Giáo án môn Tiếng Việt lớp 4 - Tuần 27

Giáo án môn Tiếng Việt lớp 4 - Tuần 27

TẬP ĐỌC: DÙ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY

I. Mục đích yêu cầu:

 Đọc thành tiếng:

-Đọc rành mạch, trôi chảy ; đọc đúng tên riêng nước ngoài, biết đọc với giọng kể chậm rãi, bước đầu bộc lộ được thái độ ca ngợi hai nhà bác học dũng cảm.

Đọc - hiểu:

-Hiểu ND: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học (trả lời được các câu hỏi trong SGK)

II. Đồ dùng dạy học:

- Bảng phụ ghi nội dung các đoạn cần luyện đọc.

- Tranh minh hoạ chụp về nhà khoa học Cô - péc - ních và Ga - li – lê.

- Sơ đồ Trái Đất trong hệ Mặt Trời.

 

doc 20 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 1167Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt lớp 4 - Tuần 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
TẬP ĐỌC: DÙ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY 
I. Mục đích yêu cầu: 
 Đọc thành tiếng: 
-Đọc rành mạch, trôi chảy ; đọc đúng tên riêng nước ngoài, biết đọc với giọng kể chậm rãi, bước đầu bộc lộ được thái độ ca ngợi hai nhà bác học dũng cảm.
Đọc - hiểu:
-Hiểu ND: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ ghi nội dung các đoạn cần luyện đọc.
- Tranh minh hoạ chụp về nhà khoa học Cô - péc - ních và Ga - li – lê.
- Sơ đồ Trái Đất trong hệ Mặt Trời.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:
- Nhận xét ghi điểm
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Ghi tựa bài
b).Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
 * Luyện đọc:
- Gọi 1 HS khá giỏi đọc toàn bài
- GV chia đoạn
- HS luyện đọc (3 lượt)
- Lượt 1: GV chỉnh sửa cách phát âm, ngắt câu chưa đúng. 
-Chú ý câu hỏi: Ga - li - lê viết sách nhằm mục đích gì ?
+ GV lưu ý HS đọc đúng tên riêng tiếng nước ngoài.
Ga - li - lê, Cô - péc - ních 
- Lượt 2: kết hợp giải nghĩa từ.
- Lượt 3: đọc lại cho tốt
-GV đọc mẫu, 
* Tìm hiểu bài:
- HS đọc đoạn 1 trao đổi và trả lời.
+ Ý kiến của Cô - péc - ních có điểm gì khác ý kiến chung lúc bấy giờ ?
+ GV sử dụng sơ đồ Trái đất trong hệ Mặt trời để HS thấy được ý kiến của Cô - péc - ních.
+Đoạn 1 cho em biết điều gì?
- 1HS đọc đoạn 2, lớp trao đổi và trả lời câu hỏi.
+Ga-li - lê viết sách nhằm mục đích gì ?
+ Nội dung đoạn 2 cho biết điều gì ?
- 1HS đọc đoạn 3, lớp trao đổi và trả lời câu hỏi.
- Lòng dũng cảm của Cô - péc - ních và Ga - li - lê thể hiện ở chỗ nào?
+ Nội dung đoạn 3 cho biết điều gì ?
- HS đọc thầm câu truyện trao đổi và trả lời câu hỏi.
-Truyện đọc trên nói lên điều gì ?
-Ghi nội dung chính của bài.
- Gọi HS nhắc lại.
 * Đọc diễn cảm:
- 3 HS đọc từng đoạn của bài. 
- Cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay.
-Treo bảng phụ ghi đoạn văn luyện đọc.
 - GV đọc mẫu
-Cho HS thi đọc diễn cảm 
-Nhận xét và cho điểm học sinh.
3. Củng cố – dặn dò:
- Bài văn giúp em hiểu điều gì?
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà học bài.
-HS lên bảng đọc và trả lời.
 + Tranh chụp chân dung của hai nhà bác học Cô - péc - ních và Ga - li - lê.
-Lớp lắng nghe. 
- 1 HS đọc toàn bài, cả lớp đọc thầm.
- 3 đoạn
-3 HS đọc theo trình tư (3 lượt)ï.
+Đoạn1: Từ đầu  của chúa trời. 
+ Đoạn 2: Tiếp theo  chục tuổi.
+ Đoạn 3: Tiếp theo ... đến hết bài.
+ 2 HS luyện đọc.
- Lắng nghe GV đọc.
- 1 HS, lớp đọc thầm. 
- Thời đó người ta cho rắng Trái Đất là trung tâm của vũ trụ, đứng yên một chỗ còn mặt trời, Mặt trăng và các Vì sao đều phải quay quanh Trái Đất và Cô - péc - ních thì lại chứng minh ngược lại: Chính Trái đất mới là hành tinh quay quanh Mặt trời.
+Sự chứng minh khoa học về Trái đất của Cô - péc - ních. 
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm bài trả lời câu hỏi:
- Ga - li - lê viết sách nhằm bày tỏ sự ủng hộ với nhà khoa học Cô - péc - ních.
+ Tòa án lúc bấy giờ phạt Ga - li - lê vì cho rằng ông đã chống đối quan điểm của Giáo hội, nói ngược lại lời phán bảo của chúa trời.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm bài.
- Sự bảo vệ của Ga - li - lê đối với kết quả nghiên cứu khoa học của Cô - péc - ních. 
- Cả hai nhà khoa học đã dám nói ngược lại với lời phán bảo của Chúa trời, tức là dám đối lập với quan điểm của Giáo hội lúc bấy giờ, mặc dù họ biết việc làm đó sẽ nguy hiểm đến tính mạng của mình . Ga - li - lê đã phải trải qua quãng còn lại của đời mình trong tù đày vì bảo vệ chân lí khoa học.
 + Nội dung đoạn 3 nói lên tinh thần dũng cảm không sợ nguy hiểm để bảo vệ chân lí khoa học của hai nhà bác học Cô - péc - ních và Ga - li - lê. 
- 2 HS đọc, lớp đọc thầm, trao đổi trả lời câu hỏi.
+ Ca ngợi những nhà bác học chân chính đã dũng cảm, kiên trì để bảo vệ chân lí khoa học.
- 2 HS đọc, lớp đọc thầm.
- 3 HS tiếp nối đọc 3 đoạn.
-Rèn đọc từ, cụm từ, câu khó theo hướng dẫn của giáo viên.
- Lắng nghe
-HS luyện đọc theo cặp.
-3 đến 5 HS thi đọc diễn cảm.
- HS trả lới.
- HS cả lớp thực hiện.
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
CHÍNH TA:Û BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH 
I. Mục tiêu: 
-Nhớ - viết đúng bài CT ; trình bày các dòng thơ theo thể tự do và trình bày các khổ thơ ; không mắc quá năm lỗi trong bài.
-Làm đúng BT CT phương ngữ (2) a/b, hoặc (3) a/b, BT do Gv soạn.
II. Đồ dùng dạy học: 
- 3- 4 tờ phiếu lớn viết các dòng thơ trong bài tập 2a hoặc 2b cần điền âm đầu hoặc vần vào chỗ trống.
- Phiếu học tập giấy A4 phát cho HS.
- Bảng phụ viết sẵn bài "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" để HS đối chiếu khi soát lỗi.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:
-Nhận xét ghi điểm
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Ghi tựa
b. Hướng dẫn viết chính tả:
*Trao đổi về nội dung đoạn thơ:
-HS đọc thuộc lòng 3 khổ thơ trong bài: 
" Bài thơ về tiểu đội xe không kính "
- Đoạn thơ này nói lên điều gì ?
* Hướng dẫn viết chữ khó:
-HS tìm các từ khó, đễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết.
 * Nghe viết chính tả:
+ GV yêu cầu HS gấp sách giáo khoa nhớ lại để viết vào vở đoạn trích trong bài " Bài thơ về tiểu đội xe không kính " 
 * Soát lỗi chấm bài:
+ Treo bảng phụ đoạn văn và đọc lại để HS soát lỗi tự bắt lỗi.
- GV chấm một số vở, tổng kết lỗi, nhận xét
 c. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
* Bài tập 2 : 
- Dán phiếũ viết sẵn bài tập lên bảng.
- GV giải thích bài tập 2.
- Lớp đọc thầm sau đó thực hiện làm bài vào vở.
- Phát phiếu lớn cho 4 HS.
- Nhóm nào làm xong thì dán phiếu lên bảng.
- HS nhóm khác nhận xét bổ sung bài bạn.
- GV nhận xét, chốt ý đúng, tuyên dương những HS làm đúng và cho điểm.
* Bài tập 3: 
+ HS đọc đoạn văn.
- Treo tranh minh hoạ để học sinh quan sát.
- GV dán phiếu, 4 HS lên bảng thi làm bài.
- Gạch chân những tiếng viết sai chỉnh tả, sau đó viết lại cho đúng để hoàn chỉnh câu văn.
+ HS đọc lại đoạn văn sau khi hoàn chỉnh 
- GV nhận xét ghi điểm từng HS.
3. Củng cố – dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà viết lại các từ vừa tìm được và chuẩn bị bài sau.
-HS thực hiện theo yêu cầu.
-Lớp lắng nghe.
-3 HS đọc. Cả lớp đọc thầm.
+Đoạn thơ nói về tinh thần dũng cảm lạc quan không sợ nguy hiểm của các anh chiến sĩ lái xe.
-Các từ: xoa mắt đắng, đột ngột, sa, ùa, vào, ướt,...
+ Nhớ lại và viết bài vào vở.
+ Từng cặp soát lỗi cho nhau và ghi số lỗi ra ngoài lề tập.
-1 HS đọc.
- Quan sát, lắng nghe GV giải thích.
-Trao đổi, thảo luận và tìm từ cần điền ở mỗi câu rồi ghi vào phiếu, HS còn lại làm vào vở.
-Bổ sung.
-1 HS đọc các từ vừa tìm được trên phiếu: 
+ Thứ tự các từ có âm đầu là s / x cần chọn để điền là: 
a/ Viết với âm s
* Viết với âm x
+ Trường hợp không viết với dấu ngã.
- 2 HS đọc đề, lớp đọc thầm.
- Quan sát tranh.
- 4 HS lên bảng làm, HS ở lớp làm vào vở.
a/ Tiếng viết sai: (xa mạc ) sửa lại là sa mạc 
b/ Tiếng viết sai: đáy (biễn) và thung (lủng)
- Sửa lại là: đáy biển - thung lũng.
- Đọc lại đoạn văn hoàn chỉnh.
- Nhận xét bài bạn.
- HS cả lớp thực hiện.
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: CÂU KHIẾN
I. Mục tiêu: 
-Nắm được cấu tạo và tác dụng của câu khiến (Nd Ghi nhớ).
-Nhận biết được câu khiến trong đoạn trích (BT1, mục III) ; bước đầu biết đặt câu khiến nói với bạn, với anh chị hoặc với thầy cô (BT3).
*HS khá, giỏi tìm thêm được các câu khiến trong SGK (BT2, mục III) ; đặt được 2 câu khiến với 2 đối tượng khác nhau (BT3).
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ viết câu khiến ở BT1( phần nhận xét )
- 1 tờ giấy khổ to viết lời giải ở BT 2
-4 băng giấy để HS làm BT 2 và 3 ( phần luyện tập )
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:
- Nhận xét ghi điểm
2. Bài mới:
 a) Giới thiệu bài: Ghi tựa
b) Tìm hiểu ví dụ:
 Bài 1:
- HS đọc nội dung và trả lời câu hỏi bài tập 1.
- HS tự làm bài.
- HS nhận xét bài bạn.
+ Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Bài 2 : Gọi HS đọc đề bài
- HS tự làm bài.
- HS phát biểu. Nhận xét, cho bạn 
+ Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Bài 3 :
-Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
-Gợi ý: Mỗi em đều đặt mình trong trường hợp muốn mượn một quyển vở của bạn bên cạnh.
- HS tự làm bài. 
+ Gọi 4 - 6 HS tiếp nối nhau lên bảng, mỗi HS đặt 1 câu. Mỗi em đặt các câu khác nhau 
- HS khác nhận xét bổ sung câu của bạn.
- GV kết luận: Khi viết câu yêu cầu đề nghị, mong muốn, nhờ vả,... của mình với người khác, ta có thể đặt ở cuối câu dấu chấm hoặc dấu chấm than. 
* Ghi nhớ :
- Đặt dấu chấm ở cuối câu khi đó là lời đề nghị, yêu cầu ... nhẹ nhàng.
+Đặt dấu chấm than khi đó là lời đề nghị, yêu cầu mạnh mẽ (thường là hãy, đừn, chớ, nên, phải,... đứng trước động từ trong câu.), hoặc có hô ngữ ở đầu câu; có từ thôi, nhé, nào,... ở cuối câu.
+ Những câu dùng để yêu cầu, đề nghị nhờ vả,... người khác làm một việc gì đó gọi là câu khiến. 
* Ghi nhớ:
- HS đọc nội dung ghi nhớ.
- HS tiếp nối đặt câu khiến.
- GV sửa lỗi dùng từ cho điểm HS viết tốt .
4* Phần luyện tập:
Bài 1:
- HS đọc nội dung và trả lời câu hỏi ba ... ùc câu khiến vừa tìm được.
- Cách 1:
Nhà vua 
hãy(nên, phải đừng , chớ )
hoàn gươm lại 
cho Long Vương 
- Cách 2:
Nhà vua hoàn kiếm lại cho Long Vương 
đi , thôi , nào 
- Cách 3:
Xin / Mong 
nhà vua hoàn kiếm lại cho Long Vương 
- HS nhận xét câu của bạn.
+ Tiếp nối nhau đặt câu khiến
+ HS tự phát biểu ghi nhớ.
- 4 HS nhắc lại.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
- Các nhóm thảo luận và hoàn thành yêu cầu trong phiếu.
- Cử đại diện lên dán băng giấy lên bảng.
-Bổ sung các câu kể mà nhóm bạn chưa tìm được.
-1 HS đọc.
-HS thảo luận trao đổi theo nhóm.
-3 HS lên bảng đặt câu theo từng tình huống và viết vào phiếu.
+ HS đọc kết quả:
+ Nhận xét bổ sung cho bạn.
-1 HS đọc.
-Quan sát bài trên bảng suy nghĩ và thực hiện đặt câu khiến.
- HS tự làm bài tập.
+ Đọc lại các câu vừa đặt được 
+ Nhận xét bài bạn.
-1 HS đọc, lớp đọc thầm yêu cầu.
+ Tự suy nghĩ và trả lời vào vở.
 + Tiếp nối phát biểu:
+ Nhận xét câu trả lời của bạn.
-HS cả lớp về nhà thực hiện.
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
TẬP LÀM VĂN: MIÊU TẢ CÂY CỐI (Kiểm tra viết)
I. Mục tiêu: 
Viết được một bài văn hoàn chỉnh tả cây cối theo gợi ý đề bài trong SGK (hoặc đề bài do GV lựa chọn) ; bài viết đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài), diễn đạt thành câu, lời tả tự nhiên, rõ ý.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết sẵn đề bài và dàn ý về bài văn miêu tả cây cối:
- Mở bài: Tả hoặc giới thiệu bao quát về cây.
-Thân bài: Tả từng bộ phận của cây hoặc tả từng thời kì phát triển của cây.
- Kết bài: Có thể nêu ích lợi của cây, ấn tượng đặc biệt hoặc tình cảm của người tả với cây.
- HS: Giấy kiểm tra để làm bài kiểm tra.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: Ghi tựa bài
b.Gợi ý về cách ra đề:
Bốn đề kiểm tra ở tiết tập làm văn là những đề bài gợïi ý. GV có thể dùng 4 đề này (vì đó là những đề bài mở). Cũng có thể theo các đề gợi ý, ra đề khác cho HS. Khi ra đề cần chú ý những điểm sau:
- Nêu ra ít nhất 3 đề để HS lựa chọn được 1 đề bài tả một cái cây gần gũi, mình ưa thích.
- Ra đề gắn với những kiến thức TLV (về các cách mở bài, kết bài ) vừa học.
- Cho HS làm bài
- GV thu bài
* Củng cố – dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị cho tiết học sau.
- 3 HS đọc bài làm.
* Một số đề gợi ý:
1. Hãy tả một cái cây ở trường gắn với nhiều kỉ niệm của em. Chú ý mở bài theo cách gián tiếp.
2. Hãy tả một cái cây do chính em vun trồng. Chú ý kết bài theo cách mở rộng.
3. Em thích loài hoa nào nhất? Hãy tả loài hoa đó. Chú ý mở bài theo cách gián tiếp.
- 2 HS đọc.
 + HS viết bài vào giấy kiểm tra.
- HS nộp bài
- Về nhà thực hiện theo lời dặn của giáo viên 
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
TẬP LÀM VĂN: TRẢ BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI 
I. Mục tiêu: 
Giúp HS: 
Biết rút kinh nghiệm về bài TLV tả cây cối (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả ); tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn của GV.
*HS khá, giỏi biết nhận xét và sửa lỗi để có câu văn tả cây cối sinh động.
-Nhận thức được những cái hay trong các bài được thầy, cô khen.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng lớp và phấn màu để chữa lỗi chung.
- Phiếu học tập để HS thống kê các lỗi (về chính tả, dùng từ, câu,....) trong bài làm của mình theo từng loại và sửa lỗi ( phiếu phát cho từng HS ) 
Lỗi chỉnh tả
lỗi
sửa lỗi
Lỗi dùng từ
lỗi
sửa lỗi
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. GV hướng dẫn hs chữa lỗi:
- GV viết đề bài kiểm tra lên bảng.
+ Nhận xét về kết quả làm bài.
- Nêu những ưu điểm chính:
- Xác định được yêu cầu của đề bài, kiểu bài, bố cục, ý, diễn đạt. Có thể nêu một vài ví dụ dẫn chứng kèm theo tên HS
+ Những thiếu sót hạn chế:
- Nêu một vài ví dụ cụ thể tránh việc nêu tên HS.
+ Thông báo điểm cụ thể .
- Trả bài cho từng HS .
 2. Hướng dẫn hs chữa bài: 
- Hướng dẫn từng HS sửa lỗi.
- Phát phiếu học tập cho từng HS.
- Gọi HS đọc lời phê của thầy cô giáo trong bài.
- HS viết vào phiếu các lỗi theo rõ từng loại.
- HS đổi vở,ø phiếu cho bạn để soát lỗi.
- GV theo dõi , kiểm tra HS làm việc.
+ Hướng dẫn chữa lỗi chung:
- GV chép các lỗi lên bảng.
+ Gọi HS lên bảng chữa từng lỗi.
- GV chữa lại cho đúng
3/ Hướng dẫn học tập những đoạn văn, bài văn hay 
+ GV đọc những đoạn văn, bài văn hay của một số HS trong lớp 
+ Hướng dẫn HS trao đổi tìm ra cái hay, cái đáng học tập của đoạn văn, bài văn từ đó rút kinh nghiệm cho mình
+ HS chọn một đoạn trong bài của mình viết lại.
3.Củng cố – dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Về nhà viết lại cho hay hơn rồi nộp lại cho GV.
- Học thuộc các bài tập đọc HTL chuẩn bị lấy điểm đọc trong tuần ôn tập giữa kì II.
-2 HS đọc lại đề bài. 
+ Lắng nghe GV.
- 2 HS đọc những chỗ giáo viên chỉ lỗi trong bài, viết vào phiếu học các lỗi trong bài làm vào phiếu.
+ Hai HS ngồi gần nhau đổi phiếu và vở cho nhau để soát lại lỗi.
- Lần lượt HS lên bảng chữa lỗi, HS ở lớp chữa trên nháp.
+ Trao đổi với nhau về bài chữa trên bảng.
- HS lắng nghe.
+ Trao đổi trong nhóm để tìm ra ý hay có trong đoạn văn hoặc trong cả bài văn mà mình nên học tập
+ Chọn 1 đoạn trong bài viết lại cho thật hay.
- Về nhà thực hiện theo lời dặn của giáo viên 
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
KỂ CHUYỆN: KỂ CHUYỆN ĐÃ ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA 
I. Mục tiêu: 
-Chọn được câu chuyện đã tham gia (hoặc chứng kiến) nói về lòng dũng cảm, theo gợi ý trong SGK.
-Biết sắp xếp các sự việc theo trình tự hợp lí để kể lại rõ ràng ; biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
- Lời kể tự nhiên, sáng tạo, sinh động giàu hình ảnh, kết hợp với cử chỉ nét mặt, điệu bộ.
- Biết nhận xét đánh giá nội dung truyện, lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Đề bài viết sẵn trên bảng lớp .
- Một số tranh ảnh thuộc đề tài của bài như: không sợ nguy hiểm để cứu bạn, dám nói thẳng nói thật với các bạn về một việc làm sai của bản thân, ... .
- Giấy khổ to viết sẵn dàn ý kể chuyện: 
+ Giới thiệu câu chuyện, nhân vật tham gia trong câu chuyện.
+ Mở đầu câu chuyện ( chuyện diễn ra khi nào, ở đâu?)
+ Diễn biến câu chuyện.
+ Kết thúc câu chuyện ( nói về kết quả công việc, lợi ích qua việc làm )
+ Trao đổi vơí các bạn về nội dung và ý nghĩa câu chuyện. 
-Bảng phụ viết tiêu chuẩn đánh giá kể chuyện:
+ Nội dung câu chuyện ( có hay, có mới không )
+ Cách kể ( giọng điệu, cử chỉ )
- Khả năng hiểu câu chuyện của người kể.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn kể chuyện;
 * Tìm hiểu đề bài:
- HS đọc đề bài.
-GV phân tích đề bàiø, dùng phấn màu gạch các từ: Kể một câu chuyện về lòng dũng cảm mà em được chứng kiến hoặc tham gia.
- 4 HS tiếp nối đọc gợi ý 1, 2, 3, 4 
- HS quan sát tranh minh hoạ về một số việc làm thể hiện lòng dũng cảm của con người.
-Trong các câu truyện được nêu làm ví dụ trong tranh minh hoạ thì các em phải tự nhớ lại một số chuyện khác có nội dung nói về lòng dũng cảm của con người như: 
 - Không sợ nguy hiểm để cứu bạn khi bạn rơi xuống suối sâu, thẳng thắn phê bình khi bạn không chịu học bài, nói với cha, mẹ, thầy cô khi bạn mình có khuyết điểm như trốn học đi chơi, ...
+ Cần kể những việc chính em (hoặc người xung quanh) đã làm, thể hiện lòng dũng cảm. 
- (Trong trường hợp HS có ấn tượng hơn với một câu chuyện em không tham gia mà chỉ là một người chứng kiến thì GV cũng chấp nhận cho HS kể theo hướng đó )
+ HS đọc lại gợi ý dàn bài kể chuyện.
 * Kể trong nhóm:
-HS thực hành kể trong nhóm đôi.
+Em cần giới thiệu tên truyện, tên nhân vật mình định kể.
+Kể những chi tiết làm nổi rõ ý nghĩa của câu chuyện.
+ Kể chuyện ngoài các tranh minh hoạ đã nêu thì sẽ được cộng thêm điểm.
+ Kể câu chuyện phải có đầu, có kết thúc, kết truyện theo lối mở rộng.
+ Nói với các bạn về tính cách nhân vật, ý nghĩa của truyện.
 * Kể trước lớp:
-Tổ chức cho HS thi kể.
-Nhận xét, bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể hấp dẫn nhất.
-Cho điểm HS kể tốt.
3. Củng cố – dặn dò:
-nhận sét tiết học.
-Dặn HS về nhà kể lại chuyện mà em nghe các bạn kể cho người thân nghe. 
- HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu của GV
- Lắng nghe giới thiệu bài.
-2 HS đọc.
-Lắng nghe phân tích.
- 4 HS đọc, lớp đọc thầm.
- Quan sát tranh và đọc tên truyện:
-Dũng cảm cứu em bé bị rơi xuống dòng nước lũ.
- Thắng thắn nhận lỗi với mẹ về việc làm nguy hiểm leo trèo cây của mình.
+ HS lắng nghe.
+ 2 HS đọc lại.
- Một số HS tiếp nối nhau kể chuyện:
. Câu chuyện được diễn ra như sau ...
-2 HS ngồi cùng bàn kể chuyện cho nhau nghe, trao đổi về ý nghĩa truyện.
-5 đến 7 HS thi kể và trao đổi về ý nghĩa truyện.
+ Bạn thích nhất là nhân vật nào trong câu chuyện? Vì sao?
+ Chi tiết nào trong chuyện làm bạn cảm động nhất ? 
+ Câu chuyện muốn nói với bạn điều gì
+ Qua câu chuyện này giúp bạn rút ra được bài học gì về những đức tính đẹp?
- HS nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu
- HS cả lớp thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docTV_t27.doc