Giáo án Mĩ thuật Lớp 1 - Chương trình cả năm - Lương Thị Thanh Hương

Giáo án Mĩ thuật Lớp 1 - Chương trình cả năm - Lương Thị Thanh Hương

VẼ HÌNH VUÔNG VÀ HÌNH CHỮ NHẬT

I. MỤC TIÊU:

- HS nhận biết hình vuông và hình chữ nhật.

- Biết cách vẽ hình vuông, hình chữ nhật.

- Vẽ được hình vuông, hình chữ nhật vào hình có sẵn và vẽ màu theo ý thích.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 1. Giáo viên:

- Một số đồ vật có hình vuông, hình chữ nhật: khăn tay, hộp phấn, viên gạch.(HĐ1)

- Tranh minh hoạ bài 8 (HĐ2)

 2. Học sinh:

- Vở tập vẽ 1 (HĐ2,3).

- Bút chì, bút màu (HĐ3).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

 

doc 75 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 313Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mĩ thuật Lớp 1 - Chương trình cả năm - Lương Thị Thanh Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Thứ hai ngày 17 tháng 8 năm 2009
Bài 1: Thường thức mĩ thuật
Xem tranh
	thiếu nhi vui chơi
 I. Mục tiêu: 
 - HS làm quen, tiếp xúc với tranh vẽ của thiếu nhi.
 - Tập quan sát, mô tả hình ảnh, màu sắc trong tranh.
 II. Đồ dùng dạy học:
 1. Giáo viên :
 - Một số tranh vẽ cảnh vui chơi của thiếu nhi.(Phần B3)
 - Tờ tranh minh hoạ bài 1 ở Bộ đồ dùng Mĩ thuật.(Phần B4)
 2. Học sinh :
 - Vở tập vẽ 1(Phần A, B4)
 - Đồ dùng môn học(Phần A, B1))
III. Các hoạt động dạy- học :
Nội dung 
 Cách thức tiến hành
A. Kiểm tra: (2’)
+ Vở tập vẽ 1
+ Đồ dùng môn học
B. Bài mới:
1/ Giới thiệu môn học, đồ dùng cho môn học: (4’)
+ Vở tập vẽ 1
+ Vở thực hành Mĩ thuật
+ Bút chì, bút màu,....
2. Giới thiệu bài: 	
3/ Giới thiệu tranh vẽ và đề tài “Thiếu nhi vui chơi”: (4’)
+ Tranh 1: Cảnh vui chơi ở sân trường với các hoạt động: nhảy dây, múa hát, kéo co, chơi bi,...
+ Tranh 2: Cảnh vui chơi ngày hè với các hoạt động: thả diều, tắm biển, tham quan
* Kết luận: Đề tài vui chơi rất rộng, phong phú và hấp dẫn người vẽ. Có 
nhiều bạn thiếu nhi đã say mê đề tài này và vẽ được nhiều bức tranh đẹp...
4/ Thực hành: Xem tranh	 (18)
+ Tranh 1: “Đua thuyền” tranh sáp màu của Đoàn Trung Thắng - 10 tuổi: Tranh vẽ cảnh các bạn thiếu nhi chơi đua thuyền với các hình ảnh: nước, thuyền, các bạn chèo thuyền, cờ hội. Nổi bật nhất là các bạn cheò thuyền. 
Tranh vẽ sử dụng màu xanh lam của nước, màu vàng cam của thuyền, các màu sắc rực rỡ của áo quần và cờ hội.
+ Tranh 2: “Bể bơi ngày hè” tranh sáp màu của Thỉên Vân - 6 tuổi: Tranh vẽ các bạn thiếu nhi trong bể bơi, một số các bạn khác chơi trên bờ. Tất cả các bạn rất vui.
Màu sắc trong tranh chia hai mảng đậm - nhạt rõ rệt, tạo không gian.
* Muốn thưởng thức được cái hay, cái đẹp của 1 bức tranh, trước hết các em cần quan sát, nêu và trả lời các câu hỏi gắn với nội dung màu sắc, hình vẽ ở mỗi bức tranh đó để có thể đưa ra những nhận xét riêng của mình về mỗi bức tranh.
5/ Nhận xét - đánh giá: (5’)
- Nội dung tiết học
- Tinh thần học tập của HS
C. Dặn dò: (2’)
- Phần chuẩn bị cho môn học
- Về sưu tầm tranh thiếu nhi, tập quan sát, nhận biết về tranh.
- Chuẩn bị cho bài 2: 
 + Vở tập vẽ.
 + Bút chì, bút màu 
- HS để vở tập vẽ + đồ dùng trên bàn	
- GVnhận xét, đánh giá sự chuẩn bị cho môn học của HS.
* GV giới thiệu với HS về nội dung môn học, vở tập vẽ, vở thực hành Mĩ thuật và cách sử dụng từng loại dụng cụ môn học.
- GV dùng lời dẫn trực tiếp
* Hoạt động cả lớp:
- GV treo tranh, nêu câu hỏi định hướng quan sát.
+ Tranh vẽ cảnh gì? Vì sao em biết tranh vẽ cảnh đó?
+ Hãy chỉ và nêu các hoạt động có trong từng bức tranh.
- HS theo dõi, quan sát nhận biết về tranh qua việc trả lời các câu hỏi của GV.
- Lớp theo dõi, bổ sung sau từng ‎ kiến.
- GV thống nhất các ‎ kiến đúng và nêu kết luận về “Đề tài vui chơi”
* Hoạt động nhóm:
+ Bước 1 :
- GV nêu yêu cầu của hoạt động, phân nhóm học tập (nhóm 3 em)
- HS làm việc với vở tập vẽ 1 tr 5,6 theo nội dung quan sát :
+ Tranh vẽ theo đề tài nào?
+ Những hình ảnh nào có trong tranh?
+ Các bạn trong tranh đang làm gì?
+ Những màu sắc nào được sử dụng trong tranh?
- GV quan sát, động viên các nhóm tích cực học tập.
+ Bước 2:
- GV treo tranh (Tranh 1 của ĐDDH) lên bảng lớp.
- Đại diện các nhóm lên bảng chỉ tranh kết hợp trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- HS các nhóm khác bổ sung.
- GV khen các em, các nhóm có nhận xét đúng, ‎ý kiến hay và bổ sung cho các nhận xét chưa hoàn chỉnh.
- GV chốt phần xem tranh.
- HS theo dõi
- GV nêu câu hỏi - HS trả lời câu hỏi:
+ Em vừa được xem các bức tranh nào? Của ai sáng tác?
+ Mỗi tranh có nội dung gì ?
+ Những tranh đó vẽ đề tài gì ?
+Nêu cảm nhận về vẻ đẹp của từng tranh.(HS khá giỏi)
- GV chốt câu trả lời đúng; biểu dương các em hoàn thành tốt bài tập; động viên , khích lệ tinh thần học tập của cả lớp.
* GV nhắc nhở các em còn thiếu vở, dụng cụ môn học.
- GV H HHHJhướng dẫn HS học ở nhà và dặn chuẩn bị cho bài sau:
 Bài 2: vẽ nét thẳng
___________________________________
Thứ hai ngày24 tháng 8 năm 2009
Bài 2:
vẽ nét thẳng 
I. Mục tiêu:
 - Giúp HS nhận biết các loại nét thẳng. 
 - Biết cách vẽ nét thẳng.
 - Biết vẽ phối hợp các nét thẳng để vẽ, tạo hình đơn giản. 
II. Đồ dùng dạy học
 1. Giáo viên :
 - Một số tranh vẽ, hình vẽ có nét thẳng (HĐ1)
 - Tranh minh hoạ bài 2 ở Bộ đồ dùng Mĩ thuật (HĐ1)
2. Học sinh :
 - Vở tập vẽ 1(HĐ4)
 - Bút chì, bút màu. (HĐ4)
II. Các hoạt động dạy - học :
Nội dung
Cách thức tiến hành
A. Kiểm tra: (1’)
- Vở tập vẽ 1.
- Bút chì, bút màu. 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1’)
2. Các hoạt động
* Hoạt động1:Giới thiệu nét thẳng (2’)
- Tranh vẽ nét thẳng.
*Hoạt động 2:Nhận biết Nét thẳng, tên gọi các loại nét thẳng (3’)
+ Nét thẳng ngang.
+ Nét thẳng xiên.
+ Nét thẳng đứng.
+ Nét gấp khúc.
- Nét thẳng ngang có ở cạnh bàn, cạnh bảng,....
- Nét thẳng đứng có ở ô cửa, cạnh vở,...
*Kết luận: Thực tế xung quanh ta có rất nhiều nét thẳng. Nét thẳng có ở các đồ vật, nhà cửa, cây cối. Nét thẳng có 
trong những bức tranh... Các em có thể 
ứng dụng từ các nét thẳng để vẽ tranh.
* Hoạt động 3: Cách vẽ (4’)
+ Nét thẳng ngang: vẽ từ trái sang phải
+ Nét thẳng xiên: vẽ từ trên xuống theo chiều xiên
+ Nét thẳng dọc: vẽ từ trên xuống
+ Nét gấp khúc: vẽ liền nét
Kết luận: Dùng nét thẳng, đứng, ngang, xiên có thể vẽ được rất nhiều hình, tạo thành các bức tranh đẹp từ nét thẳng.
* Hoạt động 4: Thực hành (18’)
Bài tập ứng dụng từ nét thẳng
* Hoạt động 5: Nhận xét, đánh giá (4’)
Kết quả học tập của HS qua bài thực hành.
C. Củng cố - dặn dò: (2’)
- Tổng kết tiết học.
- Bài về nhà: Vẽ một bức tranh ứng dụng từ nét thẳng trên giấy A4.
- Chuẩn bị cho bài 3:
 + Vở tập vẽ 1.
 + Bút chì, bút màu. 
- HS để vở tập vẽ + đồ dùng trên bàn.
- GV nhận xét, đánh giá sự chuẩn bị cho môn học của HS.
- GV dùng lời dẫn trực tiếp vào bài.
* GV treo tranh minh hoạ bài 2, giới thiệu tranh vẽ có nét thẳng.
- HS theo dõi, quan sát nhận biết nét thẳng qua tranh.
* Lớp mở vở tập vẽ tr... quan sát nét thẳng.
- GV giới thiệu với HS từng loại nét thẳng 
- HS tìm, nêu các nét thẳng ở các đồ vật qua việc quan sát, trả lời câu hỏi:
+ Cạnh bàn, cạnh bảng là nét thẳng nào?
+ Hãy tìm, nêu ví dụ về các nét thẳng.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận về nét thẳng.
* GV vẽ lần lượt các nét thẳng lên trên bảng lớp kết hợp nêu câu hỏi:
+ Vẽ nét thẳng ngang thế nào?
+ Vẽ nét thẳng xiên?
+ Vẽ nét gấp khúc?
- HS quan sát, theo dõi, nêu nhận biết của mình về cách vẽ các nét thẳng.
- Cả lớp cùng quan sát cách vẽ các nét thẳng trong vở (bài 2 - Vở tập vẽ 1) và trên bảng lớp.
- Từng cặp chỉ kết hợp gọi tên các nét thẳng trong hình vẽ (bài 2 - Vở tập vẽ 1).
- GV quan sát các nhóm, giúp tất cả các HS đều nhận biết được nét thẳng và tên gọi của từng loại nét thẳng.
- GV vẽ một số hình ứng dụng từ nét thẳng lên bảng lớp.
- HS quan sát các hình ứng dụng từ nét thẳng; tìm nêu những hình ứng dụng từ nét thẳng.
- GV nói về tác dụng của nét thẳng.
* GV nêu yêu cầu của bài tập.
- HV nhắc lại yêu cầu của bài tập.
 - GV định hướng cho HS tìm ra các cách vẽ khác nhau.
- Cả lớp vẽ và tô màu theo ‎ý thích.
- GV khuyến khích HS phối hợp các nét thẳng để vẽ tạo thành hình vẽ có nội dung (HS khá giỏi)
- GV quan sát, chú ý tới các đối tượng HS.
* GV tổ chức cho HS trưng bày tranh theo 6 nhóm.
- Từng em nhận xét tranh của bạn trong nhóm.
- GV theo dõi, quan sát, đánh giá các tranh đã hoàn thành bằng nhận xét.
- GV + HS: chọn mỗi nhóm một tranh tiêu biểu trưng bày trên bảng lớp.
- GV hướng dẫn HS nhận xét tranh.
- HS nhận xét tranh, nêu cảm nhận của mình khi xem tranh của bạn.
* HS + GV hệ thống lại bài học.
- GV nhận xét tiết học; tuyên dương các em có bài vẽ đẹp, có ý thức học; động viên các em có bài vẽ chưa đẹp tiếp tục hoàn thiện 
bài vẽ.
- GV hướng dẫn học ở nhà và chuẩn bị bài sau.
 _________________________________________
Thứ hai ngày 7 tháng 9 năm 2009
Bài 3: Vẽ trang trí
 Màu và vẽ màu vào hình đơn giản
 I. Mục - Giúp HS nhận biết ba loại màu cơ bản: đỏ, vàng, xanh lam.
 - HS biết chọn màu, vẽ màu vào hình đơn giản, tô được màu kín hình. - Thích vẻ đẹp của bức tranh khi được tô màu.
II. Đồ dùng dạy - học:
1. Giáo viên :
- Bảng màu.
- Tranh (ảnh) có ba màu: đỏ, vàng, lam ( phần 1; HĐ 1).
- Bài vẽ màu của HS năm trước (HĐ 2)
 2. Học sinh :
- Vở tập vẽ 1 (HĐ 2, HĐ 3).
- Màu vẽ (HĐ 3).
 III. Các hoạt động dạy - học :
Nội dung
Cách thức tiến hành
A. Kiểm tra: (1)
+ Vở tập vẽ 1.
+ Màu vẽ.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (2’)
2. Các hoạt động
* Hoạt động 1: Giới thiệu màu (6’)
3 màu cơ bản: đỏ, vàng, lam
 Đỏ Vàng Lam
*Kết luận: 
+ Mọi vật xung quanh ta đều có màu sắc.
+ Màu sắc làm cho mọi vật đẹp hơn.
+ Màu đỏ, vàng, lam là 3 màu chính (màu gốc).
* Hoạt động 2: Thực hành (18’)
- Vẽ màu vào hình có sẵn:
+ Màu cờ: nền đỏ sao vàng
+ Quả xanh: màu xanh (chín: màu vàng)
+ Núi: màu lam, tím...
- Cách vẽ :
+ Cầm bút thoải mái
+ Vẽ xung quanh trước, vẽ ở trong sau.
- Yêu cầu khi vẽ:
+ Tìm màu vẽ quả, vẽ núi theo ý thích.
+ Vẽ màu không (ít) chớm ra ngoài hình.
* Hoạt động 3: Nhận xét, đánh giá (5’)
 Kết quả thực hành của HS thể hiện qua :
 - Cách chọn màu;
 - Cách vẽ màu.
C. Củng cố - dặn dò: (3’)
- Tổng kết tiết học.
Trò chơi “Nhận biết màu sắc”.
- Về nhà : Vẽ lại các đồ vật có màu đỏ, 
vàng, lam.
- Chuẩn bị vở tập vẽ 1, bút chì, màu. 
* HS để vở tập vẽ + đồ dùng trên bàn.
- GV nhận xét, đánh giá sự chuẩn bị cho môn học của HS.
* GV dùng bảng màu kết hợp dùng lời dẫn trực tiếp vào bài.
* GV hướng dẫn HS quan sát bảng màu, nêu câu hỏi gợi mở.
- HS quan sát bảng màu, suy nghĩ và trả lời câu hỏi của GV.
+ Kể tên các màu có ở hình vẽ ?
+ Kể tên các màu từng đồ vật (GV đưa ra).
+ Em biết những đồ vật nào mang màu đỏ, vàng, lam ?
- Từng em kể trước lớp.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận về màu sắc.
* GV nêu yêu cầu thực hành và hướng dẫn HS làm bài tập.
+ Cờ Tổ quốc có màu thế nào?
+ Quả...., dãy núi có màu gì?
- HS  nêu cảm nhận của riêng mình.
- GV định hướng màu cờ Tổ quốc và tiếp tục hướng dẫn HS cách cầm bút vẽ màu.
- GVcho HS tham khảo các bài vẽ của HS năm trước để HS có định hướng cho bài vẽ của mình.
- Cả lớp tiến hành vẽ bài tập 3 (Vở tập vẽ 1)
- GV quan sát, giúp đỡ các em còn lúng túng và nhắc nhở yêu cầu khi vẽ màu.
* GV tổ chức ch ...  Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét (4’)
- Các tranh vẽ cảnh sông biển, núi đồi, cảnh phố phường, vườn cây.
- Cảnh sông biển có : biển, thuyền, mây, trời...
- Cảnh đồi núi cóp : đồi cây, suối, nhà sàn...
- Cảnh phố có : con đường, dãy nhà, hàng cây, xe cộ qua lại.
*Kết luận : Thiên nhiên với muôn hình dáng và sắc màu. Mỗi cảnh đều có một vẻ đẹp riêng. Nếu chú ý quan sát, ta sẽ cảm nhận được vẻ đẹp đó.
* Hoạt động 2: Cách vẽ (4’)
 Các bước vẽ tranh:
- Bước 1: Phác mảng chính phụ.
- Bước 2 : Vẽ nét chi tiết.
- Bước 3 : Vẽ màu.
- Lưu ý: Vẽ có hình ảnh chính phụ.
 Vẽ màu có mảng, có đậm nhạt
* Hoạt động 3: Thực hành (18’)
 Vẽ cảnh thiên nhiên đơn giản.
* Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá. (5’)
- Bài thực hành của HS:
+ Hình và cách sắp xếp.
+ Màu và cách vẽ màu.
- Tổng kết tiết học
C. Dặn dò : (2’)
- VN: 
 + Hoàn thiện bài vẽ.
 + Quan sát phong cảnh nơi mình ở.
 + Quan sát các loại đường diềm trên 
 váy áo.
* GV nhận xét, đánh giá sự chuẩn bị của HS. 
* GV dùng một số tranh phong cảnh kết hợp dùng lời dẫn dắt vào bài
* GVgiới thiệu tranh vẽ phonh cảnh.
 - HS quan sát, nhận biết về sự phng phú của thiên nhiên.
- Một số em nêu nhận xét về các bức tranh:
+ Tranh vẽ cảnh gì?
+ Em thấy những hình ảnh nào được vẽ trong các tranh đó?
- Mỗi em nhận xét về 1 bức tranh treo trên bảng lớp.
- HS nhận xét.
- GV nhận xét bổ sung và nêu kết luận về vẻ đẹp phong phú của thiên nhiên
* HS nêu các bước vẽ tranh.
- GV nhắc lại các bước vẽ tranh.
- GV thao tác vẽ minh hoạ trên bảng lớp kết hợp nêu cách vẽ.
- HS theo dõi, quan sát từng bước vẽ của GV.
- GV nêu một số lưu ý khi vẽ.
- Cả lớp tham khảo 1 số bài vẽ cảnh thiên nhiên của HS năm trước.
* GV nêu yêu cầu thực hành.
- HS làm bài tập thực hành số 31 vào vở tập vẽ 1.
- GV theo dõi, quan sát, chú ý tới từng đối tượng HS.
* HS tập nhận xét bài của bạn trong nhóm theo định hướng của GV.
- GV đánh giá các bài vẽ đã hoàn thành, động viên các em có bài vẽ chưa hoàn thành sẽ vẽ tiếp ở tiết luyện mĩ thuật ở buổi 2.
- Lớp chọn 6 bài đẹp trưng bày tại lớp.- Từng em nêu cảm nhận của mình khi xem tranh của bạn.
- GV chỉ rõ điểm cần khắc phục và điểm cần phát huy ở từng bài cụ thể.
- HS theo dõi, quan sát, ghi nhớ và đúc rút kinh nghiệm.
* GV hướng dẫn HS học ở nhà và chuẩn bị bài sau.
Thứ ngày tháng năm 20
Bài : 32
Vẽ đường diềm trên áo váy
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS nhận biết về vẻ đẹp của trang phục trang trí đường diềm (đặc biệt là các trang phục của các dân tộc)
	- HS biết cách vẽ đường diềm trên váy áo.
2. Kĩ năng:
- HS vẽ được đường diềm trên váy áo và vẽ màu theo ý thích
 3. Thái độ
 - HS yêu thích nghệ thuật trang trí
 II. Đồ dùng dạy học:	
1. Giáo viên :
	- Một số đồ vật có trang trí đường diềm: thổ cẩm, váy áo, khăn tay...
	- Một số tranh vẽ đường diềm của HS năm trước.
	- Hình minh hoạ các bước vẽ đường diềm
2. Học sinh :
	- Vở tập vẽ 1
	- Màu vẽ, bút chì, tẩy
III. Các hoạt động dạy - học :
Nội dung
Cách thức tiến hành
A. Kiểm tra: (1’)
Đồ dùng tiết học
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1’)
2. Các hoạt động :
* Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét (4’)
- Đồ vật có đường diềm trang trí
+ Đường diềm được trang trí ở cồ áo, váy áo
+ Đường diềm có tác dụng làm cho váy áo đẹp hơn.
KL: Đường diềm được sử dụng nhiều trong việc trang trí các trang phục của các bạn gái, của trang phục các dân tộc.
* Hoạt động 2: Cách vẽ (6’)
- Các bước vẽ đường diềm:
- Vẽ hình : chia khoảng, vẽ hoạ tiết
- Vẽ màu: Vẽ màu vào hình
 Vẽ màu vào nền
 Vẽ màu của áo váy
- Lưu y cách vẽ hình, màu
* Hoạt động 3: Thực hành (17’)
- Vẽ đường diềm trên áo váy theo ý thích.
* Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá (5’)
- Kết quả bài thực hành:
+ Hình vẽ: các hình đều, nhắc lại
+ Vẽ màu: màu tươi sáng, không chờm ra ngoài, 
- Tổng kết tiết học
C. Dặn dò (1’)
- VN : Hoàn thiện bài 32
+ Quan sát các loại hoa, trang phục của em bé
- GV nhận xét đánh giá sự chuẩn bị của HS.
- GV dùng tranh vẽ đường diềm kết hợp dùng lời dẫn vào bài.
* GV đưa ra trước lớp một số đồ vật có trang trí đường diềm
- Cả lớp quan sát nhận biết về đường diềm và cách sử dụg đường diềm trang trí.
+ Đường diềm được trang trí ở đâu?
+ Trang trí đường diềm có tác dụng gì?
- Từng em nêu nhận xét.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS tìm, nêu các đồ vật có trang trí đường diềm ở lớp học.
- GV kết luận về đường diềm.
* GV giới thiệu hình minh hoạ các bước vẽ đường diềm
- 1 em chỉ hình minh hoạ nêu các bước vẽ.
- GV nhắc lại các bước trên đường diềm và thao tác vẽ mẫu trên bảng lớp kết hợp giải thích cách vẽ.
- HS theo dõi, quan sát cùng xây dựng các bước vẽ.
- 2 em nhắc lại các bước vẽ.
- GVcho HS tham khảo một số bài vẽ đường diềm trên váy áo của các HS lớp trước
- GV nhắc nhở một số lưu ý khi thực hành.
* GV nêu yêu cầu bài tập, hướng dẫn làm bài
- HS tiến hành làm bài tập vào vở tập vẽ bài 32
- GV quan sát, giúp đỡ HS yếu
* GV nêu định hướng nhận xét
- HS trưng bày tranh theo bàn
- Từng thành viên trong nhóm tập nhận xét bài của bạn bên cạnh theo định hướng của GV
- GV chấm một số bài đã hoàn thành và cùng HS chọn một số bài tiêu biểu (đẹp và chưa đẹp) đưa ra trước lớp
- Lớp quan sát, nhận xét từng bài và nêu cảm nghĩ riêng khi được xem bài của bạn
- GV nhận xét từng bài, chỉ cho HS thấy rõ điểm đạt và chưa đạt ở mỗi bài và nêu hướng khắc phục cho bài chưa đạt.
- GV biểu dương HS học tập tốt, khích lệ tinh thần học tập của cả lớp.
* GV giao bài về nhà và dặn HS chuẩn bị bài 33: Vẽ tranh bé và hoa
Thứ ngày tháng năm 20
Bài : 33
Vẽ tranh bé và hoa
 I. Mục tiêu:
- HS nhận biết về Đề tài Bé và hoa.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của con người, của thiên nhiên.
- Vẽ được về Đề tài Bé và hoa
II. Đồ dùng dạy học:	
1. Giáo viên :
- Một số tranh vẽ về đề tài bé và hoa.
-Tranh minh hoạ trong vở tập vẽ 1.
- Hình minh hoạ các bước vẽ .
2. Học sinh :
- Vở tập vẽ 1
- Màu vẽ, bút chì, tẩy
III. Các hoạt động dạy – học :
Nội dung
Cách thức tiến hành
A. Kiểm tra: (1’)
Đồ dùng tiết học
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1’)
2. Các hoạt động :
* Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét 
 (4’)
- Một số tranh vẽ về đề tài Bé và hoa.
+ Trong tranh có hình ảnh em bé và hoa. Bé và hoa là hình ảnh chính, các hình ảnh khác là phụ giúp cho bức tranh sinh động hơn.
+ Màu sắc của tranh rực rỡ tươi vui.
KL: Bé và hoa là đề tài gần gũi với sinh hoạt, vui chơi của các em thiếu nhi. Tranh vẽ thể hiện được sự hồn nhiên, thơ ngây của các êm qua hình vẽ và màu sắc.
* Hoạt động 2: Cách vẽ (4’)
- Các bước vẽ :
+ Vẽ mảng (Bé đi trong vườn hoa là mảng chính; mây, mặt trời...là hình ảnh phụ)
+ Vẽ chi tiết (Hình dáng, trang phục, hoa lá...)
+ Vẽ màu(vẽ màu theo ‎ thích)
- Lưu y bố cục
* Hoạt động 3: Thực hành (19’)
- Vẽ tranh bé và hoa
* Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá 
 (5’)
- Kết quả bài thực hành:
- Tổng kết tiết học
C. Dặn dò (1’)
- VN : Hoàn thiện bài 33
+ Vẽ một bức tranh theo y thích
* GV nhận xét đánh giá sự chuẩn bị của HS.
- GV dùng tranh vẽ đề tài Bé và hoa vào bài.
* GV gắn một số tranh vẽ đề tài Bé và hoa lên bảng lớp
- Cả lớp quan sát nhận xét về nội dung đề tài.
+ Những hình ảnh nào có trong tranh?
+ Hình ảnh nào là hình ảnh chính, hình ảnh nào là phụ?
+ Màu sắc được sử dụng như thế nào?
- Từng em nêu nhận xét.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận về tranh đề tài Bé và hoa.
* GV giới thiệu hình minh hoạ các bước vẽ 
- 1 em chỉ hình minh hoạ nêu các bước vẽ.
- GV nhắc lại các bước và thao tác vẽ mẫu trên bảng lớp kết hợp giải thích cách vẽ.
- HS theo dõi, quan sát cùng xây dựng các bước vẽ.
- 2 em nhắc lại các bước vẽ.
- GV cho HS tham khảo một số bài vẽ đề tài Bé vầ hoa của các HS lớp trước
* GV nêu yêu cầu bài tập, hướng dẫn HS làm bài
- HS tiến hành làm bài tập vào vở tập vẽ bài 33
- GV quan sát, giúp đỡ HS yếu; gợi y cho HS khá giỏi.
* HS trưng bày tranh theo bàn.Từng thành viên trong nhóm tập nhận xét bài của bạn bên cạnh theo định hướng của GV
- GV chấm một số bài đã hoàn thành và cùng HS chọn một số bài tiêu biểu đưa ra trước lớp
- Lớp quan sát, nhận xét từng bài và nêu cảm nghĩ riêng khi được xem bài của bạn
- GV nhận xét từng bài, chỉ cho HS thấy rõ điểm đạt và chưa đạt ở mỗi bài và nêu hướng khắc phục cho điểm chưa đạt.
- GV biểu dương HS học tập tốt, khích lệ tinh thần học tập của cả lớp.
* GV giao bài về nhà và dặn HS chuẩn bị bài 34: Vẽ tự do
Thứ ngày tháng năm 20
Bài : 34
Vẽ tự do
 I. Mục tiêu:
- Giúp HS chọn được đề tài tranh vẽ.
- Vẽ được tranh theo ý thích.
 II. Đồ dùng dạy học:	
 1. Giáo viên :
	- Một số tranh vẽ về đề tài phong cảnh, chân dung, tĩnh vật, sinh 
 hoạtvới các chất liệu khác nhau.
 2. Học sinh :
	- Vở tập vẽ 1
	- Màu vẽ, bút chì, tẩy
III. Các hoạt động dạy – học :
Nội dung
Cách thức tiến hành
A. Kiểm tra: (1’)
Đồ dùng tiết học
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1’)
2. Các hoạt động :
* Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét 
 (5’)
- Tranh phong cảnh
- Tranh tĩnh vật
- Tranh chân dung
- Tranh sinh hoạt
* Hoạt động 2: Thực hành (21’)
- Vẽ tự do
* Hoạt động 3: Nhận xét, đánh giá 
 (5’)
-Tinh thần, thái độ học tập.
C. Dặn dò (2’)
- VN : 
+ Vẽ một bức tranh theo ý thích trên giấy A4
+ Chọn 1 bài vẽ đẹp để trưng bày kết quả học tập cuối năm.
* GV nhận xét đánh giá sự chuẩn bị của HS.
- GV dùng lời dẫn dắt vào bài.
* GV giới thiệu một số laọi tranh với các đề tài khác nhau.
- Cả lớp quan sát nhận xét về nội dung đề tài của các bức tranh.
* GV nêu yêu cầu thực hành
- HS chọn đề tài theo ý thích
- GV gợi ý một số đề tài để HS tham khảo.
- HS tự chọn đề tài và vẽ vào vở bài tập theo ý thích.
- GV quan sát, giúp đỡ , động viên học sinh hoàn thành bài tập
* GV nhận xét, đánh giá về thái độ, tinh thần học tập của HS. Khen các HS có nhiều cố gắng, động viên tinh thần học tập của cả lớp.
- GV thu vở cuả cả lớp về để chấm bài.
* GV huớng dẫn HS hoàn thiện bài thực hành và dặn HS chuẩn bị bài 35: Trưng bày kết quả học tập.
Thứ ngày tháng năm 20
Bài : 35
trưng bày kết quả học tập
I. Mục tiêu:
	- HS thấy được kết quả học tập trong năm học..
- Nhà tường thấy được kết quả dạy - học Mĩ thuật.
II. Hình thức tổ chức:
 - Chọn bài vẽ đẹp ở các thể loại.
 - Trưng bày ở nơi thuận tiện cho nhiều người xem.
 - Dán tranh theo loại bài học
 - Có đầu đề cho từng thể loại
III. Đánh giá
- Tổ chức cho HS xem, gợi ‎ để HS nhận xét các bài vẽ
- Tuyên dương các HS có bài vẽ đẹp

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mi_thuat_lop_1_chuong_trinh_ca_nam_luong_thi_thanh_h.doc