Giáo án môn Lịch sử, Địa lí - Tuần 3

Giáo án môn Lịch sử, Địa lí - Tuần 3

LỊCH SỬ

KINH THÀNH HUẾ

(TÍCH HỢP BVMT)

I. Mục tiêu:

- Mô tả được đôi nét về kinh thành Huế:

+ Với công sức của hàng chục vạn dân và lính sau hàng chục năm xây dựng và tu bổ, kinh thành Huế được xây dựng bên bờ sông Hương đây là toà thành đồ sộ và đẹp nhất thời đó.

+ Sơ lược về cấu trúc của kinh thành: thành có 10 cửa chính ra, vào, nằm giữa kinh thành và Hoàng thành. Các lăng tẩm của các vua nhà Nguyễn. Năm 1993 Huế được công nhận là Di sản văn hóa thế giới .

*Lồng ghép Giáo dục BVMT : Vẻ đẹp của cố đô Huế- Di sản văn hoá Thế giới, giáo dục ý thức gìn giữ bảo vệ di sản, có ý thức giữ gìn cảnh quan môi trường sạch đẹp.

II. Chuẩn bị:

 - Phiếu học tập.

 - Các hình minh hoạ SGK.

 - Bản đồ Việt Nam.

 

doc 10 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 665Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Lịch sử, Địa lí - Tuần 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH SỬ
KINH THÀNH HUẾ 
(TÍCH HỢP BVMT)
I. Mục tiêu:
- Mô tả được đôi nét về kinh thành Huế:
+ Với công sức của hàng chục vạn dân và lính sau hàng chục năm xây dựng và tu bổ, kinh thành Huế được xây dựng bên bờ sông Hương đây là toà thành đồ sộ và đẹp nhất thời đó.
+ Sơ lược về cấu trúc của kinh thành: thành có 10 cửa chính ra, vào, nằm giữa kinh thành và Hoàng thành. Các lăng tẩm của các vua nhà Nguyễn. Năm 1993 Huế được công nhận là Di sản văn hóa thế giới .
*Lồng ghép Giáo dục BVMT : Vẻ đẹp của cố đô Huế- Di sản văn hoá Thế giới, giáo dục ý thức gìn giữ bảo vệ di sản, có ý thức giữ gìn cảnh quan môi trường sạch đẹp.
II. Chuẩn bị: 
 - Phiếu học tập.
 - Các hình minh hoạ SGK.
 - Bản đồ Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy- học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài củ: 
? Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào? Kinh thành Huế do ai xây dựng?
- Nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Hôm nay các em sẽ biết được sơ lược về quá trình xây dựng, sự đồ sộ, vẻ đẹp của kinh thành và lăng tẩm ở Huế. Và tự hào vì Huế được công nhận là một di sản văn hoá thế giới.
2. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động1. Vị trí của Huế
- GV treo bản đồ: Vị trí TP Huế.
? Thành phố Huế thuộc tỉnh nào ?
? Thành phố Huế nằm ở phía nào của dãu Trường Sơn ?
? Từ nơi em ở đến Thành phố Huế qua những thành phố nào ?
- Cho HS chỉ bản đồ.
Hoạt động 2. Vẻ đẹp của kinh thành Huế và lăng tẩm .
- GV chia nhóm: Cho HS thảo luận và ghi tên các công trình kiến trúc cổ.
- Gọi nối tiếp nêu.
- Gọi HS chỉ lược đồ các công trình kiến trúc cổ.
? Những công trình kiến trúc cổ mang cho TP những lợi ích gì ?
=> GVKL : Các công trình kiến trúc này có từ lâu đời, cáhc đây khoảng 300 năm vào thời vau Nguyễn. Thời kì đó Huế được chọn là kinh thành. Năm 1993, cố đô Huế dược công nhận là di sản văn hoá thé giới. Phải có ý thức gìn giữ bảo vệ di sản, có ý thức giữ gìn cảnh quan môi trường sạch đẹp.
Hoạt động 3. Em là hướng dẫn viên du lịch.
- GV chia nhóm, chuẩn bị tranh ảnh về các công trình kinh thành Huế sau đó giới thiệu cho nhau biết.
- GV gọi đại diện trình bày.
- GV nhận xét.
=> GVKL : Ngoài các công trình kiến trúc cổ ra Huế còn có rất nhiều cảnh đẹp nào là dòng sông Hương, Đồi Vọng Cảnh, Không những thế con người Huế rất mến khách, khéo tay, chúng ta tự hào về TP Huế- Tp đã làm cho Việt nam nổi tiếng trên thé giới.
3 Củng cố, dặn dò:
- GV củng cố lại nội dung bài
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò: Học bài và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS thực hiện yêu cầu.
- Lắng nghe
Hoạt động cá nhân.
- HS quan sát bản đồ.
-Thành phố Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế.
- HS trả lời
- HS trả lời
Hoạt động theo nhóm .
- HS hoạt động theo nhóm.
- Kinh thành Huế, Chùa Thiên Mụ, lăng Tự Đức, Điện Hòn Chén
- HS nối tiếp nêu.
- Lắng nghe.
Hoạt động theo nhóm .
- HS hoạt độngt heo nhóm.
- Hs chỉ tranh và trình bày.
- Lắng nghe.
- 2-3 hs đọc ghi nhớ.
KỂ CHUYỆN
KHÁT VỌNG SỐNG
(TÍCH HỢP KNS) 
I. Mục tiêu:
- Dựa theo lời kể của GV và tranh minh họa (SGK), kể lại được từng đoạn của câu chuyện Khát vọng sống rừ ràng, đủ ý (BT1); bước đầu biết kể lại nối tiếp được toàn bộ câu chuyện (BT2)
- Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện (BT3).
- GDHS ý chí vượt khó khăn, khắc phục những trở ngại trong môi trường thiên nhiên.
II. Kỹ năng sống cơ bản được giáo dục:
-Tự nhận thức: xác định giá trị bản thân
-Tư duy sáng tạo: bình luận, nhận xét
-Làm chủ bản thân: đảm nhận trách nhiệm 
III/ các phương pháp/ kĩ thuật dạy dọc tích cực:
-Trải nghiệm
-Trình bày 1 phút
-Đóng vai
IV/ Phương tiện dạy học::
- Tranh minh họa.
V/ Tiến trình dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài củ: 
- Gọi 2 HS kể chuyện về mộy cuộc du lịch hoặc cắm trại mà em được tham gia.
- Nhận xét, ghi điểm 10 cho HS kể đúng nội dung truyện, có tình tiết hay và sinh động.
B. Bài mới:
1. Khám phá: 
- Giắc Lơn - đơn là mọt nhà văn nổi tiếng của Mĩ với nhiều tác phẩm nổi tiếng. Hôm nay các em sẽ nghe kể một đoạn trích từ chuyện Khát vọng sống. Khát vọng sống của con người như thế nào ? các em hãy lắng nghe cô giáo kể chuyện.
2. Kết nối:
a. GV kể chuyện :
- Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ và đọc nội dung mỗi bức tranh.
- Kể lần 1.
- Kể lần 2 kết hợp chỉ tranh minh hoạ.
- Kể lần 3 kết hợp hỏi để HS tái hiện nội dung truyện.
+ Các câu hỏi :
? Giôn bị bỏ rơi trong hoàn cảnh nào ?
? Chi tiết nào cho thây Giôn rất cần sự giúp đỡ ?
? Giôn đã cố gắng như thế nào khi bị bỏ lại một mình như vậy ?
? Anh phải chịu những đau đớn, khổ cực ntn ?
? Anh đã làm gì khi bị gấu tấn công ?
? Tại sao anh không bị sói ăn thịt ?
? Nhờ đâu Giôn đã chiến thắng được con sói ?
? Anh được cứu sống trong tình cảnh ntn ?
? Theo em nhờ đâu Giôn có thể sống sót ?
3. Luyện tập :
b. Kể trong nhóm:
- Chia lớp thành các nhóm nhỏ, yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm và tao đổi về ý nghĩa của câu chuyện.
c. Kể trước lớp:
- GV tổ chức cho HS thi kể.
- HS nghe kể hỏi :
? Chi tiết nào trong chuyện làm cho bạn xúc động ? 
? Vì sao Giôn có thể chiến thắng được mọi khó khăn ?
? Bạn học tập ở anh Giôn điều gì ?
? Câu chuyện muốn nói gì với mọi người ?
- Nhận xét, ghi điểm.
4. Vận dụng
? Câu chuyện ca ngợi ai ? Ca ngợi điều gì ?
? Câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì ?
=> GVKL : Nhờ tình yêu cuộc sống khát vọng sống của con người có thể chiến thắng được mọi gian khổ, khó khăn cho dù đó là kẻ thù, sự đói khát, thú dữ.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò: Về nhà kể chuyện cho người thân nghe.
- 2 HS thực hiện yêu cầu.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc đề bài.
- HS lắng nghe.
-> Giôn bị bỏ rơi giữa lúc bị thương, anh mệt mỏi vì nhưng gian khổ đã qua.
-> Giôn gọi bạn như một người tuyệt vọng
-> Anh ăn quả dại, ăn cá sống để sống qua ngày.
-> Anh bị con chim đâm vào mặt, đói xé ruột gan làm cho đầu óc mụ mẫn, anh phải ăn cá sống.
-> Anh không chạy mà đứng im vì biết rằng chạy gấu sẽ đuổi theo và ăn thịt nên anh đã thoát chết.
-> Vì nó cũng đói lả, bị bệnh và sắp chết vì rất yếu ớt.
-> Nhờ nỗ lực, anh dùng chút sức lực còn lại của mình để bóp lấy hàm con sói.
-> Anh được cứu sống khi có thể bò được trên mặt đất như một con sâu.
-> Nhờ khát vọng sống, yêu cuộc sống mà Giôn cố gắng vượt qua mọi khó khăn để tìm sự sống.
- HS kể chuyện trong nhóm.
- 3 HS thi kể trước lớp.
- HS trả lời.
- Nhận xét nội dung chuyện và cách kể của bạn.
+ Ca ngợi con người với khát vọng sống mãnh liệt đã vượt qua đói, khát, chiến thắng thú dữ, chiến thắng cái chết.
+ Câu chuyện muốn khuyên chúng ta hãy cố gắng không nản chí trước mọi hoàn cảnh khó khăn.
TẬP ĐỌC
NGẮM TRĂNG - KHÔNG ĐỀ
(TÍCH HỢP BVMT, KNS, TTHCM)
I. Mục tiêu:
- Đọc rành mạch, trôi chảy. Bước đầu biết đọc diễn cảm bài thơ ngắn với giọng nhẹ nhàng, phù hợp nội dung.
- Hiểu ND (hai bài thơ ngắn):Nêu bật tinh thần lạc quan yêu đời, yêu cuộc sống, không nản trí trước khó khăn trong cuộc sống của Bác Hồ.(trả lời được các CH trong SGK; thuộc một trong hai bài thơ). 
- GDBVMT: GV giúp HS cảm nhận được nét đẹp trong cuộc sống gắn bó với môi trường thiên nhiên của Bác Hồ kính yêu..
* GDTTHCM: Cảm nhận tinh thần lạc quan yêu đời, yêu cuộc sống. của Bác Hồ
II. Kỹ năng sống cơ bản được giáo dục:
-Tự nhận thức: xác định giá trị cá nhân
-Ra quyết định
III/ các phương pháp/ kĩ thuật dạy dọc tích cực:
- Thảo luận chia sẻ
- Trình bày 1 phút.
- Trình bày ý kiến cá nhân
IV/ Phương tiện dạy học::
- Tranh minh họa.
- Bảng phụ phần luyện đọc.
V/ Tiến trình dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài củ: 
- Gọi 4 HS đọc bài theo hình thức phân vai truyện Vương quốc vắng nụ cười .
? Bài tập đọc muốn nói với em điều gì?
- Nhân xét, ghi điểm 
B. Bài mới:
1. Khám phá: 
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ về 2 bài thơ và hỏi : 
? Bức tranh vẽ về ai ? Em cảm nhận điều gì qua 2 bức tranh .
=> Giới thiệu : Bác Hồ, vị lãnh tụ vô vàn kính yêu của dân tộc ta ra đi nhưng tinh thần lạc quan, yêu đời của Người vẫn là tấm gương sáng cho mọi thế hệ noi theo. Hôm nay chúng ta sse học 2 bài thơ của Bác qua đó các em sẽ thấy Bác Hồ của chúng ta luôn lạc quan yêu đời, yêu cuộc sống bất chấp mội hoàn cảnh khó khăn.
2. Kết nối .
Bài Ngắm trăng
a. Luyện đọc :
- yêu cầu HS đọc bài thơ ( 1 HS đọc ).
- Gọi 1 HS đọc xuất sứ và chú giải .
- GV đọc mẫu
+ Giải thích : Cuộc sống của Bác trong tù rất thiếu thốn nhưng Bác vẫn yêu đời lạc quan hài hước. Chúng ta chưa thấy cảnh cực khổ thế này bao giờ
 Mỗi ngày nửa chậu nước nhà pha
 Rửa mặt, pha trà tự ý ta
Muốn để pha trà đừng rửa mặt
Muốn đem rửa mặt chớ pha trà.
- Yêu cầu HS đọc bài thơ
b. Tìm hiểu bài 
- Yêu cầu HS đọc thầm bài thơ
? Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh nào ?
? Hình ảnh nào nói lên sự gắn bó giữa Bác với trăng ?
? Qua bài thơ em học được điều gì ở Bác Hồ ?
? Bài thơ nới lên điều gì ?.
=> GVKL : Bài thơ nói về tình came của Bác với trăng trong hoản cảnh rất đặc biệt. Bác đang bị giam giữ trong ngục tù. Đây là nhà tù củ chính quyền Tưởng Giới Thạch ở Trung Quốc. Tuy bị giam cầm nhưng Bác vẫn ung dung ngắm trăng, xem trăng như một người bạn tâm tình. Qua đó thấy Bác rất lạc quan yêu đời và chúng ta hãy học tập những phẩm chất tốt đẹp của Bác.
c. Đọc diễn cảm và học thuộc lòng.
- Gọi HS đọc bài thơ.
- Treo bảng phụ có sẵn bài thơ
- GV đọc mẫu, đánh dấu chỗ ngắt nghỉ nhấn giọng.
 Trong tù không rượu / 
  Ngắm nhà thơ.
- Tổ chức cho HS đọc thuộc lòng bài thơ.
- Gọi HS đọc thuộc lòng từng dòng thơ
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng bài thơ.
- Nhận xét, ghi điểm.
Bài Không đề .
a. Luyện đọc :
- Yêu cầu 1 HS đọc bài thơ, 1 HS đọc phần chú giải.
- GV đọc mẫu. Chú ý giọng đọc ngân nga, thư thái, vui vẻ.
b. Tìm hiểu bài 
? em hiểu Chim ngàn như thế nào ?
? Bác Hồ sáng tác bài thơ này trong hoàn cảnh nào ?
=> Giảng : Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp tư năm 1946 đến 1954, Trung ương Đảng và Bác Hồ phải sống trong cảnh khó khăn gian khổ.
? Em hãy tìm những hình ảnh nói lên tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác trong hoàn cảnh đó.
? Em hình dung cảnh chiến khu như thế bào qua lời kể của Bác ?
? Bài thơ nói lên điều gì về bác ?
- GV ghi ý chính lên bảng
=> GVKL : Qua lời thơ của Bác ta không thấy cuộc sống vất vả khó khăn ở chiến khu mà chỉ thấy cảnh núi rừng chiến khu rất đẹp, thơ mộng giữa bộn bề việc nước, việc quân Bác vẫn sống rất bình dị, yêu đời, yêu trẻ.
c. Đọc diễn cảm và học thuộc lòng.
- Gọi HS đọc bài thơ.
- Treo bảng phụ có sẵn bài thơ
- GV đọc mẫu, đánh dấu chỗ ngắt nghỉ nhấn giọng.
 Đường non / khách tới / 
... dắt trẻ ra vườn tưới rau..
- Tổ chức cho HS đọc thuộc lòng bài thơ.
- Gọi HS đọc thuộc lòng từng dòng thơ
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng bài thơ.
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Luyện tập
? Qua 2 bài thơ em hiểu thêm điều gì về tính cách của Bác.
? Em học được điều gì ở Bác ? 
- GV chốt nội dung bài, nhắc nhở học sinh.
4, Vận dụng
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò: Học thuộc bài và nội dung; chuẩn bị bài sau.
- 4 HS thực hiện yêu cầu.
-> Bức tranh vẽ về Bác Hồ . Cả 2 bức tranh cho thấy Bác Hồ rất yêu đời.
- Lắng nghe
- 2 HS nối tiếp đọc thành tiếng. Cả lớp theo dõi.
- Lắng nghe.
- 3 HS đọc thành tiếng.
- HS đọc thầm và trao đổi nội dung bài thơ.
-> Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh bị tù đày. Ngồi trong nhf tù Bác ngắm trăng qua khe cửa.
-> Hình ảnh người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ. Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
-> Tinh thần lạc quan yêu đời ngay trong lúc khó khăn gian khổ.
-> Em học được ở Bác tình yêu thiên nhiên bao la.
* Bài thơ ca ngợi tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống, bất chấp mọi hoàn cảnh khó khăn của Bác.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng
- theo dõi GV đọc mẫu.
- 2 HS ngồi cùng bàn nhẩm học thuộc lòng.
- 3 lượt HS nhẩm đọc thuộc lòng tưng dòng thơ .
- Tổ chức cho HS thi đọc bài thơ.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng.
- Theo dõi GV đọc mẫu .
- Chim ngàn là chim rừng.
- Bác sáng tác bài thơ nay ở vùng chiến khu Việt Bắc trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Những từ ngữ cho biết : Đường non, rừng sâu quân đến, tung bay chim ngàn.
- Lắng nghe.
- Những hình ảnh nói lên tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác trong hoàn cảnh đó là : Đường non khcáhc tới hoa đầy, tung bay chim ngàn, xách bương, dắt trẻ ra vườn tưới rau.
* Bài thơ nói lên tinh thần lạc quan yêu đời, phong thái ung dung của Bác, cho dù cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng
-Theo dõi GV đọc mẫu.
- 2 HS ngồi cùng bàn nhẩm học thuộc lòng.
- 3 lượt HS nhẩm đọc thuộc lòng tưng dòng thơ.
- 4 HS đọc thuộc lòng bài thơ.
- Tổ chức cho HS thi đọc bài thơ.
- HS trả lời.
ĐỊA LÍ
BIỂN, ĐẢO VÀ QUẦN ĐẢO.
(TÍCH HỢP BVMT)
I. Mục tiêu:
- Nhận biết được vị trí của Biển Đông, một số vịnh, quận đảo, đảo lớn của Việt Nam trên bản đồ( lược đồ). Vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, đảo Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc.
- Biết sơ lược về vùng biển, đảo, quần đảo của nước ta: vùng biển rộng lớn với nhiều đảo và quần đảo .
- Kể tên một số hoạt động khai thác nguồn lợi chính của biển, đảo:
+ Khai thác khoáng sản: dầu khí,, cát trắng, muối.
+ Đánh bắt và nuôi trồng hải sản.
- HS khá, giỏi;
+ Biết Biển Đông bao bọc những phần nào đất liền của nước ta.
+ Biết vai trò của biển, đảo và quần đảo đối với nước ta: kho muối vô tận, nhiều hải sản khoáng sản quý, điều hoà khí hậu, có nhiều bãi biển đẹp, nhiều vũng, vịnh thuận lợi cho việc phát triển du lịch và phát triển cảng biển.
*GDBVMT mức độ tích hợp: bộ phận.GD ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, khai thác tài nguyên thiên nhiên ở biển, đảo, quần đảo: vùng biển nước ta có nhiều hải sản, khoáng sản, nhiều bãi tắm đẹp.
II. Chuẩn bị:
- Bản đồ Việt Nam. Tranh ảnh về biển đảo Việt Nam.
- Phiếu thảo luận.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
* Kiểm tra bài cũ:
- Treo bản đồ địa lí Việt Nam:
+ Hãy chỉ vị trí của thành phố Đà Nẵng và Trình bày những hiểu biết của em về thành phố Đà Nẵng?
- Nhận xét, ghi điểm.
* Giới thiệu bài:
- Dựa vào bản đồ giới thiệu nêu yêu cầu bài học và ghi tên bài .
HOẠT ĐỘNG 1: Vùng biển Việt Nam.
- Treo bản đồ địa lí VN, phát phiếu thảo luận.
- Gọi HS nêu yêu cầu thảo luận:
+ Chỉ trên bản đồ địa lí tự nhiên VN: Vị trí của biển Đông, vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan?
+ Nêu những giá trị mà biển Đông mang lại cho nứơc ta?
- Yêu cầu hs trao đổi theo nhóm.
- Yêu cầu các nhóm trình bày, bổ sung kết quả.
- Gọi hs lên chỉ bản đồ và trình bày toàn bộ nội dung thảo luận.
- Giới thiệu thêm về vai trò điều hoà khí hậu của biển Đông.
- GDBVMT: Cho học sinh biết vùng biển Hải Hà thuộc vịnh Bắc Bộ, vùng biển rộng có nhiều hải sản là điều kiện tốt để nuôi trồng và đánh bắt thuỷ, hải sản và phát triển khu công nghiệp cảng biển.
HOẠT ĐỘNG 2: Đảo và quần đảo.
+ Em hiểu đảo là gì? quần đảo là gì?
- Nêu yêu cầu thảo luận: Chỉ trên bản đồ các đảo và quần đảo chính của Việt Nam? (tìm theo các khu vực: Vịnh Bắc Bộ, Biển miền Trung, Biển phía Nam và Tây Nam)
- Hướng dẫn các nhóm thảo luận.
- Gọi các nhóm lần lượt trình bày, bổ sung theo từng vùng biển.
- Gọi 1 số em trình bày lại nội dung 2.
+ Hoạt động sản xuất chính của người dân những vùng đảo này là gì?
- Kết luận chung về vị trí vai trò của đảo và quần đảo nước ta. Gv giới thiệu cho HS biết vùng biển Hải Hà có đảo Cái Chiên, cuộc sống của người dân trên xã đảo chủ yếu khai thác và đánh bắt hải sản và trồng hoa màu. Ngoài ra còn có 1 số đảo nhỏ như đảo Miều, đảo Tọn...
- Gọi hs đọc ghi nhớ SGK.
HOẠT ĐỘNG 3: Trò chơi đố bạn
- Phổ biến luật chơi.
- Chia lớp thành 2 đội, luân phiên nêu câu đố và lời giải đáp.
- Tổ chức cho hs chơi.
- Tuyên dương đội thắng cuộc.
 HOẠT ĐỘNG KẾT THÚC
- Tổng kết bài. Nhận xét giờ học, dặn Hs
chuẩn bị bài sau: Khai thác khoáng sản và hải sản ở vùng biển Việt Nam. (đọc bài và trả lời câu hỏi cuối bài)
- 2 em trả lời. Lớp nhận xét.
- Quan sát, lắng nghe.
* Thảo luận nhóm.
- Quan sát.
- 1 em đọc.
- Thảo luận nhóm và trình bày kết quả:
+ Chỉ trên bản đồ địa lí tự nhiên VN: Vị trí của biển Đông, vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan ( 2-3 em)
+ Những giá trị mà biển Đông mang lại cho nứơc ta: Muối, khoáng sản ( dầu mỏ), hải sản, du lịch, cảng biển ...
- 2-3 em lần lượt trình bày, lớp nhận xét, bổ sung.
- 2 em trình bày.
* Thảo luận nhóm 4
- 2 em trả lời theo ý hiểu;
+ đảo là bộ phận đất nổi, nhỏ hơn những lục địa xung quanh, có nước biển và đại dương bao bọc.
+ Quần đảo là nơi tập trung nhiều đảo.
- Thảo luận và trình bày:
+ Vịnh Bắc Bộ: đảo Cái Bầu, Cát Bà, vịnh Hạ Long.
+ Biển miền Trung; Quần đảo Hoàng Sa, trường Sa, đảo Lý Sơn, Phú Quốc (Bình Thuận).
+ Biển phía Nam và Tây Nam: đảo Phú Quốc, Côn Đảo.
- 2-3 em trình bày.
+ đánh bắt hải sản, làm nước mắm, phát triển du lịch.
- 1-2 em đọc. Lớp đọc thầm.
* Hoạt động cả lớp
+ Chia lớp thành 2 đội, luân phiên nêu câu đố và lời giải đáp.
Đội 1:
1. Đảo nào là đảo đuôi rồng
Tiền tiêu Tổ quốc- Biển Đông sóng ngàn?
 ( Đảo Bạch Long Vĩ)
2.	 Đảo nào xưa ngục trần gian
Mấy đời đế quốc dã man nhốt tù?
 ( Đảo Côn Đảo)
Đội 2:
1. Vịnh nào sóng biếc mênh mông
Núi non giăng hàng ngàn ngọn gần xa
Kỳ quan vũ trụ chẳng ngoa
Năm châu khen ngợi, đúng là cảnh tiên?
 ( Vịnh Hạ Long)
2.	 Nơi nào có đảo Cô Tô
Năm xưa đã được Bác Hồ về thăm?
 ( Tỉnh Quảng Ninh)

Tài liệu đính kèm:

  • docLỊCH SỬ DIA LI KC TĐ.doc