Bài 2: VẼ THEO MẪU
VẼ HOA LÁ
I. MỤC TIÊU
- HS hiểu được hình ng, đặc điểm, màu sắc của hoa, lá.
- Biết cách vẽ hoa, lá.
- Vẽ được bông hoa, lá theo mẫu.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Hoa, lá mẫu, tranh, hình minh hoạ, bài vẽ của HS lớp trước.
- HS: Hoa,lá mẫu, SGK, vở bài tập, chì, tẩy, màu.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Thứ 5/23/8/2012 Tuần 1: Bài 1: VẼ TRANG TRÍ MÀU SẮC VÀ CÁCH PHA MÀU I. MỤC TIÊU - HS biết thêm cách pha màu: Da cam, xanh lá cây, tím. - Nhận biết các cặp màu bổ túc. - Pha được các màu theo hướng dẫn. II. CHUẨN BỊ - GV: Hộp màu, bút vẽ, bảng pha, hình minh hoạ. - HS: SGK, vở thực hành, chì, tẩy, màu. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HĐ CỦA GIÁO VIÊN HĐ CỦA HỌC SINH A. Ổn định: - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. B. Bài mới: - GIới thiệu bài: 1. Quan sát nhận xét: - GV treo hình minh hoạ ba màu cơ bản. - Yêu cầu HS nhắc lại tên ba màu cơ bản đó. + Đây là ba màu gì? + Tại sao gọi là ba màu cơ bản? - GV cho HS xem hình minh hoạ cách pha. + Đỏ pha với vàng? + Vàng pha với xanh lam? + Đỏ pha với xanh lam? - GV chốt: Từ ba màu này có thể pha ra vô số các màu khác. - GV giới thiệu hình minh hoạ các cặp màu bổ tuc. + Đỏ bổ túc lục và ngược lại. + Lam bổ túc da cam và ngược lại. - GV yêu cầu HS xêm H3 SGK để rõ hơn. - GV chốt: Các màu bổ túc khi đứng cạnh nhau sẽ tôn nhau lên. + Màu nóng là màu gây cảm giác ấm nóng như: Màu đỏ, màu vàng. + Màu lạnh là màu gây cảm giác mát lạnh như: Màu xanh lam, xanh lục. 2. Cách pha màu: - GV làm mẫu trên bảng. + Đỏ pha với vàng ra màu da cam. + Xanh lam pha với vàng ra màu xanh lục. + Đỏ pha với xanh lam ra màu tím. - GV giới thiệu màu ở hộp sáp: tím, xanh lục để HS rõ hơn. 3. Thực hành: - GV yêu cầu HS chép lại bảng pha màu nóng hoặc lạnh. 4. Nhận xét, đánh giá: - GV chọn một số bài cùng HS nhận xét về: + Cách chép màu. + Cách tô. - GV nhận xét xếp loại chung. C. Dặn dò: - Chuẩn bị bài sau. - HS quan sát. - HS nhắc lại. - Đỏ, vàng, lam. - Từ ba màu này pha được nhiều màu khác. - HS quan sát. - Da cam. - Xanh lá cây. - Tím. - HS lắng nhge. - HS quan sát. - Hs quan sát. - HS lắng nghe. - HS quan sát. - HS chép. - HS nhận xét/ Thứ 5/30/8/2012 Tuần 2: Bài 2: VẼ THEO MẪU VẼ HOA LÁ I. MỤC TIÊU - HS hiểu được hình ng, đặc điểm, màu sắc của hoa, lá. - Biết cách vẽ hoa, lá. - Vẽ được bông hoa, lá theo mẫu. II. CHUẨN BỊ - GV: Hoa, lá mẫu, tranh, hình minh hoạ, bài vẽ của HS lớp trước. - HS: Hoa,lá mẫu, SGK, vở bài tập, chì, tẩy, màu. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HĐ CỦA GIÁO VIÊN HĐ CỦA HỌC SINH A. Ổn định: - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. B. Bài mới: - Gới thiệu bài: 1. Quan sát, nhận xét: - GV cho HS xem tranh và hoa lá thật - Cho HS thảo luận nhóm. + Tên của bông hoa là gì? + Hoa gồm có những bộ phận nào? + Màu sắc của bông hoa như thế nào? - GV yêu cầu các nhóm trả lời. - Yêu cầu nhóm khác nhận xét. - GV bổ sung chốt lại. - GV đặt câu hỏi ở một số lá: + Tên của chiếc lá? + Hình dáng, đặc điểm của lá? + Màu sắc? - GV cho HS so sánh giữa các lá. - Yêu cầu HS kể thêm mọt số lá khác. + Hoa lá có tác dụng gì với chúng ta? + Ta phải làm gì để bảo vệ cây xanh hoa, lá? - GV chốt: Trong thiên nhiên có nhiều hoa, lá. Chúng không chỉ để trang trí mà còn cung cấp ô xi cho chúng ta... Nên ta cần bảo vệ, giữ gìn. 2. Cách vẽ: - GV vẽ minh hoạ lên bảng hướng dẫn các bước: + Tìm hình dáng chung của hoa, lá. + Phác khung hình chung: Vuông, tròn, tam giác. + Ước lượng tỷ lệ phác nét chính. + Sửa hoàn chỉnh hình. + Tô màu theo ý thích. - GV: Em có thể chọn hoa, lá em mang theo để vẽ. 3. Thực hành: - GV cho HS xem một số bài vẽ của HS lớp trước. - GV theo dõi hướng dẫn thêm. 4. Nhận xét, đánh giá: - GV chọn một số bài hướng dẫn HS nhận xét về: + Cách vẽ hình. + Cách tô màu - GV nhận xét xếp loại động viên, khen ngợi những HS có bài vẽ đẹp. C. Dặn dò: - Về nhà quan sát các con vật. - Chuẩn bị bài sau. - HS quan sát. - HS thảo luận nhóm. - Các nhóm trả lời. - Nhóm khác nhận xét. - HS lắng nghe. - Lá bàng. - To, dài, nhiều gân. - Màu xanh. - HS so sánh. - HS kể. - Để cắm trang trí - Tưới cây, nhổ cỏ. - HS lắng nghe. - HS quan sát lắng nghe nhận ra cách vẽ. - HS chọn mẫu mình mang theo đễ vẽ. - HS quan sát tham khảo. - HS vẽ vào vỡ. - HS nhận xét. - HS về quan sát. Thứ 5/6/9/2012 Tuần 3: Bài 3: VẼ TRANH ĐỀ TÀI CÁC CON VẬT QUEN THUỘC I. MỤC TIÊU - HS hiểu được hình dáng, màu sắc của một số con vật quen thuộc. - Biết cách vẽ con vật. - Vẽ được một vài con vật quen thuộc theo ý thích. - Yêu mến các con vật,có ý thức chăm sóc,bảo vệ, phê phán những hành động săn bắ trái phép. II. CHUẨN BỊ - GV: Tranh, hình minh hoạ, bài vẽ của HS lớp trước. - HS: Vở thực hành, chì, tẩy, màu. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HĐ CỦA GIÁO VIÊN HĐ CỦA HỌC SINH A. Ổn định: - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. B. Bài mới: - Giới thiệu bài: 1. Quan sát, nhận xét: - GV treo tranh các con vật. + Bức tranh vẽ gì? + Tranh vẽ gồm những con vật gì? + Hình dáng của nó như thế nào? + Màu sắc? + Hãy kể tên các bộ phận chính của con vật? - GV gọi đại diện nhóm trả lời. - Yêu cầu nhóm khác nhận xét. - GV đặt câu hỏi tương tự ở một số con vật khác cho HS trả lời. - Yêu cầu HS kể thêm một só con vật nữa. + Em thích con vật nào nhất? + Hãy miêu tả con vật em sẽ vẽ? + Con vật có ích lợi gì với chúng ta?(vd: mèo, gà). + Em phải làm gì để chăm sóc bảo vệ chúng? - GV chốt: Con vật có nhiều lợi ích với chúng ta, nên ta cần chăm sóc và bảo vệ chúng. 2. Cách vẽ: - GV vẽ minh hoạ lên bảng hướng dẫn theo các bước: + Vẽ phác hình dáng chung: Đầu, mình, chân, đuôi. + Vẽ các bộ phận chi tiết cho rõ đặc điểm. + Vẽ thêm hình ảnh phụ cho tranh sinh động. + Tô màu theo ý thích. - GV: Em nên chọn con vật mà mình thích đễ vẽ. 3. Thực hành: - Cho HS xem một số bài vẽ của HS lớp trước. - GV theo dõi hướng dẫn thêm. 4. Nhận xét, đánh giá: - GV chọn một số bài hướng dẫn HSnhận xét. - GV nhận xét xếp loại. C. Dặn dò: - Chuẩn bị bài sau. - HS quan sát. - HS thảo luận trả lời. - Đại diện nhóm trả lời. - Nhóm khác nhận xét. - HS kể. - HS trả lời theo ý thích. - HS tả. - Có Nhiều lợi ích như: mèo bắt chuột, gà: đẻ trứng. - Cho ăn, uống. - HS lắng nghe - HS quan sát lắng nghe nhận ra cách vẽ. - HS lắng nghe. - HS quan sát tham khảo. - HS vẽ vào vỡ. - HS nhận xét. Thứ 5/13/9/2012 Tuần 4: Bài 4: VẼ TRANG TRÍ CHÉP HOẠ TIẾT TRANG TRÍ DÂN TỘC I. MỤC TIÊU - HS tìm hiểu vẻ đẹp của hoạ tiết trang trí dan tộc. - Biết cách chép hoạ tiết dân tộc. - Chép được một vài hoạ tiết trang trí dân tộc. II. CHUẨN BỊ - GV: Mẫu hoạ tiết, hình minh hoạ, bài vẽ của HS lớp trước. - HS: Vở thực hành, chì, tẩy, màu. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HĐ CỦA GIÁO VIÊN HĐ CỦA HỌC SINH A. Ổn định: - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. B. Bài mới: - Giới thiệu bài: 1. Quan sát, nhận xét: - Cho HS xem mẫu hoạ tiết. + Trong mẫu hoạ tiết vẽ những hình gì? + Hình hoa, lá, con vật ở hoạ tiết dân tộc thường có đậc điểm gì? - GV giải thích thêm để HS hiểu thêm thế nào là cách điệu. + Đường nét các hoạ tiết như thế nào? + Cách sắp xếp? + Hoạ tiết dân tộc thường được dùng để trang trí ở đâu? + Hảy kể một số đình, chùa, hoặc đồ vật có hoạ tiết trang trí dân tộc? - GV chốt: Hoạ tiết dân tộc thường được dùng để trang trí ở các đình chùa, hoặc đồ vật: Trống đồng. 2. Cách vẽ: - GV chọn hai hoạ tiết đơn giản, vẽ minh hoạ lên bảng hướng dẫn: + Tìm và vẽ hình dáng chung hoạ tiết. + Vẽ các đường trục dọc, ngang. + Tìm vị trí các phần của hoạ tiết. + Đánh dấu vị trí các điểm chính. + Vẽ phác hình. + Quan sát điều chỉnh cho giống mẫu. + Hòn chỉnh hình, tô màu. - GV chốt: Em có thể chọn một hoạ tiết trong SGK đễ vẽ vào vở. 3. Thưc hành: - Cho HS xem một số bài vẽ của HS lớp trước. - GV theo dõi hướng dẫn thêm. 4. NHận xét, đánh giá: - GV chọn một số bài vẽ hướng dẫn học sinh nhận xét về: + Cách vẽ hình, nét. + Tô màu. - Cho học sinh chọn bài vẽ đẹp. - Giáo viên nhận xét. C. Dặn dò: - Về sưu tầm tranh, ảnh phong cảnh trên báo, tranh để chuẩn bị bài sau. - Học sinh quan sát. - Hoa sen, hoa cúc, chim.. - Đã được cách điệu. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh qua sát mẫu trả lời. - Đối xứng. - Đình, chùa. - Học sinh kể. - Học sinh qua sát lắng nghe nhận ra cách vẽ. - Học sinh lắng nghe - Học sinh qua sát tham khảo. - Học sinh vẽ vào vỡ. - Học sinh nhận xét. - Học sinh chọn - Học sinh về sưu tầm Thứ 5/20/9/2012 Tuần 5: Bài 5: THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT XEM TRANH PHONG CẢNH I. MỤC TIÊU - HS hiểu vẻ đẹp của tranh phong cảnh. - Cảm nhận được vẻ đẹp của tranh phong cảnh. - Biết mô tả hình ảnh, màu sắc trên tranh. II. CHUẨN BỊ - GV: SGK, tranh phong cảnh,tranh các đề tài khác. - HS: SGK, tranh sưu tầm. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HĐ CỦA GIÁO VIÊN HĐ CỦA HỌC SINH A. Ổn định: B. Bài mới: - Giới thiệu bài: dùng tranh giới thiệu. 1. Giới thiệu về tranh phong cảnh: - GV treo tranh phong cảnh, nói lên mục đích khi xem tranh cần biết: + Tên tranh, tên tác giả. + Màu sắc trong tranh. + Chất liệu vẽ. - GV nêu đặc điểm chính của tranh phong cảnh: + Tranh vẽ cảnh là chính, người, vật là phụ. + Tranh được treo trong nhà, phòng làm việctrang trí cho đẹp. 2. Xem tranh: a. Tranh phong cảnh sài sơn:( khắc gỗ màu của hoạ sĩ Nguyễn Tiến Chung). - GV chia nhóm. + Bức tranh vẽ gì? + Đâu là hình ảnh chính? + Đâu là hình ảnh phụ? + Trong tranh có những màu nào? - Gvgọi đại diện nhóm trả lời. - Yêu cầu nhóm khác nhận xét. - Gv nhận xét . b. Phố cổ:( Tranh sơn dầu của hoạ sĩ Bùi Xuân Phái). - GV cung cấp trước một số tư liệu về hoạ sĩ Bùi Xuân Phái. - Yêu cầu hs quan sát tranh sgk. + Bức tranh vẽ gì? + Màu sắc thế nào? Gồm những màu gì? - GV gọi đại diện nhóm trả lời. - Yêu cầu nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét. c. Cầu thê húc: ( Tranh màu bột của bạn Tạ Kim Chi). - GV đặt câu hỏi tương tự như 2 tranh trên cho hs thảo luận trả lời. - GV nhận xét. - GV chốt: Đây là 3 bức tranh đẹp vẽ về phong cảnh quê hương. + Để phong cảnh quê em luôn tươi đẹp em cần làm gì? - GV: Để phong cảnh quê hương luôn tươi đẹp em cần phải có ý thức giữ gìn 3. Nhận xét, đánh giá: - GV nhận xét chung tiết học. - Khen ngợi những hs tích cực phát biểu xây dựng bài. C. Dặn dò: Về nhà quan sát các loại quả để chuẩn bị cho bài học sau. - HS qua sát lắng nghe. - HS quan sát. - Các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm trả lời. - Nhóm khác nhận xét. - HS lắng nghe. - HS quan sát. - Đại diện nhóm trả lời. - Nhóm khác nhận xét. - HS thảo luận trả lời. - HS trả lời theo cảm nhận. - Về quan sát. Thứ 5/27/09/2012 Tuần 6: Bài 6: VẼ THEO MẪU VẼ QUẢ DẠNG HÌNH CẦU I. MỤC TIÊU - HS hiểu hình dáng, màu sắc đặc điểm của quả dạng ... các bạn học sinh + Vẽ thêm hình ảnh phụ cho tranh sinh động: Nhà, cây.. + Vẽ hình xong tô màu theo ý thích. - GV: Em nên chọn nội dung mình thích để vẽ. 3. Thực hành: - GV cho hs xem một số bài vẽ của hs lớp trước. - GV theo dõi hướng dẫn thêm về cách chọn nội dung tranh, cách tô màu. 4. Nhận xét, đánh giá: - GV chọn một số bài hướng dẫn hs nhận xét: + Cách chọn nội dung. + cách vẽ hình. + cách tô màu. - GV nhận xét. C. Dặn dò: - Về nhà sưu tầm bài trang trí đường diềm. - Chuẩn bị bài sau. - HS quan sát. - Đề tài sinh hoạt. - Các bạn đang quét rác, cây ,nhà. - Các bạn. Cây, nhà, đồ vật. - HS nhìn tranh kể. - HS quan sát trả lời. - HS kể. - GV lắng nghe. - HS quan sát lắng nghe nhận ra cách vẽ. - HS quan sát tham khảo. - HS vẽ vào vở. - HS nhận xét. - HS về sưu tần. Thứ 5/1711/2011 Tuần 13: Bài 13: VẼ TRANG TRÍ TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀM I. MỤC TIÊU - HS hiểu và làm quen với ớng dụng dường diềm. - Biết cách vẽ trang trí đường diềm. - Trang trí được đường diềm đơn giản. II. CHUẨN BỊ - GV: Bài trang trí đường diềm, đồ vật có trang trí đường diềm, hình minh hoạ, bài vẽ của HS lớp trước. - HS: Vở thực hành, chì, tẩy, màu. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HĐ CỦA GIÁO VIÊN HĐ CỦA HỌC SINH A. Ổ định: - Kiểm tra sự chuẩn bị của hs. B. Bài mới: - Giới thiệu bài: 1. Quan sát, nhận xét: - GV yêu cầu hs quan sát h1 sgk. + Đường diềm thường được trang trí ở những đồ vật nào? + Hoạ tiết trang trí đường diềm thường là những hình gì? + Thường được sắp xếp theo hình thức nào? + Em có nhận xét gì về màu sắc của đường diềm h1 sgk? - GV: Đường diềm thường được dùng để trang trí: khăn, bát đĩa, ấm, chénhoạ tiết trang trí: hoa, lá, con vậtcách sắp xếp: nhắc lại hoặc xen kẽ 2. Cách trang trí: - Gv vẽ minh hoạ lên bảng hướng dẫn theo các bước: + Tìm chiều dài, rộng của đường diềm, kẻ 2 đường thẳng và chia khoảng đều nhau. + Tìm mảng hoạ tiết vẽ vào. + Vẽ màu vào hoạ tiết và nền. - GV: Em có thể chọn hoạ tiết và hình thức theo ý sắp xếp của em. 3. Thực hành: - GV cho hs xem một số bài vẽ của hs lớp trước. - GV theo dõi hướng dẫn thêm về cách chọn hoạ tiết, cách sắp xếp hình ảnh. 4. Nhận xét, đánh giá: - GV chọn một số bài hướng dẫn hs nhận xét về: + Cách vẽ trang trí. + Cách vẽ màu. - GV nhận xét. C. Dặn dò: - Về nhà quan sát cảnh vật xung quanh. - Chuẩn bị bài sau. - HS quan sát. - Bát, đĩa, giấy khen... - Hoa, lá, con vật. - Nhắc lại hoặc xen kẻ. - HS nhận xét theo cảm nhận. - HS lắng nghe. - HS quan sát lắng nghe nhận ra cách vẽ. - HS lắng nghe. - HS quan sát tham khảo. - HS vẽ vào vở. - HS nhận xét. - HS về quan sát. Thứ 5/24//11/2011 Tuần 14: Bài 14: VẼ THEO MẪU MẪU VẼ CÓ HAI ĐỒ VẬT I. MỤC TIÊU - HS hiểu đặc điểm hình dáng, tỷ lệ của hai vật mẫu. - Biết cách vẽ hai vật mẫu. - Vẽ được hai đồ vật gần với mẫu. II. CHUẨN BỊ - GV: Mẫu vẽ: Ca, quả, hình minh hoạ, bài vẽ của HS lớp trước. - HS: Vở thực hành, chì, tẩy, màu. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HĐ CỦA GIÁO VIÊN HĐ CỦA HỌC SINH A. Ôn định: - Kiểm tra sự chuẩn bị của hs. B. Bài mới: 1. Quan sát, nhận xét: - GV bày mẫu. + Mẫu vẽ gồm có mấy đồ vật? + Đó là những đồ vật gì? + Hình dáng, tỷ lệ của từng vật mẫu như thế nào? + Độ đậm nhạt của mẫu như thế nào? + Đồ vật nào đặt trước, đồ vật nào đặt sau? + Các vật mẫu có bị che khuất nhau không? - GV: Mỗi đồ vật có hình dáng, vị trí riêng khi vẽ em nên chọn vẽ theo vị trí mình ngồi. 2. Cách vẽ: - GV yêu cầu hs nhắc lại các bước tiến hành một bài vẽ theo mẫu. - GV bổ sung và hướng dẫn cụ thể bằng cách vẽ minh hoạ lên bảng các bước: + Quan sát kỷ vật mẫu. + So sánh tỷ lệ chiều cao, ngang vẽ khung hình chung. + Phác khung hình riêng của từng vật mẫu. + Vẽ đường trục của từng vật mẫu. + Nhìn mẫu vẽ các nét chi tiết. + Sửa lại cho đúng đặc điểm. + Vẽ đậm nhạt bằng chì đen hoặc màu. - GV: Khi đánh đậm nhạt em nhớ đan bút lại cho đều. 3. Thực hành: - GV cho hs xem một số bài vẽ của hs lớp trước. - GV theo dõi hướng dẫn thêm. 4. Nhận xét, đánh giá: - GV chọn một số bài hướng dẫn hs nhận xét: + Cách vẽ hình. + Cách tô màu. - GV nhận xét. C Dặn dò: - Về nhà quan sát hình dáng người thân. - Chuẩn bị bài sau. - HS quan sát. - Hai đồ vật. - Cái ca, quả cam. - HS quan sát mẫu trả lời. - HS lắng nghe. - Học sinh nhắc lại - HS quan sát lắng nghe nhận ra cách vẽ. - Học sinh lắng nghe - HS quan sát tham khảo. - HS vẽ vào vỡ. - HS nhận xét. - HS về quan sát. Thứ 4/30/11/2011 Tuần 15 Bài 15: VẼ TRANH VẼ CHÂN DUNG I. MỤC TIÊU - HS hiểu đặc điểm hình dáng của một số khuôn mặt người. - Biết cách vẽ chân dung. - Vẽ được tranh chân dung đơn giản. II. CHUÂNBỊ - GV: Tranh, ảnh chân dung, hình minh hoạ, bài vẽ của hs lớp trước. - HS: Vở thực hành, chì, tẩy, màu. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HĐ CỦA GIÁO VIÊN HĐ CỦA HỌC SINH A. Ôn định: - Kiểm tra sự chuẩn bị của hs. B. Bài mới: * Giới thiệu bài: 1. quan sát, nhận xét: - GV cho hs xem tranh, ảnh chân dung. + Các bức tranh, ảnh này vẽ gì? chụp gì? + Hình nào là tranh vẽ? + Vì sao em biết? + Hình nào là ảnh chụp? + Vì sao em biết? - Gv cho hs quan sát khuôn mặt của nhau để thấy được đặc điểm của khuôn mặt. + Hình dáng khuôn mặt bạn em như thế nào? + Đặc điểm các bộ phận trên khuôn mặt như thế nào? ( Mắt, mũi, miệng ). - GV: Mỗi người đều có khuôn mặt khác nhau, đặc điểm mắt, mũi, miệng của từng người cũng khác nhau. 2. Cách vẽ: - GV vẽ minh hoạ lên bảng hướng dẫn cụ thể theo các bước: + Vẽ phác hình khuôn mặt: Cổ, vai, tóc cho vừa với phần giấy. + Vẽ mắt, mũi, miệng, tai cho rõ đặc điểm. + Vẽ màu tóc, da, áo và màu nền của tranh. - GV: Em có thể chọn một người mà em yêu nhất để vẽ. 3. Thực hành: - GV cho hs xem một số bài vẽ của hs lớp trước. - GV theo dõi hưỡng dẫn thêm. 4. Nhận xét, đánh giá: - GV chọn một số bài hướng dẫn hs nhận xét: + Cách vẽ hình? + Đặc điểm. + Màu sắc? - GV nhận xét. C. Dặn dò: - Về nhà chuẩn bị đất nặn bài sau. - HS quan sát. - Chân dung người. - H1 là tranh vẽ. - Được vẽ bằng tay. - H2 . - Do máy chụp. - HS quan sát lẫn nhau. - HS tả. - HS lắng nghe. - HS quan sát lắng nghe nhận ra cách vẽ. - HS lắng nghe. - HS quan sát lắng nghe. - HS nhận xét. - HS về chuẩn bị. Thứ 4/7/12/2011 Tuần16 Bài 16: TẬP NẶN TẠO DÁNG TẠO DÁNG CON VẬT BẰNG Ô TÔ VÀ VÕ HỘP I. MỤC TIÊU - Hs hiểu cách tạo dáng con vật bằng ô tô, võ hộp( đất nặn ). - Biết cách tạo dáng con vật hoặc ô tô bằng võ hộp hay đất nặn. - Tạo dáng được con vật hay đồ vật băng võ hộp hoặc đất nặn theo ý thích. II. CHUÂNBỊ - GV: 1 số hình khối con vật, đất nặn, tăm tre. - HS: Đất nặn, tăm tre. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HĐ CỦA GIÁO VIÊN HĐ CỦA HỌC SINH A. Ổn định: - Kiểm tra sự chuẩn bị của hs. B. Bài mới: * Giới thiệu bài. 1. Quan sát, nhận xét: - GV giới thiệu một số hình được tạo dáng bằng đất nặn. + Đây là con vật gì? + Nó gồm có những bộ phận chính nào? + Con vật đó được tạo dáng bằng chất liệu gì? + Em thấy hình dáng của nó như thế nào? + Con vật có ích lợi gì đối với chúng ta? + Em cần phải làm gì để bảo vẹ chúng? + Vậy em sẽ chọn con vật nào để tạo dáng? - GV: Muốn tạo dáng được con vật em cần nắm bắt được hình dáng, các bộ phận của con vật đó. 2. Cách nặn: - Gv hướng dẫn nặn mẫu các bước: + Chọn hình mình thích để nặn. + Nặn các bộ phận chính trước, phụ sau. + Dính các bộ phận lại với nhau. - GV: Em nên chọn con vật mình thích để nặn. 3. Thực hành: - GV cho hs thực hành theo nhóm. - GV gợi ý hs chọn con vật, đồ vật mình thích để nặn. 4. Nhận xét, đánh giá: - GV yêu cầu các nhóm trưng bày sản phẩm lên bàn. - Cho các nhóm nhận xét bài của nhau. - GV nhận xét. C. Dặn dò: - Chuẩn bị đồ dùng bài sau. - HS quan sát. - HS trả lời. - HS lắng nghe. - HS quan sát lắng nghe nhận ra cách nặn. - HS lắng nghe. - HS thực hành theo nhón. - Các nhóm trưng bày. - HS nhận xét bài của nhau. Thứ 4/14/12/2011 Tuần 17 Bài 17: VẼ TRANG TRÍ TRANG TRÍ HÌNH VUÔNG I. MỤC TIÊU - HS biết thêm về trang trí hình vuông và ứng dụng của nó. - Biết cách trang trí hình vuông. - Trang trí được hình vuông theo yêu cầu của bài. II. CHUÂNBỊ - Giáo viên: + Đồ vật trang trí hình vuông. + Bài trang trí hình vuông. + Hình minh hoạ. + Bài vẽ của hs lớp trước. - Học sinh: Vở thực hành, chì, tẩy, màu. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HĐ CỦA GIÁO VIÊN HĐ CỦA HỌC SINH A. Ổn định: - Kiểm tra sự chuẩn bị của hs. B. Bài mới: - Giới thiệu bài. 1. Quan sát, nhận xét: - GV cho hs xem bài trang trí hình vuông. + Bài trang trí hình vuông này đã sử dụng những hoạ tiết gì để trang trí? + Các hạo tiết được sắp xếp như thế nào qua trục? + Hoạ tiết chính được vẽ ở đâu? vẽ như thế nào? + Hoạ tiết phụ được vẽ ở đâu? vẽ như thế nào? + Có mấy cách để trang trí hình vuông? + Hoạ tiết giống nhau vẽ hình và tô màu như thế nào? - Yêu cầu hs so sánh h1, h2 sgk về sự giống nhau, khác nhau trong các bài trang trí. - Yêu cầu hs tìm1 số đồ vật có trang trí hình vuông. - GV bổ sung và cho hs quan sát một số đồ vật có trang trí hình vuông. - GV chốt: Có nhiều cách trang trí hình vuông, các hoạ tiết trang trí hình vuông thường là hoa, lá, con vật... được sắp xếp đối xứng nhau qua trục. 2. Cách vẽ: - GV hướng dẫn bằng cách vẽ minh hạo lên bảng các buớc: + Kẻ trục, chia hình vuông làm nhiều phần bằng nhau. + Tìm hình mảng hoạ tiết. + Chọn hoạ tiết vẽ vào các mảng. + Vẽ màu hoạ tiết chính trước, phụ sau. - GV: Khi vẽ trang trí hình vuông em nhớ dùng thước kẻ trục, chia mảng cho đều rồi mới vẽ hoạ tiết vào. 3. Thực hành: - GV cho hs xem một số bài vẽ của hs lớp trước. - GV theo dõi hướng dẫn thêm. 4. Nhận xét, đánh giá: - GV chọn một số bài hướng dẫn hs nhận xét về: + Cách vẽ hình. + Cách tô màu. - GV nhận xét. C. Dặn dò: - Về quan sát hình dáng lọ hoa. - Chuẩn bị bài sau. - HS quan sát. - Hoa, lá. - Đối xứng. - Vẽ ở giữa, to rõ nhất. - Vẽ xung quanh, nhỏ hơn. - Nhiều cách. - Vẽ hình bằng nhau, tô cùng màu. - HS so sánh. - HS tìm. - HS quan sát. - HS lắng nghe. - HS quan sát lắng nghe nhận ra cách vẽ. - HS lắng nghe. - HS quan sát tham khảo. - HS vẽ vào vở. - HS nhận xét. - HS về quan sát. Thứ...ngày.../.../2011 Tiết 18 Bài 18: I. MỤC TIÊU II. CHUÂNBỊ III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HĐ CỦA GIÁO VIÊN HĐ CỦA HỌC SINH Thứ...ngày.../.../2011 Tiết 19 Bài 19: I. MỤC TIÊU II. CHUÂNBỊ III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HĐ CỦA GIÁO VIÊN HĐ CỦA HỌC SINH
Tài liệu đính kèm: