụng của dấu hai chấm trong câu : Báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước nó. - Nhận biết tác dụng của dấu hai chấm (BT1); bước đầu biết dùng dấu hai chấm khi viết văn. - GD:HS có ý thức tốt trong học tập, áp dụng dấu hai chấm để viết văn. II. Đồ dùng dạy- học: Bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ . III. Hoạt động dạy- học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu 2 HS lên bảng đọc các từ ngữ đã tìm ở bài 1 và tục ngữ ở bài 4 , tiết luyện từ và câu “ Nhân hậu – đoàn kết ”. - Nhận xét , cho điểm HS . 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Tìm hiểu ví dụ: - Gọi HS đọc yêu cầu a) Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi + Trong câu dấu hai chấm có tác dụng gì? Nó dùng phối hợp với dấu câu nào ? b) , c) Tiến hành tương tự như a). - Qua các ví dụ a) b) c) em hãy cho biết dấu hai chấm có tác dụng gì ? - Dấu hai chấm thường phối hợp với những dấu khác khi nào ? - Kết luận ( như SGK ). c) Ghi nhớ - Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ . - Chia 4 nhóm cho HS thi nhau điền từ vào chỗ trống cho đủ câu ghi nhớ .GV treo 4 tờ giấy khổ to ( hoặc bảng phụ ) , 2 tờ ghi câu ghi nhớ 1, để trống từ nhân vật, giải thích; 2 tờ ghi câu 2, để trống dấu ngoặc kép, gạch đầu dòng . - Yêu cầu HS về nhà học thuộc phần Ghi nhớ d) Luyện tập Bài 1 - Gọi HS đọc yêu cầu và ví dụ - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi về tác dụng của mỗi dấu hai chấm trong từng câu văn . - Gọi HS chữa bài và nhận xét . -Nhận xét câu trả lời của HS . Bài 2 - Gọi HS đọc yêu cầu . + Khi dấu hai chấm dùng để dẫn lời nhân vật có thể phối hợp với dấu nào ? + Còn khi nó dùng để giải thích thì sao ? - Yêu cầu HS viết đoạn văn . - Yêu cầu HS đọc đoạn văn của mình trước lớp, đọc rõ dấu hai chấm dùng ở đâu ? Nó có tác dụng gì ? -GV nhận xét , cho điểm những HS viết tốt và giải thích đúng . Dấu hai chấm thứ nhất dùng để giải thích một chuyện kì lạ mà bà lão thấy ! Dấu hai chấm thứ hai dùng để giới thiệu lời nói của bà lão với nàng tiên ốc . Dấu hai chấm thứ nhất dùng để giải thích một chuyện kì lạ mà bà lão thấy . Dấu hai chấm thứ hai dùng để giới thiệu lời nói của bà lão với nàng tiên ốc . 3. Củng cố, dặn dò: - Dấu hai chấm có tác dụng gì ? - Nhận xét tiết học . - Dặn dò HS về nhà học thuộc phần Ghi nhớ trong SGK , mang từ điển để chuẩn bị bài sau:Từ đơn và từ ghép. - 1 HS đọc bài 1 , 1 HS đọc bài 4. - 1 HS đọc thầm yêu cầu trong SGK, trả lời + Dấu hai chấm báo hiệu phần sau là lời nói của Bác Hồ . Nó dùng phối hợp với dấu ngoặc kép . - Lời giải : b) Dấu hai chấm báo hiệu câu sau là lời nói của Dế mèn . Nó được dùng phối hợp với dấu gạch đầu dòng . c) Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận đi sau là lời giải thích rõ những điều lạ mà bà già nhận thấy khi về nhà như : sân đã được quét sạch , đàn lợn đã được ăn , cơm nước đã nấu tinh tươm , vườn rau sạch cỏ . - Dấu hai chấm dùng để báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời của nhân vật nói hay là lời giải thích cho bộ phận đứng trước . - Khi dùng để báo hiệu lời nói của nhân vật, dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép , hay dấu gạch đầu dòng . - 1 HS đọc thành tiếng , cả lớp đọc thầm . - HS theo 4 nhóm điền từ còn thiếu vào chỗ trống . Lớp trưởng hướng dẫn cả lớp nhận xét kết quả điền của từng nhóm . - 2 HS đọc thành tiếng trước lớp . - Thảo luận cặp đôi . - HS tiếp nối nhau trả lời và nhận xét cho đến khi có lời giải đúng . a) + Dấu hai chấm thứ nhất ( phối hợp với dấu gạch đầu dòng ) có tác dụng báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời nói của nhân vật “ tôi ” . + Dấu hai chấm thứ hai ( phối hợp với dấu ngoặc kép ) báo hiệu phần sau là câu hỏi của cô giáo . b) Dấu hai chấm có tác dụng giải thích cho bộ phận đứng trước, làm rõ những cảnh đẹp của đất nước hiện ra là những cảnh gì ? - 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu trong SGK + Khi dấu hai chấm dùng để dẫn lời nhân vật có thể phối hợp với dấu ngoặc kép hoặc khi xuống dòng phối hợp với dấu gạch đầu dòng. + Khi dùng để giải thích thì nó không cần dùng phối hợp với dấu nào cả . - Viết đoạn văn . - Một số HS đọc bài của mình -HS nhắc lại. -Cả lớp.
Tài liệu đính kèm: