I - MỤC ĐÍCH:
Mở rộng được một số từ ngữ thuộc chủ điểm Dũng cảm qua việc dùng từ cùng nghĩa, từ trái nghĩa (BT1); biết dùng từ theo chủ điểm để đặt câu hay kết hợp với từ ngữ thích hợp (BT2, BT3); biết được một số thành ngữ nói về lòng dũng cảm và đặt được 1 câu với thành ngữ theo chủ điểm (BT4, BT5).
II. CHUẨN BỊ:
- GV: SGK, bảng phụ viết bài tập 1, 3, 4.
- Từ điển trái nghĩa, đồng nghĩa TV.
- Giấy khổ to.
- HS: SGK, VBT.
.III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Môn: Luyện từ và câu Tuần: 26 Bài: MỞ RỘNG VỐN TỪ DŨNG CẢM Tiết: 52 (KTKN: 42, SGK: 83) I - MỤC ĐÍCH: Mở rộng được một số từ ngữ thuộc chủ điểm Dũng cảm qua việc dùng từ cùng nghĩa, từ trái nghĩa (BT1); biết dùng từ theo chủ điểm để đặt câu hay kết hợp với từ ngữ thích hợp (BT2, BT3); biết được một số thành ngữ nói về lòng dũng cảm và đặt được 1 câu với thành ngữ theo chủ điểm (BT4, BT5). II. CHUẨN BỊ: - GV: SGK, bảng phụ viết bài tập 1, 3, 4. - Từ điển trái nghĩa, đồng nghĩa TV. - Giấy khổ to. - HS: SGK, VBT. .III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Giáo viên Học sinh 1. Ổn định: 2. KTBC: - Gọi HS lên đóng vai - giới thiệu với bố mẹ bạn Hà về từng người trong nhóm đến thăm Hà bị ốm (BT3). - Nhận xét . 3. Bài mới: - Học bài: “MRVT: Dũng cảm”. Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu bài. - GV gợi ý: Từ gần nghĩa là những từ có nghĩa gần giống nhau. Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. - Nhận xét. Bài 2: (CHT) - Gọi HS đọc yêu cầu. - Gợi ý: Muốn đặt câu đúng phải nắm nghĩa của từ và xem từ ấy sử dụng vào trường hợp nào, nói về phẩm chất gì? của ai?. - Nhận xét. Bài 3: - Gọi HS yêu cầu bài. - Gợi ý: HS làm bằng bút chì vào SGK. - Hỏi: Để ghép đúng cụm từ chúng ta làm thế nào? - Nhận xét. Bài 4: - Gọi HS yêu cầu bài. - Gợi ý: HS cần nắm đựơc đúng nghĩa của thành ngữ. - GV nêu nghĩa của từng thành ngữ. + Ba chìm bảy nổi: sống phiêu dạt, long đong, chịu nhiều khổ sở, vất vả. + Vào sinh ra tử: trải qua nhiều trận mạc, đầy nguy hiểm, kề bên cái chết. + Cày sâu cuốc bẫm: làm ăn cần cù, chăm chỉ + Gan vàng dạ sắt: gan dạ, dũng cảm, không nao núng trước khó khăn nguy hiểm. + Nhường cơm sẻ áo: đùm bọc, giúp đỡ, nhường nhịn, san sẻ cho nhau trong khó khăn hoạn nạn + Chân lấm tay bùn: chỉ sự lao động vất vả, cực nhọc. Bài 5:(HS khá, giỏi). - Gọi HS đọc yêu cầu bài. - Dựa vào ý nghĩa của thành ngữ, HS đặt câu. - Nhận xét. 4. Củng cố - dặn dò: - Giáo dục HS biết sử dụng các từ đã học để tạo thành những cụm từ có nghĩa, hoàn chỉnh câu văn hoặc đoạn văn. - Nhận xét tiết học. Biểu dương những nhóm, cá nhân làm việc tốt. - Chuẩn bị bài: Câu khiến. - Thực hiện. - HS đọc yêu cầu. (CHT) - Thảo luận theo nhóm (sử dụng từ điển). - Các nhóm dán nhanh lên bảng. (HT) * Từ cùng nghĩa với dũng cảm: can đảm, can trường, gan dạ, gan góc, gan lì, táo bạo, bạo gan, anh hùng, anh dũng, quả cảm... * Từ trái nghĩa với từ dũng cảm: nhát, nhát gan, nhút nhát, hèn nhát, hèn mạt, hèn hạ, bạc nhược, nhu nhược,... - Đọc. (CHT) - Lần lượt từng HS nêu câu văn của mình. (CHT) + (HT) + Các chiến sĩ trinh sát rất gan dạ, thông minh. + Nó vốn nhát gan, không dám đi tối đâu. + Bạn ấy hiểu bài nhưng nhút nhát nên không dám phát biểu. + Cả tiều đội chiến đấu rất anh dũng. - HS đọc yêu cầu. (CHT) - Để ghép đúng cụm từ, em ghép lần lượt từng từ vào từng chỗ trống sao cho phù hợp nghĩa. (HT) - 3 HS gắn từ cần điền vào ô trống. (CHT) * Dũng cảm bênh vực lẽ phải. * Khí thế dũng mãnh. * Hi sinh anh dũng - HS đọc yêu cầu. (CHT) - HS trao đổi theo cặp làm bài. Phát biểu. (HT) * Vào sinh ra tử. * Gan vàng dạ sắt. - Vài em đặt câu. (HT) - Đọc. (CHT) - Thực hiện: (HT) VD: Chú bộ đội đã từng vào sinh ra tử nhiều lần. * Bộ đội ta là những con người gan vàng dạ sắt.
Tài liệu đính kèm: