Giáo án Luyện từ và câu Lớp 4 - Tuần 8 - Dấu ngoặc kép

Giáo án Luyện từ và câu Lớp 4 - Tuần 8 - Dấu ngoặc kép

I-MỤC TIÊU

-Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép, cách dùng dấu ngoặc kép.

- Biết vận dụng những hiểu biết đã học để dùng dấu ngoặc kép trong khi viết.

II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 -GV:Phiếu khổ to viết nội dung BT1. 3 tờ phiếu khổ to viết nội dung BT1,3 ( Phần luyện tập)

 -HS:VBT TV4.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A-Kiểm tra bài cũ:

 - Gọi 1 HS nhắc lại cách viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.

 - HS cả lớp nhận xét , GV nhận xét, cho điểm.

B-Dạy bài mới

HĐ1-Giới thiệu bài

 

doc 2 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 8291Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu Lớp 4 - Tuần 8 - Dấu ngoặc kép", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luyện từ và câu
Dấu ngoặc kép
I-Mục tiêu
-Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép, cách dùng dấu ngoặc kép.
- Biết vận dụng những hiểu biết đã học để dùng dấu ngoặc kép trong khi viết. 
II-đồ dùng dạy học
 -GV:Phiếu khổ to viết nội dung BT1. 3 tờ phiếu khổ to viết nội dung BT1,3 ( Phần luyện tập)
 -HS:VBT TV4. 
III. Các hoạt động dạy học
A-Kiểm tra bài cũ:
 - Gọi 1 HS nhắc lại cách viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.
 - HS cả lớp nhận xét , GV nhận xét, cho điểm.
B-Dạy bài mới
HĐ1-Giới thiệu bài
 Nêu mục đích yêu cầu cầu của tiết học
HĐ2- Phần nhận xét.
a-Bài tập 1. Một HS đọc yêu cầu của bài.
- HScả lớp đọc thầm đoạn văn, trao đổi và trả lời câu hỏi:
+ Những từ ngữ và câu nào được đặt trong dấu ngoặc kép?( Từ ngữ “người lính vâng lệnh quốc dân ra mặt trận”, “ đầy tớ trung thành của nhân dân”. Câu: “ Tôi chỉ có một ham muốnai cũng được học hành”.
+ Những từ ngữ và câu đó là lời của ai?(Lời của Bác Hồ).
+ Những dấu ngoặc kép dùng trong đoạn văn trên có tác dụng gì? ( Dấu ngoặc kép dùng để dẫn lời nói trực tiếp của Bác Hồ).
-GV kết luận:Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu chỗ trích dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật . Lời nói đó có thể là 1 từ hay cụm từ hoặc cũng có thể là một câu trọn vẹn hay đoạn văn.
Bài tập 2. HS đọc yêu cầu của bài.
-Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: 
+Khi nào dấu ngoặc kép được dùng độc lập? Khi nào dấu ngoặc kép được dùng phối hợp với dấu hai chấm?( Dấu ngoặc kép được dùng độc lập khi lời dẫn trực tiếp chỉ là một từ hay cụm từ. Dấu ngoặc kép được dùng phối hợp với dấu hai chấm khi lời dẫn trực tiếp là một câu trọn vẹn hay một đoạn văn.
Bài tập 3.HS đọc yêu cầu và nội dung của BT.
-GV : Tắc kè là loài bò sát giống thằn lằn sống trên cây to. Nó thường kêu tắc kè
Hỏi: Từ “lầu” chỉ cái gì? ( Chỉ ngôi nhà tầng cao, to, sang trọng, đẹp đẽ)
+Tắc kè hoa có xây được “lầu” theo nghĩa trên không?
+Từ “lầu” trong khổ thơ được dùng với ý nghĩa gì?
+ Dấu ngoặc kép trong trường hợp này được dùng làm gì?(Dùng với ý nghĩa đặc biệt)
-HS khác theo dõi nhận xét, bổ sung. GV chốt lại lời giải đúng.
HĐ3. Ghi nhớ.
-3 HS đọc ghi nhớ trong SGK.
- HS lấy VD 
HĐ4. Luyện tập
Bài 1. HS đọc yêu cầu và nội dung BT, suy nghĩ làm bài vào VBT.
-GV gắn 3 tờ phiếu lên bảng, mời 3 HS lên bảng làm bài : tìm và gạch dưới lời nói trực tiếp trong đoạn văn.
-Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng :
+ “Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ”.
+ “ Em đã nhiều lần giúp đỡ mẹ. Em quét nhà và rửa bát đĩa. Đôi khi, em giặt khăn mùi soa”.
Bài tập 2. HS đọc yêu cầu của bài tập.
-HS thảo luận và trả lời câu hỏi.
-GV gợi ý: Đề bài của cô giáo và các câu văn của bạn HS có phải là những lời đối thoại trực tiếp giữa hai người không?( Không phải là những lời đối thoại trực tiếp)
-HS nêu lời giải Đề bài của cô giáo và các câu văn của bạn HS không phải dạng đối thoại trực tiếp, do đó không thể viết xuống dòng, đặt sau dấu gạch đầu dòng.
Bài tập 3: Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ về yêu cầu của bài.
-GV gợi ý HS tìm những từ ngữ có ý nghĩa đặc biệt trong đoạn a và b, đặt những từ đó trong dấu ngoặc kép.
-1 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm VBT.
-HS và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: “vôi vữa”, “trường thọ”, “đoản thọ”. 
C-Củng cố, dặn dò
 -Nhận xét tiết học.
 -Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docLuyen tu va cau2.doc