Giáo án Môn: Luyện từ và câu - Tuần 21

Giáo án Môn: Luyện từ và câu - Tuần 21

I. Mục đích yêu cầu:

Kiến thức - Kĩ năng:

- Nhận biết được câu kể Ai thế nào? (nội dung ghi nhớ)

- Xác định được bộ phận chủ ngữ, vị ngữ trong câu kể tìm được (BT1, mục III); bước đầu viết được đoạn văn co dùng câu kể Ai thế nào? (BT2)

+ HS khá, giỏi: Viết được đoạn văn có dùng 2, 3 câu kể theo BT2.

Thái độ:

- Dùng đúng câu kể khi nói, viết.

II. Đồ dùng dạy học

- Bảng phụ viết đoạn văn ở phần nhận xét, các câu ở BT1 (phần LT)

III. Hoạt động dạy chủ yếu:

1.Ổn định lớp : (1) hát

2. Kiểm tra bài cũ: (5)

 - Kiểm tra 2 HS:

 +HS 1: Kể tên các môn thể thao mà em biết.

 +HS 2: Nêu câu tục ngữ đã học ở bài tập 4.

- GV nhận xét và cho điểm.

 

doc 28 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 857Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Môn: Luyện từ và câu - Tuần 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGÀY SOẠN:............ NGÀY DẠY:.....................	
TUẦN : 21 MÔN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT : 41 BÀI : CÂU KỂ AI THẾ NÀO?
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức - Kĩ năng:
- Nhận biết được câu kể Ai thế nào? (nội dung ghi nhớ)
- Xác định được bộ phận chủ ngữ, vị ngữ trong câu kể tìm được (BT1, mục III); bước đầu viết được đoạn văn co dùng câu kể Ai thế nào? (BT2)
+ HS khá, giỏi: Viết được đoạn văn có dùng 2, 3 câu kể theo BT2.
Thái độ:
- Dùng đúng câu kể khi nói, viết.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ viết đoạn văn ở phần nhận xét, các câu ở BT1 (phần LT)
III. Hoạt động dạy chủ yếu: 
1.Ổn định lớp : (1’) hát 
2. Kiểm tra bài cũ: (5’) 
 - Kiểm tra 2 HS:
 +HS 1: Kể tên các môn thể thao mà em biết. 
 +HS 2: Nêu câu tục ngữ đã học ở bài tập 4.
- GV nhận xét và cho điểm.
 3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi chú 
* Giới thiệu bài
HĐ1: Phần nhận xét (12’)
- Cho HS đọc yêu cầu của Bài tập 1, 2.
- GV yêu cầu HS đọc kĩ đoạn văn, dùng viết chì gạch dưới những từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của sự vật trong các câu ở đoạn văn vừa đọc.
- Cho HS làm việc. Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
* Bài tập 3: 
- Cho HS đọc yêu cầu của BT.
- Cho HS làm bài. 
-GV đưa những câu văn đã viết sẵn trên giấy khổ to trên bảng lớp cho HS nhìn lên bảng đọc và trả lời miệng.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
* Bài tập 4: 
- Cho HS đọc yêu cầu của BT.
- Cho HS làm việc. GV đưa lên bảng lớp những câu văn đã chuẩn bị trước trên giấy.
- Cho HS trình bày.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng
* Bài tập 5: 
- Cho HS đọc yêu cầu của BT.
- Cho HS làm bài. - Cho HS trình bày.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
- Cho HS đọc lại phần ghi nhớ.
HĐ 2: Phần luyện tập (18’)
* Bài tập 1:
 - Cho HS đọc yêu cầu của BT.
- GV giao việc. Cho HS làm bài. 2 HS trình bày bài.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
* Bài tập 2:
 - Cho HS đọc yêu cầu BT 2.
- Cho HS làm bài. Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét và khen những HS làm bài hay.
-HS theo dõi.
- 2 HS đọc.
-HS theo dõi.
-HS làm việc. HS trình bày kết quả.
-HS theo dõi.
- 1 HS đọc.
-HS làm bài.
-HS nhìn lên bảng đọc và trả lời miệng.
-HS theo dõi.
-1 HS đọc.
-HS làm việc.
-HS trình bày.
-HS theo dõi.
-HS đọc yêu cầu của BT.
-HS làm bài. - Cho HS trình bày.
-HS theo dõi.
-3 HS đọc.
- HS đọc.
-HS làm bài. 2 HS trình bày bài.
-HS theo dõi.
-2 HS đọc.
- HS làm bài. HS trình bày kết quả.
-HS theo dõi.
+ HS khá, giỏi: Viết được đoạn văn có dùng 2, 3 câu kể theo BT2.
4.Củng cố: (3’) 
- Gọi 2 HS đọc ghi nhớ
- Nhận xét tiết học.
 5.Dặn dò: (1’)
 Điều chỉnh, bổ sung:
Ngày soạn:............ Ngày dạy:.....................
TUẦN : 21 MÔN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT : 42 BÀI : VỊ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI THẾ NÀO?
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Nắm được kiến thức cơ bản để phục vụ cho việc nhận biết vị ngữ trong câu kể Ai thế nào? (nội dung ghi nhớ)
Kĩ năng:
- Nhận biết và bước đầu tạo được câu kể Ai thế nào? Theo yêu cầu cho trước, qua thực hành luyện tập (mục III)
+ HS khá, giỏi: Đọc được ít nhất ba câu kể Ai thế nào? Tả cây hoa yêu thích (BT2 mục III)
Thái độ:
- Biết dùng đúng câu kể.
II. Đồ dùng dạy học
- 2 tờ giấy khổ to viết 6 câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn ở phần nhận xét; 1 tờ phiếu ghi lời giải câu hỏi 3.
- 1 tờ giấy khổ to viết 5 câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn ở BT, phần luyện tập.
III. Hoạt động dạy chủ yếu: 
1.Ổn định lớp : (1’) hát 
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
 -Gọi 2 HS đọc ghi nhớ tiết trước.
- GV nhận xét, ghi điểm.
 3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi chú 
*Giới thiệu bài
HĐ1: Phần nhận xét(12’)
* Bài tập 1 + 2:
 - Cho HS đọc yêu cầu BT và đọc đoạn văn (GV cho HS đánh thứ tự câu trong đoạn)
- GV giao việc: Các em có nhiệm vụ tìm các câu kể Ai thế nào? có trong đoạn văn.
- Cho HS làm việc, HS trình bày.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng
* Bài tập 3:
 - Cho HS đọc yêu cầu BT 3.
- GV treo bảng phụ. Cho HS làm bài.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
* Bài tập 4:
- Cho HS đọc yêu cầu của BT 4.
- GV giao việc. Cho HS làm bài .1HS lên bảng
- Cho HS trình bày kết quả bài làm.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
- Cho HS đọc ghi nhớ.
HĐ 2:Luyện tập(18’)
* Bài tập 1:
- Cho HS đọc yêu cầu BT1.
- Cho HS làm bài .1HS lên bảng
- GV chốt lại lời giải đúng
* Bài tập 2:
- Cho HS đọc yêu cầu của BT 2.
- Cho HS làm bài- Cho HS trình bày.
- GV nhận xét và khen những HS đặt câu đúng, hay.
-HS theo dõi.
-1 HS đọc. HS đọc thầm đoạn văn và đánh thứ tự câu.
-HS theo dõi.
- HS làm vào phiếu. Một số HS phát biểu.
-HS theo dõi.
-HS theo dõi.
- HS làm bài.
-HS theo dõi.
- 1 HS đọc, lớp lắng nghe.
- HS làm vào phiếu.1HS lên bảng. 
-HS trình bày kết quả bài làm.
-HS theo dõi.
-2 HS đọc.
- 1HS đọc.
- HS làm bài.1HS lên bảng
-HS sửa bài.
- HS đọc.
-HS làm bài- 4-5 HS trình bày.
-HS theo dõi.
+ HS khá, giỏi: Đọc được ít nhất ba câu kể Ai thế nào? Tả cây hoa yêu thích (BT2 mục III)
4.Củng cố: (3’) 
- Gọi 2 HS đọc ghi nhớ
- Nhận xét tiết học.
 5.Dặn dò: (1’) 
 - Dặn HS về nhà học thuộc ghi nhơ. Chuẩn bị bài sau.
 Điều chỉnh, bổ sung:
NGÀY SOẠN:............ NGÀY DẠY:.....................	
TUẦN: 22 MÔN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT : 43 BÀI : CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI THẾ NÀO?
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức - Kĩ năng:
- Hiểu được cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận chủ ngữ trong câu kể Au thế nào? (nội dung ghi nhớ)
- Nhận biết được câu kể Ai thế nào? Trong đoạn văn (BT1 mục III); viết được đoạn văn khoảng 5 câu, trong đó có câu kể Ai thế nào? (BT2)
+ HS khá, giỏi: Viết được đoạn văn có 2, 3 câu theo mẫu Ai thế nào? (BT2)
Thái độ:
- Biết dùng đúng câu kể.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn bài tập 1 nhận xét và luyện tập.
III. Hoạt động dạy chủ yếu: 
1.Ổn định lớp : (1’) hát 
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
 - Vị ngữ trong câu kể biểu thị điều gì? Do từ ngữ nào tạo thành?
 - Đặt 1 câu kể Ai thế nào? Có vị ngữ chỉ đặc điểm của sự vật.
 - GV nhận xét.
 3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi chú 
* Giới thiệu bài
HĐ1: Phần nhận xét. (12‘)
* 1: Treo bảng phụ lên bảng yêu cầu tìm các kể Ai thế nào? trong đoạn văn.
-HS làm việc nhóm 2.
- GV nhận xét kết luận các câu đúng:
1- 2- 4- 5 là các câu kể Ai thế nào?
* 2: GV yêu cầu HS xác định chủ ngữ của những câu vừa tìm được.
 GV gợi ý:Bằng cách đặt câu hỏi ở bộ phận vị ngữ ai, con gì, cái gì để tìm chủ ngữ.
- HS làm việc nhóm 2. 
-Gọi vài HS nêu. GV nhận xét và gạch dưới các từ ngữ làm chủ ngữ.
* 3: Chủ ngữ trong câu trên biểu thị nội dung gì? Chúng do những từ ngữ nào tạo thành
- GV cho HS trao đổi nhóm 2. 
- GV nhận xét, kết luận.
HĐ 2: Phần bài tập. (18’)
*Bài tập 1:
- Treo bảng phụ lên bảng - Yêu cầu đọc đoạn văn, tìm chủ ngữ các câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn.
- Gợi ý: Tìm câu kể Ai thế nào trước ghi vào vở bài tập rồi gạch một gạch dưới chủ ngữ.
- cho HS làm bài vào vở.1 HS lên bảng
- GV nhận xét chốt lại kết quả đúng 
*Bài 2: 
-Cho HS đọc yêu cầu bài 2
-GV cho HS làm vào vở.
-Gọi vài HS nêu bài làm.
- GV chấm bài, nhận xét.
- HS nhắc lại.
- 1 HS đọc bài.
- Thảo luận nhóm đôi, trình bày.
-HS theo dõi.
-HS theo dõi.
-HS theo dõi.
- HS đặt câu hỏi và nêu chủ ngữ theo nhóm 2.
-HS nêu.
-HS theo dõi.
- làm việc nhóm 2 ( phiếu) 
- 3 HS đọc ghi nhớ.
- 1 HS đọc đề bài.
-HS theo dõi.
- HS làm bài vào vở.1 HS lên bảng
-HS sửa bài.
-1 HS đọc.
- HS làm vào vở.
- HS nối tiếp đọc bài làm của mình để các bạn nhận xét.
-HS theo dõi.
+ HS khá, giỏi: Viết được đoạn văn có 2, 3 câu theo mẫu Ai thế nào? (BT2)
4.Củng cố: (3’) 
 - Chủ ngữ trong câu kể biểu thị điều gì? Do từ ngữ nào tạo thành?
- Nhận xét tiết học.
 5.Dặn dò: (1’) 
 - Chuẩn bị bài: Mở rộng vốn từ Cái đẹp
 Điều chỉnh, bổ sung:
NGÀY SOẠN:............ NGÀY DẠY:.....................	
TUẦN : 22 MÔN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT : 44 BÀI : MỞ RỘNG VỐN TỪ: CÁI ĐẸP
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức - Kĩ năng:
- Biết thêm một số từ ngữ nói về chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu, biết đặt câu với một số từ ngữ theo chủ điểm đã học (BT1, 2, 3); bước dầu làm quen với một số thành ngữ liên quan đến cái đẹp (BT4)
Thái độ:
- Sử dụng đúng từ ngữ khi nói, viết về cái đẹp.
GDMT (trực tiếp) Giáo dục HS biết yêu và quý trọng cái đẹp trong cuộc sống.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn bài tập 1 nhận xét và luyện tập.
III. Hoạt động dạy chủ yếu: 
1.Ổn định lớp : (1’) hát 
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
 - Chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào biểu thị nội dung gì, chúng do những từ ngữ nào tạo thành.
- GV nhận xét ghi điểm.
 3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi chú 
*Giới thiệu bài
HĐ1: Luyện tập.
*Bài 1: (8’)
- Treo bảng phụ lên bảng - 1 HS đọc bài- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4.
- Tìm các từ:
 a/ Thể hiện vẻ đẹp bên ngoài của con người : Mẫu:xinh đẹp. 
b/ Thể hiện nét đẹp trong tâm hồn, tính cách của con người:
Mẫu: thùy mị.
-Đại diện các nhóm trình bày.
- GV nhận xét bổ sung, tuyên dương nhóm tìm được nhiều  ... i 1 (8‘)
-Treo bảng phụ lên bảng.
- 1 HS đọc bài.
- Yêu cầu HS tìm câu kể Ai là gì? và nêu tác dụng của mỗi câu (dùng để giới thiệu hay nhận định)
- GV nhận xét, rồi cho HS ghi vào vở.
HĐ 2: Bài 2 (10’)
- 1 HS đọc bài.
- GV yêu cầu HS xác định xác định chủ ngữ – vị ngữ trong mỗi câu Ai là gì? em vừa tìm được.
- GV nhận xét - GV hướng dẫn HS xét từng câu để đi đến kết luận.
*Bài tập 3: (12’) 
-Treo bảng phụ lên bảng yêu cầu HS đọc đề
- Gợi ý: Viết 1 đoạn văn kể lại chuyện việc em và các bạn đến thăm Hà bị ốm.Trong đoạn văn có sử dụng câu kể Ai là gì?
- GV nhắc nhở HS trình bày rõ ràng, sạch đẹp, chấm câu đầy đủ 
-HS làm vào vở, 1 HS lên bảng.
- GV nhận xét sửa sai cho HS. GV chấm bài nhận xét.
- HS nhắc lại.
- 1 HS đọc bài.
- Thảo luận nhóm đôi trình bày. Nhóm bạn nhận xét.
-HS ghi vào vở.
- 1 HS đọc bài.
- Thực hiện vào vở. HS nối tiếp đọc bài làm của mình để các bạn nhận xét.
- Lớp theo dõi nhận xét
- 1 HS đọc.
-HS theo dõi.
-HS theo dõi.
-HS làm vào vở, 1 HS lên bảng.
-HS theo dõi.
4.Củng cố: (3’) 
- GD: Vận dụng câu kể Ai là gì ? khi nói hoặc viết văn.
5.Dặn dò: (1’) 
- Chuẩn bị bài: Mở rộng vốn từ: Dũng cảm.
- Nhận xét tiết học.
 Điều chỉnh, bổ sung:
NGÀY SOẠN:............ NGÀY DẠY:.....................	
TUẦN: 26 MÔN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT : 52 BÀI : MỞ RỘNG VỐN TỪ DŨNG CẢM
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức - Kĩ năng:
- Mở rộng được một số từ ngữ thuộc chủ điểm Dũng cảm qua việc dùng từ cùng nghĩa, từ trái nghĩa (BT1); biết dùng từ theo chủ điểm để đặt câu hay kết hợp với từ ngữ thích hợp (BT2, 3); biết được một số thành ngữ nói về lòng dũng cảm và đặt được một câu với thành ngữ theo chủ điểm (BT4, 5)
Thái độ:
- Vận dụng đúng vốn từ dũng cảm trong nói, viết.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn bài tập 1; 3; 4 SGK. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu: 
1.Ổn định lớp : (1’) hát 
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
 -Gọi 2 HS thực hành đóng vai- giới thiệu với bố mẹ bạn Hà về từng người trong nhóm đến thăm Hà bị ốm .
-GV nhận xét, cho điểm.
 3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi chú 
*Giới thiệu bài 
HĐ1: Bài 1 (8‘)
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu bai2.
-GV hướng dẫn mẫu.
-Yêu cầu HS làm việc nhóm 4.
-Cho đại diện các nhóm trình bày.
- GV chốt lời giải đúng:
+Từ cùng nghĩa với dũng cảm: gan dạ, anh hùng. gan góc
+Từ trái nghĩa với dũng cảm: nhút nhát, hèn nhát; nhát gan .
HĐ 2: Bài 2 (7’)
-Cho1 HS đọc đề bài
- GV nhắc HS : Đặt câu với 1 trong các từ vừa tìm được.chú ý đầu câu viết hoa cuối câu ghi dấu chấm.
- HS tự đặt câu vào vở.1 HS làm bảng phụ.
- GV nhận xét sửa sai cho HS
HĐ1: Bài 3 (7’) 
-Treo bảng phụ lên bảng, yêu cầu đọc đề bài.
- Thực hiện vào vở bài tập.- HS tự viết vào vở bài tập rồi đọc lên.
- Yêu cầu nhận xét. GV nhận xét.
HĐ1: Bài 4 (8’)
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài.
-Cho HS trao đổi nhóm 2. Đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác bổ sung
- GV nhận xét, giải nghĩa các thành ngữ.
- HS nhắc lại.
- 1 HS đọc bài.
-HS theo dõi.
- Thảo luận nhóm 4. 
- Đại diện các nhóm trình bày. Nhóm bạn nhận xét.
-HS theo dõi.
-1 HS đọc đề bài
-HS theo dõi.
- HS tự đặt câu vào vở.1 HS làm bảng phụ.
-HS theo dõi.
- 1 HS đọc đề bài.
- Thực hiện vào vở bài tập.- HS tự viết vào vở .2-3 HS đọc bài.
- Lớp theo dõi nhận xét
-1 HS đọc
- HS thảo luận nhóm đôi, trình bày. Nhóm bạn nhận xét
-HS theo dõi.
4.Củng cố: (3’) 
- Nêu 1 số từ cùng nghĩa và khác nghĩa với từ dũng cảm.
- GD: Vận dụng từ ngữ vào bài tập làm văn
5.Dặn dò: (1’) 
 - Chuẩn bị bài: Câu khiến. Nhận xét tiết học.
 Điều chỉnh, bổ sung:
NGÀY SOẠN:............ NGÀY DẠY:.....................	
TUẦN: 27 MÔN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT : 53 BÀI : CÂU KHIẾN
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Nắm được cấu tạo và tác dụng của câu khiến (nội dung ghi nhớ)
Kĩ năng:
- Nhận biết được câu khiến trong đoạn trích (BT1 mục III); bước đầu biết đặt câu khiến nói với bạn, với anh chị hoặc với thầy cô (BT3)
+ HS khá, giỏi: Tìm thêm được các câu khiến trong SGK (BT2 mục III); đặt được 2 câu khiến với 2 đối tượng khác nhau (BT3)
Thái độ: Sử dụng câu cầu khiến phù hợp trong giao tiếp.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ ghi BT1
III. Hoạt động dạy chủ yếu: 
1.Ổn định lớp : (1’) hát 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu những thành ngữ nói về lòng dũng cảm .
-GV nhận xét, cho điểm
 3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi chú 
* Giới thiệu bài
HĐ1: Phần nhận xét(12’)
* NX 1+2: 
- Cho HS đọc yêu cầu của NX 1+2.
- GV giao việc. - Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng 
Câu: Mẹ mời sứ giả vào đây cho con! dùng để nhờ mẹ. Cuối câu là dấu chấm than.
* NX 3:
 - Cho HS đọc yêu cầu của NX3.
- GV giao việc. - Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày.
- GV nhận xét và chốt lại: Những câu dùng để yêu cầu, đề nghị, nhờ vả,  người khác làm một việc gì đó thì gọi là câu khiến.
- Cho HS đọc nội dung cần ghi nhớ.
- Cho HS lấy VD.
HĐ 2: Phần luyện tập (18’)
* Bài tập 1: 
- Cho HS đọc yêu cầu của BT1.
- GV giao việc. - Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày kết quả bài làm.
- GV nhận xét và chốt lạikết quả đúng.
* Bài tập 2: 
- Cho HS đọc yêu cầu của BT2.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS đọc trước lớp các câu đã tìm.
- GV nhận xét, khen những HS đã tìm đúng cả 3 câu.
* Bài tập 3:
- Cho HS đọc yêu cầu của BT3.
- GV giao việc: Các em phải đặt được một câu khiến. Với bạn, phải xưng hô thân mật, với người trên phải xưng hô lễ phép.
- Cho HS làm bài. HS trình bày.
-GV sửa bài.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc.
- HS làm bài cá nhân.
- HS lần lượt phát biểu ý kiến. Lớp nhận xét.
-HS theo dõi.
- 1 HS đọc, lớp lắng nghe.
- HS làm bài theo cặp. Từng cặp nói, sau đó các em ghi lại câu nói của mình.
- 1 HS lên bảng viết.
-HS theo dõi.
- 3 HS đọc.
- 1 HS cho VD.
- 4 HS nối tiếp đọc yêu cầu.
- HS làm bài cá nhân(phiếu học tập)
- 4 HS lên bảng dùng phấn màu gạch dưới các câu khiến trong mỗi đoạn.
-HS theo dõi.
- 1 HS đọc, lớp lắng nghe.
 -HS làm bài.
- Một số HS lần lượt đọc.
-HS theo dõi.
-1HS đọc.
-HS theo dõi.
-1 HS lên bảng ï. HS làm vở.
-HS theo dõi.
+ HS khá, giỏi: Tìm thêm được các câu khiến trong SGK (BT2 mục III); đặt được 2 câu khiến với 2 đối tượng khác nhau (BT3)
4.Củng cố: (3’) 
-Gọi 2 HS đọc ghi nhớ- Nhận xét tiết học.
 5.Dặn dò: (1’) 
 - Yêu cầu HS về nhà học thuộc câu ghi nhớ.Chuẩn bị bài sau.
 Điều chỉnh, bổ sung:
NGÀY SOẠN:............ NGÀY DẠY:.....................	
TUẦN:27 MÔN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT : 54 BÀI : CÁCH ĐẶT CÂU KHIẾN
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Nắm được cách đặt câu khiến (nội dung ghi nhớ)
Kĩ năng:
- Biết chuyển câu kể thành câu khiến (BT1 mục III); bước đầu đặt được câu khiến phù hợp với tình huống giao tiếp (BT2); biết đặt câu với từ cho trước (hãy, đi, xin) theo cách đã học (BT3)
+ HS khá, giỏi: Nêu được tình huống có thể dùng câu khiến (BT4)
Thái độ: Biết cách đặt câu khiến đúng và phù hợp.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy chủ yếu: 
1.Ổn định lớp : (1’) hát 
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
 -Thế nào là câu khiến?
 - Đọc 3 câu khiến đã tìm được trong sách Tiếng Việt, Toán.
- GV nhận xét, cho điểm.
 3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi chú 
*Giới thiệu bài
HĐ1: Phần nhận xét(12’)
* NX 1: 
- Cho HS đọc yêu cầu NX1.
- GV giao việc: Các em chọn một trong các tình huống đã cho và chuyển câu kể thành câu khiến.
- Cho HS làm bài theo nhóm 4.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
a. Nhà vua / hãy / hoàn gươm lại cho Long Vương! 
b. Nhà vua hoàn gươm cho Long Vương/ đi! 
c. Xin ( Mong) / Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương. 
d. Thay đổi giọng điệu.
- Có mấy cách đặt câu khiến?
- Cho HS đọc nội dung cần ghi nhớ.
HĐ 2: Phần luyện tập (18’)
* Bài tập 1: 
- Cho HS đọc yêu cầu của BT1.
- Cho HS làm bài. GV phát 4 băng giấy cho 4 HS. - Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
* Bài tập 2: 
- Cho HS đọc yêu cầu BT2.
- Cho HS làm bài. Cho HS trình bày. 
- GV nhận xét 
* Bài tập 3: 
- Cho HS đọc yêu cầu BT.
- Cho HS làm bài - Cho HS trình bày.
- GV nhận xét, khen những HS đặt câu khiến đúng với 3 yêu cầu đề bài cho và nêu đúng các tình huống sử dụng câu khiến.
*Bài tập 4:(Học sinh khá, giỏi có thể làm)
 -Yêu cầu HS nêu tình huống dùng câu khiến.
-GV nhận xét, cho điểm.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm .
-HS làm bài theo nhóm 4.các nhóm trình bày.
-HS theo dõi.
- HS phát biểu.
-3 HS đọc nộâi dung ghi nhớ.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm theo.
- HS làm bài cá nhân. 4 HS làm bài trên bảng lớp. Lớp nhận xét.
-HS theo dõi.
- 1 HS đọc, lớp lắng nghe.
- HS làm bài cá nhân. HS lần lượt trình bày. Lớp nhận xét.
-HS theo dõi.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
- HS làm bài- HS lần lượt đọc câu mình đặt. Lớp nhận xét.
-HS theo dõi.
-HS khá, giỏi nêu.
-HS theo dõi.
+ HS khá, giỏi: Nêu được tình huống có thể dùng câu khiến (BT4)
4.Củng cố: (3’) 
- Gọi 2 HS đọc ghi nhớ - Nhận xét tiết học.
 5.Dặn dò: (1’) 
 - Dặn HS về nhà tìm một tin tức trên báo Nhi Đồng hoặc Thiếu Niên Tiền Phong để học tiết TLV sau.
 Điều chỉnh, bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • docluyen tu va cau 4 tuan 2127.doc