Giáo án môn Tiếng Việt 5 - Tuần 32

Giáo án môn Tiếng Việt 5 - Tuần 32

TẬP ĐỌC

ÚT VỊNH

 SGK/136 TGDK: 35’

I/ Mục tiêu:

- Biết đọc diễn cảm được một đoạn hoặc toàn bộ bài văn.- Hiểu nội dung: Ca ngợi tấm gương giữ gìn an toàn giao thông đường sắt và hành động dũng cảm cứu em nhỏ của Út Vịnh (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

- Giáo dục HS có ý thức thực hiện tốt ATGT

II/ Đồ dùng dạy học:

+ GV: Tranh minh họa bài đọc trong SGK.

+ HS: SGK

III/ Các họat động dạy học:

 1. Hoạt động đầu tiên 2 HS học thuộc lòng bài thơ Bầm ơi, trả lời câu hỏi về nội dung bài.

 2. Hoạt động dạy học bài mới

 Hoạt động 1: 1.Giới thiệu chủ điểm và bài học.

Hoạt động 2: Luyện đọc:

 + Mục tiêu: Giúp HS Đọc lưu loát bài văn

*01 HS đọc bài văn

- HS quan sát tranh minh họa trong SGK. GV chia đọan (04 đoạn: Đoạn 1: lên tàu; Đoạn 2 như vậy nữa; Đoạn 3 tàu hỏa đến; Đoạn 4 còn lại)

Lượt 1: 04 HS tiếp nối nhau đọc bài văn + sửa phát âm, ngắt nghỉ hơi.

Lượt 2: 04 HS tiếp nối nhau đọc bài + hiểu nghĩa từ nghữ ở chú giải.

HS luyện đọc theo cặp-01Hs đọc lại bài

 + GV đọc diễn cảm bài văn.

 

doc 8 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 500Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt 5 - Tuần 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	 	Thứ ba ngày 24 tháng 4 năm 2012 	 
TẬP ĐỌC
ÚT VỊNH
 SGK/136 	TGDK: 35’
I/ Mục tiêu: 
- Biết đọc diễn cảm được một đoạn hoặc toàn bộ bài văn.- Hiểu nội dung: Ca ngợi tấm gương giữ gìn an toàn giao thông đường sắt và hành động dũng cảm cứu em nhỏ của Út Vịnh (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- Giáo dục HS có ý thức thực hiện tốt ATGT
II/ Đồ dùng dạy học: 
+ GV: Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
+ HS: SGK
III/ Các họat động dạy học:
 1. Hoạt động đầu tiên 2 HS học thuộc lòng bài thơ Bầm ơi, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
 2. Hoạt động dạy học bài mới 
 Hoạt động 1: 1.Giới thiệu chủ điểm và bài học.
Hoạt động 2: Luyện đọc: 
 + Mục tiêu: Giúp HS Đọc lưu loát bài văn
*01 HS đọc bài văn
- HS quan sát tranh minh họa trong SGK. GV chia đọan (04 đoạn: Đoạn 1:  lên tàu; Đoạn 2như vậy nữa; Đoạn 3tàu hỏa đến; Đoạn 4 còn lại)
Lượt 1: 04 HS tiếp nối nhau đọc bài văn + sửa phát âm, ngắt nghỉ hơi. 
Lượt 2: 04 HS tiếp nối nhau đọc bài + hiểu nghĩa từ nghữ ở chú giải.
HS luyện đọc theo cặp-01Hs đọc lại bài 
 + GV đọc diễn cảm bài văn.
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài: 
+ Mục tiêu: Giúp HS Hiểu nội dung bài và ý nghĩa truyện
*HS đọc thầm, lướt, trả lời câu hỏi
- Đoạn đường sắt gần nhà Út Vịnh mấy năm nay thường có sự cố gì ?
- Út Vịnh đã làm gì để thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt ?
- Khi nghe thấy tiếng còi tàu vang lên từng hồi giuc giã, Út Vịnh nhìn ra đường sắt và đã thấy điều gì ? 
- Út Vịnh đã hành động như thế nào để cứu 2 em nhỏ đang chơi trên đường tàu ?
- Em học tập được ở Út Vịnh điều gì ? 
Hoạt động 4: Đọc diễn cảm: 
+ Mục tiêu: Giúp HS Đọc lưu loát, diễn cảm đoạn văn từ: “ Thấy lạ.trong gang tấc ”
- 4 HS tiếp nối nhau đọc-Tìm giọng đọc cho từng bạn, GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc đoạn: Thấy lạ,  trong gang tấc 
 3. Hoạt động cuối cùng 
 - HS nhắc lại ý nghĩa của câu chuyện. 
- GV nhận xét tiết học
- Dặn: Chuẩn bị bài: Những cánh buồm.
IV/ Phần bổ sung :	
 CHÍNH TẢ	
 BẦM ƠI 	
 SGK/137 	TGDK: 35’
I/ Mục tiêu: 
- Nhớ-viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức các câu thơ lục bát.
- Làm được BT2, 3.
- Giáo dục HS có ý thức viết hoa đúng tên các cơ quan, đơn vị.
+BPHT: Cho HS yếu đọc lại đoạn viết và hỏi một số từ khó, từ cần viết hoa.
II/ Đồ dùng dạy học: 
+ GV: Bảng phụ ghi cách viết hoa các cơ quan, tổ chức, đơn vị 
+ HS: Vở ghi.
III/ Các hoạt động dạy học:
 1. Hoạt động đầu tiên 2 HS lên bảng viết các danh hiệu, giải thưởng, huy chương (BT3)
 2. Hoạt động dạy học bài mới 
 Hoạt động 1: GV nêu mục đích, yêu cầu cần đạt của tiết học.
 Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nhớ viết.
 + Mục tiêu: Giúp HS Nhớ viết đúng chính tả bài thơ Bầm ơi (14 dòng đầu) 
- GV nêu yêu cầu của BT; mời 1 HS đọc bài thơ Bầm ơi (14 dòng đầu) trong SGK . 
- Cả lớp theo dõi.
- HS xung phong đọc thuộc lòng bài thơ. Cả lớp lắng nghe và nhận xét. 
- Cả lớp đọc lại-Ghi nhớ những từ dễ viết sai. 
- HS nhớ lại và viết bài. 
- GV chấm chữa bài. Nêu nhận xét 
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả 
+ Mục tiêu: Giúp HS Tiếp tục củng cố và rèn kĩ năng viết hoa đúng các cơ quan, đơn vị.
BT2: HS đọc yêu cầu của BT, làm vào vở BT
- GV phát phiếu cho 3-4 HS. 
- HS làm trên phiếu dán bài trên bảng lớp, phân tích tên mỗi cơ quan, đơn vị thành các bộ phận cấu tạo ứng với các ô trong bảng. Cả lớp và Gv chữa bài, chốt lại.
- GV mở bảng phụ ghi nhớ-1 HS đọc. 
BT3: HS đọc yêu cầu BT3-sửa lại tên các cơ quan, đơn vị 
-HS phát biểu ý kiến. 1 HS sửa lại cho đúng . 
 3. Hoạt động cuối cùng 
 - GV nhận xét tiết học
 - Dặn: HS ghi nhớ cách viết hoa tên cơ quan, đơn vị.
IV/ Phần bổ sung :	
LUYỆN TỪ VÀ CÂU	 
ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU 
 ( DẤU PHẨY ) 
 SGK/138 	 TGDK: 35’
I/ Mục tiêu: 
- Sử dụng đúng dấu chấm, dấu phẩy trong câu văn, đoạn văn (BT1).
- Viết được đoạn văn khoảng 5 câu nói về hoạt động của HS trong giờ ra chơi và nêu được tác dụng của dấu phẩy (BT2).
- Giáo dục HS có ý thức sử dụng đúng dấu phẩy.
II/ Đồ dùng dạy học: 
+ GV: Giấy khổ to, bút dạ.
+ HS: SGK và vở
III/ Các hoạt động dạy học:
 1. Hoạt động đầu tiên 
 - GV viết lên bảng lớp 2 câu văn có dùng các dấu phẩy ( thể hiện cả 3 tính chất của dấu phẩy), kiểm tra 2 HS nêu tính chất của dấu phẩy trong từng câu.
 2. Hoạt động dạy học bài mới 
 Hoạt động 1: GV nêu mục đích, yêu cầu cần đạt của tiết học.
 Hoạt động 2: Thực hiện bài tập 1
 + Mục tiêu: Giúp HS Tiếp tục luyện tập sử dụng đúng dấu phẩy trong văn viết
 +Bài tập 1: 1HS đọc nội dung BT1- HS đọc bức thư đầu, trả lời:
Bức thư đầu là của ai?
1 HS đọc bức thư thứ 2, trả lời: Bức thư thứ 2 là của ai?
- HS đọc thầm lại mẩu chuyện vui dấu phẩy và dấu phẩy, điền dấu chấm, dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong 2 bức thư còn thiếu dấu. Sau đó viết hoa những chữ đầu câu 
- GV phát riêng bút dạ và phiếu đã viết nôi dung 2 bức thư cho 3-4 HS .
- HS làm trên phiếu trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại. 
-1 HS đọc lại mẩu chuyện vui-hỏi về khiếu hài hước của Bớt-na Sô.
Hoạt động 3: Thực hiện bài tập 2
+ Mục tiêu: Giúp HS Thông qua việc dùng dấu phẩy, nêu đuợc các tính chất của dấu phẩy
+Bài tập 2: 1 HS đọc yêu cầu BT; viết đoạn văn của mình trên nháp
-GV chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ. Phát phiếu cho các nhóm làm bài. Nhiệm vụ của nhóm: 
+Nghe từng HS trong nhóm đọc đoạn văn của mình , góp ý cho bạn.
+Chọn 1 đoạn văn đáp ứng tốt nhất yêu cầu của BT, viết đoạn văn đó vào giấy khổ to. 
+Trao đổi trong nhóm về tính chất của từng dấu phẩy trong đoạn văn. 
- Đại diện mỗi nhóm trình bày đoạn văn, nêu tính chất của từng dấu phẩy trong đoạn văn. 
- HS khác nhận xét – GV chốt lại ý đúng.
 3. Hoạt động cuối cùng 
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS xem lại kiến thức vể dấu hai chấm
 IV/ Phần bổ sung :	
 KỂ CHUYỆN 	
 NHÀ VÔ ĐỊCH 	
 SGK/139 	TDGK: 35’
I/ Mục tiêu: 
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện bằng lời người kể và bước đầu kể lại được toàn bộ câu chuyện bằng lời nhân vật Tôm Chíp.
- Biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
II/ Đồ dùng dạy học: 
+ GV: Tranh minh học chuyện trong sách giáo khoa.
- Ghi tên nhân vật (Chị Hà, Hưng tồ, Dũng béo, Tuấn Sứt, Tôm Chíp)
+ HS: SGK
III/ Các hoạt độnt dạy học:
 1. Hoạt động đầu tiên 1-2 HS kể về việc làm tốt của 1 người bạn.
 2. Hoạt động dạy học bài mới 
 Hoạt động 1:Nêu mục đích yêu cầu của tiết học
 Hoạt động 2: Giáo viên kể chuyện
 + Mục tiêu: Giúp HS nắm được nội dung câu chuyện
 + Giáo viên kể chuyện “Nhà vô địch” (2 hoặc 3 lần) 
- GV kể lần 1- mở bảng phụ giới thiệu tên các nhân vật trong chuyện 
- GV kể lần 2 + chỉ trianh minh họa .
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
+ Mục tiêu: Giúp HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện 
*1 HS đọc yêu cầu 1-GV yêu cầu HS quan sát từng tranh, suy nghĩ, kể lại cho bạn nghe
-HS kể-GV bổ sung, góp ý- cho điểm HS kể tốt.
*1 HS đọc yêu cầu 2,3-HS kể lại câu chuyện
-Từng cặp HS nhập vai nhân vật, kể cho nhau câu chuyện; trao đổi về chi tiết trong truyện., ý nghĩa. 
-HS thi kể truyện -cả lớp và GV nhận xét, bình chọn 
 3. Hoạt động cuối cùng 
 -GV nhận xét tiết học 
-Dặn: Về kể lại câu truyện và chuẩn bị bài tuần 33.
IV/ Phần bổ sung :	
 TẬP ĐỌC 
 NHỮNG CÁNH BUỒM 
SGK/140 	TGDK:35’
I/Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt giọng đúng nhịp thơ.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Cảm xúc tự hào của người cha, ước mơ về cuộc sống tốt đẹp của người con (trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc 1, 2 khổ thơ trong bài). Học thuộc bài thơ.
II/ ĐDDH: 
+ GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
+ HS: SGK
III/Các hoạt động dạy học:
 1. Hoạt động đầu tiên 
 - 2 HS tiếp nối nhau đọc bài Út Vịnh, trả lời câu hỏi bài đọc.
 - HS và giáo viên nhận xét.
 2. Hoạt động dạy học bài mới 
 Hoạt động 1: GV nêu mục tiêu cần đạt của tiết học 
 Hoạt động 2: Luyện đọc
 + Mục tiêu: Giúp HS Đọc lưu loát bài thơ
 -1 HS đọc bài- quan sát tranh.
Lượt 1: 5 HS đọc tiếp nối nhau + sửa lỗi phát âm cho HS.
Lượt 2; 5 HS đọc tiếp nối nhau + rúttừ ngữ ở chú giải.
-HS luyện đọc theo cặp
-1 HS đọc bài- GV đọc diễn cảm bài thơ.
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài
+ Mục tiêu: Giúp HS Hiểu ý nghĩa bài thơ: Cảm xúc tự hào của người cha khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ đẹp như ước mơ của mình thời thơ ấu. Ca ngợi ước mơ khám phá cuộc sống của trẻ thơ, những ước mơ làm cho cuộc sống không ngừng tốt đẹp hơn.
- HS đọc thầm + đọc lướt bài + trả lời câu hỏi1,2,3, trong SGK/ 141
Hoạt động 4: Đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ:
+ Mục tiêu: Giúp HS Đọc lưu loát, điễn cảm toàn bài ; dịong chậm rãi, dịu dàng, trầm lắng, diễn tả được tình cảm của người cha đối với con; ngắt giọng đúng nhịp thơ.
- 5 HS đọc nối tiếp bài thơ – tìm giọng đọc tùng khổ thơ.
- Luyện đọc diễn cảm khổ 2,3
- HS nhẫm hoc thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ.
- HS thi đọc thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ.
 3. Hoạt động cuối cùng 
- HS nhắc lại ý nghĩa của bài thơ.
- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn : HS vể nhà học thuộc lòng bài thơ 
IV/ Phần bổ sung :	
 TẬP LÀM VĂN 
 TRẢ BÀI VĂN TẢ CON VẬT 
SGK/141 	TGDK:35’
I/Mục tiêu: 
- Biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả con vật (về bố cục, cách quan sát và chọn lọc chi tiết); nhận biết và sửa được lỗi trong bài.
- Viết lại một đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn.
- Giáo dục HS có ý thức học hỏi và đánh giá một câu, đoạn hoặc bài văn
II/ Đồ dùng dạy học: 
+ GV: Bảng phụ ghi lỗi.
+ HS: Nháp
III/ Các hoạt động dạy học:
 1. Hoạt động đầu tiên 
 - 1,2 HS đọc lại dàn ý bài văn tả cảnh.
 2. Hoạt động dạy học bài mới 
 Hoạt động 1: GV nêu mục đích yêu cầu tiết học
 Hoạt động 2: Nhận xét kết quả bài viết của học sinh: 
 + Mục tiêu: Giúp HS nắm được ưu và khuyết điểm của bài làm.
 - GV viết đề bài: Hãy tả 1 con vật mà em yêu thích.
a) Nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp:
- Những ưu điểm chính ,những sai sót,hạn chế.
b) Thông báo điểm số cụ thể
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS sửa bài.
+ Mục tiêu: Giúp HS biết tìm ra chỗ sai để sửa lỗi.
- Hướng dẫn HS chữa bài: GV trả bài cho từng HS
- 2 HS tiếp nối nhau đọc các nhiệm vụ 2,3,4của tiết trả bài văn tả con vật.
a) HD HS chữa lỗi chung: GV chỉ các lỗi cần chữa.
- Một số HS lên bảng chữa.Cả lớp tự chữa trên nháp.
- HS cả lớp đổi về bài chữa-GV chữa lại cho đúng.
b) HD HS chữa lỗi trong bài:HS đọc bài –sửa lỗi- Đổi bài cho nhau rà soát lại.
- GV theo dõi, kiểm tra HS làm việc.
c)HD HS học tập những đoạn văn ,bài văn hay
- GV đọc những đoạn văn hay,-HS trao đổi để tìm ra cái hay.
Hoạt động 4; Tập viết lại một đoạn văn.
+ Mục tiêu: Giúp HS biết viết lại 1 đoạn trong bài cho hay hơn.
- HS chọn viết lại 1 đoạn văn cho hay hơn.
- HS viết-HS tiếp nối nhau đọc -GV chấm điểm.
 3. Hoạt động cuối cùng : 
 - chuẩn bị bài: tả cảnh (kiểm tra viết)
- GV nhận xét tiết học
IV/ Phần bổ sung :	
 LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
 ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU
 ( DẤU HAI CHẤM ) 
SGK/143 	TGDK:35’
I/ Mục tiêu:
- Hiểu tác dụng của dấu hai chấm (BT1).
- Biết sử dụng đúng dấu hai chấm (BT2, 3).
- Giáo dục HS có thói quen sử dụng dấu hai chấm ( thích hợp ) trong khi viết.
II/Đồ dùng dạy học:
 1. Hoạt động đầu tiên 
 - 2,3 HS làm BT2 tiết trước.
 - HS và GV cùng nhận xét
 2. Hoạt động dạy học bài mới 
 Hoạt động 1: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết dạy.
 Hoạt động 2: Thực hiện bài tập 1 
 + Mục tiêu: Giúp HS Củng cố kiến thức về dấu hai chấm
Bài tập1: HS đọc yêu cầu bài
 - GV dán lên bảng tờ phiếu viết nội dung cần ghi nhớ về dấu hai chấm, mời 1-2 HS nhìn bảng đọc lại.
- HS suy nghĩ, phát biểu.GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Hoạt động 3: Thực hiện bài tập 2
+ Mục tiêu: Giúp HS biết ý nghĩa của dấu hai chấm trong từng câu cụ thể.
Bài tập2: 3HS tiếp nối nhau đọc nội dung BT2
- HS đọc thầm từng khổ thơ, câu văn, xác định chỗ dẫn lời nói trực tiếp hoặc báo hiệu bộ phận đứng sau là lời giải thích để đặt dấu hai chấm.
- HS phát biểu ý kiến – GV dán lên bảng tờ phiếu đã viết lời giải.
Hoạt động 4: Thực hiện bài tập 3
+ Mục tiêu: Giúp HS Củng cố kĩ năng sử dụng dấu 2 chấm
Bài tập3: HS đọc nội dung BT3
- cả lớp đọc thầm lại mẩu chuyện vui chỉ quên 1 dấu câu, làm bài vào vở 
- GV dán lên bảng 2-3 tờ phiếu, mời 2-3 HS lên bảng thi làm bài.cả lớp và GV nhận xét,chốt lại lời giải đúng.
 3. Hoạt động cuối cùng 
- HS nhắc lại 2 tác dụng của dấu 2 chấm.
- GV nhận xét tiết học
- Dặn : HS ghi nhớ kiến thức về dấu hai chấm để sử dụng cho đúng. 
IV/ Phần bổ sung :	
 Thứ năm ngày 26 tháng 4 năm 2012 
TẬP LÀM VĂN TẢ CẢNH
( Kiểm tra viết )
SGK/144 TGDK:35’
I/ Mục tiêu:
 - Viết được một bài văn tả cảnh có bố cục rõ ràng, đủ ý, dùng từ, đặt câu đúng.
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận khi viết văn
II/ Đồ dùng dạy học: 
+ Giáo viên: 
- Dàn ý cho đề văn mỗi HS.
- Một số tranh ảnh gắn với các cảnh được gợi từ 4 đề văn .
+ Học sinh: 
- Vở 4
III/ Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động đầu tiên 
- GV cho HS nhắc lại dàn ý của bài văn tả cảnh.
2. Hoạt động dạy học bài mới 
 Hoạt động 1: GV nêu mục đích bài học.
 Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài
 + Mục tiêu: Giúp HS viết được một bài văn tả cảnh hoàn chỉnh có bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện được những quan sát riêng; dùng từ, đặt câu, liên kết câu đúng; câu văn có hình ảnh, cảm xúc
- 1 HS đọc 4 đề bài trong SGK.
- GV nhắc HS: +Nên viết theo đề bài cũ và dàn ý đã lập.
- Kiểm tra lại, chỉnh sửa hoàn chỉnh bài văn.
- HS làm bài
 3. Hoạt động cuối cùng 
GV nhận xét tiết học
Dặn : HS về ôn tập về tả người
IV/ Phần bổ sung :	

Tài liệu đính kèm:

  • docGA T.VIỆT.doc