I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng hồn nhiên, vui tươi.
Hiểu ý nghĩa của bài: Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp hơn.
TLCH: 1, 2, 4; thuộc 1, 2 khổ thơ trong bài.
*HS giỏi:Thuộc đọc diễn cảm được bài thơ, TLCH 3 trong bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: Tranh minh họa nội dung bài học trong SGK, bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Thứ hai ngày 11 tháng 10 năm 2010 TẬP ĐỌC: NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng hồn nhiên, vui tươi. Hiểu ý nghĩa của bài: Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp hơn. TLCH: 1, 2, 4; thuộc 1, 2 khổ thơ trong bài. *HS giỏi:Thuộc đọc diễn cảm được bài thơ, TLCH 3 trong bài. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: Tranh minh họa nội dung bài học trong SGK, bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động dạy của GV Hoạt động học của HS A. KIỂM TRA BÀI CŨ: - GV kiểm tra 2 nhóm HS phân vai đọc 2 màn của vở kịch Ở vương quốc Tương Lai. Nhóm 1 gồm 8 HS – đọc màn 1, trả lời câu hỏi 2 trong SGK. B. DẠY BÀI MỚI: Giới thiệu bài và ghi đề lên bảng. (HS quan sát tranh minh họa bài thơ trong SGK) Luyện đọc và tìm hiểu nội dung bài a) Luyện đọc - GV kết hợp sửa lỗi về phát âm, giọng đọc cho HS (nếu có). Chú ý cách ngắt nhịp thơ: Nếu chúng mình có phép lạ Bắt hạt giống nảy mầm chanh Chớp mắt / thành cây đầy quả Tha hồ / hái chén ngọt lành. Nếu chúng mình có phép lạ Hóa trái bom / thành trái ngon Trong ruột không còn thuốc nổ Chỉ toàn kẹo với bi tròn. - GV đọc diễn cảm toàn bài: giọng hồn nhiên, tươi vui. Nhấn giọng những từ ngữ thể hiện ước mơ, niềm vui thích của trẻ em (nảy mầm chanh, chớp mắt, đầy quả, tha hồ, trái bom, trái ngon, toàn kẹo, bi tròn). b) Tìm hiểu bài Gợi ý trả lời các câu hỏi: 1) Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài? - Việc xuất hiện nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì? 2) Mỗi khổ thơ nói lên một điều ước của các bạn nhỏ. Những điều ước ấy là gì? * HS giỏi đọc lại các khổ thơ 3, 4 giải thích ý nghĩa của các cách nói sau: Ước “không còn mùa đông”. Ước “hóa trái bom thành trái ngon”. - Đó là những mơ ước lớn cao đẹp: ước mơ về một cuộc sống no đủ, ước mơ được làm việc, ước không còn thiên tai, thế giới chung sống trong hòa bình. - GV yêu cầu HS nhận xét về ước mơ của các bạn nhỏ trong bài thơ. 4) Em thích ước mơ nào trong bài thơ? Vì sao? c) Hướng dẫn đọc diễn cảm và HTL bài thơ - GV hướng dẫn các em tìm đúng giọng đọc bài thơ và thể hiện diễn cảm. - GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm khổ thơ 4, 5. - Tổ chức cho HS nhẩm học thuộc lòng 1, 2 khổ thơ. C. CỦNG CỐ DẶN DÒ: - GV hỏi HS: Nêu ý nghĩa bài thơ? (Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp hơn). - Yêu cầu HS về nhà HTL bài thơ. Bài sau: Đôi giày ba ta màu xanh HS đọc và trả lời câu hỏi HS đọc lần lượt bài thơ 3 lượt (5 khổ thơ) Tìm và luyện đọc từ khó Giải nghĩa từ như SGK Tìm và đọc những câu khó đọc HS đọc theo cặp HS đọc cá nhân toàn bài thơ - HS đọc thầm lại bài thơ, trả lời các câu hỏi: + Câu thơ nếu chúng mình có phép lạ được lặp lại mỗi lần bắt đầu một khổ thơ, lặp lại 2 lần khi kết thúc bài thơ. + Nói lên ước muốn của các bạn nhỏ rất tha thiết. + Khổ thơ 1: Các bạn nhỏ ước muốn cây mau lớn để cho quả. + Khổ thơ 2: Các bạn ước trẻ em trở thành người lớn ngay để làm việc. + Khổ thơ 3: Các bạn ước trái đất không còn mùa đông. + Khổ thơ 4: Các bạn ước trái đất không còn bom đạn, những trái bom biến thành trái ngon chứa toàn kẹo với bi tròn. Ước “không còn mùa đồng”: ước thời tiết lúc nào cũng dễ chịu, không còn thiên tai, không còn những tai họa đe dọa con người Ước “hóa trái bom thành trái ngon”: ước thế giới hòa bình, không còn bom đạn, chiến tranh. - HS đọc thầm bài thơ, suy nghĩ, phát biểu. VD: + Em thích ước mơ bắt hạt giống nảy mầm ngay, chớp mắt đã thành cây đầy quả, ăn được ngay vì em rất thích ăn quả, thích cái gì cũng ăn được ngay. + Em thích ước mơ ngủ dậy thành người lớn ngay để chinh phục đại dương, bầu trời vì em rất thích khám phá thế giới. - Bốn HS tiếp nối nhau đọc lại bài thơ. Thi đọc diễn cảm theo hướng dẫn - HS nhẩm HTL bài thơ. HS thi HTL từng khổ, cả bài thơ. CHÍNH TẢ: Nghe- viết: TRUNG THU ĐỘC LẬP I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 1. Nghe – viết đúng và trình bày bài chính tả sạch sẽ. 2. Làm đúng BT 2 (b), hoặc BT3 (b). II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2b, 3b. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động dạy của GV Hoạt động học của HS A. KIỂM TRA BÀI CŨ: - GV đọc cho 2 bạn viết bảng lớp, cả lớp viết vào vở nháp các từ ngữ : khai trương, sương gió, thịnh vượng, vườn tược, thương trường. Chấm VBT- Nhận xét ghi điểm. B. DẠY BÀI MỚI: Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC cần đạt của tiết học. Hướng dẫn HS nghe – viết -GV đọc đoạn văn cần viết chính tả trong bài Trung thu độc lập. -HS đọc lại YC HS tìm và phân tích từ dễ viết sai. - GV nhắc HS chú ý cách trình bày, những từ ngữ mình dễ viết sai. - GV đọc cho HS viết. GV đọc lại toàn bài CT cho HS soát lại bài. GV chấm chữa bài. Nêu nhận xét. Hướng dẫn HS làm các bài tập chính tả Bài tập 2b - GV nêu yêu cầu của BT. Chọn cho lớp làm BT 2b. -GV đính BT2b lên bảng - HS thảo luận nhóm đôi - Đại diện các nhóm lên trả lời - Cả lớp và GV nhận xét chốt lại lời giải đúng. + Nội dung của truyện vui là gì ? Bài tập3b: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: thi tìm từ nhanh. + 3 HS tham gia, mỗi em được phát 3 mẩu giấy, ghi lời giải, ghi tên mình vào mặt sau giấy rồi dán lên. Nhận xét tuyên dương. C. CỦNG CỐ DẶN DÒ Nhận xét tiết học. Nhắc HS ghi nhớ để không viết sai chính tả những từ ngữ đã được luyện tập. -Bài sau:N-V: Thợ rèn HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên Theo dõi HS đọc lại HS tìm và phân tích từ dễ viết sai. VD: mười lăm năm, thác nước, phát điện, phấp phới, bát ngát, nông trường, to lớn HS luyện viết từ khó trên bảng con. HS viết bài vào vở. Đổi vở chấm bài Nhận xét lỗi và chữa lỗi sai. - HS đọc thầm nội dung đoạn văn -HS thảo luận nhóm đôi -Đại diện nhóm lên bảng - Những HS làm bài trên phiếu trình bày kết quả: b) (Chú dế sau lò sưởi): yên tĩnh – Bỗng nhiên – ngạc nhiên – biểu diễn– buột miệng – tiếng đàn. + Chú dế sau lò sưởi: Tiếng đàn của chú dế sau lò sưởi khiến cậu bé Mô-da ao ước trở thành nhạc sĩ. Về sau, Mô-da đã trở thành nhạc sĩ chinh phục được cả thành Viên. - HS đọc yêu cầu của bài, làm bài thi b) Các từ có tiếng chứa vần iên hoặc iêng: điện thoại – nghiền - khiêng Không in LUYỆN TỪ VÀ CÂU: CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ NƯỚC NGOÀI I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 1.Nắm được quy tắc viết tên người, tên địa lí nước ngoài. 2. Biết vận dụng những quy tắc đã học để viết đúng tên người và tên địa lí nước ngoài phổ biến, quen thuộc trong bài tập 1, 2. * HS giỏi ghép đúng tên nước với thủ đô của nước ấy trong một số trường hợp quen thuộc BT3. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: Bảng phụ viết sẵn ND BT, bảng nhóm. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động dạy của GV Hoạt động học của HS A. KIỂM TRA BÀI CŨ: GV kiểm tra 2 HS viết bảng lớp 2 câu thơ sau (viết cả tên tác giả) – mỗi em viết 1 câu theo lời đọc của GV: Muối Thái Bình ngược Hà Giang Cày bừa Đông Xuất, mía đường tỉnh Thanh Chiếu Nga Sơn gạch Bát Tràng Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông (Tố Hữu) -GV nhận xét ,ghi điểm B. DẠY BÀI MỚI: Giới thiệu bài và ghi đề lên bảng 1. Phần nhận xét Bài tập 1: - GV đọc mẫu các tên riêng nước ngoài; hướng dẫn HS đọc đúng theo chữ viết: Mô-rít-xơ Mát-téc-lích, Hi-ma-lay-a Bài tập 2: Mỗi tên riêng nói trên gồm mấy bộ phận, mỗi bộ phận gồm mấy tiếng? YC HS phân tích từng tiếng. Nhận xét sửa chữa. - Chữ cái đầu mỗi bộ phận được viết như thế nào? Cách viết các tiếng trong cùng một bộ phận như thế nào? Bài tập3: - Cách viết một số tên người, tên địa lí nước ngoài đã được phiên âm theo Hán Việt đã cho có gì đặc biệt? 2. Phần ghi nhớ: Nêu cách viết tên người, tên địa lí nước ngoài? 3. Phần luyện tập Bài tập 1: GV nhắc HS: đoạn văn có những tên riêng viết sai quy tắc chính tả. Các em cần đọc đoạn văn, phát hiện từ viết sai, chữa lại cho đúng. - GV cho 3 HS làm trên bảng phụ - Cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng: Ác-boa, Lu-i Pa-xtơ, Ác-boa, Quy-dăng-xơ. - GV hỏi: Đoạn văn viết về ai? Bài tập 2: GV cho HS làm theo nhóm đôi trên bảng phụ. - Cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng. - GV kết hợp giải thích thêm về tên người, tên địa danh. SGV / 176. *Bài tập 3 (HS GIỎI) Hướng dẫn HS viết đúng tên nước và thủ đô của nước đó. - HS thực hiện theo yêu cầu HS đọc tên theo hướng dẫn - 3, 4 HS đọc lại các tên người, tên địa lí nước ngoài. - Mỗi HS đọc yêu cầu của bài, cả lớp suy nghĩ, trả lời miệng các câu hỏi sau: + Tên người Lép-tôn-xtôi gồm 2 bộ phận: Lép và Tôn-xtôi. Bộ phận 1 gồm 1 tiếng :Lép Bộ phận 2 gồm 2 tiếng : Tôn / xtôi Mô-rít-xơ Mát-téc-lích gồm 2 bộ phận: Mô-rít-xơ và Mát-téc-lích. Bộ phận 1 gồm 3 tiếng : Mô / rít / xơ. Bộ phận 2 gồm 3 tiếng : Mát / téc / lích. Tô-mát Ê-đi-xơn gồm 2 bộ phận: Tô-mát và Ê-đi-xơn. Bộ phận 1 gồm 2 tiếng : Tô / mát Bộ phận 2 gồm 3 tiếng : Ê / đi / xơn. +Tên địa lí: Hi-ma-lay-a chỉ có 1 bộ phận gồm 4 tiếng:Hi / ma / lay / a. Đa-nuýp chỉ có 1 bộ phận gồm 2 tiếng: Đa / nuýp. Lôt Ăng-giơ-lét có 2 bộ phận là Lốt và Ăng-giơ-lét. Bộ phận 1 gồm 1 tiếng : Lốt Bộ phận 2 gồm 3 tiếng là : Ăng / giơ / lét. Niu Di-lân có 2 bộ phận Niu và Di-lân. Bộ phận 1 gồm 1 tiếng: Niu Bộ phận 2 gồm 2 tiếng là Di / lân. Công-gô có 1 bộ phận gồm 2 tiếng là Công / gô. - Viết hoa. - Giữa các tiếng trong cùng một bộ phận có dấu gạch nối. - HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ trả lời câu hỏi: - Viết giống như tên Việt Nam – tất cả các tiếng đều viết hoa: Thích Ca Mâu Ni, Hi Mã Lạp Sơn. Nêu phần ghi nhớ SGK. - HS đọc nội dung bài, làm việc cá nhân: đọc thầm đoạn văn, phát hiện những tên riêng viết sai quy tắc, viết lại cho đúng. - Những HS làm bài trên phiếu dán bài trên bảng lớp, trình bày. - Đoạn văn viết về nơi gia đình Lu-i Pa-xtơ sống, thời ông còn nhỏ. Lu-i Pa-xtơ [1822 – 1895] là nhà bác học nổi tiếng thế giới đã chế ra các loại Vắc-xin trị bệnh, trong đó có bệnh than, bệnh dại. - HS đọc yêu cầu của bài, làm bài cá nhân – viết lại những tên riêng cho đúng quy tắc. - HS làm bài theo nhóm và trình bày. An-be Anh-xtanh; Crít-xti-an An-đéc-xen; I-u-ri Ga-ga-rin; Xanh Pê-téc-bua; Tô-ki-ô; A-ma-dôn; Ni-a-ga-ra. - HS đọc yêu cầu của BT, quan sát kĩ tranh minh họa trong SGK để hiểu yêu cầu của bài. Tên nước Tên thủ đô Tên nước Tên thủ đô Nga Mát-xcơ-va Anh Luân Đôn Ấ n Độ Niu Đê-li Lào Viêng Chăn Nhật Bản Tô-ki-ô Cam-pu-chia Phnôm Pênh Thái Lan Băng Cốc Đức Béc-lin Mĩ Oa-sinh-tơn Ma-lai-xi-a Cu-a-la Lăm-pơ ... ng buổi đầu cậu đến lớp. VD: Ngày nhỏ chị đã từng mơ ước một đôi giày ba ta màu xanh hệt như Lái./ Chị muốn mang lại cho Lái một niềm vui. / Chị muốn Lái hiểu chị yêu thương Lái, muốn Lái đi học + Tay Lái run run, môi mấp máy, mắt hết nhìn đôi giày lại nhìn xuống đôi bàn chân ra khỏi lớp, Lái cột hai chiếc giày vào nhau, đeo vào cổ, nhảy tưng tưng. HS thi đọc bài. - Chị phụ trách đội có tấm lòng nhân hậu, hiểu trẻ em nên đã vận động được cậu bé lang thang đi học, làm cậu rất xúc động, vui sướng vì được thưởng đôi giày mơ ước trong buổi đầu đến lớp. TẬP LÀM VĂN: LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN (Tr 82) I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: - Viết được câu mở đầu cho các đoạn văn 1, 3, 4 (Tiết TLV tuần 7) (BT1); nhận biết được cách sắp xếp theo trình tự thời gian của các đoạn văn và tác dụng của câu mở đầu ở mỗi đoạn văn (BT2). - Kể lại được câu chuyện đã học có các sự việc được sắp xếp theo trình tự thời gian (BT3). - HSKG thực hiện được đầy đủ yêu cầu của BT 1 SGK II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: Tranh minh họa cốt truyện Vào nghề (SGK / 72). - 3 tờ giấy khổ to viết nội dung 3 đoạn văn (mở đầu, diễn biến, kết thúc). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học A. KIỂM TRA BÀI CŨ: GV kiểm tra 2 HS đọc bài viết – phát triển câu chuyện từ đề bài: Trong giấc mơ, em được một bà tiên cho ba điều ước. Em kể lại câu chuyện đó theo trình tự thời gian. Nhận xét ghi điểm. B.DẠY BÀI MỚI: Giới thiệu bài Hướng dẫn HS làm BT Bài tập 1 - GV dán bảng tranh minh họa truyện Vào nghề, yêu cầu HS mở SGK, tuần 7, tr 73,74, xem lại nội dung BT2, xem lại bài đã làm trong vở. - Giao cho 3 HS viết hoàn chỉnh 3 phần mở đầu cho 3 đoạn văn Bài tập 2: YC HS đọc lại các đoạn văn -Các đoạn văn được sắp xếp theo trình tự nào? - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại - Vai trò của các câu mở đầu đoạn văn đóng vai trò gì trong việc thể hiện trình tự ấy? Bài tập 3: Thảo luận nhóm 4 và chọn câu chuyện theo trình tự thời gian kể trong nhóm sau đó đại diện lên thi kể trước lớp. + Khi kể các em cần chú ý làm nổi rõ trình tự tiếp nối nhau của các sự việc. A.CỦNG CỐ, DẶN DÒ: Phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian nghĩa là gì? Bài sau: Luyện tập phát triển câu chuyện -HS thực hiện yêu cầu HS làm bài các nhân trên bảng phụ và trình bày trước lớp. HS đọc lại toàn bộ các đoạn văn và thảo luận theo cặp trả lời câu hỏi: Trình tự sắp xếp các đoạn: Sắp xếp theo trình tự thời gian (việc xảy ra trước thì kể trước, việc xảy ra sau thì kể sau) Thể hiện sự tiếp nối về thời gian (các cụm từ in đậm) để nối đoạn văn với các đoạn văn trước đó. Làm việc theo nhóm 4 và đại diện thi kể trước lớp. Nhận xét tuyên dương THỂ DUC:GV Chuyên dạy LUYỆN TỪ VÀ CÂU: DẤU NGOẶC KÉP I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 1. Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép, cách dùng dấu ngoặc kép. 2. Biết vận dụng những hiểu biết trên để dùng dấu ngoặc kép trong khi viết. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Phiếu khổ to viết nội dung BT1 (phần Nhận xét) - Bảng phụ: viết nội dung BT1, 3 (phần Luyện tập); Tranh ảnh con tắc kè. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học A . KIỂM TRA BÀI CŨ: HS1: Nêu cách viết tên người tên địa lí nước ngoài? HS2: Viết 2 tên người, 2 tên địa lí nước ngoài mà em biết? -Nhận xét-ghi điểm B. DẠY BÀI MỚI: Giới thiệu bài : - GV nêu yêu cầu, mục đích cần đạt của tiết học. 1. Phần nhận xét Bài tập 1: - GV dán lên bảng tờ phiếu đã in nội dung bài tập, hướng dẫn cả lớp đọc thầm lại đoạn văn của Trường Chinh, suy nghĩ, trả lời các câu hỏi sau : + Những từ ngữ và câu nào được đặt trong dấu ngoặc kép ? + Những từ ngữ và câu đó là lời của ai ? + Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép? Bài tập 2 : - GV yêu cầu HS đọc bài . - GV hỏi : + Khi nào dấu ngoặc kép được dùng độc lập, khi nào dấu ngoặc kép được dùng phối hợp với dấu hai chấm ? Bài tập 3 - GV nói về con tắc kè (kèm tranh, ảnh) : một con vật nhỏ, hình dáng hơi giống thạch sùng, thường kêu tắckè + Từ lầu chí cái gì? + Tắc kè hoa có xây được lầu theo nghĩa trên không? + Từ lầu trong khổ thơ được dùng với nghĩa gì? Dấu ngoặc kép trong trường hợp này được dùng làm gì? 2. Phần ghi nhớ: Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép? - GV nhắc HS học thuộc lòng ghi nhớ . 3. Phần luyện tập Bài tập 1: - GV dán lên bảng 3 tờ phiếu, mời 3 HS lên bảng làm bài – tìm và gạch dưới lời nói trực tiếp trong đoạn văn. - GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng Bài tập 2 : - GV gợi ý : Đề bài của cô giáo và các câu văn của bạn học sinh có phải là những lời đối thoại trực tiếp giữa hai người không ? Bài tập 3 - GV gợi ý HS tìm những từ ngữ có ý nghĩa đặc biệt trong đoạn a và b, đặt những từ đó trong dấu ngoặc kép . C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép? BTVN: Hoàn thành các bài tập Bài sau: Mở rộng vốn từ: Ước mơ - HS thực hiện yêu cầu - HS đọc yêu cầu bài và thảo luận nhóm đôi. + Từ ngữ : “người lính vâng lệnh quốc gia ra mặt trận”, “đầy tớ trung thành của nhân dân” . + Câu : “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. + Lời của Bác Hồ + Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu chỗ trích dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật. Đó có thể là : + Một từ hay cụm từ : “người lính”, “đầy tớ” + Một câu trọn vẹn hay đoạn văn : “Tôi chỉ có một sự ham muốn” - HS đọc yêu cầu của bài . Cả lớp suy nghĩ, trả lời câu hỏi (HS có thể dựa vào phần ghi nhớ để trả lời) + Dấu ngoặc kép được dùng độc lập khi lời dẫn trực tiếp chỉ là một từ hay cụm từ. VD : Bác tự cho mình là “ người lính”, là “ đầy tớ” + Dấu ngoặc kép được dùng phối hợp với dấu hai chấm khi lời dẫn trực tiếp là một câu trọn vẹn hay một đoạn văn. VD : Bác nói : “Tôi chí có” - HS đọc yêu cầu của bài . + chỉ ngôi nhà tầng cao, to, sang trọng, đẹp đẽ. + Tắc kè xây tổ trên cây - tổ tắc kè nhỏ bé, không phải là cái lầu theo nghĩa con người + Gọi cái tổ nhỏ của tắc kè bằng từ lầu để đề cao giá trị của cái tổ đó . + Dấu ngoặc kép trong trường hợp này được dùng để đánh dấu từ lầu là từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt. Trả lời theo phần ghi nhớ SGK 3 HS đọc nội dung cần ghi nhớ trong SGK . - HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ và trả lời câu hỏi . - Cả lớp nhận xét và chốt lại lời giải đúng : “Em đã làm gì để giúp mẹ?” “Em đã nhiều lần giúp đỡ mẹ . Em quét nhà và rửa bát đĩa. Đôi khi em giặt khăn mùi soa.” - HS đọc yêu cầu bài , suy nghĩ, trả lời câu hỏi. - Lời giải : Đề bài của cô giáo và các câu văn của bạn HS không phải dạng đối thoại trực tiếp, do đó không thể viết xuống dòng, đặt sau dấu gạch đầu dòng . - Một HS đọc yêu cầu BT3. Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ về yêu cầu của bài . a) Con nào con nấy hết sức tiết kiệm “vôi vữa” b) Gọi là “đào trường thọ”, gọi là “trường thọ”, đổi tên quả ấy là “đoản thọ” TẬP LÀM VĂN: LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN (Tr 84) I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 1. Nắm được trình tự thời gian để kể lại đúng nội dung trích đoạn kịch Ở Vương quốc Tương Lai (BT1) 2. Bước đầu nắm được cách phát triển câu chuyệntheo trình tự không gian qua thực hành luyện tập với sự gợi ý cụ thể của GV (BT2, BT3) II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Bảng phụ ghi ví dụ về cách chuyển một lời thoại trong văn bản kịch thành lời kể (xem ở dưới – BT1) - Một tờ phiếu khổ to ghi bảng so sánh lời mở đầu đoạn 1, 2 của câu chuyện Ở Vương quốc Tương Lai theo cách kể 1 (kể theo trình tự thời gian) ; lời mở đầu đoạn 1, 2 theo cách kể 2 (kể theo trình tự không gian) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học A. KIỂM TRA BÀI CŨ: - Một HS kể lại câu chuyện em đã kể ở lớp hôm trước. - Một HS trả lời câu hỏi : Các câu mở đầu đoạn văn đóng vai trò gì trong việc thể hiện trình tự thời gian ? -GV nhận xét-ghi điểm B. DẠY BÀI MỚI: Giới thiệu bài : Trong tiết học trước, các em đã luyện tập phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian . Tiết học này giúp các em phát triển câu chuyện từ một trích đoạn kịch (Ở Vương quốc Tương Lai) theo hai cách khác nhau : phát triển theo trình tự thời gian và phát triển theo trình tự không gian . Hướng dẫn làm bài Bài tập 1: - GV mời 1 HS giỏi làm mẫu, chuyển thể lời thoại giữa Tin-tin và em bé thứ nhất (2 dòng đầu trong màn kịch Trong công xưởng xanh) từ ngôn ngữ kịch sang lời kể . - GV nhận xét, dán tờ phiếu ghi một mẫu chuyển thể. - GV nhận xét . - Cách 1 : Tin-tin và Mi-tin đến thăm công xưởng xanh . Thấy một em bé mang một cỗ máy có đôi cánh xanh, Tin-tin ngạc nhiên hỏi em bé đang làm gì với đôi cánh ấy . Em bé nói mình dùng đôi cánh ấy cho việc sáng chế trên trái đất . - Cách 2 : Hai bạn nhỏ rủ nhau đến thăm công xưởng xanh. Nhìn thấy một em bé măng một chiếc máy có đôi cánh xanh. Tin-tin ngạc nhiên hỏi : - Cậu đang làm gì với đôi cánh xanh ấy? Em bé nói : - Mình sẽ dùng nó vào việc sáng chế trên trái đất Bài tập 2: - GV hướng dẫn HS hiểu đúng yêu cầu bài : +BT2 yêu cầu các em kể câu chuyện theo một cách khác: Tin-tin đến thăm công xưởng xanh, còn Mi-tin tới khu vườn kì diệu (hoặc ngược lại : Tin-tin thăm khu vườn kì diệu, Mi-tin tới công xưởng xanh) Bài tập 3 - GV dán tờ phiếu ghi bảng so sánh hai cách mở đầu đoạn 1, 2 (kể theo trình tự thời gian / kể theo trình tự không gian) - GV nêu nhận xét, chốt lại lời giải đúng + Về trình tự sắp xếp các sự việc : Có thể kể đoạn Trong công xưởng xanh trước Trong khu vườn kì diệu hoặc ngược lại : kể đoạn Trong khu vườn kì diệu trước đoạn Trong công xưởng xanh. C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: - GV mời 1 HS nhắc lại sự khác nhau giữa hai cách kể chuyện : kể theo trình tự thời gian và kể theo trình tự không gian (về trình tự sắp xếp các sự việc, về những từ ngữ nối hai đoạn). - GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà viết lại vào vở một (hoặc cả hai) đoạn văn hoàn chỉnh. Bài sau: Luyện tập phát triển câu chuyện -HS lên kể - HS đọc yêu cầu của bài Làm bài cá nhân Chuyển thành lời kể - Từng cặp HS đọc trích đoạn Ở vương quốc tương lai, quan sát tranh minh họa vở kịch, suy nghĩ, tập kể lại câu chuyện theo trình tự thời gian . - Hai ba HS thi kể - Từng cặp HS, suy nghĩ tập kể chuyện theo trình tự không gian. - Hai, ba HS thi kể. - Cả lớp nhận xét. - HS đọc yêu cầu của bài. - HS nhìn bảng, thảo luận theo cặp C1: Kể theo trình tự thời gian: Hai bạn rủ nhau đến công xưởng xanh sau đó cả hai cùng đến khu vườn kì diệu. C2: Theo trình tự không gian: Tin- tin ở khu vườn kì diệu thì Mi- tin đang ở công xưởng xanh.
Tài liệu đính kèm: