TẬP ĐỌC
TRANH LÀNG HỒ
SGK/ 88 TGDK:35’
I. Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tự hào.- Hiểu ý chính: Ca ngợi và biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đã sáng tạo ra những bức tranh dân gian độc đáo (TL được các câu hỏi 1, 2, 3).
- Giáo dục học sinh yêu thích và quý trọng làng nghề truyền thống.
II. ĐDDH: + GV: Tranh minh hoạ bài đọc. Một vài bức tranh làng Hồ.
+ HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động đầu tiên
- Giáo viên kiểm tra 2 – 3 học sinh bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Văn.
- Hội thi thổi cơm Đồng Văn bắt nguồn từ đâu? Hội thi được tổ chức như thế nào? Giáo viên nhận xét.
2. Hoạt động dạy học bài mới
Hoạt động 1: luyện đọc:
+ Mục tiêu: Giúp HS rèn đọc một số từ khó và đọc lưu loát bài văn
- Yêu cầu 1 học sinh đọc bài. - Giáo viên chia đoạn để luyện đọc.
- Đoạn 1: Từ đầu vui tươi. - Đoạn 2: Yêu mến mái mẹ.
- Đoạn 3: Còn lại. Học sinh luyện đọc nối tiếp theo đoạn.HS phát âm từ ngữ khó(Cá nhân ,đồng thanh).
- Học sinh luyện đọc nối tiếp theo đoạn.HS hiểu từ ngữ ở chú giải - HS luyện đọc theo cặp.
- Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
+ Mục tiêu: Giúp HS tìm hiểu nội dung và hiểu ý nghĩa của bài .
- Yêu cầu học sinh đọc từng đoạn.
- Tranh làng Hồ là loại tranh như thế nào?
- Kể tên 1 số tranh làng Hồ lấy đề tài từ cuộc sống làng quê VN.
- Kỹ thuật tạo màu trong tranh làng Hồ có gì đặc biệt?
- Yêu cầu học sinh đọc toàn bài và trả lời câu hỏi:
- Gạch dưới những từ ngữ thể hiện lòng biết ơn và khâm phục của tgiả đối với nghệ sĩ vẽ tranh L.Hồ?
Thứ ba ngày 20 tháng 3 năm 2012 TẬP ĐỌC TRANH LÀNG HỒ SGK/ 88 TGDK:35’ I. Mục tiêu: - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tự hào.- Hiểu ý chính: Ca ngợi và biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đã sáng tạo ra những bức tranh dân gian độc đáo (TL được các câu hỏi 1, 2, 3). - Giáo dục học sinh yêu thích và quý trọng làng nghề truyền thống. II. ĐDDH: + GV: Tranh minh hoạ bài đọc. Một vài bức tranh làng Hồ. + HS: SGK III. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động đầu tiên - Giáo viên kiểm tra 2 – 3 học sinh bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Văn. Hội thi thổi cơm Đồng Văn bắt nguồn từ đâu? Hội thi được tổ chức như thế nào? Giáo viên nhận xét. 2. Hoạt động dạy học bài mới Hoạt động 1: luyện đọc: + Mục tiêu: Giúp HS rèn đọc một số từ khó và đọc lưu loát bài văn Yêu cầu 1 học sinh đọc bài. - Giáo viên chia đoạn để luyện đọc. Đoạn 1: Từ đầu vui tươi. - Đoạn 2: Yêu mến mái mẹ. Đoạn 3: Còn lại. Học sinh luyện đọc nối tiếp theo đoạn.HS phát âm từ ngữ khó(Cá nhân ,đồng thanh). Học sinh luyện đọc nối tiếp theo đoạn.HS hiểu từ ngữ ở chú giải - HS luyện đọc theo cặp. Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. + Mục tiêu: Giúp HS tìm hiểu nội dung và hiểu ý nghĩa của bài . Yêu cầu học sinh đọc từng đoạn. Tranh làng Hồ là loại tranh như thế nào? Kể tên 1 số tranh làng Hồ lấy đề tài từ cuộc sống làng quê VN. Kỹ thuật tạo màu trong tranh làng Hồ có gì đặc biệt? Yêu cầu học sinh đọc toàn bài và trả lời câu hỏi: Gạch dưới những từ ngữ thể hiện lòng biết ơn và khâm phục của tgiả đối với nghệ sĩ vẽ tranh L.Hồ? Vì sao tác giả khâm phục nghệ sĩ dân gian làng Hồ? =>Giáo viên chốt: Yêu mến quê hương, nghệ sĩ dân gian làng Hồ đã tạo những bức tranh có nội dung sinh động, kỹ thuật tinh tế. Hoạt động 3: Rèn đọc diễn cảm. + Mục tiêu: Giúp HS Đọc diễn cảm toàn bài với giọng tươi vui, rành mạch thể hiện cảm xút trân trọng trước những bước tranh làng Hồ. Hướng dẫn đọc diễn cảm. Học sinh luyện đọc diễn cảm. Học sinh thi đua đọc diễn cãm. Thi đua 2 dãy.Giáo viên nhận xét + tuyên dương. 3. Hoạt động cuối cùng - Các nhóm Học sinh trao đổi tìm ý nghĩa bài. Yêu cầu học sinh kể tên 1 số làng nghề truyền thống. Học sinh nêu tên làng nghề: bánh tráng Phú Hoà Đông, gốm Bát Tràng, nhiếp ảnh Lai Xá. IV/ Phần bổ sung: CHÍNH TẢ CỬA SÔNG SGK/89 TGDK:35’ I. Mục tiêu: - Nhớ -viết đúng CT 4 khổ thơ cuối của bài Cửa sông. - Tìm được các tên riêng trong hai đoạn trích trong SGK, củng cố, khắc sâu qui tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài (BT2). - Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở. II. ĐDDH: + GV: Phiếu học tập, bút dạ. + HS: SGK và vở ghi. III. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động đầu tiên - HS nhặc lại quy tắcviết hoa tên riêng, tên địa lí nước ngoài và viết 2 tên người, tên địa địa lí nước ngoài. 2. Hoạt động dạy học bài mới Hoạt động 1: Giới thiệu bài: GV nêu mục đích,yêu cầu của tiết học Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nhớ- viết: + Mục tiêu: Giúp HS Nhớ – Viết đúng chính tả 4 khổ thơ cuối của bài thơ Cửa sông - 01 học sinh đọc yêu cầu của bài. - 01 học sinh đọc thuộc lòng 4 khổ thơ cuối. - Cả lớp lắng nghe và nhận xét. - Cả lớp đọc thầm 4 khổ thơ cuối của bài viết chính tả.HS gấp SGK,nhớ lại 4 khổ thơ - Học sinh tự nhớ, viết bài chính tả. - GV chấm chữa 7-10 bài –từng cặp đổi vở sóat lỗi cho nhau-GV nhận xét chung. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài tập. + Mục tiêu: Giúp HS Tiếp tục ôn tập quy tắc viết hoa tên người,tên địa lí nước ngoài; Làm đúng các bài tập, thực hành để củng cố, khắc sâu quy tắc. Bài 2: 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập, Học sinh làm việc cá nhân.gạch dưới các tên tìm,giải thích cách viết các tên riêng-GV phát phiếu cho 2 HS làm bài - HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến - GV mời 2HS làm bài trên phiếu, dán bài lên bảng lớp.Cả lớp và GV nhận xét,chốt ý đúng. 3. Hoạt động cuối cùng - Giáo viên ghi sẵn các tên người, tên địa lí. - Chuẩn bị: “Ôn tập kiểm tra”. - Nhận xét tiết học. IV/ Phần bổ sung: LUYỆN TỪ VÀ CÂU MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUYỀN THỐNG SGK/90 TGDK:35’ I. Mục tiêu: Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ về Truyền thống trong những câu tục ngữ, ca dao quen thuộc theo yêu cầu của BT1; điền đúng tiếng vào ô trống từ gợi ý của những câu ca dao, tục ngữ (BT2). *HS khá, giỏi thuộc một số câu tục ngữ, ca dao trong BT1, BT2. II. ĐDDH: + GV: Từ điển thơ, ca dao, tục ngữ Việt Nam. Phiếu học tập, bảng phụ. + HS: SGK và vở ghi III. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động đầu tiên Liên kết các câu trong bài bằng phép lược. Nội dung kiểm tra: Giáo viên kiểm tra 2 – 3 học sinh làm bài tập 3. 2. Giới thiệu bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Mở rộng vốn từ: Truyền thống. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập. + Mục tiêu: Giúp HS Mở rộng, hệ thống hoá, tích cực hoá vốn từ gắn với chủ điểm Nhớ nguồn và những nét tính cách truyền thống của dân tộc. Bài 1-1 học sinh đọc đề bài, cả lớp đọc thầm -Giáo viên phát phiếu cho các nhóm. Học sinh các nhóm thi đua làm trên phiếu, minh hoạ cho mỗi truyền thống đã nêu bằng một câu ca dao hoặc tục ngữ. Học sinh làm vào vở – chọn một câu tục ngữ hoặc ca dao minh hoạ cho truyèn thống đã nêu. Giáo viên nhận xét. Bài 2:Giáo viên phát phiếu đã kẻ sẵn bảng cho các nhóm làm báo. 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập.Cả lớp đọc thầm Học sinh làm việc theo nhóm.Đại diện mỗi nhóm dán kết quả bài làm lên bảng . –HS đọc kết quả, giải ô chữ: Uống nước nhớ nguồn. Giáo viên nhận xét.HS tiếp nối nhau đọc lại tất cả các câu ca dao,tục ngữ đã hòan chỉnh -Cả lớp làm vào vở bài tập. 3. Hoạt động cuối cùng - Học sinh tìm ca dao, tục ngữ về chủ đề truyền thống.( 2 dãy thi đua). - Giáo viên nhận xét + tuyên dương. - Chuẩn bị: “Liên kết các câu trong bài bằng phép nối”. - Nhận xét tiết học IV/ Phần bổ sung: KỂ CHUYỆN KỂ CHUYỆN CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA. I. Mục tiêu: - Tìm và kể được một câu chuyện có thật về truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam hoặc một kỉ niệm với thầy giáo, cô giáo. - Biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện. - Có ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc. II. ĐDDH: Một số tranh ảnh về tình thầy trò. III. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động đầu tiên HS Kể câu chuyện đã nghe, đã đọc. 2. Hoạt động dạy học bài mới Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh kể chuyện. + Mục tiêu: Giúp HS tìm hiểu đề tài định kể. 1 học sinh đọc yêu cầu đề, cả lớp đọc thầm. Giáo viên yêu cầu học sinh phân tích đề. Em hãy gạch chân những từ ngữ giúp em xác định yêu cầu đề ? Học sinh gạch chân từ ngữ rồi nêu kết quả. Giáo viên gạch dưới những từ ngữ quan trọng. 1 học sinh đọc gợi ý 1, cả lớp đọc thầm. 1 học sinh đọc gợi ý 2, cả lớp đọc thầm. Học sinh trao đổi nêu thêm những việc làm khác. 4 – 5 học sinh lần lượt nói đề tài câu chuyện em chọn kể. Học sinh làm việc cá nhân, các em viết ra nháp dàn ý câu chuyện mình sẽ kể. Giáo viên giúp học sinh tìm được câu chuyện của mình bằng cách đọc các gợi ý. Yêu cầu học sinh đọc gợi ý 3 – 4. Hoạt động 3: Kể chuyện + Mục tiêu: Giúp HS biết dựa vào dàn ý để kể. Từng học sinh nhìn vào dàn ý đã lập. Kể câu chuyện của mình trong nhóm. Đại diện các nhóm thi kể chuyện trước lớp. Cả lớp nhận xét.Giáo viên nhận xét. Yêu cầu cả lớp đọc tham khảo bài “Cô giáo lớp Một” Hoạt động 3: Thực hành trao đổi ý kiến về câu chuyện. + Mục tiêu: Giúp HS cảm nhận được câu chuyện của bạn và bình chọn chuyện hay. Các nhóm kể chuyện. Giáo viên uốn nắn, giúp đỡ học sinh. Bình chọn bạn kể hay. 3. Hoạt động cuối cùng Yêu cầu học sinh về nhà tập kể chuyện và viết vào vở. Chuẩn bị: Lớp trưởng lớp tôi - Nhận xét tiết học. IV/ Phần bổ sung: TẬP ĐỌC ĐẤT NƯỚC SGK/95 TGDK:35’ I. Mục tiêu: - Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng ca ngợi, tự hào. - Hiểu ý chính: Niềm vui và tự hào về một đất nước tự do (trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc lòng 3 khổ thơ cuối). - Học thuộc lòng bài thơ – Giáo dục HS lòng yêu quê hương đất nước. II.ĐDDH: + GV: Tranh minh họa bài đọc trong SGK. + HS: SGK III. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động đầu tiên Tranh làng Hồ. Giáo viên kiểm tra 2 – 3 học sinh. Kĩ thuật tạo màu tranh làng Hồ có gì đặc biệt? Vì sao tác giả khâm phục và biết ơn những nghệ sĩ dân gian làng Hồ? Giáo viên nhận xét, cho điểm. 2. Hoạt động dạy học bài mới Hoạt động 1: Luyện đọc. + Mục tiêu: Giúp HS phát âm đúng các từ khó và đọc lưu loát bài thơ 1 học sinh khá giỏi đọc bài.Cả lớp đọc thầm. Nhiều học sinh tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ.Nhắc học sinh chú ý:Ngắt giọng đúng nhịp thơ.Phát âm đúng từ ngữ. Nhiều học sinh tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ + hiểu từ ngữ ở phần chú giải. HS luyện đọc theo cặp-Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. + Mục tiêu: Giúp HS tìm hiểu nội dung bài và hiểu ý nghĩa của bài thơ Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi, tìm hiểu nội dung bài thơ. Yêu cầu 1 học sinh đọc khổ thơ 1 – 2 và trả lời câu hỏi: Hai khổ thơ đầu tả cảnh mùa thu ở đâu? - Đó là cảnh mùa thu nào? Học sinh đọc tiếp khổ thơ 2 – 3. Trả lời: Cảnh đất nước trong mùa thu được tả đẹp và vui như thế nào? Học sinh đọc tiếp khổ thơ 4 – 5. Hỏi: Lòng tự hào về đất nước thể hiện qua từ ngữ nào? Giáo viên chốt: Từ ngữ thể hiện niềm tự hào hạnh phúc về đất nước tự do. Hoạt động 3: Rèn đọc diễn cảm. + Mục tiêu: Giúp HS Đọc lưu loát,diễn cảm bài thơ với giọng trầm lắng,cảm hứng ca ngợi,tự hào về đất nước Hướng dẫn học sinh xác lập kỹ thuật đọc, nhấn giọng, ngắt nhịp. Cho học sinh thi đua đọc diễn cảm. Học sinh các nhóm thi đua đọc diễn cảm. Học sinh đọc thuộc lòng bài thơ. Học sinh các nhóm thảo luận rồi trình bày.Nhóm bạn nhận xét. 3. Hoạt động cuối cùng Yêu cầu HS trao đổi tìm nội dung, ý nghĩa bài thơ.Kể thêm tên cảnh đẹp đất nước mà em biết. Chuẩn bị: “Ôn tập”. Nhận xét tiết học IV/ Phần bổ sung: TẬP LÀM VĂN ÔN TẬP VỀ VĂN TẢ CÂY CỐI SGK/96 TGDK:35’ I. Mục tiêu: - Biết trình tự tả, tìm được các hình ảnh so sánh, nhân hoá tác giả đã sử dụng để tả cây chuối trong bài văn. - Viết được một đoạn văn ngắn tả một bộ phận của một cây quen thuộc. - Giáo dục học sinh lòng yêu mến cảnh vật thiên nhiên và say mê sáng tạo. II. ĐDDH: + GV: Giấy khổ to để học sinh các nhóm làm bài tập 1. + HS: SGK và vở ghi. III. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động đầu tiên - Giáo viên kiểm tra vở của học sinh cả lớp phần chuẩn bị. 2. Hoạt động dạy học bài mới Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới: Ôn tập về văn tả cây cối. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài 1. + Mục tiêu: Giúp HS Củng cố hiểu biết về văn tả cây cối:cấu tạo của bài văn miêu tả cây cối,trình tự miêu tả Bài 1: 2 học sinh tiếp nối nhau đọc nội dung bài tập 1. - Cả lớp đọc thầm.GV dán lên bảng 2 tờ phiếu ghi những kiến thức cần ghi nhớ-1HS đọc lại - Cả lớp đọc thầm,suy nghĩ làm bài trả lời lần lượt các câu hỏi. - HS dán phiếu lên bảng,trình bày .Cả lớp nhận xét,bổ sung,chốt lại. Hoạt động 3: Làm bài 2 + Mục tiêu: Giúp HS biết được những biện pháp tu từ được sử dụng trong bài văn Bài 2: 1 học sinh đọc yêu cầu đề bài, cả lớp đọc thầm.Học sinh làm việc cá nhân Giáo viên nhắc học sinh chú ý học sinh chỉ chọn tả một bộ phận của cây. Nhiều học sinh đọc đoạn văn đã viết. Giáo viên nhận xét, cho điểm những đoạn văn viết tốt. Tổng hợp – Học sinh đọc đoạn văn, phân tích hay ® phân tích cái hay, cái đẹp. 3. Hoạt động cuối cùng Học sinh về nhà hoàn chỉnh đoạn văn viết lại vào vở. Nhận xét tiết học. IV/ Phần bổ sung: LUYỆN TỪ VÀ CÂU LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI BẰNG TỪ NGỮ NỐI SGK/ 97 TGDK:35’ I. Mục tiêu: - Hiểu thế nào là liên kết câu bằng phép nối, tác dụng của phép nối. Hiểu và nhận biết được những từ ngữ dùng để nối các câu và bước đầu biết sử dụng các từ ngữ nối để liên kết câu; thực hiện được yêu cầu của các BT ở mục III. - Có ý thức sử dụng phép nối để liên kết câu trong văn bản. II. ĐDDH: + GV: Bảng phụ viết sẵn đoạn văn ở bài tập 1. + HS: SGK và vở. III. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động đầu tiên MRVT: Truyền thống. Nội dung kiểm tra: Giáo viên kiểm tra vở của 2 học sinh: 2. Hoạt động dạy học bài mới Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới: Liên kết các câu trong bài bằng phép nối. Hoạt động 2: Phần nhận xét. + Mục tiêu: Giúp HS hiểu thế nào là liên kết câu bằng từ ngữ nối Bài 1: 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập, cả lớp đọc thầm. Học sinh làm việc cá nhân. Giáo viên treo bảng phụ đã viết sẵn đoạn văn. Gọi 1 học sinh lên bảng phân tích. Học sinh cả lớp nhận xét. Giáo viên nhận xét chốt lời giải đúng. Bài 2:Cả lớp đọc thầm, , suy nghĩ trả lời câu hỏi. Câu 2 dùng từ ngữ nào để biểu thị ý bổ sung cho câu 1? Câu 3 dùng từ ngữ nào để nêu kết quả của những việc được nối ở câu 1, câu 2? Giáo viên chốt lại: cách dùng từ ngữ có tác dụng để chuyển tiếp ý giữa các câu như trên được gọi là phép nối. Hoạt động 2: Phần Ghi nhớ. + Mục tiêu: Giúp HS khắc sâu kiến thức đã học về liên kết câu bằng phép nối. Vài học sinh đọc nội dung ghi nhớ trong SGK. Hoạt động 3: Luyện tập. + Mục tiêu: Giúp HS Biết tìm các từ ngữ có tác dụng nối trong đọan văn; biết sử dụng các từ ngữ nối để liên kết câu Bài 1: Gọi 1 HS đọc yêu cầu của đề bài. 1 học sinh đọc bài Qua những mùa hoa- cả lớp đọc thầm. - Học sinh trao đổi nhóm, gạch dưới những quan hệ từ hoặc từ ngữ có tác dụng chuyển tiếp, giải thích mối quan hệ nội dung giữa các câu, đoạn. - GV nhắc HS đánh số thứ tự các câu văn, yêu cầu các nhóm tìm phép nối trong 2 đoạn của bài văn. Bài 2:Yêu cầu học sinh chọn trong những từ ngữ đã cho từ thích hợp để điền vào ô trống. - Giáo viên phát giấy khổ to đã phô tô nội dung các đoạn văn của BT2 cho 3 học sinh làm bài. - Học sinh làm bài cá nhân, những em làm bài trên giấy làm xong dán kết quả bài làm lên bảng lớp và đọc kết quả. 3. Hoạt động cuối cùng Chuẩn bị: “Ôn tập” - Nhận xét tiết học. IV/ Phần bổ sung: Thứ năm ngày 22 tháng 3 năm 2012 TẬP LÀM VĂN TẢ CÂY CỐI ( Kiểm tra viết ) SGK/ 99 TGDK:35’ I. Mục tiêu: - Viết được một bài văn tả cây cối đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài), đúng yêu cầu đề bài; dùng từ, đặt câu đúng, diễn đạt rõ ý. - Giáo dục học sinh yêu quý cảnh vật xung quanh và say mê sáng tạo. II. ĐDDH: + GV: Tranh vẽ hoặc ảnh chụp môt số cây cối. + HS: SGK và vở ghi. III. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động đầu tiên Ôn tập văn tả cây cối. Giáo viên chấm 2 – 3 bài của học sinh. 2. Hoạt động dạy học bài mới Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới: Viết bài văn tả cây cối. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài. + Mục tiêu: Giúp HS xác định đề tài định tả và nhớ lại dàn ý bài văn tả cây cối. 1 học sinh đọc đề bài. Nhiều học sinh nói đề văn em chọn. 1 học sinh đọc gợi ý, cả lớp đọc thầm. Học sinh cả lớp dựa vào gợi ý lập dàn ý bài viết. 2 học sinh khá giỏi đọc dàn ý đã lập. Học sinh làm bài dựa trên dàn ý đã lập làm bài viết. Giáo viên nhận xét. Hoạt động 2: Học sinh làm bài. + Mục tiêu: Giúp HS viết được một bài văn tả cây cối có bố cục rõ ràng,đủ ý, thể hiện được những quan sát riêng; dùng từ, đặt câu đúng ; câu văn có hình ảnh,cảm xúc Giáo viên tạo điều kiện yên tĩnh cho học sinh làm bài. 3. Hoạt động cuối cùng - Yêu cầu học sinh về nhà chuẩn bị bài tiếp theo. Nhận xét tiết học. IV/ Phần bổ sung:
Tài liệu đính kèm: