LUYỆN TỪ VÀ CÂU
ÔN LUYỆN VỀ DẤU CÂU
( DẤU CHẤM, CHẤM HỎI, CHẤM THAN )
I. Mục tiêu:
- Tìm được các dấu chấm, chấm hỏi, chấm than trong mẩu chuyện (BT1); đặt đúng các dấu chấm và viết hoa những từ đầu câu, sau dấu chấm (BT2); sửa được dấu câu cho đúng (NT3).
- Có ý thức sử dụng đúng dấu câu trong văn bản.
II. ĐDDH:
+ GV: - Bút dạ + 2 tờ phiếu khổ to – mỗi tờ phô tô phóng to nội dung 1văn bản cùa các BT1– 2.- 3 tờ phiếu khổ to phô tô phóng to nội dung mẫu chuyện Tỉ số chưa được mở (văn bản của BT3).
+ HS: SGK và vở
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động đầu tiên GV nhận xét, rút kinh nghiệm về kết quả bài kiểm tra định kì giữa học kì 2 (phần Luyện từ và câu).
2. Hoạt động dạy học bài mới
Hoạt động 1: Nêu mục tiêu : Ôn tập về 3 loại dấu kết thúc câu. Đó là dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1,2
+ Mục tiêu: Giúp HS biết phát hiện ra dấu câu trong bài và nêu tác dụng của từng loại dấu câu.
+ Bài 1:1 học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Gợi ý 2 yêu cầu: (1) Tìm 3 loại dấu câu có trong mẩu chuyện, (2) Nêu công dụng của từng loại dấu câu.
- Dán giấy khổ to đã phô tô nội dung mẩu chuyện.
- Mời 1 học sinh lên bảng làm bài. Học sinh làm việc cá nhân.Cả lớp và GV sửa bài theo lời giải đúng.
+ Bài 2: Đọc yêu cầu của bài.Gợi ý đọc lướt bài văn.
- Phát hiện câu, điền dấu chấm.
- Học sinh trao đổi theo cặp.
- Điền dấu chấm vào những chỗ thích hợp.
- Viết hoa các chữ đầu câu.
- 1 học sinh lên bảng làm bài trên tờ phiếu đã phô tô nội dung văn bản.
- Cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Thứ ba ngày 10 tháng 4 năm 2012 LUYỆN TỪ VÀ CÂU ÔN LUYỆN VỀ DẤU CÂU ( DẤU CHẤM, CHẤM HỎI, CHẤM THAN ) I. Mục tiêu: - Tìm được các dấu chấm, chấm hỏi, chấm than trong mẩu chuyện (BT1); đặt đúng các dấu chấm và viết hoa những từ đầu câu, sau dấu chấm (BT2); sửa được dấu câu cho đúng (NT3). - Có ý thức sử dụng đúng dấu câu trong văn bản. II. ĐDDH: + GV: - Bút dạ + 2 tờ phiếu khổ to – mỗi tờ phô tô phóng to nội dung 1văn bản cùa các BT1– 2.- 3 tờ phiếu khổ to phô tô phóng to nội dung mẫu chuyện Tỉ số chưa được mở (văn bản của BT3). + HS: SGK và vở III. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động đầu tiên GV nhận xét, rút kinh nghiệm về kết quả bài kiểm tra định kì giữa học kì 2 (phần Luyện từ và câu). 2. Hoạt động dạy học bài mới Hoạt động 1: Nêu mục tiêu : Ôn tập về 3 loại dấu kết thúc câu. Đó là dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1,2 + Mục tiêu: Giúp HS biết phát hiện ra dấu câu trong bài và nêu tác dụng của từng loại dấu câu. + Bài 1:1 học sinh đọc yêu cầu của bài. Gợi ý 2 yêu cầu: (1) Tìm 3 loại dấu câu có trong mẩu chuyện, (2) Nêu công dụng của từng loại dấu câu. Dán giấy khổ to đã phô tô nội dung mẩu chuyện. Mời 1 học sinh lên bảng làm bài. Học sinh làm việc cá nhân.Cả lớp và GV sửa bài theo lời giải đúng. + Bài 2: Đọc yêu cầu của bài.Gợi ý đọc lướt bài văn. Phát hiện câu, điền dấu chấm. Học sinh trao đổi theo cặp. Điền dấu chấm vào những chỗ thích hợp. Viết hoa các chữ đầu câu. 1 học sinh lên bảng làm bài trên tờ phiếu đã phô tô nội dung văn bản. Cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1,2 + Mục tiêu: Giúp HS phát hiện lỗi dấu câu và biết cách chỉnh sửa + Bài 3: Học sinh đọc yêu cầu của bài tập ( Mẫu chuyện vui ) Gợi ý: Chú ý xem đó là câu kể, câu hỏi, câu cầu khiến hay câu cảm. Sử dụng dấu tương ứng. Dán 3 tờ phiếu đã viết sẵn nội dung mẩu chuyện lên bảng. Học sinh làm việc cá nhân. 3 học sinh lên bảng làm bài, trình bày kết quả.Cả lớp nhận xét.Sửa bài. 3. Hoạt động cuối cùng Nêu kiến thức vừa ôn Chuẩn bị: “Ôn tập về dấu câu (tt)”. Nhận xét tiết học IV/ Phần bổ sung : TẬP ĐỌC ( Bỏ không dạy) THUẦN PHỤC SƯ TỬ SGK/117 TGDK:40 I. Mục tiêu: - Đọc đúng các tên riêng nước ngoài; biết đọc diễn cảm bài văn.- Hiểu ý nghĩa: Kiên nhẫn, dịu dàng, thông minh là sức mạnh của người phụ nữ, giúp họ bảo vệ hạnh phúc gia đình (trả lời được các câu hỏi trong SGK). - Giáo dục học sinh tính kiên nhẫn dịu dàng và thông minh II. ĐDDH: +GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm. + HS: SGK III. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động đầu tiên: GV gọi 2 học sinh đọc chuyện Con gái, trả lời những câu hỏi SGK. 2. Hoạt động dạy học bài mới Hoạt động 1: Luyện đọc. + Mục tiêu: Giúp HS Đọc lưu loát bài văn với giọng đọc phù hợp với nội dung mỗi đọan -1học sinh đọc toàn bài văn.GV có thể chia làm 3 đoạn như sau để luyện đọc: *Đoạn 1: Từ đầu đến vừa đi vừa khóc. *Đoạn 2: Tiếp theo đến cho nàng chải bộ lông bờm sau gáy. *Đoạn 3: Còn lại. Một số học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn. -Yêu cầu cả lớp đọc thầm những từ khó trong SGK. - Một số học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn.Giúp các em học sinh giải nghĩa từ.HS luyện đọc theo cặp. Giáo viên đọc mẫu toàn bài 1 lần. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. + Mục tiêu: Giúp HS Hiểu được nội dung và nêu được ý nghĩa của truyện - Giáo viên là trọng tài, cố vấn. -Yêu cầu học sinh đọc lướt đoạn 1, trả lời các câu hỏi: - Ha-li-ma đến gặp vị tu sĩ để làm gì?Vị tu sĩ ra điều kiện như thế nào? - Thái độ của Ha-li-ma lúc đó ra sao?Vì sao Ha-li-ma khóc? -Yêu cầu 1 học sinh đọc thành tiếng đoạn 2. - Vì sao Ha-li-ma quyết thực hiện bằng được yêu cầu của vị ti sĩ? - Ha-li-ma đã nghĩ ra cách gì để làm thân với sư tử? - Ha-li-ma đã lấy 3 sợi lông bờm của sư tử như thế nào? - Vì sao gặp ánh mắt của Ha-li-ma, con sư tử đang giận dữ “bổng cụp mắt xuống, lẳng lặng bỏ đi”? -Yêu cầu 2 HS đọc lời vị tu sĩ nói với Ha-li-ma khi nàng trao cho cụ ba sợi lông bờm của sư tử. - Theo em, điều gì làm nên sức mạnh của người phụ nữ? + GV: cái làm nên sức mạnh của người PN là trí thông minh, sự dịu hiền và tính kiên nhẫn. Hoạt động 3: Đọc diễn cảm + Mục tiêu: Giúp HS biết đọc diễn cảm bài văn với giọng đọc phù hợp với nội dung mỗi đoạn. - Giáo viên hướng dẫn học sinh biết đọc diễn cảm bài văn với giọng đọc phù hợp với nội dung mỗi đoạn, thể hiện cảm xúc ca ngợi Ha-li-ma – người phụ nữ thông minh, dịu dàng và kiên nhẫn. Lời vị tu sĩ đọc từ tốn, hiền hậu. - Giáo viên đọc mẫu 1 đoạn văn.HS luyện đọctheo cặp-HS đọc diễn cảm. Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đua đọc diễn cảm. 3. Hoạt động cuối cùng :HS tìm ý nghĩa câu chuyện - Chuẩn bị: “Bầm ơi”. -Nhận xét tiết học IV/ Phần bổ sung : CHÍNH TẢ ( Nghe viết ) CÔ GÁI TƯƠNG LAI SGK/118 TGDK:40’ I. Mục tiêu: - Nghe-viết đúng bài CT, viết đúng những từ ngữ dễ viết sai (VD: in-tơ-nét), tên riêng nước ngoài, tên tổ chức. - Biết viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng, tổ chức (BT2, 3). - Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở. II. Đồ dùng dạy học: + GV: Bảng phụ viết sẵn bài tập 2 và 3 + HS: Bảng con và SGK III. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động đầu tiên 2 HS viết lại tên các huân chương, danh hiệu,giải thưởng- Cả lớp viết vào giấy nháp. 1 học sinh nhắc lại quy tắc viết hoa tên huân chương, danh hiệu, giải thưởng. 2. Hoạt động dạy học bài mới Hoạt động 1: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh nghe – viết. + Mục tiêu: Giúp HS Nghe – viết đúng chính tả bài Cô gái tương lai -Giáo viên đọc toàn bài chính tả ở SGK. -Nội dung đoạn văn nói gì? HS đọc thầm bài và tìm các tiếng dễ viết sai. -Giáo viên đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn trong câu cho học sinh viết. Học sinh soát lỗi theo từng cặp. -Giáo viên đọc lại toàn bài. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài. + Mục tiêu: Giúp HS Tiếp tục củng cố và rèn kĩ năng viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng, biết một số huân chương của nước ta. Bài 2:Giáo viên yêu cầu đọc đề. -Giáo viên gợi ý: Những cụm từ in nghiêng trong đoạn văn chưa viết đúng quy tắc chính tả, nhiệm vụ của các em nói rõ những chữ nào cần viết hoa trong mỗi cụm từ đó và giải thích lí do vì sao phải viết hoa.03 HS nối tiếp nhau lên bảng làm bài ,mỗi em sửa 2 cụm từ-giải thích-cả lớp nhận xét. -Giáo viên nhận xét, chốt. Bài 3:Giáo viên hướng dẫn học sinh xem các huân chương trong SGK dựa vào đó làm bài.HS làm trên phiếu-dán và trình bày-Cà lớp nhận xét. -Giáo viên nhận xét, chốt. 3. Hoạt động cuối cùng - Thi đua: Ai nhanh hơn? - Đề bài: Giáo viên phát cho mỗi học sinh 1 thẻ từ có ghi tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng. - Chuẩn bị: “Ôn tập quy tắc viết hoa (tt)”.- Nhận xét tiết học. IV/ Phần bổ sung : LUYỆN TỪ VÀ CÂU MỞ RỘNG VỐN TỪ: NAM VÀ NỮ SGK/ 120 TGDK:40’ I. Mục tiêu: - Biết một số phẩm chất quan trọng nhất của nam, của nữ (BT1, BT2). - Biết và hiểu được nghĩa một số câu thành ngữ, tục ngữ (BT3). ( Bỏ ) -Tôn trọng giới tính của bạn, không phân biệt giới tính. II. Đồ dùng dạy học: + GV: Giấy trắng khổ A4 đủ để phát cho từng học sinh làm BT1 b, c (viết những phẩm chất em thích ở 1 bạn nam, 1 bạn nữ, giải thích nghĩa của từ). + HS: Từ điển học sinh (nếu có). + SGK III. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động đầu tiên Kiểm tra 2 học sinh làm lại các BT2, 3 của tiết Ôn tập về dấu câu. 2. Hoạt động dạy học bài mới Hoạt động 1: GV giới thiệu : Mở rộng, làm giàu vốn từ gắn với chủ điểm Nam và Nữ. Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1 + Mục tiêu: Giúp HS biết tro đổi, tranh luận những phẩm chất tốt ở nam và nữ. Bài 1Tổ chức cho học sinh cả lớp trao đổi, thảo luận, tranh luận, phát biểu ý kiến lần lượt theo từng câu hỏi. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 2 + Mục tiêu: Giúp HS tìm ra được những phẩm chất tốt đẹp chung và riêng giữa nam và nữ. Bài 2: Học sinh đọc yêu cầu của bài.Cả lớp đọc thầm lại truyện “Một vụ đắm tàu”, suy nghĩ, trả lời câu hỏi.Học sinh phát biểu ý kiến. - Giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 3( Không làm) + Mục tiêu: Giúp HS phát hiện ra được những quan niệm đúng đắn và lạc hậu về nam và nữ ẩn chứa trong các câu tục ngữ, thành ngữ. - Giáo viên: Để tìm được những thành ngữ, tục ngữ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với nhau, trước hết phải hiểu nghĩa từng câu. - Học sinh nói cách hiểu từng câu tục ngữ. - Đã hiểu từng câu thành ngữ, tục ngữ, các em làm việc cá nhân để tìm những câu đồng nghĩa, những câu trái nghĩa với nhau. Nhắc học sinh chú ý nói rõ các câu đó đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với nhau như thế nào. - Yêu cầu học sinh phát biểu, tranh luận.Nhận xét nhanh, chốt lại. - Giáo viên chốt lại: đấy là 1 quan niệm hết sức vô lí, sai trái. 3. Hoạt động cuối cùng :Giáo viên mời 1 số học sinh đọc thuộc lòng các câu thành ngữ, tục ngữ. - Dặn:Học thuộc các câu thành ngữ, tuc ngữ, viết lại các câu đó vào vở. - Chuẩn bị: “Ôn tập về dấu câu: Dấu phẩy”. - Nhận xét tiết học IV/ Phần bổ sung : KỂ CHUYỆN KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC SGK/120 TGDK:40’ I. Mục tiêu: Lập dàn ý, hiểu và kể được một câu chuyện đã nghe, đã đọc (giới thiệu được nhân vật, nêu được diễn biến câu chuyện hoặc các đặc điểm chính của nhân vật, nêu được cảm nghĩ của mình về nhân vật, kể rõ ràng, rành mạch) về một người phụ nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài. - Cảm phục, học tập những đức tính tốt đẹp của nhân vật chính trong truyện. II. Đồ dùng dạy học: + GV:Một số sách, truyện, bài báo viết về các nữ anh hùng, các phụ nữ có tài - Bảng phụ viết đề bài . + HS: Sưu tầm các câu chuyện liên quan đến đề tài. III. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động đầu tiên 2 học sinh tiếp nối nhau kể lại chuyện Lớp trưởng lớp tôi, trả lời câu hỏi về ý nghĩa câu chuyện và bài học em tự rút ra. 2. Hoạt động dạy học bài mới Hoạt động 1: Giới thiệu:Trong tiết kể chuyện tuần trước các em đã nghe câu chuyện về một lớp trưởng nữ tài giỏi đã thu phục được sự tín nhiệm của các bạn nam. Trong tiết kể chuyện hôm nay, các em sẽ tự kể những chuyện đã nghe, đã đọc về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài. Chúng ta sẽ xem ai là người đã chuẩn bị trước ở nhà nội dung kể chuyện và kể hay nhất trong tiết học này. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu đề bài. 1 học sinh đọc đề bài. + Mục tiêu: Giúp HS Biết kể tự nhiên ,bằng lời của mình 1 câu chuyện đã nghe, đã đọc về 1 nữ anh hùng hoặc 1 phụ nữ có tài. - Giáo viên gạch dưới những từ ngữ cần chú ý: Kể một chuyện em đã nghe, đã đọc về một nữ anh hùng, hoặc một phụ nữ có tài giúp học sinh xác định đúng yêu cầu của đề, tranh kể chuyện lạc đề tài. - 1 học sinh đọc thành tiếng toàn bộ phần Đề bài và Gợi ý 1.Cả lớp đọc thầm lại. - Học sinh nêu tên câu chuyện đã chọn (chuyện kể về một nhân vật nữ của Việt Nam hoặc của thế giới, truyện em đã đọc, hoặc đã nghe từ người khác).1 học sinh đọc Gợi ý 2, đọc cả M: (kể theo cách giới thiệu chân dung nhân vật nử anh hùng La Thị Tám.) - 1 học sinh đọc Gợi ý 3, 4. - 2, 3 học sinh khá, giỏi làm mẫu – giới thiệu trước lớp câu chuyện em chọn kể (nêu tên câu chuyện, tên nhân vật), kể diễn biến của chuyện bằng 1, 2 câu). Hoạt động 3: Trao đổi về nội dung câu chuyện. + Mục tiêu: Giúp HS Hiểu và biết trao đổi với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện - HS làm việc theo nhóm: từng học sinh kể câu chuyện của mình, sau đó trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - Đại diện các nhóm thi kể trước lớp. - Kết thúc chuyện, mỗi em đều nói về ý nghĩa chuyện, điều các em hiểu ra nhờ câu chuyện. - Cả lớp nhận xét.Cả lớp bình chọn người kể chuyện hay nhất, hiểu chuyện nhất. 3. Hoạt động cuối cùng Giáo viên nhận xét tiết học. -Yêu cầu học sinh về nhà tập kể lại câu chuyện các em đã tập kể ở lớp cho người thân (hoặc viết lại vào vở), chuẩn bị nội dung cho tiết Kể chuyện tuần 30. (Kể chuyện về một bạn nam hoặc một bạn nữ được mọi người quý mến). IV/ Phần bổ sung : TẬP ĐỌC TÀ ÁO DÀI VIỆT NAM SGK/122 TGDK:40’ I.Mục tiêu: - Đọc đúng từ ngữ, câu văn, đoạn văn dài; biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tự hào. - Hiểu nội dung, ý nghĩa: Chiếc áo dài Việt Nam thể hiện vẻ đẹp dịu dàng của người phụ nữ và truyền thống của dân tộc Việt Nam (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3). II. Đồ dùng dạy học: + GV: Tranh minh họa Thiếu nữ bên hoa huệ trong SGK. Thêm tranh, ảnh phụ nữ mặc áo dài tứ thân, năm thân. + HS: SGK III.Các họat động dạy học: 1. Hoạt động đầu tiên HS đọc lại bài Thuần phục sư tử + Trả lời câu hỏi về bài đọc 2. Hoạt động dạy học bài mới . Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Họat động 2: Luyện đọc. + Mục tiêu: Giúp HS Đọc lưu loát bài văn. - 1HS đọc cả bài:GV cho HS xem tranh- GV chia đoạn 4 đọan ( Mỗi lần xuống dòng là 1đọan ) Lượt 1: 4 HS đọc nối tiếp bài + Sửa phát âm, ngắt nghĩ giọng. Lượt 2: 4 HS đọc nối tiếp bài + GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa những từ ngữ khó đọc chú giải. - HS luyện đọc theo cặp - 1 HS đọc lại – GV đọc diễn cảm bài văn (giọng nhẹ nhàng, cảm hứng ca ngợi, tự hào) Hoạt động 3: Tìm hiểu bài: + Mục tiêu: Giúp HS hiểu được nội dung bài văn - HS đọc thầm, đọc lướt bài trả lời các câu hỏi sau: Chiếc áo dài có vai trò thế nào trong trang phục của người phụ nữ Việt Nam xưa? Chiếc áo dài tân thời có gì khác chiếc áo dài cổ truyền ? Vì sao áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam ? Em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của người phụ nữ trong tà áo dài? Họat động 4: Đọc diễn cảm: + Mục tiêu: Giúp HS Đọc lưu loát , diễn cảm toàn bài với giọng đọc nhẹ nhàng, cảm hứng ca ngợi , tự hào về chiếc áo dài VN - Một tốp 4 HS tiếp nối nhau luyện đọc điễn cảm bài văn. - GV giúp HS đọc thể hiện đúng nội dung từng đọan. - Cả lớp luyện đọc điễn cảm đọan: Phụ nữ Việt Namthanh thoát hơn. + HS tìm từ nhấn giọng- ngắt nghỉ + GV đọc mẫu- HS luyện đọc theo cặp- HS thi đọc diễn cảm – bình chọn HS đọc hay. 3. Hoạt động cuối cùng HS nhắc lại nội dung của bài văn. GV nhận xét tiết học Dặn: Chuẩn bị bài: Công việc đầu tiên IV/ Phần bổ sung : TẬP LÀM VĂN ÔN TẬP VỀ VĂN TẢ CON VẬT SGK/123 TGDK:40’ I. Mục tiêu: - Hiểu cấu tạo, cách quan sát và một số chi tiết, hình ảnh tiêu biểu trong bài văn tả con vật (BT1). - Viết được đoạn văn ngắn tả con vật quen thuộc và yêu thích. - Giáo dục học sinh lòng yêu thích học văn. Có ý thức bảo vệ các con vật. II. Đồ dùng dạy học: + GV: Tờ phiếu cấu tạo 3 phần của bài văn tả con vật - 1 tờ giấy khổ to viết lời giải BT1a - Tranh, ảnh 1 vài con vật. + HS: SGK và sổ tay làm văn. III. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động đầu tiên + GV gọi 2,3 HS đọc đọan văn hoặc bài văn về nhà mà các em viết lại cho hay hơn (tiết trước) 2. Hoạt động dạy học bài mới Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập 1 + Mục tiêu: Giúp HS củng cố hiểu biết về văn tả con vật (cấu tạo của bài văn tả con vật, nghệ thuật quan sát và các giác quan được sử dụng khi quan sát, những chi tiết miêu tả, biện pháp nghệ thuật- so sánh sánh hoặc nhân hóa) Bài tập 1: (Làm miệng, thực hành nhanh) - 2 HS tiếp nối nhau đọc nội dung của bài tập1 - GV dán lên bảng tờ phiếu cấu tạo 3 phần của bài văn tả con vật, 1 HS đọc lại. - Cả lớp đọc thầm lại bài Chim họa mi hót, suy nghĩ, tự làm bài (theo cặp) - HS thực hiện lần lượt các yêu cầu BT. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập 2 + Mục tiêu: Giúp HS viết được đọan văn ngắn ( khỏang 5 câu ) tả hình dáng hoặc họat động của con vật mình yêu thích. Bài tập 2: HS đọc yêu cầu BT. GV nhắc HS lưu ý viết đọan văn tả hình dáng hoặc đọan văn tả họat động của con vật . - GV hỏi HS đã chuẩn bị như thế nào? Đã quan sát trước ở nhà 1 con vật để viết đọan văn. - HS nói sự chuẩn bị. - HS viết bài . - HS tiếp nối nhau đọc đọan văn. Cả lớp và GV nhận xét; GV chấm điểm những đọan viết hay. 3. Hoạt động cuối cùng GV nhận xét tiết học - Dặn : Viết đọan văn tả con vật chưa đạt về viết lại. - Chuẩn bị tả con vật mà em yêu thích. IV/ Phần bổ sung : LUYỆN TỪ VÀ CÂU ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU ( DẤU PHẨY) SGK/124 TGDK:40’ I. Mục tiêu: - Nắm được tác dụng của dấu phẩy, nêu được ví dụ về tác dụng của dấu phẩy (BT1). - Điền đúng dấu phẩy theo yêu cầu của BT2. - Có thói quen dùng dấu câu khi viết văn. II. Đồ dùng dạy học: + GV: Bút dạ, phiếu khổ lớn + HS: SGK III. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động đầu tiên - 2 HS làm bài tập 1,3 - MRVT: Nam và nữ ( mỗi em làm 1 bài. ) 2. Hoạt động dạy học bài mới Hoạt động 1: - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1 + Mục tiêu: Giúp HS biết được các tác dụng của dấu phẩy. Bài tập 1: 1 học sinh đọc đề bài.- GV dán lên bảng lớp tờ phiếu kẻ bảng tổng kết; giải thích yêu cầu của bài tập : Các em phải đọc kĩ 3 câu văn, chú ý các dấu phẩy trong mỗi câu văn. Sau đó, xếp đúng các VD vào ô thích hợp trong bảng tổng kết nói về tác dụng của dấu phẩy. - HS đọc từng câuvăn, suy nghĩ, làm bài vào vở - GV phát riêng bút dạ và phiếu cho 1 vài HS; nhắc những HS chĩ ghi vào ô trống tên câu văn a,b,c,(không cần viết lại câu văn) - Những HS làm bài trên phiếu dán lên bài lên bảng lớp, trình bày kết quả. - Cả lớp và GV nhận xét , kết luận lời giải đúng. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 2 + Mục tiêu: Giúp HS Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mẫu truyện đã cho Bài tập 2 : 01 HS giỏi đọc ND bài tập 2-GV nhấn mạnh 02 y.cầu của BT. - HS đọc thầm truyện kể về B.minh, điền dấu chấm hặc dấu phẩy vào ô trống . - GV phát phiếu riêng cho 2,3 HS. - những HS làm bài trên phiếu tiếp nối nhau trình bày kết quả . Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. - Cả lớp sửa bài trong vở -1,2 em đọc lại mẩu truyện - Nói nội dung câu truyện 3. Hoạt động cuối cùng - HS nhắc lại 3 tác dụng của dấu phẩy - GV nhận xét tiết học-Dặn HS nhớ kiến thức về dấu phẩy để sử dụng cho đúng. IV/ Phần bổ sung : Thứ năm ngày 12 tháng 4 năm 2012 TẬP LÀM VĂN TẢ CON VẬT ( KIỂM TRA VIẾT ) SGK/125 TGDK:40’ I. Mục tiêu: - Viết được một bài văn tả con vật có bố cục rõ ràng, đủ ý, dùng từ, đặt câu đúng. - Giáo dục học sinh yêu thích con vật xung quanh, say mê sáng tạo. II. Đồ dùng dạy học: + GV: Tranh vẽ hoặc ảnh chụp một số con vật + HS: vở. III. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động đầu tiên + Giáo viên kiểm tra học sinh chuẩn bị trước ở nhà nội dung cho tiết Viết bài văn tả một con vật em yêu thích – chọn con vật yêu thích, quan sát, tìm ý. 2. Hoạt động dạy học bài mới Hoạt động 1: - Giáo viên nêu mục đích cầu cần đạt của tiết học. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài. + Mục tiêu: Giúp HS nắm lại dàn bài của một bài văn tả loài vật. - 01 HS đọc đề bài và gợi ý. - GV nhắc HS: có thể dùng đọan văn hôm trước, viết thêm một số phần để hòan chỉnh bài văn hoặc có thể viết 01 bài văn tả con vật khác. Hoạt động 3: HS làm bài: + Mục tiêu: Giúp HS viết được 1 bài văn tả con vật có bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện được những quan sát riêng, dùng từ, đặt câu đúng: câu văn có hình ảnh, cảm xúc. - GV co học sinh làm bài – Nhắc học sinh trình bày rõ ràng – Chú ý lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp. 3. Hoạt động cuối cùng - GV nhận xét tiết học, dặn HS về nhà chuẩn bị ôn tập về tả cảnh IV/ Phần bổ sung :
Tài liệu đính kèm: