THỂ DỤC:
ĐỘNG TÁC VƯƠN THỞ
TRÒ CHƠI “DẪN BÓNG”
SGK/ DKTG 35’
A/ MỤC TIÊU
- Biết cách thực hiện động tác vươn thở, tay và chân của bài thể dục phát triển chung.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
B/ ĐIA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:
Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. Chuẩn bị một còi, bóng và kẻ sân chơi trò chơi.
THỂ DỤC: ĐỘNG TÁC VƯƠN THỞ TRÒ CHƠI “DẪN BÓNG” SGK/ DKTG 35’ A/ MỤC TIÊU - Biết cách thực hiện động tác vươn thở, tay và chân của bài thể dục phát triển chung. - Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi. B/ ĐIA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN: Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. Chuẩn bị một còi, bóng và kẻ sân chơi trò chơi. C/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1/ Phần mở đầu: - Phổ biến nhiệm vụ yêu cầu bài học. - Kiểm tra: động tác vươn thở và động tác tay. 2/ Phần cơ bản: a/ Ôn động tác vươn thở và tay: -Yêu cầu HS tập từng động tác 1 lần, sau đó tập liên hoàn hai động tác theo nhịp hô của cán sự, GV chú ý sửa chữa cho HS. b/ Học động tác chân: - GV nêu tên động tác, sau đó vừa phân tích kĩ thuật động tác vừa làm mẫu và cho HS tập theo. * Lần đầu thực hiện chậm từng nhịp để HS nắm được phương hướng và biên độ động tác. * Lần tiếp theo, GV hô nhịp chậm cho HS tập, sau mỗi lần tập GV nhận xét, uốn nắn sửa động tác sai rồi mới cho HS tập tiếp. * Chú ý: ở nhịp 3, chân chưa cần cao nhưng phải thẳng, căng ngực, mắt nhìn thẳng và không được khiểng gót. - Yêu cầu HS ôn 3 động tác đã học: 2 lần, mỗi lần mỗi động tác 2 x 8 nhịp do GV điều khiển. b/ Chơi trò chơi: - Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Dẫn bóng”. 3/ Phần kết thúc: - GV hệ thống bài học. - Nhận xét, đánh giá kết quả học tập và giao việc về nhà. - Chạy quanh sân tập. - Đứng thành vòng tròn, quay mặt vào trong để khởi động các khớp. - Chơi trò chơi khởi động - Ôn động tác vươn thở và tay 2- 3 lần, mỗi lần mỗi động tác 2 x 8 nhịp. - Lắng nghe và thực hiện động tác theo hướng dẫn của GV. - Tập liên tiếp 3 động tác vừa học. - Tham gia trò chơi nhiệt tình. D/Phần bổsung: THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ ĐIÊU KHẮC GỖ Ở VIỆT NAM SGK/ DKTG 35’ A/ Mục tiêu: - Hiểu một số nét về điêu khắc cổ Việt Nam. - Có cảm nhận vẻ đẹp của một vài tác phẩm điêu khắc. -Yêu quý và có ý thức giữ gìn di sản văn hóa dân tộc B/ Đồ dùng dạy học :Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về điêu khắc gỗ.Tranh ảnh trong bộ đồ dùng dạy học C/ Các hoạt động dạy học: 1.Hoạt động đầu tiên KT về sự chuẩn bị của HS 2..Hoạt động dạy học bài mới HĐ 1:Giới thiệu bài: - HS quan sát hình minh họa ở SGK và gợi ý để các em nhận ra sự khác nhau giữa tượng, phù điêu và tranh vẽ - Tượng, phù điêu là những tác phẩm tạo hình có hình khối được thể hiện bằng các chất liệu gỗ, đá, đồng HĐ 2: Tìm hiểu vài nét về điêu khắc gỗ: - Xuất xứ: các tác pham điêu khắc cổ do các nghệ nhân dân gian tạo ra, thường thấy ở đinh, chùa, lăng tẩm - Nội dung đề tài: thường thể hiện các chủ đề về tín ngưỡng và cuộc sống xã hội với nhiều hình ảnh phong phú sinh động - Chất liệu: thường được làm bằng những chất liệu gỗ, đã, đồng, đất nung, vôi vữa HĐ 3: Tìm hiể một số pho tượng và phù điêu nổi tiếng: - HS xem hình giới thiệu SGK và tìm hiểu + Tượng: - Nêu tên tượng ? Tượng được đặt ở đâu ? - Nêu chất liệu làm nên ? GV cung cấp thêm: + Tượng Phật A-di-đà, Tượng bằng đá, Phật tọa trên tòa sen + Tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt, nghìn tay, Tượng tạc bằng gỗ - Tượng có rất nhiều con mắt và nhiều cánh tay tượng trưng cho khả năng siêu phàm của Đức Phật - Một trong những pho tượng cổ đẹp nhất của Việt Nam + Tượng vũ nữ Chăm, Tượng tạc bằng đá - Tượng diễn tả một phụ nữ đang múa với hình thức uyển chuyển - Một trong những pho tượng đẹp nhất của nghệ thuật điêu khắc Chăm + Phù điêu: - Nêu tên phù điêu ? - Phù điêu được đặt ở đâu ? - Nêu chất liệu làm nên ? GV cung cấp thêm thông tin: + Chèo thuyền: - Được chạm trên gỗ - Diễn tả cảnh chèo thuyền trong ngày hội với các dáng người khỏe khoắn và sinh động + Đá cầu: - Phù điêu chạm trên gỗ - Diễn tả cảnh đá cầu trong ngày hội với bố cục cân đối, nhịp điệu tươi vui 3. Hoạt động cuối cùng : Nhận xét đánh giá:- Nhận xét chung tiết học C/Phần bổsung: Thứ ba ngày 25 tháng 10 năm 2011 THỂ DỤC( Dạy lớp 5A ) ĐỘNG TÁC VẶN MÌNH TRÒ CHƠI “AI NHANH VÀ KHÉO HƠN” SGV/ DKTG 35’ A/ MỤC TIÊU: - Biết cách thực hiện động tác vặn mình, vươn thở, tay và chân của bài thể dục phát triển chung. - Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi. B/ ĐIA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN: - Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. - Chuẩn bị một còi, bóng và kẻ sân chơi trò chơi. C/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1/ Phần mở đầu: - Phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học. 2/ Phần cơ bản: a/ Hoạt động 1: Học trò chơi “Ai nhanh và khéo hơn” - GV nêu tên trò chơi. - Giới thiệu cách chơi, sau đó cho HS chơi thử 1 – 2 lần rồi chơi chính thức. Sau mỗi lần chơi thử, GV nhận xét và giải thích thêm cho HS nắm cách chơi. - HS chơi chính thức 3 – 6 theo hiệu lệnh “Bắt đầu”. - Sau 3 – 5 lần chơi, ai có số lần thua nhiều hơn là thua cuộc, phải nhảy lò cò một vòng xung quanh các bạn. b/ Học động tác vặn mình c/ Hoạt động 2: Ôn tập - Ôn 3 động tác của bài TD phát triển chung. 3/ Phần kết thúc: - GV hệ thống bài học. - Nhận xét, đánh giá kết quả bài tập và giao bài về nhà (Ôn 3 động tác của bài TD phát triển chung: 1 – 2 phút). - Chạy chậm theo địa hình tự nhiên. - Đứng thành 3- 4 hàng ngang thực hiện khởi động các khớp. - Chơi trò chơi “Đứng ngồi theo hiệu lệnh”. - Lắng nghe, theo dõi và thực hiện tham gia chơi theo điều khiển của GV. - Chia tổ luyện tập theo điều khiển của tổ trưởng, tổ trưởng báo cáo kết quả luyện tập. - HS tập một số động tác để thả lỏng. C/Phần bổ sung: Âm nhạc ( Dạy lớp 5A ) Hoc hát bài : NHỮNG BÔNG HOA, NHỮNG BÀI CA SGK/ DKTG: 35’ A/ MỤC TIÊU : - Biết hát theo giai điệu và lời ca. - Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. * Biết tác giả bài hát là nhạc sĩ Hoàng Long. - Biết gõ đệm theo phách, theo nhịp. - Thêm kính trọng , biết ơn thầy cô giáo . B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : GV :- Nhạc cụ gõ . HS : -SGK C/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Hoạt động đầu tiên - Ôn tập 2 bài hát : Reo vang bình minh - Hãy giữ cho em bầu trời xanh - Nghe nhạc . - Vài em hát lại 2 bài hát . 2. Hoạt động dạy học bài mới . Hoạt động 1 GV Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học bài hát: Những bông hoa , những bài ca Hoạt động 2 : Học bài hát Những bông hoa , những bài ca . Mục tiêu: Giúp HS hát đúng giai điệu , lời ca bài hát . - Dịch giọng bài hát cho phù hợp với giọng HS . - Bắt nhịp với số đếm 2 – 1 để HS hát vào phách ở 2 câu đầu . - Cả lớp hát từng câu theo hướng dẫn của GV - Hát với tình cảm tươi vui , náo nức . Hoạt động 3 : Hát kết hợp các hoạt động . Mục tiêu : Giúp HS hát bài hát kết hợp vận động phụ họa . - Hát kết hợp gõ theo phách , theo nhịp - Hát kết hợp đứng vận động tại chỗ 3. Hoạt động cuối cùng - Cho nghe lại bài hát qua đĩa nhạc . - Giáo dục HS thêm kính trọng , biết ơn thầy cô giáo . - Nhận xét tiết học . - Ôn lại bài hát ở nhà . IV. Bổ sung:
Tài liệu đính kèm: