Giáo án Mĩ thuật Lớp 4 - Học kỳ II - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Đức Phong

Giáo án Mĩ thuật Lớp 4 - Học kỳ II - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Đức Phong

I. Mục tiêu:

- HS hiểu biết sơ lược về những ngày lễ truyền thống của quê hương.

- HS biết cách vẽ và vẽ được tranh về đề tài ngày hội theo ý thích.

- HS thêm yêu quê hương, đất nước qua các hoạt động lễ hội mang bản sắc dân tộc Việt Nam.

II. Chuẩn bị

- Tranh ảnh về các hoạt động lễ hội.

- Tranh in trong bộ đồ dùng

- Hình gợi ý cách vẽ tranh

III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu

 

doc 37 trang Người đăng huybui42 Lượt xem 400Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mĩ thuật Lớp 4 - Học kỳ II - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Đức Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19
Mĩ thuật 4
THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT
XEM TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM
I. Mục tiêu: 
- HS biết sơ lược về nguồn gốc tranh dân gian Việt Nam, ý nghĩa, vai trò của tranh dân gian trong đời sống xã hội.
- HS tập nhận xét để hiểu vẻ đẹp, giá trị nghệ thuật của tranh dân gian Việt Nam thông qua nội dung và hình thức thể hiện.
- HS yêu quý, có ý thức giữ gìn nghệ thuật dân tộc
II. Chuẩn bị
Tranh dân gian, tranh sgk
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Thời gian
35 phút
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1’
1’
2’
4’
20’
5’
2’
1. Ổn định
2. Kiểm tra đồ dùng
- Nhận xét - Giới thiệu - ghi đề bài
3. Bài mới: Giới thiệu
- Giới thiệu tranh dân gian Việt Nam.
* Hoạt động 1: Quan sát nhận xét
- Giới thiệu tranh dân gian Việt Nam.
- Em hiểu gì về tranh dân gian Việt Nam?
- GV chốt ý: Tranh dân gian là di sản quý báu của mĩ thuật Việt Nam. Trong đó trang trí 2 dòng tranh dân gian là Đông Hồ và Hàng Trống là tiêu biểu nhất.
+ Tranh được treo trong dịp tết.
+ Cách làm tranh
* Hoạt động 2: Xem tranh
. Đông Hồ: Khắc hình trên gỗ quét màu rồi in trên giấy dó quét điệp, mỗi màu là một bảng khắc.
. Hàng trống chỉ khắc nét trên gỗ rồi in nét đen, sau đó mới vẽ màu.
Đề tài tranh phong phú và đa dạng thể hiện các nội dung đa dạng như lao động sản xuất, vui chơi, lễ hội, phê pháp cái xấu, tệ nạn xã hội, ca ngợi các vị anh hùng.
Nội dung tranh thể hiện ước mơ về cuộc sống no đủ, đầm ấm, hạnh phúc đông con, nhiều cháu
+ Bố cục chặt chẽ, có hình ảnh chính phụ làm rõ nội dung
+ Màu sắc tươi vui, trong sáng, hồn nhiên
- Em hãy kể tên vài tranh dân gian mà em biết?
- Yêu cầu HS quan sát tranh ở trang 15
- Hoạt động nhóm 4
- Thảo luận và đại diện nhóm trình bày ý kiến.
+ Bức tranh có những hình ảnh nào? Hình ảnh nào chính? Hình ảnh nào phụ?
+ Hình ảnh cá chép được thể hiện như thế nào?
+ Hai bức tranh có gì giống nhau và khác nhau?
- GV bổ sung chốt ý.
- Cùng vẽ về đề tài cá chép nhưng tên gọi khác nhau. Đây là hai bức tranh đẹp trong nghệ thuật tranh dân gian “Đông Hồ” Việt Nam.
- Liên hệ giáo dục ngày 23 tháng chạp cá chép hoá rồng
* Hoạt động 3: Nhận xét, đánh giá
- Nhận xét tuyên dương HS mạnh dạn đóng góp ý kiến xây dựng bài.
- Động viên HS còn rụt rè mạnh dạng hơn trong tiết học sau
- Nhận xét tiết học
- Giáo dục HS
4. Dặn dò
- Xem lại những bức tranh dân gian, chú ý màu sắc của tranh.
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học vẽ trong tiết học sau
- HS nêu ý kiến
- HS nêu
TUẦN 20
Mĩ thuật 4
VẼ TRANH
ĐỀ TÀI: NGÀY HỘI QUÊ EM
I. Mục tiêu: 
- HS hiểu biết sơ lược về những ngày lễ truyền thống của quê hương.
- HS biết cách vẽ và vẽ được tranh về đề tài ngày hội theo ý thích.
- HS thêm yêu quê hương, đất nước qua các hoạt động lễ hội mang bản sắc dân tộc Việt Nam.
II. Chuẩn bị
- Tranh ảnh về các hoạt động lễ hội.
- Tranh in trong bộ đồ dùng
- Hình gợi ý cách vẽ tranh
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1’
1’
2’
4’
4’
18’
5’
2’
1. Ổn định
2. Kiểm tra đồ dùng
- Nhận xét 
3. Bài mới: Giới thiệu
- Giới thiệu - ghi đề bài
* Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
- Cho HS quan sát tranh ảnh trong SGK.
+ Trong ngày hội có những hoạt động nào?
+ Mỗi trò chơi của mỗi vùng có một đặc điểm riêng, mang bản sắc của vùng đó.
+ Không khí của ngày hội như thế nào?
+ Quê hương chúng ta có những hoạt động lễ hội nào?
- GV tóm tắt: Ngày hội có nhiều hoạt động rất tưng bừng, náo nhiệt, màu sắc, quần áo, cờ hoa rực rỡ. Em có thể tìm một hoạt động của lễ hội như nấu ăn, kéo co, rước kiệu, đấu vật, chọi trâu để vẽ.
* Hoạt động 2: Cách vẽ
- GV gợi ý cách vẽ:
+ Chọn một ngày hội ở quê hương mà em thích để vẽ.
+ Có thể chỉ vẽ một hoạt động của lễ hội để vẽ cho rõ trọng tâm.
+ Hình ảnh chính phải thể hiện rỏ nội dung.
- GV treo tranh minh hoạ các bước vẽ tranh đề tài.
- Hỏi: Em nào có thể nêu các bước vẽ
- GV tóm tắt cách vẽ.
- Cho HS quan sát tranh vẽ đề tài lễ hội của HS năm trước.
* Hoạt động 3: Thực hành
- Nêu yêu cầu: Vẽ tranh đề tài ngày hội ở quê em.
- GV khuyến khích, động viên HS vẽ ngày hội của quê hương mình.
- GV hướng dẫn từng HS làm bài.
* Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
- Trưng bày bài đã hoàn thành.
- Gợi ý HS nhận xét
+ Nội dung tranh
+ Bố cục tranh
+ Màu sắc tranh
- Yêu cầu HS chọn bài mình thích nhất, nêu lý do.
- Nhận xét từng bài, ghi đánh giá
- Tuyên dương khuyến khích động viên HS.
- Giáo dục HS liên hệ thực tế
4. Dặn dò
- Sưu tầm tranh ngày tết và lễ hội, mỗi em ít nhât 1 tranh, tiết đến trưng bày tranh đề tài ngày tết và lễ hội.
- Đua thuyền, kéo co, đấu vật
- HS nêu
- HS nêu 
- HS trả lời
- HS nhận xét
- HS chọn
TUẦN 21
Mĩ thuật 4
VẼ TRANG TRÍ
TRANG TRÍ HÌNH TRÒN
I. Mục tiêu: 
- HS cảm nhận vẻ đẹp của trang trí hình tròn và ứng dụng của trang trí hình tròn trong cuộc sống hàng ngày.
- HS biết cách sắp xếp hoạ tiết và trang trí hình tròn theo ý thích.
- HS có ý thức làm đẹp trong học tập và trong cuộc sống.
II. Chuẩn bị
- Một số cái đĩa có trang trí.
- Hình minh hoạ trang trí hình tròn.
- Bài vẽ của học sinh
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1’
1’
2’
4’
4’
18’
5’
2’
1. Ổn định
2. Kiểm tra đồ dùng
- Nhận xét
3. Bài mới: Giới thiệu
- Giới thiệu - ghi đề bài
* Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
- Giới thiệu đồ vật có trang trí và không có trang trí.
- Trang trí hình tròn có tác dụng gì?
- GV tóm tắt; Trang trí hình tròn cũng như hình vuông, chữ nhật đều làm cho các đồ vật đẹp hơn.
- Giới thiệu những bài trang trí trong sgk.
+ Vị trí của hoạ tiết chính, hoạ tiết phụ?
+ Những hoạ tiết nào thường được sử dụng trong trang trí?
+ Màu sắc trong trang trí như thế nào?
- GV tóm tắt: Trang trí hình tròn cũng giống như trang trí hình vuông, chữ nhật thường dùng cách đối xứng qua trục.
- Mảng chính ở giữa, các mảng phụ ở chung quanh.
- Màu sắc làm rõ trọng tâm, bên cạnh đó cũng có cách trang trí theo kiểu đối xứng.
Vd: Huy hiệu, cái đĩa
* Hoạt động 2: Cách trang trí
- GV vẽ mẫu từng bước lên bảng, gợi ý HS nêu từng bước trang trí.
- Giáo viên tóm tắt:
+ Vẽ hình tròn, kẻ các trục đối xứng
+ Vẽ phác các hình vào các mảng cho phù hợp.
+ Vẽ màu theo ý thích.
- Cho HS xem một số bài vẽ năm trước.
- Gợi ý HS chọn bài mình thích nhất.
* Hoạt động 3: Thực hành
- Yêu cầu: Trang trí hình tròn
- GV gợi ý, hướng dẫn từng HS làm bài.
* Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
- Trưng bày bài đã hoàn thành, gợi ý HS nhận xét
- Ghi đánh giá
- GV nhận xét tiết học
- Giáo dục HS
4. Dặn dò
- Quan sát những đồ vật dạng hình tròn có trang trí.
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học vẽ trong tiết học sau.
- HS quan sát nêu nhận xét
- HS chọn 
- HS làm bài
TUẦN 22
Mĩ thuật 4
VẼ THEO MẪU
VẼ CÁI CA VÀ QUẢ
I. Mục tiêu: 
- HS biết cấu tạo của các vật mẫu.
- HS được biết bố cục bài vẽ sao cho hợp lý, biết cách vẽ và vẽ được hình gần giống mẫu, biết vẽ đậm nhạt bằng chì đen hoặc vẽ màu.
- HS quan tâm, yêu quý mọi vật chung quanh
II. Chuẩn bị
- Bài vẽ tranh tĩnh vật lọ hoa và quả của học sinh
- Tranh minh hoạ các bước vẽ
- Mẫu vẽ lọ hoa và quả
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1’
1’
2’
4’
4’
18’
5’
2’
1. Ổn định
2. Kiểm tra đồ dùng
- Nhận xét
3. Bài mới: Giới thiệu
- Giới thiệu - ghi đánh giá
* Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
- GV bày mẫu, gọi HS nhận xét
+ Hình dáng của cái ca?
+ Hình dáng của quả?
+ Vật nào trước, vật nào sau?
+ Màu sắc và độ đậm nhạt của mẫu
- GV tóm tắt: Giới thiệu trên mẫu vẽ
* Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
- GV treo hình minh hoạ các bước vẽ
- Gợi ý HS nêu các bước vẽ
- GV chốt ý
+ Với lượng tỷ lệ chiều cao, chiều ngang của cả 2 vật, vẽ khung hình chung.
+ Phát khung hình riêng của từng vật mẫu.
- Tìm tỷ lệ của từng bộ phận, phác hình bằng nét thẳng.
- Xem lại tỷ lệ và vẽ cho giống với phần mẫu.
- Có thể vẽ đậm nhạt bằng chì hoặc màu
* Hoạt động 3: Thực hành
- GV cho HS quan sát bài vẽ mẫu
- Vẽ theo mẫu vẽ cái ca và quả
- GV gợi ý, hướng dẫn từng HS làm bài
* Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
- Trưng bày bài đã hoàn thành, gợi ý HS nhận xét.
+ Bố cục
+ Hình vẽ
- GV nhận xét từng bài ghi đánh giá
- Tuyên dương, khuyến khích động viên HS
- Nhận xét tiết học
- Giáo dục HS 
4. Dặn dò
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học vẽ trong tiết học sau.
- HS quan sát nêu nhân xét.
- HS nêu các bước vẽ
- HS làm bài
- HS nhận xét
TUẦN 23
Mĩ thuật 4
TẬP NẶN TẠO DÁNG
NẶN DÁNG NGƯỜI ĐƠN GIẢN
I. Mục tiêu: 
- HS biết được các bộ phận chính và các động tác của người khi hoạt động.
- HS làm quen với hình khối điêu khắc và nặn được một dáng người đơn giản.
- HS quan tâm tìm hiểu các hoạt động của con người
II. Chuẩn bị
- Tranh vẽ về dáng người hoặc tượng
- Bài tập nặn của HS
- HS quan tâm tìm hiểu các hoạt động của con người
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1’
1’
1’
4’
4’
20’
4’
2’
1. Ổn định
2. Kiểm tra đồ dùng
- Nhận xét 
3. Bài mới: Giới thiệu
- Giới thiệu - ghi đánh giá
* Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
- Giới thiệu tranh vẽ người
- Hỏi:
+ Dáng người đang làm gì?
+ Các bộ phận của con người
- Giới thiệu tượng?:
- Hỏi:
+ Hình trong sgk diễn tả hoạt động gì?
+ Màu sắc của bài nặn như thế nào?
+ Chất liệu để nặn, tạc tượng?
- GV tóm tắt:
* Hoạt động 2: Cách kẻ
- GV nặn mẫu
- Gợi ý HS nêu cách nặn
- Nặn từng bộ phận rồi ghép dính lại với nhau hoặc có thể vuốt từ một thỏi đất để tạo nên dáng người.
* Hoạt động 3: Thực hành
- Yêu cầu: Nặn một dáng người theo ý thích
- GV gợi ý, hướng dẫn từng HS làm bài.
* Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
- Trưng bày bài đã hoàn thành, gợi ý HS nhận xét.
- GV nhận xét từng bài ghi đánh giá
- Nhận xét tiết học
- Giáo dục HS 
4. Dặn dò
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học vẽ trong tiết học sau.
- HS quan sát nhận xét
- HS quan sát nhớ cách nặn.
- HS nặn
- HS nhận xét
TUẦN 24
Thø 2, 3, 5 ngµy 14,15,17 th¸ng 02 n¨m 2011
Mĩ thuật 4
Tiết 1
VẼ TRANG TRÍ
TÌM HIỂU VỀ KIỂU CHỮ NÉT ĐỀU
I. Mục tiêu: 
- HS làm quen với kiểu chữ nét đều, nhận ra đặc điểm và vẻ đẹp của nó.
- HS biết sơ lược về cách kẻ chữ nét đều và vẽ được màu vào dòng chữ cho sẵn.
- HS quan tâm đến nội dung các khẩu hiệu ở trường học.
II. Chuẩn bị
- Dòng chữ nét đều in hoa và in thường
- Dòng chữ nét thanh, nét đậm
- Compa, thước kẻ
- Chữ ... t?
- Nhận xét tiết học
- Tuyên dương khuyến khích, động viên học sinh
- Giáo dục HS biết chấp hành luật giao thông khi tham gia giao thông.
Dặn dò
- Tiếp tục hoàn thành bài vẽ
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng trong tiết học sau
- HS quan sát nêu nhận xét
- HS nhớ và nêu lại các hình ảnh
- HS chọn nội dung
- HS chọn và nêu lý do
- HS làm bài
- HS nhận xét
- HS nêu ý kiến, giải thích lý do vì sao
TUẦN 30
Mĩ thuật 4
TẬP NẶN TẠO DÁNG 
ĐỀ TÀI TỰ CHỌN
I. Mục tiêu: 
- HS biết chọn đề tài và những hình ảnh phù hợp để nặn
- HS biết cách nặn và nặn được sản phẩm theo ý thích
- GDHS biết quan tâm đến cuộc sống xung quanh
II. Chuẩn bị
- sgk, sgv
- Một số tượng người, vật bằng đất nung
- Bài tập nặn con vật trong tiết trước
- Đất nặn
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1’
1’
1’
4’
4’
20’
3’
1’
1. Ổn định
2. Kiểm tra đồ dùng
- Nhận xét sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới: Giới thiệu
- Giới thiệu - ghi đề bài 
 * Hoạt động 1:Quan sát, nhận xét
- Hướng dẫn HS quan sát sgk hỏi:
+ Trong sgk in hình ảnh gì?
+ Những sản phẩm đó có đẹp không?
- Cho HS quan sát các bức tượng người và con vật.
- Trong các tiết học nặn trước như nặn con vật, nặn dáng người đơn giản, cách nặn như thế nào?
* Hoạt động 2: Cách nặn
- GV tóm tắt: có 2 cách nặn
+ Nặn từng bộ phận rồi ghép dính để tạo thành sản phẩm
+ Nặn từ một thỏi đất bằng cách vê, vuốt thành các bộ phận.
- GV nặn mẫu
- Lưu ý: có thể nặn thêm chi tiết cho sản phẩm đẹp và sinh động hơn.
- Theo em em nặn đề tài gì?
- GV gợi ý để HS hoàn thành đề tài.
*Hoạt động 3: Thực hành
- Yêu cầu: nặn con vật hoặc dáng người
- Có thể nặn thêm chi tiết phụ
- GV gợi ý hướng dẫn từng HS làm bài
*Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
- Trưng bày bài đã hoàn thành, gợi ý HS nhận xét
+ Hình dáng
+ Cách sắp xếp
+ Em thích bài nào nhất? vì sao?
- GV nhận xét từng bài ghi đánh giá
- Nhận xét tiết học
- Tuyên dương khuyến khích, động viên học sinh
- Giáo dục HS biết giữ gìn vệ sinh bàn ghế, tay, biết quan sát mọi vật chung quanh và vẻ đẹp của sản phẩm nặn.
Dặn dò
- Xem một số dáng người, con vật chung quanh
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng trong tiết học sau
- HS quan sát nêu trả lời câu hỏi
- HS nhớ và nêu cách nặn
- HS quan sát nêu cách nặn
- HS nêu
- HS làm bài
- HS trưng bày
- HS nhận xét chọn bài mình thích
TUẦN 31
Mĩ thuật 4
VẼ THEO MẪU
MẪU CÓ DẠNG HÌNH TRỤ VÀ HÌNH CẦU
I. Mục tiêu: 
- HS hiểu cấu tạo và đặc điểm của mẫu có dạng hình trụ và hình cầu
- HS biết cách vẽ và vẽ được hình gần giống mẫu
- HS ham thích tìm hiểu các vật chung quanh
II. Chuẩn bị
- sgk, sgv
- Mẫu vẽ: 2bộ mẫu cái ca và quả, họp nước (vỏ lon) và quả
- Bài vẽ của HS
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1’
1’
1’
4’
4’
20’
3’
1’
1. Ổn định
2. Kiểm tra đồ dùng
- Nhận xét 
3. Bài mới: Giới thiệu
- Giới thiệu - ghi đề bài 
 * Hoạt động 1:Quan sát, nhận xét
- GV bày mẫu: yêu cầu HS quan sát mẫu
+ Vị trí từng vật mẫu?
+ Tỷ lệ giữa khối trụ và khối cầu?
+ Độ đậm nhạt của từng vật mẫu
+ Khối trụ có đặc điểm gì?
- GV tóm tắt: khối trụ và khối cầu có 2 vị trí khác nhau, khối trị đứng sau, khối cầu đứng trước những ở những hướng khác nhau vị trí, khoảng cách của 2 vật mẫu cũng khác nhau. Do đó khi vẽ cần nhìn mẫu theo hướng riêng của mình.
* Hoạt động 2: Cách vẽ
- Em nào có thể nêu các bước vẽ bài vẽ theo mẫu.
- GV vẽ mẫu
*Hoạt động 3: Thực hành
- Yêu cầu HS làm bài: vẽ theo mẫu khối hình trụ và khối hình cầu
- Theo dõi, gợi ý từng HS làm bài
*Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá
- Trưng bày bài đã hoàn thành, gợi ý HS nhận xét
+ Hình vẽ có giống mẫu không?
+ Bố cục bài vẽ?
+ Cách dùng màu hoặc dùng chì?
+ Chọn bài mình thích nhất? vì sao?
- GV nhận xét, ghi đánh gia
- Nhận xét tiết học
- Giáo dục HS biết sắp xếp ngăn nắp sách vở, đồ dùng học tập.
Dặn dò
- Về nhà tiếp tục hoàn thành bài vẽ
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng trong tiết học sau
- Quan sát hình dáng cái ca và quả
- HS quan sát nêu nhận xét
- HS nêu
- HS làm bài
- HS trưng bày
- HS nhận xét
TUẦN 32
Mĩ thuật 4
VẼ TRANG TRÍ
TẠO DÁNG VÀ TRANG TRÍ CHẬU CẢNH
I. Mục tiêu: 
- HS thấy được vẻ đẹp của chậu cảnh qua sự đa dạng của hình dáng và cách trang trí.
- HS biết cách tạo dáng và trang trí được chậu cảnh theo ý thích
II. Chuẩn bị
- SGK, SGV
- Tranh gợi ý các bước vẽ
- Ảnh một số chậu cảnh
- Bài vẽ của HS
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1’
1’
1’
4’
4’
20’
3’
1’
1. Ổn định
2. Kiểm tra đồ dùng
- Nhận xét 
3. Bài mới: Giới thiệu
- Giới thiệu - ghi đề bài 
* Hoạt động 1:Quan sát, nhận xét
- GV giới thiệu nhiều chậu cảnh khác nhau:
- Hỏi: Em có nhận xét gì về kiểu dáng của chậu cảnh.
+ Cách trang trí?
- GV tóm tắt:
+ Chậu cảnh có nhiều loại, nhiều hình dáng khác nhau, có loại cao thấp, thân tròn, vuông, hình trụ, chữ nhật..
+ Trang trí: Có nhiều kiểu trang trí khác nhau, đường diềm, mảng họa tiết
+ Quan sát hình trong sgk
* Hoạt động 2: Cách vẽ
- Treo hình minh họa
- Gợi ý HS nêu các bước vẽ
- GV tóm tắt:
+ Phác khung hình của chậu phải cân đối trong phần giấy cho sẵn.
+ Vẽ trục đối xứng (để vẽ hình cho cân đối)
+ Tìm các bộ phận miệng, thân 
+ Phác các nét thẳng để vẽ chậu cảnh
+ Vẽ nét chi tiết tạo dáng chậu
+ Vẽ hình mảng trang trí, vẽ hoạ tiết vào các hình mảng và vẽ màu.
*Hoạt động 3: Thực hành
- Yêu cầu : Vẽ và trang trí chậu cảnh mà em thích
- GV gợi ý hướng dẫn từng HS làm bài
*Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá
- Trưng bày bài đã hoàn thành, gợi ý HS nhận xét
+ Bố cục bài vẽ
+ Hình dáng chậu cảnh
+ Màu sắc chậu cảnh
- GV nhận xét, ghi đánh giá
- Nhận xét tiết học, tuyên dương khuyến khích động viên HS
- Giáo dục HS 
Dặn dò
- Về nhà tiếp tục hoàn thành bài vẽ
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng trong tiết học sau
- HS quan sát nhận xét
- HS quan sát nêu nhận xét
- HS nêu
- HS làm bài
- HS trưng bày
TUẦN 33
Mĩ thuật 4
Bài 33
VẼ TRANH
ĐỀ TÀI VUI CHƠI TRONG NGÀY HÈ
I. Mục tiêu: 
- HS biết tìm chọn nội dung đề tài về các hoạt động vui chơi trong ngày hè
- HS biết cách vẽ và vẽ được tranh theo đề tài
- HS thêm yêu thích các hoạt động trong mùa hè
II. Chuẩn bị
- SGK, SGV
- Tranh ảnh hoạt động vui chơi
- Hình minh hoạ các bước vẽ
- bài vẽ của HS lớp trước
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1’
1’
1’
4’
4’
20’
3’
1’
1. Ổn định
2. Kiểm tra đồ dùng
- Nhận xét 
3. Bài mới: Giới thiệu
- Giới thiệu - ghi đề bài 
* Hoạt động 1:Tìm chọn nội dung đề tài
- GV giới thiệu tranh vẽ về đề tài: các hoạt động vui chơi trong ngày hè
- Hỏi:
+ Tranh vẽ hoạt động gì?
+ Tranh có hình ảnh gì?
+ Phong cảnh chung quanh như thế nào?
+ Màu sắc trong tranh ntn?
- GV tóm tắt: có rất nhiều hoạt động vui chơi trong mùa hè như: nghĩ hè cùng gia đình tại bãi biển hoặc danh lam thắng cảnh, cắm trại, múa hát, ở công viên, đi tham quan bảo tàng, về thăm quê
* Hoạt động 2: Cách vẽ
- Trò chơi:
+ 4 HS cầm hình minh hoạ 4 bước vẽ
+ Mỗi HS sắp xếp đúng vị trí
Hình minh hoạ 1: phác các mảng
Hình minh hoạ 2: vẽ hình ảnh chính, phụ làm rõ đề tài
Hình minh hoạ 3: Vẽ thêm chi tiết
Hình minh hoạ 4: vẽ màu
- GV nhận xét nêu lại các bước vẽ
+ Chọn nội dung định vẽ
+ Vẽ các hình ảnh chính làm rõ nội dung
+ Vẽ các hình ảnh phụ cho tranh sinh động hơn
+ Vẽ màu cho đúng cảnh sắc mùa hè
*Hoạt động 3: Thực hành
- Yêu cầu : Vẽ tranh đề tài vui chơi trong mùa hè
- GV gợi ý hướng dẫn từng HS làm bài
- Hướng dẫn HS thể hiện rõ đề tài
*Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá
- Trưng bày bài đã hoàn thành theo nhóm, gợi ý HS nhận xét
+ Cách thể hiện đề tài
+ Bố cục bài vẽ
+ Màu sắc tranh vẽ
+ Chọn bài thích nhất? vì sao?
- GV nhận xét, ghi đánh giá
- Nhận xét tiết học, tuyên dương khuyến khích động viên HS
- Giáo dục HS: các hoạt động yêu thích và các trò chơi nên tránh
Dặn dò
- Xem lại các bài vẽ tranh
- Chuẩn bị làm bài trên giấy A4
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng trong tiết học sau.
- HS quan sát nhận xét
- 4 HS tham gia sắp xếp
- HS làm bài
- HS nhận xét
- HS chọn nêu lý do
TUẦN 34
Mĩ thuật 4
Bài 34
VẼ TRANH
ĐỀ TÀI TỰ DO
I. Mục tiêu: 
- HS biết tìm chọn nội dung đề tài về các hoạt động vui chơi trong ngày hè
- HS biết cách vẽ và vẽ được tranh theo đề tài
- HS thêm yêu thích các hoạt động trong mùa hè
II. Chuẩn bị
- SGK, SGV
- Tranh ảnh hoạt động vui chơi
- Hình minh hoạ các bước vẽ
- bài vẽ của HS lớp trước
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1’
1’
1’
4’
4’
20’
3’
1’
1. Ổn định
2. Kiểm tra đồ dùng
- Nhận xét 
- Giới thiệu - ghi đề bài 
3. Bài mới: Giới thiệu
- GV giới thiệu tranh vẽ về đề tài: các hoạt động vui chơi trong ngày hè
- Hỏi:
+ Tranh vẽ hoạt động gì?
+ Tranh có hình ảnh gì?
+ Phong cảnh chung quanh như thế nào?
+ Màu sắc trong tranh ntn?
- GV tóm tắt: có rất nhiều hoạt động vui chơi trong mùa hè như: nghĩ hè cùng gia đình tại bãi biển hoặc danh lam thắng cảnh, cắm trại, múa hát, ở công viên, đi tham quan bảo tàng, về thăm quê
* Hoạt động 2: Cách vẽ
- Trò chơi:
+ 4 HS cầm hình minh hoạ 4 bước vẽ
+ Mỗi HS sắp xếp đúng vị trí
Hình minh hoạ 1: phác các mảng
Hình minh hoạ 2: vẽ hình ảnh chính, phụ làm rõ đề tài
Hình minh hoạ 3: Vẽ thêm chi tiết
Hình minh hoạ 4: vẽ màu
- GV nhận xét nêu lại các bước vẽ
+ Chọn nội dung định vẽ
+ Vẽ các hình ảnh chính làm rõ nội dung
+ Vẽ các hình ảnh phụ cho tranh sinh động hơn
+ Vẽ màu cho đúng cảnh sắc mùa hè
*Hoạt động 3: Thực hành
- Yêu cầu : Vẽ tranh đề tài vui chơi trong mùa hè
- GV gợi ý hướng dẫn từng HS làm bài
- Hướng dẫn HS thể hiện rõ đề tài
*Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá
- Trưng bày bài đã hoàn thành theo nhóm, gợi ý HS nhận xét
+ Cách thể hiện đề tài
+ Bố cục bài vẽ
+ Màu sắc tranh vẽ
+ Chọn bài thích nhất? vì sao?
- GV nhận xét, ghi đánh giá
- Nhận xét tiết học, tuyên dương khuyến khích động viên HS
- Giáo dục HS: các hoạt động yêu thích và các trò chơi nên tránh
Dặn dò
- Xem lại các bài vẽ tranh
- Chuẩn bị làm bài trên giấy A4
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng trong tiết học sau.
- HS quan sát nhận xét
- 4 HS tham gia sắp xếp
- HS làm bài
- HS nhận xét
- HS chọn nêu lý do
TUẦN 35
Ngµy d¹y: 05 th¸ng 04 n¨m 2010
BÀI 35
TRƯNG BÀY SẢN PHẨM ĐẸP TRONG CẢ NĂM
ĐÁNH GIÁ TỪNG HỌC SINH

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mi_thuat_lop_4_hoc_ky_ii_nam_hoc_2011_2012_nguyen_du.doc