Giáo án môn Chính tả 4, kì II - Trường tiểu học Ngọc Tố 2

Giáo án môn Chính tả 4, kì II - Trường tiểu học Ngọc Tố 2

NGHE VIẾT: KIM TỰ THÁP AI CẬP

I-MỤC TIÊU:

- Nghe-viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.

- Làm đúng BT CT về âm đầu, vần dễ lẫn (BT2).

II. PHƯƠNG TIỆN:

- Ba tờ phiếu viết nội dung bài tập 2.

- 3 băng giấy viết nội dung bài tập 3a, hay 3b.

III. CÁC HOẠT DỘNG DẠY HỌC

 

doc 35 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 824Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Chính tả 4, kì II - Trường tiểu học Ngọc Tố 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19 
NGHE VIẾT: KIM TỰ THÁP AI CẬP
I-MỤC TIÊU:
- Nghe-viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng BT CT về âm đầu, vần dễ lẫn (BT2).
II. PHƯƠNG TIỆN:
- Ba tờ phiếu viết nội dung bài tập 2.
- 3 băng giấy viết nội dung bài tập 3a, hay 3b.
III. CÁC HOẠT DỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Giới thiệu:
2/ Hướng dẫn HS nghe - viết:
- GV đọc bài chính tả Kim tự tháp Ai Cập.
GV nhắc HS: ghi tên bài vào giữa dòng. Chú ý những chữ cần viết sai.
H: Đoạn văn nói lên điều gì?
GV đọc từng câu, từng bộ phận ngắn trong câu.
- GV đọc lại toàn bài chính tả 1 lượt.
- GV chấm bài 7 -10 bài.
- Nhận xét.
3/ Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài tập 2
GV nêu yêu cầu của bài tập
- GV chốt lại lời giải đúng sinh vật - biết - biết - sáng tác, tuyệt mĩ - xứng đáng.
Bài tập 3 (lựa chọn)
a) Từ ngữ viết đúng chính tả
Sáng sủa
Sản sinh
Sinh động.
b) Thời tiết
cộng việc
chiết cành.
4/ Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc HS ghi nhớ những từ ngữ đã luyện tập để không viết sai chính tả.
- HS theo dõi SGK
- HS đọc thầm lại đoạn viết.
- Ca ngợi kim tự tháp là một công trình kiến trúc vĩ đại của người Ai Cập cổ đại.
- HS gấp sách lại.
- HS viết
- HS soát lại bài
- HS đọc thầm đoạn văn.
-HS làm bài vào phiếu học tập.
- Từ ngữ viết sai chính tả
Sắp xếp
Tinh sảo
Bổ sung
Thân thiếc
Nhiệc tình
Mải miếc
 Tuần 20 – Thứ năm ngày : 14 / 01 / 2010
 NGHE –VIẾT: CHA ĐẺ CỦA CHIẾC LỐP XE ĐẠP
I. MỤC TIÊU:
- Nghe-viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng BT CT phương ngữ (2) a/b hoặc (3) a/b hoặc BT do GV soạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Một số tờ phiếu viết nội dung BT 2a (hay 2b) 3a hay 3b.
-Tranh minh hoạ hai truyện ở bài tập 3 SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Kiểm tra bài cũ:
2/ Bài mới:
*Giới thiệu bài
*Hướng dẫn HS nghe viết 
-GV đọc toàn bài chính tả Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp.
H: nội dung bài viết nói lên điều gì?
.GV nhắc HS cách trình bày viết nhanh ra nháp những từ danh từ riêng, những số (XIX, 1880).
-Những từ dễ viết sai:
-GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn trong câu cho HS viết 
. Mỗi câu đọc 2 lượt
-GV đọc lại toàn bài chính tả 1 lượt.
-GV chấm chữa 7 -> 10 bài.
-GV nêu nhận xét chung.
b) Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
Bài tập 2 (lựa chọn)
GV nêu yêu cầu của bài chọn cho HS lớp mình làm bài tập 2a hay 2b.
Điền tr/ch hoặc uôt/uôc vào chỗ trống.
-GV dán 3-4 tờ phiếu lên bảng.
Bài tập 3:
-GV nêu yêu cầu của bài.
-GV treo tranh minh hoạ
-GV cho HS chơi trò chơi tiếp sức trên các tờ phiếu.
Đoạn a: Đãng trí bạc học
Đoạn b: Vị thuốc quý
-HS theo dõi SGK
-HS đọc thầm đoạn văn
-HS nêu
-Đân –lớp, nước Anh
-(XIX, 1880)
-Nẹp sắt, rất xóc, cao su, suýt ngã, lốp, săm
-HS gấp SGK
-HS soát lại bài.
-TỪng HS đổi vở soát cho nhau.
-HS đọc thầm khổ thơ
-HS làm vào vở
-HS lên điền
Đoạn a) 
Chuyền trong vòm lá
Chim có gì vui
Mà nghe ríu rít
Như trẻ reo cười.
Đoạn b)
Mua dây buộc mình
Thuốc hay tay đảm
Chuột gặm chân mèo
-HS quan sát tranh
Đãng trí: chẳng thấy – xuất trình – thuốc bổ, cuộc đi bộ, buộc ngài, thuốc bổ, cuộc đi bộ, buộc ngài. Tính khôi hài của truyện: nhà bác học đãng trí tới mức phải đi tìm vá đến toát mồ hôi, không phải để trình cho người soát vé mà để nhớ mình định xuống ga nào. Nhà thơ nổi tiếng Hai –nơ nhân tưởng những quả toá là vị thuốc chữa bệnh cho mình. Không biết rằng những cuộc đi bộ mới là liều thuốc quý.
4/ Củng cố – dặn dò:
	-GV nhận xét tiết học, yêu cầu HS nhớ 2 truyện để (kể) lại cho người thân nghe.
	-Dặn những HS hay viết sai chính tả về nhà viết lại lần nữa những từ ngữ đã được ôn luyện ở BT2 (3
 Tuần 21– Thứ năm ngày : 21 / 01 / 2010 
 Nhớ – viết : Chuyện cổ tích về loài người
I-Mục tiêu:
- Nhớ-viết đúng bài CT; trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ 5 chữ.
- Làm đúng BT3 (kết hợp đọc bài văn sau khi đã hoàn chỉnh).
II. Đồ dùng dạy học.
3,4 tờ phiếu phôto ghi nội dung BT 2 a hoặc 2b.
III. Các nội dung dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiểm tra bài cũ:
- Gv gọi 1 học sinh đọc cho 2 bạn viết các từ ngữ bắt đầu bằng tr, ch hoặc tiếng có vần uôt/uôc đã được luyện viết BT2,3
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu : Gv nêu yêu cầu bài học .
b. Hướng dẫn học sinh nhớ viết.
- Gv nêu yêu cầu đề bài.
- GV hỏi nội dung về 4 khổ thơ.
- Gv nhắc các em chú ý cách trình bày thể thơ 5 chữ.
- Những chữ cần viết hoa, những chữ dễ viết sai ( sáng, rõ, lời ru, rộng)
Gv chấm bài:
Nêu nhận xét chung.
Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả
Bài tập 2: ( Lựa chọn) Gv nêu yêu cầu bài tập chọn bài tập cho học sinh.
- GV dán 3,4 tờ phiếu bài tập BT 2a hoặc 2b. 
Gv nhận xét kết luận.
- Bài tập 3
Gv nêu tổ chức cho các nhóm thi tiếp sức.
4.Củng cố - dặn dò:
GV nhận xét tiết học, yêu cầu học sinh về nhà xem lại bài BT 2,3 để ghi nhớ từ ngữ đã luyện tập không viết sai chính tả.
VD: Chuyền bóng, trung phong, tuốt lúa, cuộc chơi.
- Học sinh đọc thuộc lòng 4 khổ thơ cần viết trong bài chuyện cổ tích về loài người.
- Học sinh tự gấp sách giáo khoa.
- Học sinh tự viết bài.
- Tự soát lỗi.
- Học sinh đọc thầm khổ thơ.
- Từng em đọc khổ thơ và bài văn hoàn chỉnh.
- Cả lớp nhận xét.
a. Mưa giăng – theo gió – rãi tím.
b. Mỗi cánh hoa – mỏng manh – rực rỡ – rã kín – làn gió thoảng – tản mát.
- Học sinh làm bài bằng cách gạch bỏ những tiếng không thích hợp .
- Lời giải.
Dáng thanh – thu dần – một điểm – rắn chắc – vàng. Thảm – cánh dài – rực rỡ – cần mẫn. 
Û
 Tuần 22 – Thứ năm ngày : 28 / 01 / 2010
 SẦU RIÊNG
	.&
I-Mục tiêu
- Nghe-viết đúng bài CT; trình bày đúng đoạn văn trích.
- Làm đúng BT3 (kết hợp đọc bài văn sau khi đã hoàn chỉnh) hoặc BT (2) a/b, BT do GV soạn.
II. Chuẩn bị:
Tranh minh hoạ.
Chép nội dung bài tập 2b,3 vào giấy khổ to.
Chép đoạn văn viết chính tả lên bảng.
III. Các hoạt động dạy học : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Cho học sinh viết lại một số từ ngữ đã luyện tập ở bài tập 3 tiết chính tả trước.
- GV nhận xét.
3. Bài mới: 
*Treo tranh - Giới thiệu 
a : Nghe – viết.
- Gọi 1 hs đọc đoạn viết.
- GV hướng dẫn cách trình bài chính tả
- GVhướng dẫn cách viết từ ngữ dễ lần: Trỗ vào cuối năm, toả khắp, hao hao cách sen non, lác đác, vẩy cá, tổ kiến.
- GV lưu ý tư thế ngồi viết của học sinh.
- Yêu cầu học sinh gấp sách giáo khoa.
- GV đọc chậm cho học sinh viết bài.
- Đọc lại cho học sinh soát lại bài.
-Chấm 1 số vở.
- GV nhận xét chung.
b : Làm bài tập
+Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập 2 
- Các em chọn vần uc, ut điền vào chỗ trống các câu thơ.
- GV chốt ý.
- Gọi hs vừa đọc vừa điền sau đó nêu nội dung khổ thơ: Nét vẽ cảnh đẹp Tây Hồ trên đồ sành sứ.
- GV: Các em chọn yêu cầu thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào hoàn chỉnh bài văn.
- GV chia lớp thành 3 nhóm
- Cho các nhóm thi tiếp sức bằng cách gạch những từ không thích hợp.
* GV nhận xét – chốt lại các nhóm điền đúng, nhanh.
4. Củng cố – dặn dò.
- Cho học sinh viết lại tiếng dễ viết sai.
- Nhận xét chung.
Hát
- 2 học sinh 
- Cả lớp đọc thầm
- HS viết vào vở.
- Từng cặp học sinh đổi vở dò lại bài.
- 2,3 học sinh đọc lại bài tập 2
- 2 học sinh làm bài vào giấy khổto, sau đó dán kết quả lên bảng
- Lớp nhận xét bài của bạn
HS đọc yêu cầu bài tập 3
HS điền .
HS thực hiện.
Đại diện nhóm đọc những bài văn.
- HS : Ghi nhớ những từ viết sai để viết đúng từ ngữ tiếng việt.
 Tuần 23 – Thứ năm, ngày : 04 / 02 / 2009
 CHỢ TẾT. 
Mục tiêu :
- Nhớ-viết đúng bài CT; trình bày đúng đoạn thơ trích.
- Làm đúng BT CT phân biệt âm đầu, vần dễ lẫn (BT2).
- Giáo dục H tính cẩn thận.
II. Chuẩn bị :
GV : Bảng phụ viết bài tập 2.
HS: Vở
III. Các hoạt động :
 HOẠT ĐỘNG DẠY
 HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Oån định
2. Bài cũ : Sầu riêng.
GV đọc: mưa giăng, gió, cặp da, rải kín, mỏng manh, tản mát.
Nhận xét.
3 – Bài mới
- Giới thiệu bài : Hôm nay các em sẽ nhớ và viết lại cho đúng bài “Chợ tết”.
4. Phát triển các hoạt động	
a- Hướng dẫn nhớ – viết
GV nhắc nhở H cách trình bày _ lưu ý từ khó viết.
	+ Dạng thơ?
	+ Nêu cách viết?
GV theo dõi nhắc nhở.
GV chấm chữa bài.
b - Làm bài tập.
Bài 2b: 
GV treo bảng phụ viết sẵn BT 2b
GV chỉ vào từng chỗ trống, gõ nhẹ thước _ H viết vần cần điền vào bảng con.
GV nhận xét _ lời giải đúng.
	Con đò lá trúc qua sông
Trái mơ tròn trĩnh, quả bòng đu đưa
	Bút nghiên, lất phất hạt mưa
Bút chao, gợn nước Tây Hồ lăn tăn
5. Củng cố– Dặn dò :
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: “Hoạ sĩ Tô Ngọc Vân”.
 Hát
HS viết bảng con – 1 H viết bảng lớp.
1 HS đọc yêu cầu của bài.
2 HS đọc thuộc lòng bài thơ.
HS nhớ lại từ viết bài.
Từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau.
HS đọc thầm yêu cầu của bài.
1 HS viết bảng phụ.
 Tuần 24 – Thứ năm : 25 / 02 / 2010
 HỌA SĨ TÔ NGỌC VÂN. 
Mục tiêu :
- Nghe-viết đúng bài CT; trình bày đúng bài CT văn xuôi.
- Làm đúng BT CT phương ngữ (2) a/b hoặc BT do GV soạn.
HS khá, giỏi làm được BT3 (đoán chữ).
- Giáo dục HS tính cẩn thận.
II. Chuẩn bị :
GV : Thẻ từ chép sẵn  ... 
	- GV chấm chữa bài. Nêu nhận xét chung.
	3. Hướng dẫn HS làm các bài tập chính tả.
	Bài tập (2) – lựa chọn.
	- GV nêu yêu cầu của bài tập, chọn bài tập cho HS; nhắc các em chú ý chỉ điền vào bảng những tiếng có nghĩa. 
	-GV phát phiếu cho các nhóm thi làm bài.
 GV nhận xét, tính điểm cao cho nhóm tìm đúng / nhiều từ / phát âm đúng.
- GV không đòi hỏn HS tìm được đầy đủ những từ ngữ trong bảng: 
Hát
- 2 hs lên bảng thực hiện
- Hs nhắc lại tựa
- HS đọc thuộc lòng hai bài thơ Ngắm trăng, Không đề.
- Cả lớp nhìn SGK, đọc thầm, ghi nhớ 2 bài thơ.
- HS viết bảng con.
- HS nhớ lại bài viết vào vở.
HS làm theo nhóm nhỏ.
Đại diện từng nhóm dán bài lên bảng lớp, trình bày kết quả.
- Cả lớp viết bài vào vở – viết khoảng 20 từ theo lời giải đúng.
	Bài tập (3) – lựa chọn 
	- GV nhắc HS chú ý điền vào bảng chỉ những từ láy; mới 1 HS nói lại thế nào là từ láy (tù láy là từ phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần hoặc cả âm đầu và vần giống nhau).
	- Cách tổ chức hoạt động tiếp theo tương tự BT (2).
	Lời giải: 
a - Từ láy trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng âm tr 
 - Từ láy trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng âm câu hỏi
tròn trịa, trắng trẻo, trơ trẽn, tráo trưng, trùng trình, 
chông chênh, chống chếnh, chong chóng, chói chang, 
b. - Từ láy trong đó tiếng nào cũng có vần iêu
 - Từ láy trong đó tiếng nào cũng có vần iu
liêu xiêu, liều liệu, liếu điếu, thiếu thiếu, 
hiu hiu, dìu dịu, chiu chíu, 
4. Củng cố, dặn dò.
GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS ghi nhớ những từ ngữ đã ôn luyện để viết đúng chính tả.
Tuần 34 Chính tả
 NGẮM TRĂNG – KHÔNG ĐỀ
I / Mục tiêu .
- Nhớ-viết đúng bài CT; biết trình bày hai bài thơ ngắn theo 2 thể thơ khác nhau: thơ 7 chữ, thơ lục bát.
- Làm đúng BT CT phương ngữ (2) a/b hoặc (3) a/b, BT do GV soạn.
II/ Đồ dùng dạy học
- Một số tờ phiếu.
III/ Các hoạt động dạy học
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1/ Khởi động
2/ Kiểm tra: 2 HS viết lên bảng lớp 5-6 từ láy.
- GV nhận xét .
3/ Bài mới
a) Giới thiệu bài: 
b) Hướng dẫn HS nghe viết
- GV đọc bài vè nói ngược.
- HS đọc thầm. GV nhắc các em chú ý cách trình bày bài vè theo thể thơ lục bát, những từ dễ viết sai: 
Ø- HS gấp SGK. GV đọc từng dòng thơ cho HS viết.
c) Hướng dẫn HS làm BT chính tả
- GV nêu yêu cầu của bài
- HS đọc thầm đoạn văn, làm bài vào vở.
- GV dán 3 tờ phiếu lên bảng lớp; mời 3 HS thi tiếp sức. Đại diện các nhóm đọc lại đoạn văn.
- GV nhận xét .
4/ Củng cố – dặn dò
- Gv nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà đọc lại thông tin ở BT2.
- Hát vui
- 2 HS lên bảng viết từ láy.
- HS lặp lại tựa bài
- HS theo dõi trong SGK
- 
- HS đọc yêu cầu BT
- HS trình bày kết quả
Giải đáp – tham gia – dùng một thiết bị – theo dõi – bộ não – bộ não – không thể
Tuần 35
Chính tả 
ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ IITiết 2
MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Nghe-viết đúng bài CT (tốc độ viết khoảng 90 chữ/15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; biết trình bày các dòng thơ, khổ thơ theo thể thơ 7 chữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL (như tiết 1).
	- Một số tờ phiếu khổ to kẻ bảng thống kê để HS làm BT 2 (xem mẫu ở dưới).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG DẠY – HỌC 
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Giới thiệu bài: ôn tập và HTL
2. Kiểm tra TĐ và HTL (khoảng 6 số HS trong lớp): Thực hiện như tiết 1.
3. Hướng dẫn làm bài tập.
	Bài tập 2 (Lập bảng thống kê các từ em đã học)
	- HS đọc yêu cầu của đề bài. GV nhắc các em lưu ý yêu cầu của bài: ghi lại những từ đã đọc trong các tiết MRVT ở 1 trong 2 chủ điểm Khám phá thế giới và Tình yêu cuộc sống.
	- GV giao cho 1/2 số HS trong lớp thống kê các từ ngữ đã học trong 2 tiết MRVT thuộc chủ điểm Khám phá thế giới (tuần 29, tr.105; tuần 30, tr. 116), số còn lại – 2 tiết MRVT thuộc chủ điểm Tình yêu cuộc sống. (tuần 33, tr. 145; tuần 34, tr. 155).
	- HS các nhóm thi làm bài (trên tờ phiếu GV đã phát). Đại diện các nhóm dán nhanh kết quả làm bài lên bảng lớp, trình bày. 
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 3 (Giải nghĩa và đặc câu hỏi với các từ đã thống kê được).
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV giúp HS nắm yêu cầu, mời 1 HS làm mẫu trước lớp: giải nghĩa một từ đã thống kê được, đặt câu với từ đó. 
VD: từ góp vui: góp thêm, làm cho mọi người thêm vui. Đặt câu: Hoạt cảnh kịch “Ở vương quốc Tương lai” do lớp em dàn dựng đã thực sự góp vui cho đêm liên hoan văn nghệ của trường.
	4. Củng cố, dặn dò.
	- GV nhận xét tiết học.
	- Yêu cầu HS về nhà quan sát trước cây xương rồng (nếu có) hoặc sưu tầm tranh, ảnh cây xương rồng, chuẩn bị cho tiết 3 (viết đoạn văn tả cây xương rồng). Dặn những em chưa có điểm kiểm tra đọc hoặc kiểm tra chưa đạt tiếp tục luyện đọc. 
- HS lặp lại tựa bài
- HS đọc bài.
- Hoạt động nhóm
- HS đọc yêu cầu BT
- HS kẻ bảng thống kê các từ đã học.
- HS làm bài. Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.Bảng tổng kết: 
Khám phá thế giới
Đồ dùng cần cho chuyến du lịch
Va li, cần câu, lều trại, uần áo bơi, quần áo thể thao, dụng cụ thể thao (bóng, lưới, vợt, quả cầu, ), thiết bị nghe nhạc, điện thoại, đồ ăn, nước uống, 
Phương tiện giao thông
Tàu thủy, bến tàu, tàu hoả, ôtô con, máy bay, tàu điện, xe buýt, ga tàu, sân bay, bến xe, vé tàu, vé xe, xe máy, xe đạp, xích lô, 
Tổ chức, nhân viên phục vụ du lịch 
Khách sạn, hướng dẫn viên, nhà nghĩ, phòng nghĩ, công ty du lịch, tuyến du lịch, tour du lịch, 
	Địa điểm tham quan, du lịch
Phố cổ, bãi biển, công viên, hồ, núi, thác nước, đền, chùa, di tích lịch sử, bảo tàng, nhà lưu niệm, 
Tình yêu cuộc sống 
Những từ có tiếng lạc (lạc nghĩa là vui, mừng)
Lạc quan, lạc thú, 
Những từ phức chứa tiếng vui
Vui chơi, giúp vui, mua vui, vui thích, vui mừng, vui sướng, vui lòng, vui thú,vui vui, vui tính, vui nhộn, vui tươi, vui vẻ.
Từ miêu tả tiếng cười
Cười khanh khách, cười rúc rích, cười ha hả, cười hì hì, cười hi hí, cười hơ hơ, cười hơ hớ, khành khạch, khềnh khệnh, khùng khục, khúc khích, khinh khích, rinh rích, sằng sặc, sặc sụa, 
- Hoạt động cá nhân
- HS đọc yêu cầu BT
- HS giải nghĩa một số từ.
Tiết 8
Kiểm tra
CHÍNH TẢ – TẬP LÀM VĂN
(Thời gian làm bài khoảng 40 phút)
	Dựa theo đề luyện tập in trong SGK (tiết 7), Gợi ý: 
1. Chính tả: chọn một đoạn văn xuôi hoặc thơ có độ dài khoảng dưới 70 chữ, viết trong thời gian khoảng 10 phút. Chọn văn bản phù hợp với các chủ điểm đã học và với trình độ của HS lớp 4. 
2. Tập làm văn: HS viết một đoạn văn (thuộc phần thân bài) miêu tả (đồ vật, cây cối, con vật) đã học trong HK 2. Thời gian làm bài khoảng 30 phút.
Hình thức đề kiểm tra (photo phát cho từng HS)
Họ và tên .. Ngày . tháng .. năm 200.
KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II – MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 
BÀI KIỂM TRA ĐỌC 
A. Đọc thầm (30 phút)
Gu-li-vơ ở xứ sở tí hon
Trong một lần đi biển, Gu-li-vơ tình cờ lạc vào xứ sở của người Li-li-pút tí hon.
Anh được vua nước Li-li-pút mời ở lại và trở thành một người khổng lồ giữa những người chỉ bé bằng ngón tay cái. Dưới đây là câu chuyện của anh. 
Một buổi sáng, ngài tổng tư lệnh bất ngờ đến thăm tôi. Đứng lên trong lòng bàn tay tôi, ngài báo tin nước láng giềng Bli-phút hùng mạnh đang tập trung hải quân bên kia eo biển, chuẩn bị kéo sang. Nhà vua lệnh cho tôi đánh tan hạm đội địch. 
Thế là tôi đi ra bờ biển. Quan sát bằng ống nhòm, tôi thất địch có độ năm mươi chiến hạm. Tôi bèn cho làm năm mươi móc sắc to, buộc vào dây cáp, rồi ra biển. Chưa đầy nửa giờ, tôi đã đến sát hạm đội địch. Quân trên tàu trông thất tôi phát khiếp, nhảy ào xuống biển bơi vào bờ. Tôi lấy dây cáp móc vào từng tàu chiến một rồi buộc tất cả đầu dây vào nhau, kéo về Li-li-pút. 
Khỏi phải nói nhà vua mừng thế nào. Ngài còn muốn nhân dịp này biến Bli-phút thành một tỉnh của nước ngài. Nhưng tôi cố thuyết phục ngài từ bỏ ý định ấy. Khoảng 3 tuần sau, nước Bli-phút cử một đoàn đại biểu sang thương lượng và hai bên đã ký một hoà ước lâu dài.
	Theo J.XUÝP
	Đỗ Đức Hiểu dịch.
B – DỰA VÀO NỘI DUNG BÀI ĐỌC, ĐÁNH DẤU X VÀO Ô TRỐNG TRƯỚC Ý TRẢ LỜI ĐÚNG.
	1. Nhân vật chính trong đoạn trích tên gì? 
	a. Li-li-pút.
	b. Gu-li-vơ
	c. Không có tên.
	2. Có những nước tí hon nào trong đoạn trích này? 
	a. Li-li-pút.
	b. Bli-phút.
	c. Li-li-pút, Bli-phút.
	3. Nước nào định đem quân xâm lược nước láng giềng? 
	a. Li-li-pút.
	b. Bli-phút.
	c. Cả hai nước. 
	4. Vì sao khi trông thấy Gu-li-vơ, quân địch “phát khiếp”?
	a. Vì thấy người lạ. 
	b. Vì trông thấy Gu-li-vơ quá to lớn.
	c. Vì Gu-li-vơ mang theo nhiều móc sắc.
	5. Vì sao Gu-li-vơ khuyên nhà vua nước , Li-li-pút từ bỏ ý định biến nước Bli-phút thành một tỉnh của Li-li-pút? 
	a. VÌ Gu-li-vơ ghét chiến tranh xâm lược, yêu hoà bình.
	b. Vì Gu-li-vơ ngại đánh nhau với quân địch.
	c. Vì Gu-li-vơ đang sống ở nước Bli-phút.
	6. Nghĩa của chữ hoà trong hoà ước giống nghĩa của chữ hoà nào dưới đây? 
	a. Hoà nhau.
	b. Hoà tan.
	c. Hoà bình.
	7. Câu Nhà vua lệnh cho tôi đánh tan hạm đội địch là loại câu gì? 
	a. Câu kể. 
	b. Câu hỏi. 
	c. Câu khiến.
	8. Trong câu Quân trên tàu trông thấy tôi, phát khiếp, bộ phận nào là chủ ngữ? 
	a. Tôi.
	b. Quân trên tàu.
	c. Trông thấy.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 4 CHINH TAHKII NT2.doc