Giáo án môn Tiếng Việt lớp 1, kì II - Tuần 24 đến tuần 27

Giáo án môn Tiếng Việt lớp 1, kì II - Tuần 24 đến tuần 27

Bài 1: TRƯỜNG EM

A-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ: cô giáo, dạy em, điều hay, mái trường.

- Hiểu nội dung bài: Ngôi trường là nơi gắn bó, thân thiết với bạn học sinh.

- GDHS tình cảm yêu mến của HS với mái trường

B-ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

_Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK _Bảng nam châm

C-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Tiết 1(35)

 

doc 27 trang Người đăng minhduong20 Lượt xem 488Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt lớp 1, kì II - Tuần 24 đến tuần 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25
Thứ HAI , ngày 4 tháng 3 năm 2013
TẬP ĐỌC Tiết 1-2
Bài 1: TRƯỜNG EM
A-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ: cô giáo, dạy em, điều hay, mái trường.
- Hiểu nội dung bài: Ngôi trường là nơi gắn bó, thân thiết với bạn học sinh.
- GDHS tình cảm yêu mến của HS với mái trường
B-ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
_Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK _Bảng nam châm
C-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Tiết 1(35’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Giới thiệu bài:
_Treo tranh (giống SGK), giới thiệu về nội dung tranh
2. Hướng dẫn HS luyện đọc:
a) GV đọc mẫu bài văn:Giọng chậm rãi, nhẹ nhàng, tình cảm
b) HS luyện đọc:
* Luyện đọc tiếng, từ ngữ:
_GV ghi: trường em
+Tiếng trường có âm gì đứng đầu?
 GV dùng phấn gạch chân âm tr
+Tiếng trường có vần gì đứng sau âm tr?
GV dùng phấn màu gạch chân vần ương
+Nêu cấu tạo tiếng trường?
_GV ghi: cô giáo+Cho HS đọc tiếng giáo+Phân tích cấu tạo tiếng giáo?+Đánh vần+Đọc từ_Tương tự đối với các từ còn lại:
+dạy em +mái trường +điều hay +rất yêu thứ hai
*Luyện đọc câu:
_GV chỉ bảng từng tiếng ở câu thứ nhất
+Cho HS đọc trơn câu thứ nhất
_Tiếp tục với các câu 2, 3, 4, 5
_Cuối cùng cho HS tiếp nối nhau đọc trơn từng câu 
*Luyện đọc đoạn, bài:
_Đọc bài:+Tiếp nối nhau đọc+ Đọc cả bài 
_Có thể cho các tổ thi đua đọc đúng, to, và rõ ràng
_Cho HS đọc đồng thanh cả bài 1 lần
3. Ôn các vần ai, ay: (thực hiện các yêu cầu) trong SGK:
a) Tìm tiếng trong bài có vần ai, ay?
 Vậy vần cần ôn là vần ai, ay
_Cho HS đọc tiếng, từ chứa vần ai, ay
_Cho HS phân tích tiếng “hai, dạy”
b) Tìm tiếng ngoài bài có vần ai, ay
_GV cho HS chơi trò chơi: thi tìm (đúng nhanh, nhiều)
+Cách thể hiện: HS ghi vào bảng cài. GV ghi lên bảng lớp
+Tổ nào tìm được nhiều nhất tổ đó thắng
ai: bài học, bãi, cài, cái áo, rau cải, cãi nhau, các chai, thuyền chài, chải tóc, ngày mai, con nai, áo phai, số hai, đùa dai, áo dài, 
ay: máy bay, bày biện, ớt cay, cái chày, cháy, rau đay, say, chạy nhảy, cái khay, dao phay, may áo, máy cày, 
c) Nói câu chứa tiếng có có vần ai, hoặc vần ay
_GV nhắc: Nói thành câu là nói trọn nghĩa cho người khác hiểu. Có thể nói 2 câu, trong đó có một cậu chứa vần cần tìm. 
Ví dụ: Tôi là máy bay. Tôi chở khách
Gợi ý:
+ai: Ở trường, em có hai bạn thân. 
 Em luôn chải tóc trước khi đến trường
 Hoa mai vàng rất đẹp 
+ay: Phải rửa tay trước khi ăn
 Ăn ớt rất cay Em thích lái máy bay
Tiết 2 (30’)
4.Tìm hiểu bài đọc và luyện nói:
a) Tìm hiểu bài đọc: 
_Cho 1 HS đọc câu hỏi 1_Cho 2 HS đọc câu văn thứ nhất
_GV hỏi:
+Trong bài trường học được gọi là gì?
_Cho 3 HS đọc tiếp nối nhau đọc các câu văn 2, 3, 4. Sau đó nhiều em nối tiếp nhau nói tiếp:
+Trường học là ngôi nhà thứ hai của em, vì
_GV đọc diễn cảm lại bài văn
b) Luyện nói: Hỏi nhau về trường, lớp 
_GV nêu yêu cầu của bài luyện nói trong SGK
_Gợi ý:+Trường của bạn là trường gì?
+Bạn thích đi học không?
+Ở trường, bạn yêu ai nhất?
+Ở trường, bạn thích cái gì nhất?
+Ai là bạn thân nhất của bạn ở trong lớp?
+Hôm nay ở lớp bạn thích học nhất môn gì?
+Hôm nay bạn học được điều gì hay?
+Hôm nay có điều gì ở trường làm bạn không vui?
_GV nhận xét, chốt lại ý kiến phát biểu của các em về trường, lớp; tính điểm thi đua
5.Củng cố- dặn dò:_(5’)Nhận xét tiết học
+Yêu cầu một số HS đọc chưa thật tốt về nhà luyện đọc tiếp cho thật lưu loát, trôi chảy bài Trường em
_Dặn dò: Chuẩn bị bài tập đọc: Tặng cháu
_Quan sát
_1 HS đọc tên bài
+tr
+Vài HS phát âm tr
+ương
+Vài HS phát âm ương
+Gồm âm đầu tr, vần ương, thanh huyền
_1 HS đọc
_Nhẩm theo
+3, 4 HS 
- HS khá, giỏi tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần ai, ay; biết hỏi đáp theo mẫu về trường lớp của mình 
+Nhóm (3 em) 
+Cá nhân – đồng thanh
_Lớp nhận xét
_ai: hai, mái
 ay: dạy, hay
_2 HS đọc từ mẫu: con nai, máy bay
_Theo đơn vị tổ
_2 HS nói theo câu mẫu trong SGK (vừa nói vừa làm động tác)
_HS thi nói câu chứa tiếng có vần ai, rồi vần ay
+Trường học gọi là ngôi nhà thứ hai của em
+Ở trường có cô giáo hiền như mẹ
+Ở trường có nhiều bạn bè thân thiết như anh em
+Trường học dạy em thành người tốt
+Trường học dạy em những điều hay
_2, 3 HS thi đọc diễn cảm bài văn
_2 HS khá, giỏi đóng vai hỏi –đáp theo những câu hỏi em tự nghĩ ra. 
Thứ ba , ngày 5 tháng 3 năm 2013
TẬP ĐỌC Tiết 3-4 
TẶNG CHÁU
A-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: tặng cháu, lòng yêu, gọi là, nước non.
- Hiểu nội dung bài: Bác Hồ rất yêu các cháu thiêu nhi và mong muốn các cháu học giỏi để trở thành người có ích cho đất nước- Học thuộc lòng bài thơ 
- GDTTĐĐHCM :(bộ phận) GDHS tình cảm kính yêu Bác Hồ
B-ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
_Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK (hoặc phóng to tranh trong SGK)
_Bảng nam châm-_Bộ chữ HVTH (HS) và bộ chữ HVBD (GV)
C-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:Tiết 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I.Kiểm tra bài cũ:(5’)
_Đọc bài và trả lời câu hỏi:
+Trong bài “trường học” được gọi là gì?
+Vì sao nói trường học là ngôi nhà thứ hai của em?
Nhận xét
II.Dạy bài mới:(60’)
1.Giới thiệu bài: 
_Treo tranh (giống SGK), giới thiệu về nội dung tranh
_GV nói: Bác Hồ là ai? Em biết gì về Bác? 
 Bác Hồ là lãnh tụ của dân tộc Việt Nam. Bác đã qua đời 1969. Bác được tất cả các dân tộc trên thế giới kính yêu. Trẻ em đặc biệt yêu Bác vì Bác rất yêu trẻ em. Bác đã làm tất cả để trẻ em được sung sướng, hạnh phúc. Hôm nay chúng ta sẽ học 1 bài thơ do Bác viết để thấy tình cảm của Bác Hồ với bạn nhỏ, mong muốn của Bác về tương lai của bạn ấy cũng như của tất cả trẻ em Việt Nam
GDTTĐĐHCM: Hiểu được tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi: Bác Rất yêu thiếu nhi, Bác mong muốn các cháu thiếu nhi phải học giỏi để trở thành người có ích cho đất nước
2. Hướng dẫn HS luyện đọc:
a) GV đọc mẫu bài văn:
Giọng chậm rãi, nhẹ nhàng, tình cảm
b) HS luyện đọc:
* Luyện đọc tiếng, từ ngữ:
_Luyện đọc các tiếng từ khó hoặc dễ lẫn (in sau kí hiệu T: trong SGK): vở, gọi là, nước non. Khi luyện đọc kết hợp phân tích tiếng để củng cố kiến thức đã học 
_Cho HS đọc tên bài_GV ghi: tặng+Phân tích tiếng tặng?
 GV dùng phấn gạch chân âm t, ăng
+Cho HS đánh vần và đọc
_GV ghi: cháu+Phân tích cấu tạo tiếng cháu?+Đánh vần
+Đọc 
_Tương tự đối với các từ còn lại:
+lòng yêu kết hợp luyện đọc: lòng tốt- nòng súng 
+nước non kết hợp đọc: lon giã cua +gọi là
+Dấu hỏi, ngã: vở, tỏ quyển vở- trứng vỡ; thi đỗ- đổ xe
*Luyện đọc câu:
_GV chỉ bảng từng tiếng ở 2 dòng thơ đầu
+Cho HS đọc trơn 
_Tiếp tục với 2 dòng thơ sau
*Luyện đọc đoạn, bài:
_Tiếp nối nhau đọc theo nhóm_Đọc cả bài 
_Có thể cho các tổ thi đua đọc đúng, to, và rõ ràng
_Cho HS đọc đồng thanh cả bài 1 lần
3. Ôn các vần ai, ay: (thực hiện các yêu cầu) trong SGK:
a) Tìm tiếng trong bài có vần au?
_Cho HS đọc tiếng, từ chứa vần au
_Cho HS phân tích tiếng “cháu, sau”
b) Tìm tiếng ngoài bài có vần au
_Đọc từ dưới tranh
_Phân tích tiếng cau, mào
_au: lau nhà, cãi nhau, rau cải, phía sau, đi mau, màu đỏ, báu vật, cáu kỉnh, đau, mai sau, mau mắn, màu mỡ, máu, tàu ngựa, thau nhựa, trắng phau, gàu nước, 
ao: bánh bao, cái bao, hạt gạo, ngôi sao, cao lớn,bao giờ, bào gỗ, bảo ban, bạo dạn, con dao, dạo chơi, đạo đức, hàng rào, khô ráo, cao ráo, cạo râu, sáo sậu, mếu máo, 
c) Nói câu chứa tiếng có có vần au, hoặc vần ao
Ví dụ: Sao sáng trên bầu trời. Các bạn học sinh rủ nhau đi họcGợi ý:
+ao: 
 -Buổi sáng bao giờ em cũng dậy lúc 6 giờ
 -Trường em nằm trên một khu đồi khá cao 
+au: -Tàu rời ga lúc 5 giờ
- Màu sắc bức tranh thật rực rỡ
Tiết 2
4.Tìm hiểu bài đọc và luyện nói:
a) Tìm hiểu bài đọc: 
_Cho 1 HS đọc câu hỏi 1
_Cho 2 HS đọc 2 dòng thơ đầu
_GV hỏi:
+Bác Hồ tặng vở cho ai?
_Cho 2, 3 HS đọc tiếp 2 dòng thơ còn lại
+Bác mong bạn nhỏ làm điều gì?
+Bác mong các bạn nhỏ:
-ra công học tập để sau này giúp nước nhà
-chăm chỉ học hành để sau này trở thành người có ích cho đất nước
-gắng học tập để lớn lên làm được nhiều việc tốt cho Tổ quốc
 _GV đọc diễn cảm lại bài thơ
 Hướng dẫn HS cách nghỉ hơi đúng khi đọc hết mỗi dòng, mỗi câu thơ
b) Học thuộc lòng bài thơ: 
_GV hướng dẫn HS học thuộc lòng bài thơ tại lớp theo các phương pháp truyền thống: xoá dần chữ; chỉ giữ lại những tiếng đầu dòng 
c) Hát các bài hát về Bác Hồ_Tìm các bài hát về Bác Hồ?
+Em mơ gặp Bác Hồ- Xuân Giao
+Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng- Phong Nhã
5.Củng cố- dặn dò:(5’)_Nhận xét tiết học
+Yêu cầu một số HS đọc chưa thật tốt về nhà học thuộc lòng bài thơ
_Dặn dò: Chuẩn bị bài tập đọc: Cái nhãn vở
_2 HS đọc bài “Trường em”
_Quan sát
_1 HS 
+Âm t +ăng+dấu nặng
_1 HS đọc
_Nhẩm theo
+3, 4 HS 
_Nhóm 4 em (mỗi em 1 dòng)
_Cá nhân, bàn, tổ
_Lớp nhận xét
- HS khá, giỏi tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần ao, au.
_cháu, sau
_HS đọc từ mẫu: cây cau, chim chào mào
_Cau= c + au mào= m + ao + dấu huyền 2 HS nói theo câu mẫu trong SGK 
_HS thi nói câu chứa tiếng có vần ai, rồi vần ay
+Bác Hồ tặng vở cho bạn học sinh
_2, 3 HS thi đọc diễn cảm bài văn
_Thi đọc thuộc lòng bài thơ
_Thi giữa các tổ
T ... âu rạp mình kéo cày. Con hổ nom thấy cảnh ấy lấy làm lạ. Lợi dụng lúc vắng người, Hổ tới hỏi Trâu:
_Này, Trâu kia! Anh to lớn nhường ấy sao chịu kéo cày cho người?
Trâu đáp:
_Người bé, nhưng có trí khôn
2. Hổ không hiểu trí khôn là cái gì, đợi bác nông dân ra, bèn lân la đến gần, hỏi:
_Người kia, trí khôn đâu, cho ta xem.
 Bác nông dân đáp:
_Trí khôn ta để ở nhà.
 Hổ năn nỉ: 
_Hãy về lấy nó ra đây đi.
 Bác nông dân bảo:
_Ta về, Hổ ăn mất Trâu của ta thì sao? Nếu thuận cho ta trói lại, ta sẽ về lấy cho mà xem.
3. Hổ muốn xem trí khôn của bác nông dân quá nên chịu để bác trói. Trói xong, bác bảo: “ngươi sẽ được thấy trí khôn của ta”. Nói rồi, bác chất một đống rơm xung quanh Hổ, châm lửa đốt. Lửa cháy ngùn ngụt, Hổ khiếp sợ ra sức vùng vẫy. Dây trói cháy và đứt. Hổ thoát nạn, chạy thẳng một mạch vào rừng. Cũng từ đó mà bộ lông của Hổ có vằn đen.
* Chú ý kĩ thuật kể:
_Biết chuyển giọng kể linh hoạt từ lời người kể sang lời Hổ, Trâu, bác nông dân
+Lời người dẫn chuyện: vào chuyện kể với giọng chậm rãi
+Lời Hổ: tò mò, háo hức
+Lời Trâu: an phận, thật thà
+Lời bác nông dân: điềm tĩnh, khôn ngoan
_Biết ngừng nghỉ đúng lúc
3. Hướng dẫn HS kể từng đoạn câu chuyện theo tranh:
_Tranh 1: GV hỏi
+Tranh vẽ cảnh gì ?
+Câu hỏi dưới tranh là gì?
+Cho các tổ thi kể
_Tranh 2, 3, 4 làm tương tự với tranh 1 
4. Hướng dẫn HS phân vai kể toàn truyện
_Cho HS kể lại toàn bộ câu chuyện
_Cho các nhóm thi kể lại toàn câu chuyện 
 GV cần tế nhị khi hướng dẫn HS kể chuyện. Nếu HS quên truyện, nên gợi ý để các em nhớ lại
5. Giúp HS hiểu ý nghĩa truyện:
_GV hỏi:
+Câu chuyện này cho em điều gì?
_Cuối cùng, cả lớp bình chọn HS kể hay nhất trong tiết học
4. Củng cố- dặn dò:_Em thích nhân vật nào trong câu chuyện? Vì sao?_Nhận xét tiết học
_Dặn dò: _Chuẩn bị: Sư tử và Chuột Nhắt
_4 HS tiếp nối nhau kể lại 4 đoạn câu chuyện
_Quan sát tranh 1, trả lời câu hỏi:
+Bác nông dân đang cày. Con Trâu rạp mình kéo cày. Hổ nhìn cảnh ấy vẻ mặt ngạc nhiên
+Hổ nhìn thấy gì?
+Mỗi tổ cử đại diện thi kể đoạn 1
Cả lớp lắng nghe, nhận xét
_1, 2 HS
_Mỗi nhóm 4 em đóng vai: Hổ, Trâu, bác nông dân, người dẫn chuyện
+Con Hổ to xác nhưng rất ngốc, không biết trí khôn là gì
+Con người nhỏ bé nhưng có trí khôn
+Con người thông minh, tài trí nên tuy nhỏ vẫn buộc những con vật to xác như Trâu phải vâng lời, Hổ phải sợ hãi, 
_Về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân
Thứ NĂM ngày 21 tháng 3 năm 2013
TẬP ĐỌC Tiết 17-18 :
MƯU CHÚ SẺ
GDKNS
A-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: chộp được, hoảng lắm, nén sợ, lễ phép. Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
- Hiểu nội dung bài: Sự thông minh, nhanh trí của Sẻ đã khiến chú có thể tự cứu mình thoát nạn.
Trả lời câu hỏi 1 – 2 ( SGK )
-GDHS chăm chỉ học tập, rèn luyện trí thông minh
- GDKNS : - Kỹ năng xác định giá trị bản thân, tự tin, kiên định.- Kỹ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề. Kỹ năng phản hồi, lắng nghe tích cực. 
B-ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:_Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
_Các thẻ từ- làm bằng bìa cứng để HS làm bài tập 3
C-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Tiết 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I.Kiểm tra bài cũ:
_Đọc thuộc lòng bài “Ai dậy sớm” và trả lời câu hỏi:
+Khi dậy sớm, điều gì chờ đón em ở ngoài vườn?
+Trên cánh đồng?+Trên đồi?Nhận xét
II.Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài: 
 2. Hướng dẫn HS luyện đọc:
a) GV đọc diễn cảm bài văn: Giọng tả chậm rãi, nhẹ nhàng
b) HS luyện đọc:* Luyện đọc tiếng, từ:
_Luyện đọc các tiếng từ khó hoặc dễ lẫn: hoảng lắm, nén sợ, lễ phép, sạch sẽ _GV ghi: hoảng lắm
_Cho HS đọc +Phân tích tiếng hoảng?
 GV dùng phấn gạch chân âm h vần oang
+Cho HS đánh vần và đọc- _Tương tự đối với các từ còn lại:
+nén sợ+lễ phép+sạch sẽ+chộp
*Luyện đọc câu:_Đọc nhẩm từng câu
_GV chỉ bảng từng chữ ở câu thứ nhất
+Cho HS đọc trơn _Tiếp tục với các câu còn lại
_Cuối cùng cho HS tiếp nối nhau đọc trơn từng câu theo cách: 1 HS đầu bàn đọc câu thứ nhất, các em khác tự đứng lên đọc các câu tiếp theo 
*Luyện đọc đoạn, bài: _Có thể chia bài ra làm 3 đoạn:
+Đoạn 1: Hai câu đầu
+Đoạn 2: Câu nói của Sẻ
+Đoạn 3: Phần còn lại
_Cho từng nhóm (3 HS) đọc theo đoạn_Đọc cả bài
3. Ôn các vần uôn, uông: (thực hiện các yêu cầu) trong SGK:
a) Tìm tiếng trong bài có vần uôn, uông:
 Vậy vần cần ôn là vần uôn, uông
_Cho HS đọc tiếng, từ chứa vần uôn, uông
b) Nhìn tranh, đọc mẫu trong SGK
_Cho HS đọc mẫu trong SGK
_Từng cá nhân thi nói nhanh những tiếng em tìm được
_Vần uôn: buồn bã, buôn bán, bánh cuốn, cuộn len, muộn, mong muốn, muôn năm, khuôn, thẳng đuỗn, tuôn rơi, suôn sẻ, 
_Vần uông: buông rèm, cuộng rau, cuống quýt, cái chuông, chuồng gà, ruộng lúa, rau muống, cái muỗng, xuồng ghe, xuống thuyền, 
c) Nói nhanh câu có chứa vần uôn, uông
_Cho HS nhìn tranh đọc mẫu trong SGK
_Cho HS đặt câu Lớp nhận xét
Tiết 2
4. Tìm hiểu bài đọc và luyện nói:
a) Tìm hiểu bài đọc: 
_Cho HS đọc thầm đoạn 1 và 2 của bài văn, trả lời các câu hỏi sau:
+Khi Sẻ bị Mèo chộp được, Sẻ nói gì với Mèo? (Chọn ý đúng)
_Cho HS đọc thầm đoạn cuối, trả lời câu hỏi:
+Sẻ làm gì khi Mèo đặt Sẻ xuống đất?
_Cho HS đọc mẫu
+Xếp các ô chữ thành câu nói đúng về chú Sẻ
_Cho từng HS làm bài trong Vở bài tập
_GV đọc diễn cảm bài văn
b) Luyện nói:_Cho HS kể lại toàn bộ câu chuyện
_Có thể cho HS dựng hoạt cảnh kể theo cách phân vai
5.Củng cố- dặn dò:_Nhận xét tiết học
+Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc câu chuyện
_Dặn dò: Chuẩn bị bài tập đọc: Mẹ và cô
_2, 3 HS đọc 
_Quan sát
_Nhẩm theo
_HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn. 
_Thi đua đọc cả bài giữa các tổ
_Lớp nhận xét
_muộn
_chuồn chuồn, buồng chuối
_1 HS
1 HS đọc, lớp đọc thầm 
+Sao anh không rửa mặt
_1 HS đọc, lớp đọc thầm
+Sẻ vụt bay đi 
_Đọc kết quả bài làm (Sẻ thông minh)
_2, 3 HS đọc lại cả bài
Thứ sáu , ngày 22 tháng 3 năm 2013
TẬP VIẾT Tiết 14
E, Ê, G
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
 - Tô được các chữ hoa: E, Ê, G
- Viết đúng các vần: ăm, ăp, ươn, ương; các từ ngữ: chăm học, khắp vườn, vườn hoa, ngất hương kiểu chữ viết thường, cỡ chữ theo vỡ Tập viết 1, tập hai ( Mỗi từ ngữ viết được ít nhất 1 lần ) 
 -Giáo dục tính kiên nhẫn, cẩn thận
II.CHUẨN BỊ:_Bảng con được viết sẵn các chữ _Chữ hoa: E, Ê, G
 _Các vần ăm, ăp; các từ ngữ: chăm học, khắp vườn 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ:
_GV nhận xét chữ viết của HS, sau đó cho HS viết lại từ chưa đúng_Nhận xét
2.Bài mới:
a) Hoạt động 1: Giới thiệu bài
b) Hoạt động 2: Hướng dẫn tô chữ hoa
_GV gắn chữ mẫu viết hoa lên bảng và hỏi:
+Chữ hoa E gồm những nét nào?
-GV hướng dẫn quy trình viết 
-Cho HS so sánh chữ E và chữ Ê
+Chữ hoa G gồm những nét nào?
-Cho HS viết bảng, GV sửa nếu HS viết sai
d) Hoạt động 4: Viết vào vở]
 3.Củng cố:_Chấm một số vở và nhận xét chữ viết của HS
4.Dặn dò:+Về nhà viết tiếp phần B+Chuẩn bị: H, I, K
 E Ê C
- HS khá, giỏi viết đều nét, dãn đúng khoảng cách và viết đủ số dòng, số chữ qui định trong vở Tập 1, tập hai.
CHÍNH TẢ: Tiết 6
CÂU ĐỐ
A-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Nhìn sách hoặc bảng, chép lại đúng bài Câu đố về con ong: 16 chữ trong khoảng 8 – 10 phút.
- Điền đúng chữ: ch, tr, v, d hoặc gi vào chỗ trống.- Bài tập 2 a 
- GDHS viết cẩn thận, chính xác, đẹp
B-ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:_Bảng phụ viết sẵn: +Nội dung câu đố
 +Nội dung các bài tập 2a hoặc 2b
C-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ:
_Chấm vở của những HS về nhà phải chép lại bài “Nhà bà ngoại”
_Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập (1 em đọc, 2 em làm)
Nhận xét
2. Hướng dẫn HS tập chép:
_GV viết bảng nội dung Câu đố
_Cho HS đọc thầm
_GV chỉ cho HS đọc những tiếng các em dễ viết sai: chăm chỉ, suốt ngày, khắp, vườn cây
_Tập chép
 GV hướng dẫn các em cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở, cách viết đề bài vào giữa trang
+Tên bài: Đếm vào 5 ô+Câu đố: Đếm vào 3 ô
+Đầu câu phải viết hoa_Chữa bài
+GV chỉ từng chữ trên bảng+Đánh vần những tiếng khó
+Chữa những lỗi sai phổ biến_GV chấm một số vở
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
a) Điền tr hoặc ch
_GV treo bảng phụ đã viết nội dung bài tập
_Cho HS lên bảng làm: thi làm nhanh 
_Từng HS đọc lại bài. GV sửa lỗi phát âm cho các em
_GV chốt lại trên bảng
_Bài giải: thi chạy, tranh bóng
b) Điền chữ: v/ d / gi
_Tiến hành tương tự như trên
_Bài giải: vỏ trứng, giỏ cá, cặp da
4. Củng cố- dặn dò: _Nhận xét tiết học
+Khen những học sinh học tốt, chép bài chính tả đúng, đẹp
_Dặn dò: Chuẩn bị bài chính tả: Mẹ và cô
_Điền vần ăm hay ăp
_Điền chữ c hay k
_2, 3 HS nhìn bảng đọc 
_Lớp giải câu đố
_HS tự nhẩm và viết vào bảng các tiếng dễ sai
_HS chép vào vở
_Dùng bút chì chữa bài
+Rà soát lại
+Ghi số lỗi ra đầu vở
+HS ghi lỗi ra lề
_Đổi vở kiểm tra
_Lớp đọc thầm yêu cầu của bài
_4 HS lên bảng: 2 em viết bên trái, 2 em viết bên phải bảng (lớp làm vào vở)
_2, 3 HS đọc lại kết quả
_Lớp nhận xét
_Về nhà chép lại đoạn văn đúng, sạch, đẹp; làm lại bài tập

Tài liệu đính kèm:

  • docTV 24-27.doc