Giáo án Luyện từ và câu Lớp 4 - Tuần 27 đến 35 - Nguyễn Thị Thu Thủy

Giáo án Luyện từ và câu Lớp 4 - Tuần 27 đến 35 - Nguyễn Thị Thu Thủy

I.Mục tiêu:

- Nắm được cách đặt câu khiến ( ND Ghi nhớ )

- Biết chuyển câu kể thành câu khiến (BT1, mục III ) ; bước đầu đặt được câu khiến với nội dung phù hợp với tình huống giao tiếp (BT2) ; biết đặt câu với từ cho trước ( hãy , đi ,xin) theo cách đã học (BT3)

- HS khá , giỏi nêu được tình huống có thể dùng câu khiến (BT4).

II.Đồ dùng dạy học:

 -Bút dạ, các băng giấy để ghi câu Nhà vua hoàn gươm lại cho Long vương.

 -3 tờ giấy khổ to.

III.Hoạt động trên lớp:

 

doc 41 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 21/01/2022 Lượt xem 322Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu Lớp 4 - Tuần 27 đến 35 - Nguyễn Thị Thu Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
CÂU KHIẾN
I.Mục tiêu:
- Nắm được cấu tạo và tác dụng của câu khiến (ND Ghi nhớ ).
- Nhận biết được câu khiến trong đoạn trích (BT1, mục III) ; bước đầu biết đặt câu khiến nói với bạn , với anh chị hoặc với thầy cô (BT3).
- HS khá , giỏi tìm thêm được các câu khiến trong SGK (BT2, mục III) ; đặt được 2 câu khiến với 2 đối tượng khác nhau (BT3).
II.Đồ dùng dạy học:
 -Bảng phụ.
 -Một số băng giấy
 -Một số tờ giấy.
III.Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1. Bài mới:
 a). Giới thiệu bài:
 Trong khi nói và viết, chúng ta không chỉ dùng câu kể để kể lại một sự việc, không chỉ dùng câu cảm để biểu thị cảm xúc,  mà chúng ta còn phải sử dụng câu khiến để nêu lên một đề nghị, một yêu cầu mong muốn. Bài học hôm nay sẽ giúp các em nắm được cấu tạo, tác dụng của câu khiến, giúp các em biết nhận diện câu khiến và đặt câu khiến.
 b). Phần nhận xét:
 * Bài tập 1+2:
 -Cho HS đọc yêu cầu của BT 1+2.
 -GV giao việc.
 -Cho HS làm bài.
 -Cho HS trình bày kết quả.
 -GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng (GV chỉ lên bảng đã viết câu khiến).
 Câu:Mẹ mời sứ giả vào đây cho con ! dùng để nhờ mẹ vào. Cuối câu là dấu chấm than.
 * Bài tập 3:
 -Cho HS đọc yêu cầu của BT3.
 -GV giao việc.
 -Cho HS làm bài.
 -Cho HS trình bày.
 -GV nhận xét và chốt lại: Những câu dùng để yêu cầu, đề nghị, nhờ vả,  người khác làm một việc gì đó thì gọi là câu khiến.
 c). Ghi nhớ:
 -Cho HS đọc nội dung cần ghi nhớ.
 -Cho HS lấy VD.
 d). Phần luyện tập:
 * Bài tập 1: 
 -Cho HS đọc yêu cầu của BT1.
 -GV giao việc.
 -Cho HS làm bài.
 -Cho HS trình bày kết quả bài làm.
 -GV dán lên bảng lớp 4 băng giấy đã viết sẵn 4 đoạn văn a, b, c, d.
 -GV nhận xét và chốt lại: Các câu khiến có trong đoạn văn a, b, c, d là:
 a). Hãy gọi người hàng hành vào cho ta !
 b). Lần sau, khi nhảy múa phải chú ý nhé ! Đừng có nhảy lên boong tàu !
 c). Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương !
 d). Con đi chặt cho đủ một trăm đất tre mang về đây cho ta.
 * Bài tập 2:
 -Cho HS đọc yêu cầu của BT2.
 GV giao việc.
 -Cho HS làm bài.
 -Cho HS đọc trước lớp các câu đã tìm.
 -GV nhận xét, khen những HS đã tìm đúng cả 3 câu.
 * Bài tập 3:
 -Cho HS đọc yêu cầu của BT3.
 -GV giao việc: Các em phải đặt được một câu khiến. Với bạn, phải xưng hô thân mật, với người trên phải xưng hô lễ phép.
 -Cho HS làm bài. GV phát giấy cho 3 HS.
 -Cho HS trình bày.
 -GV nhận xét, chốt những HS làm đúng.
- Gọi HS khá , giỏi tìm thêm được các câu khiến trong SGK (BT2, mục III) ; đặt được 2 câu khiến với 2 đối tượng khác nhau (BT3).
3. Củng cố, dặn dò:
 -GV nhận xét tiết học.
 -Yêu cầu HS về nhà học thuộc câu ghi nhớ, viết vào vở 5 câu khiến.
-HS lắng nghe.
-1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
-HS làm bài cá nhân.
-HS lần lượt phát biểu ý kiến.
-Lớp nhận xét.
-1 HS đọc, lớp lắng nghe.
-HS làm bài theo cặp. Từng cặp nói, sau đó các em ghi lại câu nói của mình.
-Có thể cá nhân lên viết trên bảng câu mình vừa nói. Cũng có thể từng cặp lên nói với nhau, sau đó viết lên bảng câu của cặp mình vừa nói.
-Lớp nhận xét.
-3 HS đọc.
-1 HS cho VD.
-4 HS nối tiếp đọc yêu cầu BT.
-HS làm bài cá nhân, dùng viết chì gạch câu khiến có trong các đoạn văn.
-4 HS lên bảng dùng phấn màu gạch dưới các câu khiến trong mỗi đoạn.
-Lớp nhận xét.
-1 HS đọc, lớp lắng nghe.
-HS đọc sách TV hoặc sách Toán, tìm 3 câu khiến.
-Một số HS lần lượt đọc 3 câu khiến.
-Lớp nhận xét.
-1 HS đọc, lớp lắng nghe.
-3 HS làm bài vào giấy. HS còn lại làm giấy nháp
-3 HS dán lên bảng bài làm của mình.
-Lớp nhận xét.
- Cho HS khá , giỏi tìm thêm được các câu khiến trong SGK (BT2, mục III) ; đặt được 2 câu khiến với 2 đối tượng khác nhau (BT3).
- Học sinh lắng nghe giáo viên nhận xét , đánh giá tiết học . 
- Học sinh ghi nhớ lời dặn của giáo viên 
=========T]T========
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
CÁCH ĐẶT CÂU KHIẾN
I.Mục tiêu:
- Nắm được cách đặt câu khiến ( ND Ghi nhớ )
- Biết chuyển câu kể thành câu khiến (BT1, mục III ) ; bước đầu đặt được câu khiến với nội dung phù hợp với tình huống giao tiếp (BT2) ; biết đặt câu với từ cho trước ( hãy , đi ,xin) theo cách đã học (BT3)
- HS khá , giỏi nêu được tình huống có thể dùng câu khiến (BT4).
II.Đồ dùng dạy học:
 -Bút dạ, các băng giấy để ghi câu Nhà vua hoàn gươm lại cho Long vương.
 -3 tờ giấy khổ to.
III.Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1. KTBC:
 -Kiểm tra 2 HS.
 -GV nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới:
 a). Giới thiệu bài:
 Các em đã hiểu được tác dụng của câu khiến qua các bài học trước. Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết tạo ra những câu khiến trong những tình huống khác nhau.
 b). Phần nhận xét:
 * Bài tập 1:
 -Cho HS đọc yêu cầu BT1.
 -GV giao việc: Các em chọn một trong các tình huống đã cho và chuyển câu kể thành câu khiến.
 -Cho HS làm bài. GV dán 3 băng giấy lên bảng có ghi câu kể đã cho.
 -GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
 a). Chọn cách 1: Thêm hãy, đừng, chớ, nên phải vào trước động từ.
Nhà vua / hãy / hoàn gươm lại cho Long Vương!
 b). Chọn cách 2: Thêm đi, thôi, nào vào cuối câu,
Nhà vua hoàn gươm cho Long Vương / đi !
 c). Chọn cách 3: Thêm đề nghị, xin, mong vào đầu câu.
Xin / Mong / Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương.
 d). Cách 4: Thay đổi giọng điệu.
 * Bài tập 1:
* Dựa vào cách nào ở BT1 phần nhận xét, em hãy cho biết có mấy cách đặt câu 
khiến ?
 -Cho HS đọc nội dung cần ghi nhớ.
 b). Phần luyện tập:
 * Bài tập 1:
 -Cho HS đọc yêu cầu của BT1.
 -GV giao việc: Mỗi câu kể đã cho các em có thể viết thành nhiều câu khiến bằng các cách đã làm ở BT1.
 -Cho HS làm bài. GV phát 4 băng giấy cho 4 HS và yêu cầu mỗi em chuyển sang câu khiến 1 câu kể đã cho.
 -Cho HS trình bày kết quả.
 -GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
Câu kể
Nam đi học
Thanh đi lao động
Ngân chăm chỉ
Giang phấn đấu học giỏi
 * Bài tập 2:
 -Cho HS đọc yêu cầu BT2.
 -GV giao việc: Khi đặt câu khiến các em chú ý đến các đối tượng giao tiếp để xưng hô cho phù hợp.
 -Cho HS làm bài.
 -Cho HS trình bày. GV dán lên bảng lớp.
 -GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
 * Bài tập 3:
 -Cho HS đọc yêu cầu BT.
 -GV giao việc.
 -Cho HS làm bài.
 -Cho HS trình bày.
 -GV nhận xét, khen những HS đặt câu khiến đúng với 3 yêu cầu đề bài cho và nêu đúng các tình huống sử dụng câu khiến.
- HS khá , giỏi nêu được tình huống có thể dùng câu khiến (BT4).
3. Củng cố, dặn dò:
 -GV nhận xét tiết học.
 -Yêu cầu HS về nhà viết vào vở 5 câu khiến.
 -Dặn HS về nhà tìm một tin tức trên báo Nhi Đồng hoặc Thiếu niên tiền phong để học tiết TLV sau.
-HS1: Nói lại nội dung cần ghi nhớ trong tiết LTVC trước và cho VD.
-HS2: Đọc 3 câu khiến đã tìm được trong sách Tiếng Việt, Toán.
-HS lắng nghe.
-1 HS đọc, lớp đọc thầm trong SGK.
-3 HS lên bảng làm bài trên giấy.
-Lớp nhận xét.
-HS phát biểu.
-3 HS đọc nộâi dung ghi nhớ trong SGK.
-1 HS đọc, lớp đọc thầm theo.
-HS làm bài cá nhân.
-4 HS làm bài trên giấy dán lên bảng lớp.
-Lớp nhận xét.
Câu khiến
* -Nam đi học ! 
 -Nam đi học nào !
 -Nam phải đi học 
 -Đề nghi Nam đi học !
 -Nam hãy đi học đi ! 
* -Thanh phải đi lao động.
 -Thanh nên đi lao động.
 -Thanh đi lao động thôi nào !
 -Đề nghị Thanh đi lao động.
* -Ngân phải chăm chỉ lên !
 -Ngân hãy chăm chỉ nào !
 -Mong Ngân hãy chăm chỉ hơn !
* -Giang phải phần đấu học giỏi !
 -Giang hãy phần đấu học giỏi lên !
 -Giang cần phấn đấu học giỏi !
 -Mong Giang phấn đấu học giỏi !
-1 HS đọc, lớp lắng nghe.
-HS làm bài cá nhân.
-HS lần lượt trình bày hoặc trình bày trên giấy dán trên bảng lớp.
-Lớp nhận xét.
-1 HS đọc, lớp đọc thầm.
-HS làm bài, đặt câu khiến.
-HS lần lượt đọc câu mình đặt.
-Lớp nhận xét.
- HS khá , giỏi nêu được tình huống có thể dùng câu khiến (BT4).
- Học sinh lắng nghe giáo viên nhận xét , đánh giá tiết học . 
- Học sinh ghi nhớ lời dặn của giáo viên 
=========T]T========
Tuần 28
ÔN TẬP 
TIẾT 4
I.Mục tiêu:
- Nắm được một số từ ngữ , thành ngữ , tục ngữ đã học trong 3 chủ điểm Người ta là hoa đất , Vẻ đẹp muôn màu , Những người quả cảm (BT ,BT2); Biết lựa chọn từ thích hợp theo chủ điểm da94 học để tạo các cụm từ rõ ý . (BT3)
II.Đồ dùng dạy học:
 -Một số tờ phiếu kẻ bảng để HS làm BT1, 2, viết rõ các ý để HS dễ dàng đề nội dung.
 -Bảng lớp (hoặc một số tờ phiếu) viết về nội dung BT3a, b, c.
III.Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài mới:
 * Giới thiệu bài:
 -Từ đầu HK II đến nay, các em đã được học 3 chủ điểm Người ta là hoa đất, Vẻ đẹp muôn màu, Những người quả cảm. Các tiết LTVC trong 3 chủ điểm ấy đã cung cấp cho các em một số từ ngữ, tục ngữ. Hôm nay, các em sẽ hệ thống hoá lại các từ ngữ đã học luyện tập sử dụng những từ ngữ đó.
 * Bài tập 1 +2:	
 -Cho HS đọc yêu cầu của BT1 + 2.
 -GV giao việc: Cô sẽ phát bảng mẫu cho các nhóm. Mỗi nhóm mở SGK tìm lại lời giải các BT trong 2 tiết MRVT ở mỗi chủ điểm, ghi từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ vào các cột tương ứng. Mỗi nhóm chỉ làm một chủ điểm.
 -Cho HS làm bài.
 -Cho HS lên trình bày kết quả.
 -GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng
 Chủ điểm: Người ta là hoa đất
Từ ngữ
 -Tài hoa, tài giỏi, tài nghệ, tài ba, tài đức, tài năng.
 -Những đặc điểm của một cơ thể khỏe mạnh: vạm vỡ, lực lưỡng, cân đối, rắn rỏi, rắn chắc, săn chắc, chắc nịch, cường tráng, dẻo dai, nhanh nhẹn.
 -Những hoạt động có lợi cho sức khỏe: tập luyện, tập thể dục, đi bộ, , chơi thể thao, ăn uống điều độ, nghỉ ngơi, an dưỡng, nghỉ mát, du lịch, giải trí 
 Chủ điểm: Vẻ đẹp muôn màu
 -Đẹp, đẹp đẽ, điệu đà, xinh, xinh đẹp, xinh tươi, xinh xắn, xinh xẻo, xinh xinh, tươi tắn, tươi giòn, rực rỡ, lộng lẫy, thướt tha, tha thướt 
 -Thuỳ mị, dịu dàng, hiền diệu, đằm thắm, đậm đà, đôn hậu, bộc trực, cương trực, chân thành, chân thực, chân tình, thẳng thắn, ngay thẳng, lịch sự , tế nhị, nết na, khẳng khái, khí khái 
 -Tươi đẹp, sặc sỡ huy hoàng, tráng lệ, diễm lệ, mĩ lệ, hùng vĩ, kì vĩ, hùng tráng, hoành tráng.
 -Xinh xắn, xinh đẹp, xinh tươi, đẹp đẽ, lộng lẫy, rực rỡ, duyên dáng.
 Chủ điểm: Những người quả cảm
 -Tuyệt vời, tuyệt diệu, tuyệt trần, mê hồn, mê li, vô cùng, không tả xiết, khôn tả, là tưởng tượng được, như tiên 
 -Gan dạ, anh hùng, anh dũng, can đảm, can trường, gan, gan góc, gan lì, bạo gan, táo bạo, quả cảm, nhát, nhút nhát, e lệ, nhát gan, hèn nhát, đớn hèn, hèn mạt, hèn hạ, bạc nhược, nhu nhược, khiếp nhược 
 -T ... ọc câu đã đặt cho lớp nghe.
-Lớp nhận xét.
- HS khá , giỏi tìm được ít nhất 5 từ tả tiếng cười và đặt câu với mỗi từ (BT3)
- Học sinh lắng nghe giáo viên nhận xét , đánh giá tiết học . 
- Học sinh ghi nhớ lời dặn của giáo viên 
=========T]T========
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ PHƯƠNG TIỆN CHO CÂU
I.Mục tiêu:
- Hiểu tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ phương tiện trong câu ( trả lời ch bằng gì ? Với cái gì ? ( ND Ghi nhớ ) . 
- Nhận diện được trạng ngữ chỉ phương tiện trong câu ( BT1, mục III ) ; bước đầu viết được đoạn văn ngắn tả con vật yêu thích , trong có ít nhất 
II.Đồ dùng dạy học:
 -Bảng lớp.
 -2 băng giấy để HS làm BT.
 -Tranh, ảnh một vài con vật.
III.Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1. KTBC:
 -Kiểm tra 2 HS.
 +Làm lại BT1 (trang 155).
 +Làm lại BT3 (trang 155).
 -GV nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới:
 a). Giới thiệu bài:
 -Các em đã được học nhiều loại trạng ngữ: trạng ngữ chỉ nơi chốn, chỉ nguyên nhân, chỉ mục đích, chỉ thời gian  Hôm nay, các em được học thêm một loại trạng ngữ nữa. Đó là trạng ngữ chỉ phương tiện.
 b). Phần nhận xét:
 * Bài tập 1 + 2:
 -Cho HS đọc yêu cầu BT.
 -GV giao việc.
 -Cho HS làm bài.
 -Cho HS trình bày kết quả.
 -GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng:
 1/. Trạng ngữ trả lời cho câu hỏi gì ?
 a/. Trạng ngữ in nghiêng trong câu trả lời câu hỏi Bằng cái gì ?
 b/. Trạng ngữ in nghiêng trả lời cho câu hỏi Với cái gì ? 
 2/. Cả 2 trạng ngữ bổ sung ý nghĩa phương tiện cho câu.
 c). Ghi nhớ:
 -Cho HS đọc lại nội dung cần ghi nhớ.
 -GV nhắc HS về nhà học thuộc ghi nhớ.
 d). Phần luyện tập:
 * Bài tập 1:
 -Cho HS đọc yêu cầu BT 1.
 -GV giao việc.
 -Cho HS làm bài.
 -GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng:
 a/. Trạng ngữ là: Bằng một giọng thân tình, 
 b/. Trạng ngữ là: Với nhu cầu quan sát tinh tế và đôi bàn tay khéo léo, 
 * Bài tập 2:
 -Cho HS đọc yêu cầu BT và quan sát ảnh minh họa các con vật.
 -GV giao việc.
 -Cho HS làm việc.
 -Cho HS trình bày kết quả làm bài.
 -GV nhận xét và khen những HS viết hay có câu có trạng ngữ chỉ phương tiện.
3. Củng cố, dặn dò:
 -Cho HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ.
 -GV nhận xét tiết học. Dặn HS về viết đoạn văn cho hoàn chỉnh.
+ 02 học sinh lên bảng kiểm tra .
- Học sinh lắng nghe giáo viên nhận xét. 
- Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu bài .
- 02 học sinh nhắc lại tựa bài .
-1 HS đọc, lớp theo dõi trong SGK.
-HS làm bài cá nhân.
-Một số HS lần lượt phát biểu ý kiến.
-Lớp nhận xét.
-HS chép lời giải đúng vào VBT.
-3 HS đọc.
-1 HS đọc, lớp lắng nghe.
-2 HS lên bảng làm bài, gạch dưới trạng ngữ có trong câu đã viết trên bảng lớp (mỗi em làm 1 câu)
-Lớp nhận xét.
a/. Trạng ngữ là: Bằng một giọng thân tình, 
 b/. Trạng ngữ là: Với nhu cầu quan sát tinh tế và đôi bàn tay khéo léo, 
-1 HS đọc yêu cầu bài và quan sát ảnh.
-HS suy nghĩ, viết đoạn văn, trong đoạn văn có câu có trạng ngữ chỉ phương tiện.
-Một số HS đọc đoạn văn.
-Lớp nhận xét.
-2 HS nhắc lại.
- Học sinh lắng nghe giáo viên nhận xét , đánh giá tiết học . 
- Học sinh ghi nhớ lời dặn của giáo viên 
=========T]T========
Tuần 35
ÔN TẬP 
TIẾT 2
I.Mục tiêu:
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1 
- Nắm được một số từ ngữ thuộc hai chủ điểm đã học ( Khám phá thế giới , Tình yêu cuộc sống ) bước đầu giải thích được nghĩa từ và đặt câu với từ ngữ thuộc hai chủ điểm ôn tập .
II.Đồ dùng dạy học:
 -Phiếu thăm.
 -Một số tờ giấy khổ to.
III.Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1. Bài mới:
 a). Giới thiệu bài:
 -Hôm nay cô tiếp tục cho các em kiểm tra lấy điểm TĐ – HTL. Sau đó, chúng ta lập bảng thống kê các từ đã học trong những tiết Mở rộng vốn từ trong chủ điểm Khám phá thế giới (hoặc Tình yêu cuộc sống)
 b). Kiểm tra TĐ - HTL:
 a/. Số HS kiểm tra: 
 -1/6 số HS trong lớp.
 b/. Tổ chức kiểm tra:
 -Thực hiện như ở tiết 1.
 * Bài tập 2:
 -Cho HS đọc yêu cầu BT2.
 -GV giao việc: Các em tổ 1 + 2 thống kê các từ ngữ đã học trong hai tiết MRVT thuộc chủ điểm Khám phá thế giới (tuần 29, trang 105; tuần 30, trang 116). Tổ 3 + 4 thống kê các từ ngữ đã học trong hai tiết MRVT thuộc chủ điểm Tình yêu cuộc sống (tuần 33, trang 145; tuần 34, trang 155).
 -Cho HS làm bài: GV phát giấy và bút dạ cho HS làm bài.
 -Cho HS trình bày kết quả.
 -GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
CHỦ ĐIỂM:
KHÁM PHÁ THẾ GIỚI
HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
 Ø Đồ dùng cần cho chuyến du lịch
 Ø Phương tiện giao thông
 Ø Tổ chức nhân viên phục vụ du lịch
 Ø Địa điểm tham quan du lịch
 HOẠT ĐỘNG THÁM HIỂM
 Ø Đồ dùng cần cho việc thám hiểm
 Ø Khó khăn nguy hiểm cần vượt qua
 Ø Những đức tính cần thiết của người tham gia thám hiểm
 CHỦ ĐIỂM:
 TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
 Ø Những từ có tiếng lạc (lạc nghĩa là vui mừng)
 Ø Những từ phức chứa tiếng vui
 Ø Từ miêu tả tiếng cười
 * Bài tập 3:
 -Cho HS đọc yêu cầu BT3.
 -GV giao việc: Các em chọn một số từ vừa thống kê ở BT2 và đặt câu với mỗi từ đã chọn. Mỗi em chỉ cần chọn 3 từ ở 3 nội dung khác nhau.
 -Cho HS làm bài.
 -Cho HS trình bày.
 -GV nhận xét và khen những HS đặt câu hay.
2. Củng cố, dặn dò:
 -GV nhận xét tiết học.
 -Dặn HS về nhà quan sát trước cây xương rồng hoặc quan sát cây xương rồng trong tranh ảnh để chuẩn bị cho tiết ốn tập sau.
- Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu bài .
- 02 học sinh nhắc lại tựa bài .
-1 HS đọc, lớp lắng nghe.
-Các tổ (hoặc nhóm) làm bài vào giấy.
-Đại diện các nhóm dán nhanh kết quả làm bài lên bảng lớp và trình bày.
-Lớp nhận xét.
Ø Va li, cần câu, lều trại, quần áo bơi, quần áo thể thao, dụng cụ thể thao, thiết bị nghe nhạc, điện thoại, đồ ăn, nước uống, 
Ø Tàu thủy, bến tàu, tàu hỏa, ô tô con, máy bay, tàu điện, xe buýt, ga tàu, sân bay, bến xe, vé tàu, vé xe, xe máy, xe đạp, xích lô, 
Ø Khách sạn, nhà nghỉ, phòng nghỉ, công ty du lịch, hướng dẫn viên, tua du lịch, 
Ø Phố cổ, bãi biển, công viên, hồ, núi, thác nước, đền, chùa, di tích lịch sử, bảo tàng, nhà lưu niệm.
Ø La bàn, lều trại, thiết bị an toàn, quần áo, đồ ăn, nước uống, đèn pin, dao, bật lửa, diêm, vũ khí, 
Ø Bão, thú dữ, núi cao, vực sâu, rừng rậm, sa mạc, tuyết, mưa gió, sóng thần, 
Ø Kiên trì, diễn cảm, can đảm, táo bạo, bền gan, bền chí, thông minh, nhanh nhẹn, sáng tạo, ưa mạo hiểm, tò mò, hiếu kì, ham hiểu biết, thích khám phá, thích tìm tòi, không ngại khó khăn gian khổ, 
Ø Lạc quan, lạc thú.
Ø Vui chơi, giúp vui, mua vui, vui thích, vui mừng, vui sướng, vui lòng, vui thú, vui vui, vui tính, vui nhộn, vui tươi,. Vui vẻ, 
Ø Cười khanh khách, rúc rích, ha hả, hì hì, hí, hơ hớ, hơ hơ, khành khạch, khùng khục, khúc khích, rinh rích, sằng sặc, 
-1 HS đọc, lớp lắng nghe.
-HS làm mẫu trước lớp.
-Cả lớp làm bài.
-Một số HS đọc câu mình đặt với từ đã chọn.
-Lớp nhận xét.
- Học sinh lắng nghe giáo viên nhận xét , đánh giá tiết học . 
- Học sinh ghi nhớ lời dặn của giáo viên 
=========T]T========
ÔN TẬP 
TIẾT 4
I.Mục tiêu:
- Nhận biết được câu hỏi , câu kể , câu cảm , câu khiến trong bài văn ; tìm được trạng ngữ chỉ thời gian , trạng ngữ chỉ nơi chốn trong bài văn đã cho .
II.Đồ dùng dạy học:
 -Tranh minh họa bài học trong SGK.
 -Một số tờ phiếu để HS làm bài tập.
III.Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1.Bài mới:
 a). Giới thiệu bài:
 -Tuổi HS có những trò tinh nghịch. Thời gian trôi qua, ta vẫn ân hận vì những trò tinh nghịch của mình. Đó là trường hợp của một cậu bé trong truyện Có một lần hôm nay chúng ta đọc  Đọc bài xong chúng ta cùng tìm các loại câu, tìm trạng ngữ có trong bài đọc đó.
 b). Bài tập 1 + 2:
 -Cho HS đọc yêu cầu của BT 1 + 2.
 -Cho lớp đọc lại truyện Có một lần.
 -GV: Câu chuyện nói về sự hối hận của một HS vì đã nói dối, không xứng đáng với sự quan tâm của cô giáo và các bạn.
 -Cho HS làm bài. GV phát phiếu cho HS làm bài theo nhóm.
 -Cho HS trình bày.
 -GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng:
 ­ Câu hỏi: -Răng em đau phải không ?
 ­ Câu cảm: -Ôi răng đau quá !
 -Bộng răng sưng của bạn ấy chuyển sang má khác rồi !
 ­ Câu khiến: -Em về nhà đi !
 -Nhìn kìa !
 ­ Câu kể: Các câu còn lại trong bài là câu kể.
 c). Bài tập 3:
 -Cho HS đọc yêu cầu của BT3.
 -GV giao việc: Các em tìm trong bài những trạng ngữ chỉ thời gian, chỉ nơi chốn.
 -Cho HS làm bài.
 +Em hãy nêu những trạng ngữ chỉ thời gian đã tìm được.
 +Trong bài những trạng ngữ nào chỉ nơi chốn ?
 -GV chốt lại lời giải đúng.
 2. Củng cố, dặn dò:
 -GV nhận xét tiết học.
 -Yêu cầu HS về nhà xem lại lời giải bài tập 2 + 3.
- Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu bài .
- 02 học sinh nhắc lại tựa bài .
-HS nối tiếp nhau đọc.
-HS đọc lại một lần (đọc thầm).
-HS tìm câu kể, câu cảm, câu hỏi, câu khiến có trong bài đọc.
-Các nhóm lên trình bày kết quả.
-Lớp nhận xét.
-1 HS đọc to, lớp lắng nghe.
-HS làm bài cá nhân.
+Trong bài có 2 trạng ngữ chỉ thời gian:
­ Có một lần, trong giờ tập đọc, tôi 
­ Chuyện xảy ra đã lâu.
+Một trạng ngữ chỉ nơi chốn:
­ Ngồi trong lớp, tôi 
+ Học sinh lắng nghe giáo viên chốt lại lời giải đúng .
- Học sinh lắng nghe giáo viên nhận xét , đánh giá tiết học . 
- Học sinh ghi nhớ lời dặn của giáo viên 
=========T]T========
 	Duyệt Ban giám hiệu Duyệt Tổ chuyên môn 
....................................................................	...........................................................
....................................................................	...........................................................
....................................................................	...........................................................
....................................................................	...........................................................
....................................................................	...........................................................
....................................................................	...........................................................
....................................................................	...........................................................
....................................................................	...........................................................
Ngày ...... Tháng...... Năm 20......	 Ngày ...... Tháng...... Năm 20......
 Hiệu trưởng Tổ trưởng chuyên môn 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_luyen_tu_va_cau_lop_4_tuan_27_den_35_nguyen_thi_thu.doc