Giáo án Luyện từ và câu Lớp 4 - Tuần 5 (2 cột)

Giáo án Luyện từ và câu Lớp 4 - Tuần 5 (2 cột)

I. Mục đích, yêu cầu:

 - Biết thêm một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng) về chủ điểm Trung thực - Tự trọng (BT4); tìm được 1, 2 từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ trung thực và đặt câu với một từ tìm được (BT1,BT2); nắm được nghĩa từ " tự trọng" BT3).

 - Biết cách vận dụng kiến thức để đặt câu , viết văn hay.

II. Đồ dùng dạy - học:

 GV: Từ điển hoặc trang phô tô cho nhóm HS .Giấy khổ to và bút dạ.

 Bảng phụ viết sẵn 2 bài tập.

 HS: SGK, vở, bút, .

III. Hoạt động dạy – học:

 

doc 5 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 544Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu Lớp 4 - Tuần 5 (2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5	Ngày dạy: 22/9/2009
MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUNG THỰC – TỰ TRỌNG
I. Mục đích, yêu cầu: 
 - Biết thêm một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng) về chủ điểm Trung thực - Tự trọng (BT4); tìm được 1, 2 từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ trung thực và đặt câu với một từ tìm được (BT1,BT2); nắm được nghĩa từ " tự trọng" BT3). 
 - Biết cách vận dụng kiến thức để đặt câu , viết văn hay.
II. Đồ dùng dạy - học: 
 GV: Từ điển hoặc trang phô tô cho nhóm HS .Giấy khổ to và bút dạ.
 Bảng phụ viết sẵn 2 bài tập.
 HS: SGK, vở, bút, ...
III. Hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
-Gọi 2 HS lên bảng làm bài 2, cả lớp làm vào vở nháp.
 Bài 2:
Xếp các từ láy sau đây thành 3 nhóm mà em đã học: Lao xao, Xinh xinh, nghiêng nghiêng, Nhanh nhẹn, vun vút, thoăn thoắt. Xinh xẻo.
- GV nhận xét, bổ sung, ghi điểm 
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
-Bài học hôm nay, các em sẽ thực hành mở rộng vốn từ theo chủ điểm Trung thực-Tự trọng.
 b. Hướng dẫn làm bài tập:
 Bài 1:
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu và mẫu.
-Phát giấy+ bút dạ cho từng nhóm. Yêu cầu HS trao đổi, tìm từ đúng, điền vào phiếu.
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-Kết luận về các từ đúng.
Bài 2:
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
-Yêu cầu HS suy nghĩ, mỗi HS đặt 2 câu, 1 câu với từ cùng nghĩa với trung thực, 1 câu trái nghĩa với trung thực.
 Bài 3:
-Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
-Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi để tìm đúng nghĩa của tự trọng. Tra trong từ điển -Gọi HS trình bày, các HS khác bổ sung (nếu sai).
-Mở rộng: Cho HS tìm các từ trong từ điển có nghĩa a, b, d.
-Yêu cầu HS đặt câu với 4 từ tìm được.
 Bài 4:
-Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
-Yêu cầu HS trao đổi trong nhóm 4,đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung.
a,Thẳng như ruột ngựa
b,Giấy rách phải giữ lấy lề
c,Thuốc đắng dã tật
d, Cây ngay không sợ chết đứng
e, Đói cho sạch, rách cho thơm
-Kết luận
3. Củng cố – dặn dò:
Em thích nhất câu tục ngữ, thành ngữ nào? Vì sao?
Nhận xét tiết học.Dặn HS về nhà học thuộc các từ vừa tìm được và các tục ngữ, thành ngữ trong bài.Chuẩn bị bài: Danh từ .
-2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu. HS dưới lớp viết vào vở. 
Bài 2:
Từ láy lặp lại bộ phận âm đầu
Từ láy lặp lại bộ phận vần
Từ láy lặp lại
bộ phận âm đầu
và vần
Nhanh nhẹn, vun vút, thoăn thoắt. Xinh xẻo.
Lao xao
Xinh xinh,
nghiêng nghiêng
- Lắng nghe.
-1 HS đọc thành tiếng.
-Hoạt động trong nhóm.
-Dán phiếu, nhận xét bổ sung.
-Chữa lại các từ (nếu thiếu hoặc sai)
Từ cùng nghĩa với trung thực
Từ trái nghĩa với trung thực
Thẳng thắng, thẳng tính, ngay thẳng, chân thật, thật thà, thật lòng, thật tâm, chính trực, bộc trực, 
Điêu ngoa, gian dối, gian lận, lưu manh, gian manh, gian trá, gian sảo, lừa bịp, lừa đảo, lừa lọc, lọc lừa. 
-1 HS đọc thành tiếng yêu cầu trong SGK.
- Suy nghĩ và nói câu của mình.
- Bạn Minh rất thật thà.
- Chúng ta không nên gian dối.
- Thẳng thắn là đức tính tốt.
- Những ai gian dối sẽ bị mọi người ghét bỏ.
-1 HS đọc thành tiếng.
-Hoạt động cặp đôi.
-Tự trọng: Coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình.
-Tin vào bản thân: Tự tin.
-Quyết định lấy công việc của mình: tự quyết
-Đánh giá mình quá cao và coi thường kẻ khác: tự kiêu. Tự cao. -HS đặt câu.
-1HS đọc yêu cầu
- Thảo luận nhóm 4, đại diện nhóm trình bày
-Người có lòng dạ ngay thẳng .
- Khuyên người ta dù nghèo đói, khó khăn vẫn phải giữ nề nếp, phẩm giá của mình.
- Thuốc đắng mới chữa được bệnh cho người, lời nói thẳng khó nghe nhưng giúp ta sửa chữa khuyết điểm.
- Người ngay thẳng, thật thà không sợ bị nói xấu.
- Cho dù đói rách, khổ sở chúng ta cũng cần phải sống cho trong sạch , lương thiện.
- HS tự nêu
- HS cả lớp
	Ngày dạy: 23/9/2009
DANH TỪ
I. Mục đích, yêu cầu: 
 - Hiểu được danh từ là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị).
 - Nhận biết được danh từ chỉ khái niệm trong các danh từ cho trước và tập đặt câu (BT mục III).
 - GD: HS Áp dụng để đặt câu hay, viết văn tốt.
II. Đồ dùng dạy - học: 
 GV: Bảng lớp viết sẵn bài 1 phần nhận xét.
 Giấy khổ to viết sẵn các nhóm danh từ + bút dạ.
 Tranh (ảnh ) về con sông, cây dừa, trời mưa, quyển truyện,...
 HS: SGK, vở,...
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
-Gọi 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
1. Tìm từ trái nghĩa với trung thực và đặt câu với 1 từ vừa tìm được.
2. Tìm từ cùng nghĩa với trung thực và đặt câu với 1 từ vừa tìm được.
 GV nhận xét, ghi điểm
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:Ghi tựa đề
 b. Tìm hiểu ví dụ:
 Bài 1:
-Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
-Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và tìm từ.
-Gọi HS đọc câu trả lời. Mỗi HS tìm từ ở một dòng thơ.GV gọi HS nhận xét từng dòng thơ.
GV dùng phấn màu gạch chân những từ chỉ sự vật.
-Gọi HS đọc lại các từ chỉ sự vật vừa tìm được.
 Bài 2:
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Yêu cầu HS thảo luận và hoàn thành phiếu
-Kết luận về phiếu đúng.
-Những từ chỉ sự vật, chỉ người, vật, hiện tượng , khái niệm và đơn vị được gọi là danh từ.
+Danh từ là gì?
+ Danh từ chỉ người là gì?
+Khi nó đến “cuộc đời”, “cuộc sống”, em nếm, ngửi, nhìn được không?
+Danh từ chỉ khái niệm là gì?
-GV giải thích danh từ chỉ khái niệm chỉ dùng cái chỉ có trong nhận thức của con người, không có hình thù, không chạm vào hay ngửi, nếm, sờ chúng được.
+Danh từ chỉ đơn vị là gì?
c. Ghi nhớ:
-Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ trong SGK. 
-Yêu cầu HS lấy ví dụ về danh từ, GV ghi nhanh vào từng cột trên bảng.
 d. Luyện tập:
 Bài 1:
-Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu.
-yêu cầu HS thảo luận cặp đội và tìm danh từ chỉ khái niệm.
-Gọi HS trả lời và HS khác nhận xét, bổ sung.
+Tại sao các từ: nước, nhà, người không phải là danh từ chỉ khái niệm.
+Tại sao từ cách mạng là danh từ chỉ khái niệm?
-Nhận xét, tuyên dương 
 Bài 2:
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Yêu cầu HS tự đặt câu.
-Gọi HS đọc câu văn của mình. 
-Nhận xét câu văn của HS .
3. Củng cố – dặn dò:
-Hỏi: danh từ là gì?
-Nhận xét tiết học
-Dặn HS về nhà tìm mỗi loại 5 danh từ. chuẩn bị bài: Danh từ chung và danh từ riêng
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- HS khác nhận xét, bổ sung
- HS lắng nghe
-2 HS đọc yêu cầu và nội dung.
-Thảo luận cặp đôi, ghi các từ chỉ sự vật trong từng dòng thơ vào vở nháp.
-Tiếp nối nhau đọc bài và nhật xét.
+Dòng 1 : Truyện cổ.
+Dòng 2 : cuộc sống, tiếng, xưa.
+Dòng 3 : cơn, nắng, mưa.
+Dòng 4 : con, sông, rặng, dừa.
+Dòng 5 : đời. Cha ông.
+Dòng 6 : con sông, cân trời.
+Dòng 7 : Truyện cổ.
+Dòng 8 : mặt, ông cha.
-Đọc thầm.
-1HS đọc thành tiếng yêu cầu trong SGK.
-Hoạt động trong nhóm, đại diện nhóm trình bày,nhận xét, bổ sung.
Từ chỉ người: ông cha, cha ông.
Từ chỉ vật: sông, dừa, chân trời.
Từ chỉ hiện tượng: nắng, mưa.
Từ chỉ khái niệm: Cuộc sống, truyện cổ, tiếng, xưa, đời.
Từ chỉ đơn vị: cơn. Con, rặng.
+Danh từ là từ chỉ người, vật, hiện tựng, khái niệm, đơn vị.
+Danh từ chỉ người là những từ dùng để chỉ người.
+Không nếm, nhìn, ngửi được về "cuộc sống", "Cuộc đời”vì nó không có hình thái rõ rệt.
+Danh từ chỉ khái niệm là những từ chỉ sự vật không có hình thái rõ rệt.
+Là những từ dùng để chỉ những sự vật có thể đếm, định lượng được.
-3 đễn 4 HS đọc thành tiếng.
+Danh từ chỉ người: học sinh, thầy giáo, cô hiệu trưởng, em trai, em gái
+Danh từ chỉ vật: bàn, ghế, bút, bảng, lọ hoa, sách vở, cái cầu
+Danh từ chỉ hiện tượng: Gió, sấm, chớp, bão, lũ, lụt
+Danh từ chỉ khái niệm: tình thương yêu, lòng tự trọng, tính ngay thẳng, sự quý mến
+Danh từ chỉ đơn vị: Cái, con , chiếc.
-2 HS đọc thành tiếng.
-Hoạt động theo cặp đôi.
-Các danh từ chỉ khái niệm: điểm, đạo đức, lòng, kinh nghịệm, cách mạng
+Vì nước, nhà là danh từ chỉ vật, người là danh từ chỉ người, những sự vật này ta có thể nhìn thấy hoặc sờ thấy được.
+Vì cách mạng nghĩa là cuộc đấu trang về chính trị hay kinh tế mà ta chỉ có thể nhận thức trong đầu, không nhìn, chạmđược.
-1 HS đọc thành tiếng.
-Đặt câu và tiếp nối đọc câu của mình.
+Bạn An có một điểm đáng quý là rất thật thà.
+Chúng ta luôn giữ gìn phẩm chất đạo đức.
+Người dân Việt nam có lòng nồng nàn yêu nước....
- HS trả lời
- HS lắng nghe thực hiện

Tài liệu đính kèm:

  • docLTC4T5Chuan.doc