Giáo án môn Tiếng Việt 4 - Tuần học 35

Giáo án môn Tiếng Việt 4 - Tuần học 35

TẬP ĐỌC

Ôn tập cuối học kì 2 .( Tiết 1)

I. MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU.

1. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc thành tiếng kết hợp đọc hiểu : Học sinh đọc trôi chảy các bài tập đã học từ tuần 19 đến hết kì II, phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ/ phút; biết ngừng nghỉ sau các dấu câu; giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật và trả lời 1 – 2 câu hỏi về nội dung bài.

2. kiến thức: Biết lập bảng tổng kết về chủ ngữ, vị ngữ trong từng câu kiểu câu kể ( Ai là gì ? Ai làm gì ? Ai thế nào? để củng cố khắc sâu kiến thức về chủ ngữ, vị ngữ trong từng kiểu câu kể.

3.Thái độ : HS có ý thức tự giác ôn bài.

 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Phiếu ghi tên từng bài tập đọc, học thuộc lòng đã học từ tuần 19 - 34.

- Phiếu học tập to cho nội dung bài 2.

 

doc 8 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 573Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt 4 - Tuần học 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn 9/ 5 Tuần 35.
......*.*.*......
Thứ hai ngày 14 tháng 5 năm 2007
tập đọc
Ôn tập cuối học kì 2 .( Tiết 1)
I. Mục đích ,yêu cầu.
1. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc thành tiếng kết hợp đọc hiểu : Học sinh đọc trôi chảy các bài tập đã học từ tuần 19 đến hết kì II, phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ/ phút; biết ngừng nghỉ sau các dấu câu; giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật và trả lời 1 – 2 câu hỏi về nội dung bài.
2. kiến thức: Biết lập bảng tổng kết về chủ ngữ, vị ngữ trong từng câu kiểu câu kể ( Ai là gì ? Ai làm gì ? Ai thế nào? để củng cố khắc sâu kiến thức về chủ ngữ, vị ngữ trong từng kiểu câu kể.
3.Thái độ : HS có ý thức tự giác ôn bài.
 II. đồ dùng dạy học. 
- Phiếu ghi tên từng bài tập đọc, học thuộc lòng đã học từ tuần 19 - 34.
- Phiếu học tập to cho nội dung bài 2.
III/ các hoạt động dạy -học.
Giáo viên
Học sinh
1 Kiểm tra bài cũ.
Y/c HS đọc tên bài tơ, bài văn, kịch đã học từ tuần 11-17.
2. Bài mới. 
 a) Giới thiệu bài
- GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học.
 b) Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng.
-Y/c HS lên bốc thăm các bài tập đọc, học thuộc lòng, sau đó chuẩn bị 1-2 phút, rồi đọc bài.
- Y/c HS bốc bài và đọc các bài từ tuần 19 - 34
- GV kết hợp hỏi nội dung bài đã học.( Đặt câu hỏi về đoạn , nội dung bài hoặc nhân vật....)
- GV nhận xét đánh giá cho điểm.
 c) Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 2:
- Y/c HS nhớ lại đặc điểm của các kiểu câu kể. VN và CN trong từng kiểu câu kể.
-Y/c HS làm bài vào vở bài tập, đại diện chữa bài.
- GV gợi ý hướng dẫn HS hoàn thành bài .
- GV và HS cùng chữa lại bài.
3 . Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS ôn lại một số bài đã học để giờ sau kiểm tra tiếp
- Dặn HS xem trước kiến thức đã học về trạng ngữ.
-3- 4 em đọc tên bài.
-HS bốc bài và đọc bài rồi trả lời câu hỏi mà GV đưa ra. 
- Vài HS nêu lại.
- HS tự hoàn thành bài và đại diện chữa bài.
- HS tự làm bài theo nhóm, đại diện làm phiếu to để chữa bài.
soạn 10 / 5 Thứ ba ngày 15 tháng 5 năm 2007
Tập đọc
Ôn tập cuối học kì II ( Tiết 5 )
I. Mục đích yêu cầu.
1.Kĩ năng: Tiếp tục rèn kĩ năng đọc hiểu ở các bài tập đọc đã học và kiểm tra lấy điểm.
2.Kiến thức: Giúp HS hiểu bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ , cảm nhận được vẻ đẹp của những chi tiết , hình ảnh sống động; biết miêu tả một hình ảnh trong bài thơ.
3.Thái độ : HS có thái độ tự giác, chủ động ôn tập.Biết thể hiện thái độ tình cảm về cái hay của những câu thơ được học.
II. đồ dùng dạy học.
- Phiếu viết tên bài đọc như tiết 1.
II. các hoạt động dạy-học.
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ.
-Y/c HS chữa bài số 3 của giờ trước.
2 Bài mới.
a ) giới thiệu bài.GV nêu nội dung yêu cầu của tiết học.
b ) Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng.
-Y/c HS lên bốc thăm các bài tập đọc, học thuộc lòng , chuẩn bị 2-3 phút, rồi đọc.
- GV kết hợp hỏi nội dung bài.
- GV nhận xét đánh giá cho điểm.
c) Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 2: 
- Mời HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu của bài.
- Mời HS đọc bài thơ và nội dung các câu hỏi của bài rồi trả lời.
- Mời đại diện HS trả lời câu hỏi.
- GV tổng kết hệ thống lại nội dung từng câu.
3. củng cố dặn dò.
- GV nhận xét tiết học,biểu dương những em HS học tập tốt biết cảm nhận cái hay, cái đẹp của bài thơ.
-Y/c về nhà tiếp tục ôn để chuẩn bị kiểm tra cuối kì II.
- 2HS đại diện chữa bảng.
- HS làm việc cá nhân theo hướng dẫn của GV.
-Lớp nhận xét, bổ sung khi bạn đọc bài.
- 1em đọc , lớp theo dõi.
- HS đọc bài rồi trả lời từng câu hỏi, đại diện phát biểu.
Chính tả 
Ôn tập cuối kì II ( Tiết 6 ).
I. Mục đích ,yêu cầu.
1. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nghe- viết đúng chính tả 11 dòng đầu của bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ.
2. kiến thức: Củng cố kĩ năng viết đoạn văn tả người , tả cảnh dựa vào hiểu biết của em và những hình ảnh được gợi ra từ bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ.
3.Thái độ : HS có ý thức tự giác ôn bài, và rèn chữ giữ vở.
II. đồ dùng dạy học. 
III. các hoạt động dạy -học.
 Giáo viên Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ.
- HS đọc 11 dòng thơ của bài Trẻ con ở Sơn Mỹ.
2. Bài mới. 
 a) Giới thiệu bài.GV nêu mục đích yêu cầu của giờ học.
 b) Hướng dẫn HS nghe- viết.
- Y/c HS đọc thầm lại 11 dòng thơ và xem cách trình bày.
- Gv tổ chức cho HS luyện viết những từ khó ( Sơn Mỹ , chân trời, bết ...)
- GV đọc cho HS viết bài 
- Đọc cho HS soát lỗi và chữa bài.
- GV thu vở chấm chữa bài cho HS.
 c) Luyện tập .
- HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập 2;
+ Tả một đám trẻ đang chơi đùa hoặc đang chăn trâu, chăn bò.
+ Tả một buổi chiều tối hoặc một đêm yên tĩnh ở vùng biển hoặc một làng quê.
3 . Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét tiết học , biểu dương những em tích cực tham gia hoạt động.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.Luyện viết thường xuyên để rèn chữ giữ vở.
-3 HS đọc kết hợp trả lời câu hỏi.
- HS đọc cá nhân.
- HS luyện viết nháp và bảng lớp. 
- HS luyện viết bài vào vở.
- HS tự viết bài, đại diện hai em viết vào bảng nháp để chữa bài.
soạn 6 / 1 Thứ năm ngày 11 tháng 1 năm 2007
luyện từ và câu.
Ôn tập cuối kì I ( Tiết 3).
I. Mục đích yêu cầu.
1. Kĩ năng: Lập được bảng tổng kết vốn từ về môi trường.
2. Kiến thức:Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc HTL
3.Giáo dục HS có ý thức sử dụng đúng các từ ngữ trong chủ điểm đã học.
II. Đồ dùng dạy học.
-Phiếu to cho bài 2. III. Các hoạt động dạy học.
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ.
- 2. Bài mới.
a). Giới thiệu bài.
-GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học.
b) Giảng bài.
* HĐ1: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng.
- GV tiếp tục kiểm tra một số em còn lại và những em chưa đạt y/c.
*HĐ 2: Hướng dẫn HS làm bài tập 2. 
- Y/c HS đọc kĩ bài và thảo luận làm bài theo nhóm đôi.
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của đề bài.
- GV phát phiếu học tập cho từng nhóm và tờ giấy to để các nhóm làm và chữa bài.
- GV và HS cùng nhận xét kết luận.
- Củng cố lại các từ ngữ trong chủ đề môi trường.
 4. Củng cố, dặn dò.
-GV nhận xét tiết học, biểu dương những em học tốt.
-Y/c HS ôn bài và làm bài trong vở bài tập.
- HS bốc bài và đọc bài.
- 2 em đọc y/c của bài.
- HS làm việc theo nhóm, đại diện gắn bài, chữa bài trên bảng.
luyện từ và câu.
Ôn tập cuối học kì I ( Tiết 6).
I/ Mục đích yêu cầu.
1. Kĩ năng:HS tìm được các từ đồng nghĩa với từ đã cho, xác định được nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ. 
2. Kiến thức: Tiếp tục ôn luyện về từ đồng nghĩa, đại từ xưng hô, nghĩa gốc và nghĩa chuyển.
3. Thái độ: Bồi dưỡng cho HS ý thức dùng từ đúng theo nghĩa của nó.
II/ Đồ dùng dạy học.
III/ Các hoạt động dạy học.
Giáo viên 
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ.
- Thế nào là từ đồng nghĩa? cho VD.
2. Bài mới.
a.Giới thiệu bài.
-GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học
b. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài tập 2.HS đọc yêu cầu của bài tập 1.
- GV giúp HS nắm vững y/c của bài.
- Tổ chức cho HS Làm việc cá nhân.
- Y/c vài em đại diện trả lời.
- GVvà HS cùng chữa bài .
- Củng cố về đại từ xưng hô
3. Củng cố, dặn dò.
-GV nhận xét tiết học, biểu dương những em học tốt.
-Y/c HS ghi nhớ kiến thức đã học, chuẩn bị tốt cho kiểm tra cuối kì..
- 3 HS trả lời. Lớp theo dõi và nhận xét.
-HS đọc kĩ nội dung của bài thơ rồi tự làm và đại diện báo cáo kết quả. 
- 
Soạn 5/ 1 Thứ tư ngày 10 tháng 1 năm 2007
tập làm văn.
Ôn tập cuối học kì I ( Tiết 5).
I. Mục đích, yêu cầu.
1. Kĩ năng: HS biết viết một lá thư gửi người thân ở xa kể lại kết quả học tập, rèn luyện của em.
2. Kiến thức: Củng cố kĩ năng viết thư cho HS.
3. Thái độ: Thể hiện tình cảm , sự quan tâm của mình tới người thân ở xa.
II. Đồ dùng dạy học.
III. Các hoạt động dạy -học.
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ.
- Y/c HS nhắc lại cấu tạo thông thường của một bức thư.
2. Bài mới.
a).Giới thiệu bài.
- GV nêu mục đích ,yêu cầu của giờ học
b) Hướng dẫn HS viết thư.
- Y/c một vài HS đọc y/c của đề bài, đọc gợi ý SGK.
- GV nhắc nhở HS cách viết thư:
 + Cần viết chân thực, kể đúng những thành tích và cố gắng của em trong học kì I vừa qua, thể hiện được tình cảm với người thân.
c) HS viết thư vào giấy.
d) Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc bài và chữa bài.
- GV giúp HS bình chọn bài viết hay nhất.
3. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những em học tốt.
- Y/c các em về nhà tiếp tục tự ôn về văn viết thư.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- 1 em nhắc lại.
-2 HS đọc, lớp theo dõi SGK
- HS theo dõi và lắng nghe.
- HS tự viết thư vào giấy, viết đầy đủ một lá thư theo quy trình đã hướng dẫn, viết đúng chính tả.
- Một vài HS đại diện đọc bài, lớp theo dõi và nhận xét.
soạn 7 / 1 Thứ sáu ngày 12 tháng 1 năm 2007
tập làm văn.
Ôn tập cuối học kì I ( Tiết 8).
Đề bài: Em hãy tả một người thân đang làm việc, ví dụ: đang nấu cơm, khâu vá, làm vườn, đọc báo, xây nhà hay học bài...
I. Mục đích yêu cầu.
1. Kĩ năng. Rèn kĩ năng viết văn tả người đang làm việc có sử dụng cách so sánh và nhân hóa để câu văn sẽ gợi tả, gợi cảm.
2. Kiến thức: HS viết được một bài văn tả người bằng cảm xúc riêng của mình, làm nổi bật được ngoại hình cũng như hoạt động của người đó thông qua công việc.
3. Thái độ: HS thể hiện được tình cảm yêu mến người mình tả...
II. Đồ dùng dạy học.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ.
- HS nhắc lại bố cục của bài văn tả cảnh.
2. Bài mới.
a) Giới thiệu bài.
-GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học
b) Hướng dẫn HS luyện tập.
- HS đọc nội dung yêu cầu của đề bài.
- Xác định đối tượng miêu tả.
- GV hướng dẫn HS viết bài vào vở.
- Y/c 1 số em đại diện đọc bài trước lớp.
- GV và HS cùng bình chọn bài văn viết có ý riêng, ý mới, giàu cảm xúc.
3. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS ôn tập cho tốt và chuẩn bị bài sau.
-2 HS nhắc lại.
-2 HS đọc.Lớp theo dõi 
-3 HS đại diện trả lời .
- HS tự làm bài
- HS đại diện đọc bài để chữa bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docTV TUAN 35.doc