Giáo án môn Khoa học 4 năm 2008

Giáo án môn Khoa học 4 năm 2008

 KHOA HỌC

 ÁNH SÁNG VÀ VIỆC BẢO VỆ ĐÔI MẮT .

I/ MỤC TIÊU

Sau bài học ,HS biết:

-Vạn dụng kiến thức về sự tạo thành bóng tối ,về vật cho ánh sáng truyền qua một phần, vật cản sáng để bảo vệ mắt .

-Nhận biết và biết phòng tránh những trường hợp ánh sáng quá mạnh có hại chomắt

-Biết tránh không đọc ,viết ở nơi ánh sáng quá yếu.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC .

GV:-Tranh minh hoạ trang 99 SGK

-Kính lúp, đèn pin.

-Tranh ảnh sưu tầm các bệnh về mắt, đèn bàn.

-PHT kiểm tra bài cũ .

HS : Sưu tầm tranh ảnh (nếu có thể), bảng con.

 

doc 8 trang Người đăng minhduong20 Lượt xem 988Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Khoa học 4 năm 2008", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO GIỤC ĐỒNG PHÚ
TRƯỜNG TIỂU HỌC THUẬN PHÚ 1
Người dạy : Phạm Thị Thanh Hà
Ngày dạy : 12/3/2008
Môn : Khoa học
Lớp :4
Bài : Aùnh sáng và việc bảo vệ đôi mắt .
 KHOA HỌC 
 ÁNH SÁNG VÀ VIỆC BẢO VỆ ĐÔI MẮT .
I/ MỤC TIÊU
Sau bài học ,HS biết:
-Vạân dụng kiến thức về sự tạo thành bóng tối ,về vật cho ánh sáng truyền qua một phần, vật cản sáng để bảo vệ mắt .
-Nhận biết và biết phòng tránh những trường hợp ánh sáng quá mạnh có hại chomắt 
-Biết tránh không đọc ,viết ở nơi ánh sáng quá yếu.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC .
GV:-Tranh minh hoạ trang 99 SGK 
-Kính lúp, đèn pin.
-Tranh ảnh sưu tầm các bệnh về mắt, đèn bàn.
-PHT kiểm tra bài cũ .
HS : Sưu tầm tranh ảnh (nếu có thể), bảng con.
- III) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1’
4’
30’
3’
2’
1.Ổn định lớp .
2.Kiểm tra bài cũ. 
-Phát PHT kiểm tra HS 
-Thu 5 phiếu chấm 
.Nhận xét , tuyên dương.
3. Bài mới
Giới thiệu bài .
-Yêu cầu HS quan sát ảnh 
-Nêu thống kê sưu tầm trên mạng dẫn dắt đến bài học . “Aùnh sáng và việc bảo vệ đôi mắt”.
 b. Bài mới 
* HĐ1:Tìm hiểu những trường hợp ánh sáng quá mạnh không được nhìn trực tiếp vào nguồn sáng .
 + Mục tiêu: HS nhận biết những trường hợp ánh sáng quá mạnh có hại cho mắt .
+ Cách tiến hành: Tổ chức cho HS hoạt động theo cặp .
Bước 1: -Yêu cầu hs quan sát hình 1,2 tr.98 và dựa vào kinh nghiệm bản thân trao đổi, thảo luận trả lời các câu hỏi trong sgk.
Bước 2:Làm việc theo cặp (5phút)
Bước 3: Gọi HS trình bày ý kiến .
+Kết luận: Aùnh sáng trực tiếp của Mặt Trời hay ánh lửa hàn quá mạnh nếu nhìn trực tiếp sẽ có thể làm hỏng mắt. Năng lượng Mặt Trời chiếu xuốâng Trái Đất ở dạng sóng điện từ trong đó có tia tử ngoại là tia sóng ngắn,mắt thường ta không thể nhìn thấy hay phân biết được . Tia tử ngoại gây độc cho cơ thể sinh vật ,đặc biệt là ảnh hưởng đến mắt.Trong ánh lửa hàn có nhiều bụi , khí độc do quá trình nóng chảy sinh ra và ánh sáng quá mạnh nếu chiếu vào mắt sẽ có thể làm hỏng mắt .do vậy ,chúng ta không nên để ánh sáng quá mạnh chiếu vào mắt .
*Hoạt động 2: Nên và không nên làm gì để tránh tác hại do ánh sáng quá mạnh gây ra?
+ Mục tiêu: Hs biết cách phòng tránh những trường hợp AS quá mạnh có hại cho mắt .
+ Cách tiến hành: Làm việc theo nhóm4-6
Bước 1:Nêu yêu cầu HS quan sát hình 3,4 tr.98 và dựa vào kinh nghiệm bản thân trao đổi, thảo luận trả lời các câu hỏi
 -Các bạn trong tranh đang làm gì ?
-Việc làm đó có nên làm không?
-Những việc nên làm có tác dụng gì?
-Nếu làm những việc không nên làm thì gây tác hại gì?
Bước 2:Theo dõi hướng dẫn HS liên hệ các kiến thức đã học về sự tạo thành bóng tối,về vật cho ánh sáng truyền qua một phần, vật cản sáng để bảo vệ mắt .
Bước 3:hoạt động cả lớp.
+Kết luận: 
-Những việc làm như:che ô, đeo kính râm, đội mũ rộng vành là những việc nên làm vì những vật dụng như ô, mũ rộng vànhsẽ cản sáng, tạo ra bóng râm không cho ánh sáng Mặt Trời chiếu vào cơ thể làm hại mắt , kính râm chỉ cho ánh sáng truyền qua một phần sẽ giảm ánh sáng khi đến mắt .Dùng đèn pin chiếu ánh sáng vào mắt là không nên sẽ gây chói mắt,hoa mắt vì ánh sáng ở đèn pin quá mạnh và tập trung ở một điểm do vậy nếu chiếu thẳng vào mắt sẽ làm tổn thương mắt .
* GV dùng kính lúp hướng về phía đèn pin bật sáng đặt tại nơi ánh sáng hội tụ1ïvật,gọi 3 HS lên bảng cùng GV làm thí nghiệm cho biết em đã nhìn thấy gì?
*GV giảng :Mắt của chúng ta có một bộ phận tương tự như kính lúp .Khi nhìn trực tiếp vào ánh sáng Mặt Trời, ánh sáng tập trung vào đáy mắt có thể làm tổn thương mắt * HĐ3:Nên và không nên làm gì để đảm bảo đủ ánh sáng khi đọc ,viết ?
 + Mục tiêu: -Vạân dụng kiến thức về sự tạo thành bóng tối ,về vất cho ánh sáng truyền qua một phần, vật cản sáng để bảo vệ mắt . Biết tránh không đọc ,viết ở nơi ánh sáng quá mạnh hay quá yếu.
+ Cách tiến hành: Tổ chức cho HS hoạt động theo cặp .
Bước 1: -Yêu cầu hs quan sát hình 5,6,7,8 tr.99, thảo luận trả lời câu hỏi trong sgk.Yêu cầu HS nêu lí do lựa chọn của mình.
Bước 2:Làm việc theo cặp (5phút)
Bước 3: Gọi HS trình bày ý kiến.
Hỏi thêm :Tại sao khi viết bằng tay phải không nên đặt đèn chiếu sáng ở bên phải?
+Kết luận :Khi đọc ,viết tư thế phải ngay ngắn, khoảng cách giữa mắt và sách giữ cự li khoảng 30 cm.Không được đọc sách, viết chữ ở nơi có ánh sáng quá yếu hoặc nơi có ánh sáng Mặt Trời trực tiếp chiếu vào .Không đọc sách khi đang nằm , đang đi trên đường ,hoặc trên xe chạy lắc lư. Khi viết bằng tay phải, ánh sáng phải được chiếu từ phía bên trái để tránh bóng của tay phải , đảm bảo đủ ánh sáng khi viết .
-Liên hệâ bản thân có bao giờ đoc viết dưới ánh sáng quá yếu không? Cách khắc phục.
*Cho 2 HS thực hành về vị trí chiếu sáng
4. Củng cố:
-Trắc nghiệm bài tập 1 vở bài tập .
5. Dặn dò, -Nhận xét tiết học.
-Học bài cũ .Thực hiện tốt những việc nên làm để bảo vệ mắt .
-Nhận xét tiết học.
-1HS làm bảng lớp ,cả lớp làm PHT 
-Nhận xét, sửa bài .
-HS nhắc lại tên bài .(SGK T98,99)
-Nghe.
-Đọc câu hỏi .
-Hs quan sát trao đổi, thảo luận các câu hỏi sgk.
-Mỗi HS trình bày 1 câu, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
-Nghe.
-Trao đổi, thảo luận (5 phút)
-2 nhóm trình bày kết quả theo từng ý của câu hỏi.
-Nhận xét bổ sung.
-3 HS lên bảng làm thí nghiệm 
-Tại nơi ánh sáng hội tụ,giữa kính lúp có một đốm rất sángchiếu vào vật, vật sẽ bị nóng lên.
-Lắng nghe.
-Nghe.
-Đọc câu hỏi.
-Thảo luận.
-Trình bày kết quả .( mỗi em chỉ nói 1 tranh)
+TL: Hình 5, 8 nên làm.Hình 6,7 cần tránh.(có giải thích)
-Nhận xét bổ sung.
-HS trả lời.
- HS liên hệ.
-HS ngồi đúng tư thế khoảng cách.
-2 HS thực hành 
-Ghi chữ Đ, S vào bảng con.
-Đọc bài học.
-Nhận xét tiết học.
PHÒNG GIÁO GIỤC ĐỒNG PHÚ
TRƯỜNG TIỂU HỌC THUẬN PHÚ 1
Người dạy : Phạm Thị Thanh Hà
Ngày dạy 13 /3 /2008
Môn : Toán
Lớp :5
Bài : Trừ số đo thời gian.
TOÁN
TRỪ SỐ ĐO THỜI GIAN
 I .MỤC TIÊU:
 HS biết:
Cách thực hiện phép trừ 2 số đo thời gian.
Vận dụng giải các bài toán đơn giản.
 II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-GV: Giấy khổ to ghi sẵn nội dung các ví dụ 1,2. Phiếu học tâïp bài 2, bảng phụ ,bảng nhóm.
-HS:Bảng con.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 
Tg
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò.
5’
30’ 
5’
*Ổn định
A.Bài cũ:
Kiểm tra lại bài tập tiết trước..
 - Nhận xét, tuyên dương.
B.Bài mới: 
1. Thực hiện phép trừ số đo thời gian.
Ví dụ 1: 
GV nêu vd1(trong sgk).
- GV tổ chức, hướng dẫn cho hs nêu phép tính tương ứng :
15 giờ 55 phút - 13 giờ 10 phút = ?
GV nêu : Đây là 1 phép trừ số đo thời gian , yêu cầu HS dựa vào bài trước đặt tính và tính.
-Y/C HS nêu cách thực hiện phép tính. 
-GV chốt .
Ghi bảng: Vậy: 15 giờ 55 phút - 13 giờ 10 phút =2 giờ 45 phút
-GV yêu cầu HS trình bày bài giải miệng.
Hỏi : Qua ví dụ trên khi trừ số đo thời gian có nhiều loại đơn vị ta phải thực hiện như thế nào?
Ví dụ 2: 
- GV nêu bài toán.
- Gv yêu cầu:
-Gợi ý hs nhận xét: 
-Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi để tìm cách thực hiện phép trừ trên.
-GV nhận xét cách HS đưa ra ,tuyên dương HS nêu đúng .
- Hướng dẫn 20 giây không trừ được 40 giây, vì vậy cần lấy 1 phút đổi ra giây. Ta có : 3 phút 20 giây = 2 phút 80 giây.
_ 3 phút 20 giây 2 phút 80 giây
 2 phút 45 giây 2 phút 45 giây
 0 phút 35 giây 
Vậy: 3 phút 20 giây- 2 phút 45 giây = 
0 phút 35 giây 
-GV Y/C HS trình bày bài giải miệng.
-Hỏi: Bạn Hoà hay bạn Bình chạy nhanh hơn ,nhanh hơn bao lâu?
-Liên hệ, giáo dục HS tiết kiệm thời gian.
- GV yêu cầu HS nhận xét nêu cách trừ số đo thời gian.
2. Luyện tập:
Bài 1: Yêu cầu HS:
Bài 2: - Gv hướng dẫn thêm cho các hs yếu,hỏi lại bảng đơn vị đo thời gian : năm, tháng, ngày giờ, chú ý phần đổi đơn vị để thực hiện phép trừ. 
-Yêu cầu HS đổi phiếu sửa bài ,thu chấm 1 số Hs .
Bài 3: 
Hướng dẫn HS phân tích đề.
-Người đóbắt đầu đi từ A vào lúc nào?
-Người đó đến từ B lúc mấy giờ?
-Giữa đường người đó nghỉ bao lâu?
-Vậy làm thế nào để tính được thời gian người đó đi từ A đến B không kể thời gian nghỉ.
GV cho Hs làm bài sau đó thu vở chấm,nhận xét .
C.Củng cố - dặn dò
Tổ chức cho HS nhẩm nhanh ví dụ thực tế :Thời gian 1 buổi học, 
- Nhận xét tiết học.
Dặn HS nắm chắc cách trừ số đo thời gian. Xem lại các bài tập.
-HS nêu lại cách cộng số đo thời gian.Làm 2 phép tính :
2 giờ 10 phút +4 giờ 25 phút.
8 phút 15 giây + 5 phút 30 giây.
-2 HS lên bảng cả lớp làm nháp.
-Nhận xét, sửa chữa.
-HS nêu lại bài toán
- HS nêu phép tính giải bài toán:
15 giờ 55 phút - 13 giờ 10 phút =?
-HS tìm cách đặt tính và tính:
-1 HS lên bảng ,cả lớp làm nháp.
 _ 15 giờ 55 phút 
 13 giờ 10 phút 
 2 giờ 45 phút 
-Nhận xét.
-1 HS trình bày bài giải miệng.
-Khi trừ số đo thời gian cần thực hiện trừ các số đo theo từng loại đơn vị.
2 HS nêu lại bài toán.
 -Nêu phép tính giải bài toán:
3 phút 20 giây- 2 phút 45 giây=?
- hs đặt tính vào nháp.
 _ 3 phút 20 giây
 2 phút 45 giây
-HS nhận xét: 20 giây không trừ được 40 giây
Thảo luận
Nêu cách làm trước lớp .
- HS chú ý cách làm kết hợp các giác quan ( tai nghe, mắt nhìn , tay ghi) trình bày lại phép tính .
-1 HS trình bày bài giải miệng.
-Bình chạy nhanh hơn Hoà 35 giây.
- HS nhận xét, nêu: khi trừ số đo thời gian cần trừ các số đo theo từng loại đơn vị.
Trong trường hợp số đo theo đơn vị nào đó ở số bị trừ bé hơn số đo tương ứng ở số trừ thì cần chuyển đổi 1 đơn vị hàng lớn hơn liền kề sang đơn vị nhỏ hơn rồi thực hiện phép trừ như bình thường.
-Đọc đề.
-HS làm vào bảng con, một số em chữa bài bài trên bảng để thống nhất kết quả.
8 phút 13 giây
32 phut„7 giây
9 giờ 40 phút
HS làm vào PHT.
1HS chữa bài trên bảng lớp.
-HS đọc đề toán, tìm ra phép tính giải bài toán vào vở, 1 em chữa bài trên bảng nhóm, cả lớp NX Bài giải:
Nếu tính cả thời gian nghỉ thì thời gian người đó đi từ A đến B là?
8 giờ 30 phút – 6 giờ 45 phút =
 1 giờ 45 phút .
không tính thời gian nghỉ thì thời gian người đó đi từ A đến B là?
1 giờ 45 phút –15 phút =1 giờ 30 phút
Đáp số : 1 giờ 30 phút
- Nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an thi.doc