Giáo án Mĩ thuật Lớp 4 - Tuần 9 đến 14 (2 cột)

Giáo án Mĩ thuật Lớp 4 - Tuần 9 đến 14 (2 cột)

I. Mục tiêu.

-Kiến thức: Học sinh biết quan sát, so sánh, nhận xét đặc điểm, hình dáng của các đồ vật có dạng hình trụ.

-Kỉ năng: Biết cách vẽ và vẽ được đồ vật có dạng hình trụ.Vẽ được đồ vật dạng hình trụ gần giống mẫu.

-Thái độ: Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của đồ vật.

* HS khá giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu.

II. Chuẩn bị.

Giáo viên.

- Chuẩn bị một số đồ vật có dạng hình trụ màu sắc, chất liệu khác nhau để giới thiệu và so sánh.

- Có thể tìm ảnh và một số bài vẽ về đồ vật có dạng hình trụ của học sinh.

Học sinh.

- Vỡ tập vẽ và các vật dụng khác để học môn Mỹ thuật.

 

doc 15 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 20/01/2022 Lượt xem 529Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật Lớp 4 - Tuần 9 đến 14 (2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy : .......tháng........năm 201....
Ngày soạn : ........tháng .......năm 201....
Tuần 9
Tiết 9
BÀI 9: VẼ TRANG TRÍ
VẼ ĐƠN GIẢN HOA, LÁ
I. Mục tiêu.
-Kiến thức: Học sinh nhận biết được hình dáng, đặc điểm và cảm nhận được vẻ đẹp của một vài loại hoa, lá cây đơn giản để làm họa tiết trong trang trí.
-Kỉ năng: Biết cách vẽ hoa, lá cây đơn giản và vẽ đơn giản được một bông hoa, chiếc lá.
-Thái độ: Học sinh yêu thích vẻ đẹp của hoa, lá trong thiên nhiên.
* HS khá giỏi: Biết lược bỏ các chi tiết, hình vẽ cân đối.
II.Chuẩn bị.
Giáo viên.
- Tranh hoặc ảnh một vài loại hoa, lá đơn giản có hình dáng, màu sắc đẹp.
- Một vài loại hoa, lá có hình dáng, màu sắc đẹp để làm mẫu vẽ.
- Bài vẽ trang trí có sử dụng họa tiết hoa, lá đơn giản.
- Bài vẽ của học sinh năm trước.
Học sinh.
- Vở Tập vẽ, bút chì, màu vẽ.
- Một vài loại hoa, lá thật có hình dáng, màu sắc đẹp. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra:
-Kiểm tra DDHT của HS
H.Tiết trước các em học bài gì?
H.Hãy kể những bộ phận chính của con vật?
-GV nhận xét qua phần kiểm tra
3.Bài mới:
Giới thiệu bài.
- Trong thiên nhiên xung quanh chúng ta có rất nhiều loại hoa đẹp. Bông hoa làm đẹp thêm cho cuộc sống của chúng ta. Hôm nay chúng ta hãy đưa những nét đẹp đó vào bài trang trí của chúng ta.
- HS hát vui
- HS lấy DD
- Vài HS trả lời
- HS lắng nghe
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét.
- Giới thiệu một số hình ảnh và mẫu các loại hoa, lá, một số bài trang trí có sử dụng họa tiết hoa, lá. Để học sinh thấy vẻ đẹp của chúng qua hình dáng và màu sắc và có thể sử dụng trong môn trang trí. Đồng thời gợi ý để các em nhận ra đặc điểm của các loại cây đó.
H.Tên của bông hoa, chiếc lá.
H.Hình dáng, đặc điểm của mỗi loại hoa, lá. 
H.Màu sắc của mỗi loại hoa, lá.
H.Sự khác nhau về hình dáng, màu sắc giữa một số loại hoa, lá.
Quan sát, nhận xét và trả lời các câu hỏi của giáo viên.
- Hoa dâm bụt, hoa cúclá bàng, lá bằng lăng.
- Màu xanh, đỏ, hồng.
- Hoa có cấu tạo phức tạp hơn là lá
+ Kể tên, hình dáng, màu sắc của một số loại hoa, lá khác mà em biết.
- Cho học sinh so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa hai hình (hình hoa, lá thật và hình hoa, lá được vẽ đơn giản)
* Khi sử dụng hình hoa, lá trong bài trang trí chúng ta cần vẽ cân đối và đẹp. Chính vì vậy khác với vẽ theo mẫu, các em cần bỏ bớt những chi tiết rườm rà, phức tạp, gọi là vẽ đơn giản.
- Kể tên, hình dáng, màu sắc của một số loại hoa, lá khác.
+ Giống nhau về hình dáng, đặc điểm.
+ Khác nhau về các chi tiết, màu sắc.
Hoạt động 2: Cách vẽ đơn giản hoa, lá.
- Yêu cầu học sinh quan sát mẫu và tranh, ảnh đã chuẩn bị để các em nhận ra một số hoa, lá cây.
+ Vẽ khung hình chung của hoa, lá trước (Hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn, hình tam giác...)
+ Có thể kẻ các đường trục đối xứng.
+ Ước lượng tỷ lệ và vẽ phác các nét chính của cánh hoa, lá bằng nét thẳng.
+ Chỉnh lại các nét vẽ và tẩy những nét bị thừa. Vẽ đơn giản nhưng phải rõ đặc điểm, hình dáng chung của hoa, lá.
+ Vẽ màu theo ý thích.
- Học sinh theo dõi các bước hướng dẫn của giáo viên.
Hoạt động 3: Thực hành.
- Cho học sinh xem một số bài vẽ hoa, lá cây của học sinh năm trước.
- Gợi ý học sinh làm bài:
+ Vẽ hình vừa với phần giấy ở vở tập vẽ.
+ Vẽ màu.
- Quan sát lớp.
- Xem một số bài vẽ của học sinh các năm trước.
- Học sinh làm bài thực hành vào vở.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
- Gợi ý học sinh nhận xét một số bài vẽ:
+ Cách sắp xếp bố cục.
+ Đặc điểm, hình dáng (đơn giản, rõ)
+ Màu sắc tuỳ ý.
- Bổ sung đánh giá và xếp loại các bài vẽ.
+ Giáo dục: Thiên nhiên rất đẹp đặc biệt là hoa, lá trong thiên nhiên, các em hãy quan sát thiên nhiên để thấy rõ điều đó.
Dặn dò.
- Quan sát đồ vật có dạng hình trụ.
- Chọn bài vẽ mà mình ưa thích.
- Quan sát và liên hệ với bài vẽ của mình.
- Đánh giá, nhận xét bài tập.
Học sinh lắng nghe giáo viên nhận xét .
- Học sinh ghi nhớ dặn dò của giáo viên 
=========T]T========
Ngày dạy : .......tháng........năm 201....
Ngày soạn : ........tháng .......năm 201....
Tuần 10
Tiết 10
BÀI 10 : VẼ THEO MẪU
ĐỒ VẬT CÓ DẠNG HÌNH TRỤ
I. Mục tiêu.
-Kiến thức: Học sinh biết quan sát, so sánh, nhận xét đặc điểm, hình dáng của các đồ vật có dạng hình trụ.
-Kỉ năng: Biết cách vẽ và vẽ được đồ vật có dạng hình trụ.Vẽ được đồ vật dạng hình trụ gần giống mẫu.
-Thái độ: Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của đồ vật.
* HS khá giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu.
II. Chuẩn bị.
Giáo viên.
- Chuẩn bị một số đồ vật có dạng hình trụ màu sắc, chất liệu khác nhau để giới thiệu và so sánh.
- Có thể tìm ảnh và một số bài vẽ về đồ vật có dạng hình trụ của học sinh.
Học sinh.
- Vỡ tập vẽ và các vật dụng khác để học môn Mỹ thuật.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra:
-Kiểm tra DDHT của HS
-GV kiểm tra bài về nhà của HS
-GV nhận xét qua phần kiểm tra
3.Bài mới:
Giới thiệu bài.
- Hình dạng đồ vật xung quanh chúng ta rất phong phú và đa dạng. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu một số đồ vật ở trong gia đình chúng ta có dạng hình trụ.
- HS hát vui
- HS lấy DD 
- HS lấy bài 
- HS lắng nghe
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét.
- Giới thiệu mẫu, gợi ý để học sinh nhận xét.
H.Hình dáng chung (cao, thấp, rộng, hẹp)
H.Cấu tạo gồm những bộ phận nào?
- Chỉ vào hình vẽ các đồ vật có dạng hình trụ để học sinh nhận thấy hình dáng của nó được tạo bởi nét thẳng, nét cong.
Quan sát, nhận xét và trả lời các câu hỏi của giáo viên theo cảm nhận của mình.
- Vài HS trả lời
- Nhận thấy hình dáng của nó được tạo bởi nét thẳng, nét cong
Hoạt động 2: Cách vẽ.
- Cho học sinh chọn một mẫu nào đó để vẽ. 
- Hướng dẫn học sinh vẽ hình vừa với phần giấy ở vở tập vẽ (không to quá, không nhỏ quá hay xô lệch về một bên).
- Yêu cầu học sinh quan sát hướng dẫn để nhận ra cách vẽ, nên theo thứ tự sau:
+ Ước lượng và so sánh tỷ lệ: chiều cao, ngang kể cả những vật có tay cầm để vẽ phác hình khung hình chung.
- Cho học sinh chọn một mẫu nào đó để vẽ.
- Quan sát hướng dẫn để nhận ra cách vẽ
+ Kẻ đường trục của đồ vật.
+ Chia các bộ phận lên khung hình. Tỷ lệ chiều cao của thân, chiều ngang của miệng, đáy.
+ Vẽ tay cầm (nếu có).
+ Vẽ nét chính và điều chỉnh tỷ lệ. Vẽ phác mẫu bằng các nét thẳng dài.
+ Hoàn thiện hình vẽ.
+ Vẽ đậm nhạt hoặc trang trí màu theo ý thích.
Hoạt động 3: Thực hành.
Quan sát và gợi ý cho một số học sinh còn lúng túng về:
- Sắp xếp bố cục hình vẽ lên trang giấy.
- Vẽ hình dáng và tỷ lệ....
Học sinh làm bài thực hành vào vở.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
- Gợi ý học sinh nhận xét:
H.Hình dáng bài nào giống với mẫu hơn?
- Cho học sinh tự tìm ra bài vẽ mà mình thích.
GV nhận xét đánh giá xếp loại bài
Giáo dục: Mỗi đồ vật có một đặc điểm và vẽ đẹp riêng vậy các em hãy quan sát để thấy rõ đều đó
Dặn dò.
+ Động viên khích lệ những học sinh có bài vẽ đã hoàn thành tốt. 
+ Sưu tầm tranh của họa sĩ 
- HS suy nghĩ trả lời
- Học sinh chọn bài vẽ mà mình ưa thích.
Học sinh lắng nghe giáo viên nhận xét .
- Học sinh ghi nhớ dặn dò của giáo viên 
=========T]T========
Ngày soạn : 21 / 08 / 2010
Ngày dạy : 24 / 08 / 2010
Tuần 11
Tiết 11
BÀI 11: THƯỜNG THỨC MỸ THUẬT
XEM TRANH CỦA HỌA SĨ
I. MỤC TIÊU.
-Kiến thức: Học sinh bước đầu hiểu được nội dung của các bức tranh giới thiệu trong bài thông qua bố cục, hình ảnh và màu sắc.
-Kỉ năng: Học sinh làm quen với chất liệu và kĩ thuật làm tranh.
-Thái độ: Học sinh yêu thích vẻ đẹp của các bức tranh.
* HS khá giỏi: Chỉ ra các hình ảnh và màu sắc trên tranh mà mình thích.
II. Chuẩn bị.
Giáo viên.
- Sưu tầm tranh của các họa sĩ về các đề tài.
Học sinh. 
- Sưu tầm tranh của các họa sĩ về các đề tài có ở các sách báo, tạp chí.
CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:
-H.Tiết trước các em học bài gì?
-Kiểm tra bài về nhà của những HS tuần trước chưa hoàn thành ở lớp.
-GV nhận xét qua phần kiểm tra
3.Bài mới:
- Giới thiệu bài: bài học hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em xem và thường thức tranh của họa sĩ Ngô Minh Cầu và Trần Văn Cẩn.
Hoạt động 1. Xem tranh.
- HS hát vui
- 1-2 HS trả lời
- HS lấy bài ra bàn
- HS lắng nghe 
1. Về nông thôn sản xuất. Tranh lụa của họa sĩ Ngô Minh Cầu.
Cho học sinh xem tranh và hoạt động nhóm
H.Bức tranh vẽ về đề tài gì?
H.Trong bức tranh có những hình ảnh nào?
H.Hình ảnh nào là hình ảnh chính?
H.Bức tranh được vẽ bằng những màu nào?
- Nhấn mạnh và tóm tắt.
+ Sau chiến tranh, các chú bộ đội về nông thôn sản xuất cùng gia đình.
+ Tranh Về nông thôn sản xuất của họa sĩ của họa sĩ Ngô Minh Châu vẽ về đề tài sản xuát ở nông thôn.
+ Hình ảnh chính ở giữa tranh là vợ chồng người nông dân đang ra đồng. Người chồng vai vác bừa, tay dắt con bò, người vợ vai vác cuốc, hai người vừa đi vừa nói chuyện.
+ Hình ảnh con bò mẹ đi trước, bê con chạy theo mẹ làm cho bức tranh thêm sinh động.
+ Phía sau là nhà tranh, nhà ngói cho thấy cảnh nông thôn yên bình, đầm ấm.
+ Giới thiệu sơ qua về chất liệu tranh (tranh lụa), cách thể hiện tranh.
- HS hoạt động nhóm
- Bức tranh vẽ về đề tài bộ đội
- Hình ảnh chú bộ đội, vợ chú bộ đội, con bò, con bê, nhà, cây
- Màu đỏ, nâu, xanh, xám
- HS lắng nghe và ghi nhớ
- Giáo viên kết luận ý chính bức tranh .
* Về nông thôn sản xuất là bức tranh đẹp, có bố cục chặt chẽ, hình ảnh rõ ràng, sinh động, màu sắc hài hoà, thể hiện cảnh lao động trong cuộc sống hằng ngày ở nông thôn sau chiến tranh.
- Học sinh theo dõi.
- Học sinh nêu lại ý chính .
Về nông thôn sản xuất là bức tranh đẹp, có bố cục chặt chẽ, hình ảnh rõ ràng, sinh động, màu sắc hài hoà, thể hiện cảnh lao động trong cuộc sống hằng ngày ở nông thôn sau chiến tranh.
2. Gội đầu. Tranh khắc gỗ màu của họa sĩ Trần Văn Cẩn (1910- 1994).
- Cho xem tranh và trả lời các câu hỏi về.
+ Tên của bức tranh.
+ Tác giả của bức tranh là ai?
+ Tranh vẽ về đề tài nào?
+ Hình ảnh nào là chính trong bức tranh?
+ Màu sắc trong tranh được thể hiện như thế nào?
+ Chất liệu để vẽ tranh là gì?
- GV nhấn mạnh:
- Bức tranh Gội đầu của họa sĩ Trần Văn Cẩn vẽ về đề tài sinh hoạt (cảnh cô gái nông thôn đang chải tóc, gội đầu).
- Hình ảnh cô gái là hình ảnh chính: thân hình cô gái cong mềm mại, mái tóc đen dài buông xuống chậu thau làm cho bố cục vững chãi. Bức tranh đã khắc họa hình ảnh của người thiếu nữ nông thôn Việt Nam.
- Tranh khắc gỗ là tranh in từ các bản khắ ... S trả lời
- HS lắng nghe
Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài.
- Treo các tranh về đề tài sinh hoạt: học tập, lao động, ... sau đó đặt câu hỏi gợi ý để các em quan sát, nhận xét:
+ Các bức tranh này vẽ về đề tài gì? Vì sao em biết?
+ Em thích bức tranh nào? Vì sao?
+ Hãy kể một số hoạt động thường ngày của em ở nhà, ở trường.
- Tóm tắt và bổ sung, nêu các hoạt động diễn ra hàng ngày của các em như:
+ Đi học, vui chơi sân trường...
+ Giúp đỡ gia đình: cho gà ăn, quét nhà, trồng cây, tưới cây,...
+ Đá bóng, nhảy dây, múa hát, cắm trại,...
- Yêu cầu học sinh chọn nội dung đề tài.
* Trong công việc hàng ngày vui chơi, học tập,các em cần phải giữ vệ sinh cá nhân, giữ vệ sinh chung : không vứt rác bừa bãi ở những nơi công cộng và môi trường xung quan+ 
- Quan sát, nhận xét và trả lời các câu hỏi của giáo viên theo cảm nhận của mình . 
- Vài HS trả lời
- HS nêu cảm nghỉ của mình
- Vài HS kể
- HS lắng nghe và ghi nhớ
- Học sinh chọn nội dung đề tài để vẽ tranh . 
- HS lắng nghe
Hoạt động 2: Cách vẽ tranh . 
Gợi ý cách vẽ tranh:
- Vẽ hình ảnh chính trước (hoạt động của con người), vẽ hình ảnh phụ sau (cảnh vật) để nội dung rõ và phong phú.
- Vẽ các dáng học sinh sao cho sinh động.
- Vẽ màu tươi sáng, có đậm, có nhạt.
- Học sinh theo dõi gợi ý cách làm bài.
Hoạt động 3: Thực hành . 
- Quan sát lớp đồng thời gợi ý, động viên học sinh làm bài theo cách đã hướng dẫn ở hoạt động 2.
- Gợi ý cụ thể đối với những học sinh còn lúng túng về cách vẽ hình và vẽ màu.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
- Cùng học sinh lựa chọn tranh đã hoàn thành, treo lên bảng theo từng nhóm đề tài.
- Gợi ý học sinh nhận xét và xếp loại theo các tiêu chí:
+ Sắp xếp hình ảnh (phù hợp với tờ giấy, rõ nội dung).
+ Hình vẽ (thể hiện được các dáng hoạt động).
+ Màu sắc (tươi vui).
+ Học sinh xếp loại tranh theo ý thích (Tranh nào đẹp, chưa đẹp? Tại sao?)
+ Giáo dục:Biết thế nào là tranh sinh hoạt ( hoạt động vui chơi của thiếu nhi, hay những việc làm giúp đỡ gia đình . 
- HS biết giữ vệ sinh chung và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện
Dặn dò.
- Sưu tầm bài trang trí đường diềm của các bạn lớp trước
Học sinh làm bài thực hành vào vở. 
- Chọn bài vẽ mà mình ưa thích . 
- Quan sát và liên hệ với bài vẽ của mình . 
Đánh giá, nhận xét bài tập
+ Học sinh lắng nghe giáo viên nhận xét
=========T]T========
Ngày soạn : 20 / 10 / 2010
Ngày dạy : 22 / 10 / 2010
Tuần 13
Tiết 13
BÀI 13: VẼ TRANG TRÍ
TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀM
I. Mục tiêu.
-Kiến thức: Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp và làm quen với ứng dụng của đường diềm trong cuộc sống.
-Kỉ năng: Học sinh biết cách vẽ và vẽ trang trí được đường diềm theo ý thích; biết sử dụng đường diềm vào các bài trang trí ứng dụng.
-Thái độ: Học sinh có ý thức làm đẹp trong cuộc sống.
* HS khá giỏi: Chọn và sắp xếp hoạ tiết cân đối phù hợp với đường diềm, tô màu đều, rõ hình chính phụ.
* HS biết giữ vệ sinh khi làm việc.
II. Chuẩn bị.
Giáo viên.
- Một số đường diềm (cỡ to) và đồ vật có trang trí đường diềm.
- Một số bài trang trí đường diềm của học sinh các năm học trước.
- Một số họa tiết để sắp xếp vào đường diềm.
- Kéo, giấy màu, hồ dán (để cắt dán).
Học sinh . 
- Vở thực hành . 
- Bút chì, thước kẻ, tẩy, compa, hồ dán, màu vẽ.
CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra đồ dùng của học sinh
- + Tiết trước các em học bài gì?
- Kiểm tra bài về nhà của học sinh
- GV nhận xét qua phần kiểm tra
3.Bài mới:
Giới thiệu bài:
- Các đồ vật đẹp nhờ trang trí ví dụ: bát, đĩa, lọ hoa...Ở bài học hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em“Vẽ trang trí Trang trí đường diềm“ 
- HS hát vui
- HS lấy đồ dùng ra bàn 
- 1-2 HS trả lời
- HS lấy bài ra bàn
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét.
- Cho học sinh quan sát một số hình ảnh mẫu có trang trí đường diềm và gợi ý bằng các câu hỏi:
+ Em thấy đường diềm thường được trang trí ở những đồ vật nào?
+ Ngoài những đồ vật ở mẫu em còn biết những đồ vật nào thường được trang trí bằng đường diềm ?
+ Những họa tiết nào thường được sử dụng để trang trí đường diềm?
+ Cách sắp xếp họa tiết ở đường diềm như thế nào ?
+ Em có nhận xét gì về màu sắc của các đường diềm ở mẫu ? 
- Quan sát, nhận xét và trả lời các câu hỏi của giáo viên theo cảm nhận của mình 
- Vài HS trả lời
- 1-2 HS kể
+ Họa tiết để trang trí đường diềm rất phong phú: hoa, lá, chim, bướm, hình tròn, hình vuông, hình tam giác,...
+ Các họa tiết giống nhau thường được vẽ bằng nhau và vẽ cùng một màu.
+ HS nêu nhận xét
- Tóm tắt và bổ sung nhận xét của học sinh:
+ Đường diềm thường dùng để trang trí khăn, áo, đĩa, quạt, ấm chén,... sẽ làm cho đồ vật đẹp hơn.
+ Có nhiều cách sắp xếp họa tiết thành đường diềm: sắp xếp nhắc lại, xen kẽ, đối xứng, xoay chiều,...
- Học sinh nêu lại ý chính .
+ Đường diềm thường dùng để trang trí khăn, áo, đĩa, quạt, ấm chén,... sẽ làm cho đồ vật đẹp hơn.
+ Có nhiều cách sắp xếp họa tiết thành đường diềm: sắp xếp nhắc lại, xen kẽ, đối xứng, xoay chiều,...
Hoạt động 2: Cách trang trí đường diềm.
- Giới thiệu hình gợi ý cách vẽ:
+ Tìm chiều dài, chiều rộng của đường diềm cho vừa với tờ giấy và kẻ hai đường thẳng cách đều, sau đó chia các khoảng cách đều nhau rồi kẻ các đường trục.
+ Vẽ các hình mảng trang trí khác nhau sao cho cân đối, hài hoà.
+ Tìm và vẽ họa tiết. Có thể vẽ một hoạ tiết theo cách: nhắc lại hoặc hai họa tiết xen kẽ nhau.
+ Vẽ màu theo ý thích, có đậm, có nhạt. Nên sử dụng từ 3 đến 4 màu.
- Vẽ lên bảng cách sắp xếp họa tiết và vẽ màu khác nhau để gợi ý cho học sinh . 
- Học sinh quan sát theo dõi. 
Hoạt động 3: Thực hành . 
- Bài này tổ chức cho học sinh thực hành như sau:
+ Cho học sinh tự vẽ đường diềm.
* Lưu ý HS khi chuốt viết màu phải đúng nơi quy định để giữ vệ sinh lớp học.
+ Học sinh tự vẽ đường diềm.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
- Cùng học sinh chọn một số bài trang trí đường diềm đẹp treo lên bảng để học sinh nhận xét và xếploại 
- Động viên, đánh giá những học sinh hoàn thành bài vẽ.
- Giáo dục: Đường diềm ứng dụng nhiều vào cuộc sống trang trí đồ vật , quần áo . 
Dặn dò.
Chuẩn bị các vật mẫu cho bài học sau.
- Chọn bài vẽ mà mình ưa thích . 
- Quan sát và liên hệ với bài vẽ của mình . 
- Đánh giá, nhận xét bài tập.
+ Học sinh lắng nghe giáo viên nhận xét
=========TTT===========
Ngày soạn : 20 / 10 / 2010
Ngày dạy : 22 / 10 / 2010
Tuần 14
Tiết 14
BÀI 14 : VẼ THEO MẪU
MẪU CÓ HAI ĐỒ VẬT
I. Mục tiêu.
-Kiến thức: Học sinh nắm được hình dáng, tỷ lệ của hai vật mẫu.
-Kỉ năng: Học sinh biết cách vẽ hình từ bao quát đến chi tiết và vẽ được hai đồ vật gần giống mẫu.
-Thái độ: Học sinh yêu thích vẽ đẹp của các đồ vật.
* HS khá giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu.
II. Chuẩn bị.
Giáo viên.
- Một vài mẫu có hai đồ vật để vẽ theo nhóm.
- Vải làm nền cho mẫu vẽ.
- Bục để vật mẫu.
- Hình gợi ý cách vẽ.
- Một số bài vẽ mẫu có hai đồ vật của học sinh các lớp trước.
Học sinh . 
- Vở tập vẽ và các vật dụng khác để học môn Mỹ thuật.
CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:
-Kiểm tra đồ dùng học tập của HS
-+ Tiết trước các em học bài gì?
-Kiểm tra bài làm ở nhà của HS
-GV nhận xét qua phần kiểm tra
3.Bài mới:
- Giới thiệu bài:
- Trong thời gian qua chúng ta đã học rất nhiều bài vẽ theo mẫu, nhưng các bài đó chỉ sử dụng một đồ vật, hôm nay chúng ta sẽ học bài vẽ mẫu có hai đồ vật.
- HS hát vui
- HS lấy đồ dùng ra bàn
-1-2 HS trả lời
- HS lấy bài ra bàn
- Học sinh theo dõi
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét.
- Gợi ý học sinh nhận xét hình ở SGK:
+ Mẫu có mấy đồ vật? Gồm các đồ vật gì?
+ Hình dáng, tỷ lệ, màu sắc, đậm nhạt của các đồ vật như thế nào?
+ Vị trí đồ vật nào ở trước, ở sau?
- Bày một vài mẫu (ví dụ: cái chai và cái bát, cái ca và cái chén, cái bình và cái tách,...) và gợi ý học sinh nhận xét mẫu ở ba hướng khác nhau (chính diện, bên trái, bên phải) để các em thấy được sự thay đổi vị trí của hai vật mẫu tuỳ thuộc vào hướng nhìn.
- Tóm tắt: Khi nhìn mẫu ở các hướng khác nhau, chúng ta sẽ thấy hình khác nhau vì vậy khi vẽ chúng ta phải quan sát thật kỹ mẫu và vẽ đúng theo vị trí quan sát của mình . 
- Quan sát, nhận xét và trả lời các câu hỏi.
- Vài HS trả lời
- Quan sát, nhận xét và trả lời các câu hỏi của giáo viên theo cảm nhận của mình . 
Hoạt động 2: Cách vẽ.
- Cho học sinh chọn mẫu và đặt mẫu ở bục để vẽ. 
- Nhắc học sinh so sánh tỷ lệ chiều cao và chiều ngang của toàn bộ mẫu vẽ để phác khung hình chung.
+ Vẽ phác khung hình bao quát của từng mẫu.
+ Kẻ đường trục của từng vật mẫu, rồi tìm tỷ lệ của các bộ phận.
+ Vẽ nét chính trước sau đó vẽ chi tiết các bộ phận cho giống vật mẫu .
+ Nhìn mẫu vẽ đậm nhạt hoặc vẽ màu.
- Học sinh theo dõi các bước hướng dẫn cách vẽ.
Hoạt động 3: Thực hành . 
Quan sát và gợi ý cho một số học sinh còn lúng túng về:
- Vẽ hình . Phù hợp với phần giấy ở vở tập vẽ.
- Vẽ màu. Có đậm nhạt.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
- Gợi ý học sinh nhận xét:
+ Hình dáng của đồ vật nào giống với mẫu hơn?
+ Màu sắc.
- Đánh giá, xếp loại bài vẽ.
- Học sinh làm bài thực hành vào vở.
- Chọn bài vẽ mà mình ưa thích . 
- Quan sát và liên hệ với bài vẽ của mình .
- Đánh giá, nhận xét bài tập.
- Đánh giá, xếp loại bài vẽ.
- Giáo dục: Mỗi loại đồ vật có một vẻ đẹp riêng các em hãy quan sát để thấy rõ hơn.
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học .
5. Dặn dò.
- Quan sát chân dung của các bạn trong lớp và những người thân trong gia đình . 
- Quan sát và liên hệ với bài vẽ của mình . 
- Lắng nghe giáo viên nhận xét , đánh giá tổng kết tiết học .
- Học sinh ghi nhớ dặn dò của giáo viên 
=========TTT===========
DUYỆT CỦA BAN GIÀM HIỆU 
.......................................................................................................
........................................................................................................
.......................................................................................................
........................................................................................................
.......................................................................................................
........................................................................................................
Ngọc Đông 1, Ngày .......Tháng.......Năm 2010
Hiệu trưởng 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mi_thuat_lop_4_tuan_9_den_14_2_cot.doc