I/ Mục tiêu:
- HS hiểu cách trang trí đường diềm và cách sử dụng đường diềm để trang trí.
- Biết cách trang trí đường diềm đơn giản.
- Trang trí được đường diềm và vẽ màu theo ý thích.
- HS khá giỏi: vẽ được họa tiết cân đối, tô màu đều, phù hợp.
II/ Chuẩn bị:
1. Giáo viên :
+ Một số đồ vật có trang trí đường diềm ( Chén, dĩa, giấy khen, mặt bàn, khăn.)
+Vài bài trang trí đường diềm của GV và HS cũ.
+Tranh vẽ mẫu hướng dẫn các bước vẽ trang trí đường diềm.
2. Học sinh :
+ Giấy vẽ không ô li, vật mẫu thật có trang trí đường diềm, dụng cụ học tập.
III / Các hoạt động :
Tuần 22 Ngày: 19, 21/01/2010 Vẽ trang trí : TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀM I/ Mục tiêu: - HS hiểu cách trang trí đường diềm và cách sử dụng đường diềm để trang trí. - Biết cách trang trí đường diềm đơn giản. - Trang trí được đường diềm và vẽ màu theo ý thích. - HS khá giỏi: vẽ được họa tiết cân đối, tô màu đều, phù hợp. II/ Chuẩn bị: 1. Giáo viên : + Một số đồ vật có trang trí đường diềm ( Chén, dĩa, giấy khen, mặt bàn, khăn...) +Vài bài trang trí đường diềm của GV và HS cũ. +Tranh vẽ mẫu hướng dẫn các bước vẽ trang trí đường diềm. 2. Học sinh : + Giấy vẽ không ô li, vật mẫu thật có trang trí đường diềm, dụng cụ học tập. III / Các hoạt động : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/ Ổn định : 2/ Kiểm tra bài cũ : - Kiểm dụng cụ học sinh. 3/ Bài mới : a/ Giới thiệu bài : - Tiết học hôm nay các em học “Vẽ trang trí – Trang trí đường diềm”. b/ Các hoạt động chính : * Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét. - GV giới thiệu một số đồ vật có trang trí đường diềm ( Chén, dĩa, giấy khen, mặt bàn, khăn...) -GV gợi ý đặt câu hỏi cho HS trả lời: + Đường diềm dùng để làm gì? + Trang trí đường diềm để làm gì? + Các em nêu một số đồ vật có trang trí đường diềm mà các em đã từng nhìn thấy? + Họa tiết trang trí đường diềm thường là những hình gì? +Màu sắc trong trang trí đường diềm như thế nào? * Hoạt động 2: Cách vẽ - GV HD gợi ý các bước vẽ trang trí đường diềm sau đó hỏi lại HS. + Bước 1 vẽ gì? + Bước 2 làm gì? + Bước 3 thực hiện như thế nào ? + Nhắc nhở HS ( các họa tiết giống nhau cần vẽ bằng nhau và gợi ý cách vẽ các họa tiết liên tiếp nhau hay xen kẻ nhau) + Bước 4 ta phải làm gì? + Bước 5 làm gì? -GV HD gợi ý cách vẽ màu : các họa tiết giống nhau cần vẽ cùng một màu, màu nền cần vẽ khác với các màu của các họa tiết. Cần vẽ màu đều, không bị lem. * Hoạt động 3: Thực hành - GV cho HS một số tranh vẽ của HS những năm trước cho HS quan sát và nhận xét về bố cục, kích cỡ, họa tiết,cách sắp xếp họa tiết? -GV cho HS thực hành vào giấy vẽ. -GV theo dõi giúp đỡ HS thực hành. * Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá. - GV cho HS trình bày sản phẩm trên bảng và gợi ý gợi ý cho HS nhận xét bài làm của HS. 4/ Củng cố : -Một học sinh nêu lại các bước tiến hành “Vẽ trang trí – Trang trí đường diềm”. 5/ Dặn ḍò : -Nhận xét tiết học. -Về vẽ lại bài trong vở bài. -Chuẩn bị tiết sau vẻ tranh đề tài: “Mẹ hoặc cô giáo” -Hát - HS chuẩn bị dụng cụ - Học sinh nhắc lại +Trang trí cho một số đồ vật. + Làm cho đồ vật đẹp thêm. + Cổ áo, lọ hoa, giấy khen, chén. + Hoa lá, chim thú + Rất nhiều màu sắc: đỏ, vàng, cam, tím +Vẽ 2 đường thẳng song song bằng nhau. +Phân chia khoảng cách thành các ô vuông bằng nhau và vẽ các đường chéo, đường thẳng đứng, thẳng ngang trong ô vuông. + Vẽ các họa tiết cần vẽ vào các đường kẻ trong ô vuông. + Xóa bỏ các đường kẻ trục trong ô vuông, chừa lại các họa tiết. +Vẽ màu nền, màu các họa tiết. - HS nhận xét ngắn gọn về bố cục, màu sắc -HS thực hành -HS nhận xét -HS nêu lại các bước tiến hành.
Tài liệu đính kèm: