Giáo án môn Toán 4 - Tuần 30 đến tuần 35

Giáo án môn Toán 4 - Tuần 30 đến tuần 35

A. Mục tiêu :

- Giúp học sinh ôn tập củng cố hoặc tự kiểm tra về :

- Khái niệm ban đầu về phân số, tìm phân số của một số

Giải bài toán có liên quan đến tìm một trong 2 số biết tổng ( hoặc hiệu ) và tỉ số của 2 số đó

- Tính diện tích hình bình hành

B. Các hoạt động dạy học

 

doc 33 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 5139Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Toán 4 - Tuần 30 đến tuần 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30
Thứ hai, ngày 10 tháng 4 năm 2006
Toán
Tiết 146 Luyện tập chung
A. Mục tiêu :
- Giúp học sinh ôn tập củng cố hoặc tự kiểm tra về :
- Khái niệm ban đầu về phân số, tìm phân số của một số
Giải bài toán có liên quan đến tìm một trong 2 số biết tổng ( hoặc hiệu ) và tỉ số của 2 số đó
- Tính diện tích hình bình hành
B. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I- Tổ chức
II- Kiểm tra : kết hợp với bài học
III- Dạy bài mới
- Giáo viên tổ chức cho học sinh tự làm bài rồi chữa bài tập
Bài 1: cho học sinh tính rồi chữa
- Nêu câu hỏi để học sinh ôn lại về cách tính cộng, trừ, nhân, chia phân số. Thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức có phân số
Bài 2: hướng dẫn học sinh tự làm bài rồi chữa
Bài 3: cho học sinh tự làm bài rồi chữa
Bài 4: hướng dẫn học sinh làm tương tự như bài 3
Bài 5: cho học sinh tự làm bài rồi chữa
Gọi vài em nêu kết quả
- Hát
- Học sinh mở sách giáo khoa trang 153 và lấy nháp làm bài
- Học sinh nêu về cách cộng, trừ, nhân, chia phân số
Ví dụ :
e) 
 Bài giải :
Chiều cao của hình bình hành là
 18 x = 10 ( cm )
Diện tích hình bình hành là:
 18 x 10 = 180 ( cm2 )
 Đáp số : 180 cm2
 Bài giải :
Coi số búp bê là 2 phần thì số ô tô là 5 phần ta có tổng số phần bằng nhau là :
 2 + 5 = 7 ( phần )
Số ô tô có trong gian hàng là :
 63 : 7 x 5 = 45 ( ô tô ) 
 Đáp số 45 ô tô
 Bài giải :
Coi tuổi con là 2 phần thì tuổi bố là 9 phần ta có hiệu số phần bằng nhau là :
 9 – 2 = 7 ( phần )
Tuổi con là :
 35 : 7 x 2 = 10 ( tuổi )
 Đáp số : 10 tuổi
Một vài em nêu kết quả của bài 5.
D. Hoạt động nối tiếp :
- Muốn tính diện tích hình bình hành ta làm thế nào ?
- Nhận xét và đánh giá giờ học.
Thứ ba ngày 11 tháng 4 năm 2006
Toán
Tiết 147: Tỉ lệ bản đồ
A. Mục tiêu:
- Giúp học sinh bước đầu nhận biết ý nghĩa và hiểu được tỉ lệ bản đồ là gì ? ( cho biết một đơn vị độ dài thu nhỏ trên bản đồ ứng với độ dài thật trên mặt đất là bao nhiêu)
B. Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ thế giới, bản đồ Việt Nam, bản đồ một số tỉnh thành phố...( có ghi tỉ lệ bản đồ ở phía dưới )
C. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I- Tổ chức
II- Kiểm tra: 
III- Dạy bài mới
1) Giới thiệu tỉ lệ bản đồ
- Giáo viên treo bản đồ Việt Nam và giới thiệu về tỉ lệ : 1 : 10000000; 1 : 500000 và nói các tỉ lệ ghi trên bản đồ đó gọi là tỉ lệ bản đồ
- Tỉ lệ bản đồ 1 : 10000000 có thể viết dưới dạng phân số
2) Thực hành 
Bài 1 : cho học sinh trả lời miệng
- Giáo viên nhận xét 
Bài 2 : hướng dẫn tương tự như bài 1
- Cho học sinh viết số thích hợp vào chỗ trống
Bài 3 : yêu cầu học sinh ghi Đ hoặc S vào ô trống
- Giáo viên nhận xét và sửa
- Hát
- Học sinh theo dõi và lắng nghe
- Học sinh thực hành viết tỉ lệ bản đồ dưới dạng phân số
Vài học sinh trả lời
1 : 1000 độ dài mm ứng với 1000 mm
1 : 1000 độ dài 1cm ứng với 1000 cm
1 : 1000 độ dài 1 dm ứng với 1000 dm
Lần lượt học sinh trả lời độ dài thật :
1000 cm; 300 dm; 10000 mm; 500 m
Vài học sinh lên bảng điền :
S
Đ
S
Đ
D. Hoạt động nối tiếp :
- Đọc và xác định tỉ lệ của một số bản đồ
- Nhận xét và đánh giá giờ học
Thứ tư, ngày 12 tháng 4 năm 2006
Toán
ứng dụng của tỉ lệ bản đồ
A. Mục tiêu 
- Giúp học sinh : từ độ dài thu nhỏ và tỉ lệ bản đồ cho trước biết cách tính độ dài thật trên mặt đất
B. Đồ dùng dạy học
- Vẽ lại bản đồ trường mầm non xã Thắng Lợi trong sách giáo khoa.
C. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I- Tổ chức
II- Kiểm tra : gọi vài học sinh làm miệng bài tập 1 và 2.
III- Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài toán 1
- Treo bản đồ trường mầm non xã Thắng Lợi và hỏi ?
- Độ dài thu nhỏ trên bản đồ ( đoạn AB ) dài mấy cm ?
- Bản đồ tr/ mầm non vẽ theo tỉ lệ nào?
- 1 cm trên bản đồ ứng với độ dài thật là bao nhiêu ?
- 2 cm trên bản đồ ứng với độ dài thật là bao nhiêu ?
2. Giới thiệu cách ghi bài giải
 Bài giải
Chiều rộng thật của cổng trường là :
 2 x 300 = 600 ( cm )
 600 cm = 6 m
 Đáp số 6 m
3. Giới thiệu bài toán 2
Thực hiện tương tự như bài toán 1
 Bài giải
Quãng đường Hà Nội - Hải Phòng dài là :
 102 x 1000000 = 102000000 ( mm ) 
 102000000 mm = 102 km
 Đáp số 102 km
4. Thực hành
Bài 1 : cho học sinh làm nháp và đọc kết quả
Bài 2 : hướng dẫn tương tự bài toán 1
- Gọi vài em đọc bài giải
Bài toán 3 : cho học sinh tự giải
- Chấm một số bài và nhận xét
- Hát
- Vài em làm bài
- Nhận xét và bổ sung
- Học sinh quan sát và trả lời
- 2 m
- 1 : 300
- 300 cm
- 2 x 300 m
- Học sinh lắng nghe và theo dõi
 Độ dài thật là : 
1000000 cm; 45000 dm; 100000 mm
 Bài giải :
Chiều dài thật của phòng học là :
 4 x 200 = 800 ( cm )
 800 cm = 8 m
 Đáp số 8 m
 Bài giải :
Quãng đường thành phố HCM - Quy Nhơn là :
 27 x 2500000 = 67500000 ( cm )
 67500000 cm = 675 km
 Đáp số 675 km
D. Hoạt động nối tiếp :
- Đánh giá và nhận xét
Thứ năm, ngày 13 tháng 4 năm 2006
Toán
ứng dụng của tỉ lệ bản đồ ( tiếp theo )
A. Mục tiêu
- Giúp học sinh : từ độ dài thật và tỉ lệ bản đồ cho trước biết cách tính độ dài thu nhỏ trên bản đồ
B. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I- Tổ chức
II- Kiểm tra : gọi vài học sinh nêu miệng lời giải bài tập 2, 3
III- Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài toán 1
- Cho học sinh tự tìm hiều đề
- Gợi ý để học sinh thấy tại sao cần phải đổi ra cm
- Nêu cách giải
 Bài giải
 20 m = 2000 cm
Khoảng cách AB trên bản đồ là :
 2000 : 500 = 4 ( cm )
 Đáp số 4 cm
2. Giới thiệu bài toán 2
- Hướng dẫn thực hiện tương tự bài toán 1
 Bài giải
 41 km = 41000000 mm
Quãng đường Hà Nội - Sơn Tây trên bản đồ là :
 41000000 : 100000 = 41 ( mm )
 Đáp số 41 mm
3. Thực hành
Bài 1 : cho học sinh tính ở nháp và nêu miệng kết quả độ dài trên bản đồ
Bài 2 : gọi học sinh đọc bài toán
- Hướng dẫn học sinh tự giải
Bài 3 : cho học sinh tự làm vào vở
- Một em lên bảng làm 
- Giáo viên chấm và chữa
- Hát
- Vài em đọc lời giải
- Nhận xét và bổ sung
- Học sinh đọc bài toán
- Trả lời câu hỏi tìm hiểu bài
- Học sinh lắng nghe và theo dõi
- Học sinh làm nháp và nêu miệng kết quả
 50 cm; 5 mm; 1 dm
- Học sinh giải và đọc lời giải
 Bài giải
 12 km = 1200000 cm
Quãng đường từ bản A đến bản B trên bản đồ là :
 1200000 : 100000 = 12 ( cm )
 Đáp số 12 cm
 Bài giải
 10 m = 1000 cm; 15 m = 1500 cm
Chiều dài hình chữ nhật trên bản đồ là :
 1500 : 500 = 3 ( cm )
Chiều rộng hình chữ nhật trên bản đồ là :
 1000 : 500 = 2 ( cm )
Đáp số : chiều dài 3cm, chiều rộng 2 cm
D. Hoạt động nối tiếp :
- Đánh giá và nhận xét giờ học
Thứ sáu, ngày 14 tháng 4 năm 2006
Toán
Thực hành
A. Mục tiêu
Giúp học sinh :
- Biết cách đo độ dài một đoạn thẳng ( khoảng cách giữa 2 điểm ) trong thực tế bằng thước dây, chẳng hạn như đo chiều dài, chiều rộng phòng học, khoảng cách giữa hai cây, hai cột ở sân trường, ....
- Biết xác định 3 điểm thẳng hàng trên mặt đất ( bằng cách gióng thẳng hàng các cọc tiêu ) 
B. Đồ dùng dạy học
- Thước dây cuộn hoặc đoạn dây dài có ghi dấu từng mét, 1 số cọc mốc, cọc tiêu
C. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I- Tổ chức
II- Kiểm tra : vài em nêu miệng các bài tập của tiết trước
III- Dạy bài mới
1. Hướng dẫn thực hành tại lớp
- Hướng dẫn học sinh cách đo độ dài đoạn thẳng ( tương tự sách giáo khoa )
- Hướng dẫn cách xác định 3 điểm thẳng hàng trên mặt đất ( tương tự sách giáo khoa )
2. Thực hành ngoài lớp
- Giáo viên chia nhóm
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm
Bài 1 : thực hành đo độ dài
- Hướng dẫn học sinh dựa vào cách đo như hình vẽ trong sách giáo khoa để đo độ dài giữa hai điểm cho trước
- Giao việc cho nhóm đo chiều dài lớp học
- Nhóm đo chiều rộng lớp học
- Nhóm đo khoảng cách hai cây ở sân trường
- Yêu cầu đo và ghi kết quả theo nội dung sách giáo khoa
- Giáo viên nhận xét và kiểm tra kết quả thực hành của mỗi nhóm
Bài tập 2 : tập ước lượng độ dài
- Hướng dẫn học sinh mỗi em ước lượng 10 bước đi xem được khoảng cách mấy mét rồi dùng thước kiểm tra lại ( tương tự bài tập 2 )
- Hát
- Vài em nêu miệng lời giải
- Nhận xét và bổ sung
- Học sinh lấy thước và thực hành đo cắt đoạn thẳng ngay trong phòng học
- Học sinh thực hành gióng thẳng hàng các cọc tiêu để xác định 3 điểm thẳng hàng trên mặt đất
- Thực hành chia nhóm và nhận nhiệm vụ
- Các nhóm thực hành đo
- Lần lượt các nhóm báo cáo kết quả đo được
- Học sinh thực hiện bước và ước lượng
D. Hoạt động nối tiếp:
- Một em lên thực hành đo chiều rộng, dài bàn cô giáo
- Nhận xét và đánh giá giờ học
Thứ ba ngày tháng 4 năm 2007
Toán
Tiết 152: Ôn tập về số tự nhiên
A. Mục tiêu: Giúp học sinh ôn tập về:
- Đọc , viết số trong hệ thập phân.
- Hàng và lớp ; giá trị của chữ số phụ thuộc vào vị trí của chữ số trong một số cụ thể.
- Dãy số tự nhiên và một số đặc điểm của nó.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
B. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ ( Kẻ như bài 1 SGK)
C. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I- Tổ chức
II- Kiểm tra: Kết hợp bài mới.
III- Dạy bài mới
- Treo bảng phụ.
- Nêu yêu cầu của bài tập?
- Nêu cách đọc ,viết số ?
- Nêu yêu cầu của đề bài?
- Yêu cầu học sinh đọc mẫu.
- Giáo viên viết số lên bảng
- Trong dãy số tự nhiên số tự nhiên bé nhất là số?
- Có số tự nhiên lớn nhất không?
- Hát
Bài 1:
- Đọc yêu cầu.
- Viết , điền vào ô trống( 1HS lên bảng , lớp làm bài tập)
Bài 2 :
- Viết mỗi số thành tổng. 
Viết ra vở nháp, 1 HS lên bảng.
5793 = 5000 +700 +90 +3
20 292=20000 +200 +90 +2
190 909 =100 000 + 90 000 + 900 +9
Bài 3:
- Học sinh đọc số và nêu giá trị của chữ số 3 trong mỗi số.
Bài 4: Học sinh tra rlời câu hỏi.
- Trong dãy số tự nhiên số tự nhiên bé nhất là số là : 0
- Không có số tự nhiên lớn nhất.
Bài 5:HS nêu yêu cầu và làm vào vở1 HS lên bảng.
a) 67, 68, 69. 798,799,800. 999,1000,1001
b) 8,10,12 98,100,102 998,1000,1002
c)51,53,55 199,201,203 997,999,1001
D. Hoạt động nối tiếp :
	1- Củng cố: Nêu cách đọc , viết số trong hệ thập phân?
	Nhận xét giờ.
	2- Dặn dò : VN xem lại bài.
Toán
Tiết 153: Ôn tập về số tự nhiên (TT)
A. Mục tiêu: 
- Ôn tập về so sánh và sắp xếp số tự nhiên.
- Rèn kỹ năng so sánh số tự nhiên.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
B. Đồ dùng dạy học:
Phiếu học tập( nội dung bài 1)
C. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I- Tổ chức
II- Kiểm tra: Kết hợp bài mới.
III- Dạy bài mới
- Nêu cách so sánh hai số?
- Nêu yêu cầu của đề bài?
- Để viết được các ... p học sinh ôn tập về:
	- Đọc số, xác định giá trị theo vị trí của chữ số trong số.
	- Thực hiện các phép tính với số tự nhiên.
	- So sánh phân số
	- Giải toán có liên quanđến : Tìm phân số của 1 số, tính diện tích hình chữ nhật, các số đo khối lượng.
- Yêu thích môn học .
B. Đồ dùng dạy học: Thước mét.
C. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I- Tổ chức
II- Kiểm tra: Kết hợp bài mới.
III- Dạy bài mới
-Nêu yêu cầu của bài?
- Yêu cầu HS đọc số đồng thời nêu vị trí giá trị của chữ số 9 trong mỗi số.
- Nêu yêu cầu đề bài?
- Yêu cầu học sinh tự đặt tính rồi tính.
- Đọc yêu cầu của bài?
- Muốn điền được dấu ta phải làm gì?
- Yêu cầu học sinh so sánh và điền dấu so sánh.
- Chữa bài : gọi HS nêu cách so sánh của mình.
- Đọc đề bài.
- Bài toán cho biết gì? hỏi gì?
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài và giải bài toán vào vở, 1 học sinh lên bảng.
- Chữa bài.
- Đọc đề bài.
- Yêu cầu : tự đọc đề bài và làm bài vào vở, 1 HS lên bảng.
- Chữa bài
KQ: phép tính cần tìm là: 
 680 + 68 = 748
- Hát
Bài 1:
- HS đọc, nêu giá trị chữ số 9.
Bài 2: 3HS lên bảng , cả lớp làm vở.
 Đổi chéo vở để kiểm tra.
Bài 3: 
- 2HS lên bảng,cả lớp làm vào vở.
- Chữa bài,đổi vở kiểm tra kết quả 
Bài 4: 1 HS lên bảng, lớp làm vở.
Chiều rộng của thửa ruộng là: 
 (120 : 3) x 2= 80 ( m)
Diện tích cua rthửa ruộng là:
 120 x 80 = 9600 ( m2)
Số thóc thu được từ thửa ruộng đó là:
 50 x ( 9600 : 100) = 4800( kg)
 Đổi 4800 kg = 48 tạ
 Đáp số: 48tạ
 Bài 5: 
Đọc đề bài và làm bài vào vở.
Đổi vở kiểm tra kết quả .
D. Hoạt động nối tiếp :
	- Nhận xét giờ học?
	- Về nhà xem lại bài.
 Thứ năm ngày tháng 5 năm 2007.
Toán
Tiết 174: Luyện tập chung.
A. Mục tiêu: Giúp học sinh ôn tập về:
	- Viết số tự nhiên. Chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng.
	- Tính giá trị của biểu thức chứa phân số .
	- Giải toán có liên quan đến : Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
	- Đặc điểm của hình vuông, hình chữ nhật, hinhg bình hành.
- Yêu thích môn học .
B. Đồ dùng dạy học: Thước mét.
C. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I- Tổ chức
II- Kiểm tra: Kết hợp bài mới.
III- Dạy bài mới
-Nêu yêu cầu của bài?
- Yêu cầu học sinh viết số theo lời đọc của cô giáo.
- Gv đọc số.
- Nêu yêu cầu đề bài?
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- Chữa bài.
- Đọc yêu cầu của bài?
- Yêu cầu học sinh tính giá trị của biểu thức.
- Chữa bài : gọi HS nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức.
- Đọc đề bài.
- Bài toán cho biết gì? hỏi gì?
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài và giải bài toán vào vở, 1 học sinh lên bảng.
- Chữa bài.
- Gv đọc từng câu hỏi trước lớp
- Hình vuông và hình chữ nhật cùng có đặc điểm gì?
- Hình chữ nhật và hình bình hành cùng có đặc điểm gì?
- Nói hình vuông là hình chữ nhật đặc biệt đúng hay sai?
- Hát
Bài 1:
- Học sinh viết số theo lời đọc của giáo viên.
- Đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
Bài 2: 
- Học sinh tự làm bài vào vở.
- 1 học sinh chữa bài miênngj trên lớp
- Cả lớp theo dõi, nhận xét.
Bài 3: 
- 2HS lên bảng,cả lớp làm vào vở.
- Chữa bài,đổi vở kiểm tra kết quả 
Bài 4: 1 HS lên bảng, lớp làm vở.
Nếu biểu thị số học sinh trai là 3 phần bằng nhau thì số học sinh gái là 4 phần như thế.
 Tổng số phần bằng nhau là:
 3 + 4 = 7 ( phần).
Số học sinh gái là:
 35 : 7 x 4 = 20( học sinh)
 Đáp số: 20học sinh.
 Bài 5: 
- 4 góc vuông, từng cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau, các cạnh liên tiếp vuông góc với nhau
- Từng cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.
- Đúng vì hình vuông có tất cả các đặc điểm của hình chữ nhật và thêm đặc điểm là có 4 cạnh bằng nhau.
D. Hoạt động nối tiếp :
	- Nhận xét giờ học?
	- Về nhà xem lại bài.
Toán
Tiết 175: Luyện tập chung.
A. Mục tiêu: Giúp học sinh ôn tập về:
	- Giá trị theo vị trí của chữ số trong số.
	- Phép nhân số tự nhiên có nhiều chữ số.
	- Khái niệm ban đầu về phân số.
	- Phân số bằng nhau.
	-Đơn vị đo khối lượng, độ dài, thời gian.
	- Các phép tính về phân số.
	- Giải toán liên quan đến tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó. 
- Yêu thích môn học .
B. Đồ dùng dạy học:
- Phô tô phiếu bài tập( như tiết 175- SGK) :Luyện tập chung cho học sinh
C. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I- Tổ chức
II- Kiểm tra: Kết hợp bài mới.
III- Dạy bài mới
- Giáo viên phát phiếu đã phô tô cho học sinh, yêu cầu ọc sinh tự làm bài trong thời gian 30 , sau đó chữa bài và hướng dẫn cho học sinh cách chấm điểm.
Bài 1: được 4 điểm (mỗi lần khoanh đúng được 0,8 điểm)
Bài 2: được 1,5 điểm
a) Tính đúng được 0,5 điểm.
b)Tính đúng và rút gọn kết quả được 1 điểm
Bài 3:1 điểm mỗi phần được 0,5 điểm.
Bài 4: 3,5 điểm.
- Tính đựơc hiệu số phần bằng nhau: 1 điểm.
- Tính đực chiều dài: 1 điểm.
- Tính đựoc chiều rông: 0,5 điểm.
- Tính đúng diện tích: 0,5 điểm
- Viết đúng đáp số: 0,5 điểm.
- Hát
Đáp án đúng là:
Bài 1:
a) Khoanh vào c b) Khoanh vào B
c) Khoanh vào D d) Khoanh vào A
e) Khoanh vào A
Bài 2: 
a) 1 8 1 7
 2 - = - =
 4 4 4 4
b) 5 3 4 5 1 15 4 19
 + x = + = + =
 8 8 9 8 6 24 24 24
Bài 3: 
a) Tượng đài vua Lý Thái Tổ ở Hà Nội cao 1010 cm hay 10m 10cm
b)Năm 2010 cả nước ta kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội . Như vậy , Thủ đô Hà Nội được thành lập vào năm 1010 thuộc thế kỷ thứ XI.
Bài 4: 1 HS lên bảng, lớp làm vở.
Nếu biểu thị chiều rộng là 2 phần bằng nhau thì chiều dài là 5 phần như thế.
 Hiệu số phần bằng nhau là:
 5 - 2 = 3 ( phần).
Chiều rộng cua rmảnh vườn là:
 24 : 3 x 2 = 16 ( m)
Chiều dài của mảnh vườn là:
 16 x 40 = 640 (m2)
 Đáp số: chiều dài: 40 m; Chiều rộng : 16 m, Diện tích : 640 m2
D. Hoạt động nối tiếp :	- Nhận xét giờ học?
	 - Về nhà xem lại bài.
Toán( tăng)
Luyện : Đọc,viết số trong hệ thập phân.
A. Mục tiêu: 
	- Củng cố cho học sinh về đọc , viết số trong hệ thập phân.
	- Rèn kỹ năng đọc , viết số , giá trị của chữ số tron mỗi số.
	- Trình bày đẹp.
B. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ( nội dung bài 1, bài 4).
C. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I- Tổ chức
II- Kiểm tra: Kết hợp phần luyện tập.
III-Luyện:đọc,viết sốtrong hệ thập phân
-Cho học sinh tự làm bài trong vở bài tập. chữa bài.
- Treo bảng phụ ( kẻ như bài 1 VBT)
- Nhận xét bài chữa.
- Đọc các số vừa viết.
- Nêu cách đọc viết số.
- Viết tiếp vào chỗ chấm.
- Gọi học sinh nêu miệng kết quả:
Số : 18 072645.
- Lớp đơn vị( nghìn, triệu...) gồm những hàng nào,lớp nào?
- Treo bảng phụ( kẻ như VBT).
- Gọi học sinh nêu giá trị chữ số 3 ở từng số?
- Giá trị của chữ số phụ thuộc vào vị trí của chữ số đó trong 1 số cụ thể.
- Hát
Bài 1:(83)
- lớp làm vở bài tập
- 1 học sinh lên bảng.
18072 , 170394, 900 871 ...
Bài 3: 
- 2HS lên bảng
- cả lớp làm vào VBT.
Chữ số 4 ở hàng chục lớp đơn vị
Chữ số 8 thuộc hàng triệu lớp nghìn
Chữ số o thuộc hàng trăm nghìn lớp nghìn.
Chữ số 6 thuộc hàng trăm lớp đơn vị
Bài 4: 1 HS lên bảng, lớp làm vở.
- Nêu giá trị chữ số 3 .
- lớp mhận xét.
- nêu chữ số 3 ở hàng nào, lớp nào.
- Nhận xét.
D. Hoạt động nối tiếp :
	- Nhận xét giờ học?
	- Về nhà xem lại bài.
Toán( tăng)
Luyện : Dấu hiệu chia hết cho 2,5,9,3.
A. Mục tiêu: 
	- Củng cố cho học sinh dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9.
	- Rèn kỹ năng vận dụng làm bài tập đúng yêu cầu.
	- Trình bày bài sạch, đẹp.
B. Đồ dùng dạy học: 
- VBT.
C. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I- Tổ chức
II- Kiểm tra: Kết hợp phần luyện tập.
III-Luyện:Dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9.
-Cho học sinh tự làm bài trong vở bài tập. chữa bài.
- Nêu các dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9?
- Viết hai số, mỗi số có3 chữ số chia hết 2,3,5,9.
- Nhận xét , chữa bài.
- Nêu dấu hiệu chia hết cho 2và 5?
- Chữ số cần viết vào ô trống là số nào?
- Nêu cách viết số lẻ có 3 chữ số chia hết cho 5?
- Gọi học sinh đọc đề bài.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Tìm số bánh của Lan có bao nhiêu cái làm thế nào ?
- Hát
Bài 1:(86)
- lớp làm vở bài tập
- 1 học sinh lên bảng.
Các số chia hết cho 2: 524,1080,2056.
Các số chia hết cho 3: 610,1080,9207,1021.
Các số chia hết cho 5: 615,1080,31025.
Các số chia hết cho 9; 1080,9207.
Các số chia hết cho 5 và 3: 1080.
Các số chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9: 615,10221.
Bài 2:(86)
- lớp làm vở bài tập.
- Học sinh đọc bài.
- Lơp snghe , nhận xét.
Bài 3: 
- 2HS lên bảng
- cả lớp làm vào VBT.
Chữ số cần viết vào ô trống là: chữ số 6
 216 chia hết cho 2 và 3.
Bài 4: lớp làm vở.HS đọc bài.
Số đó là: 305
Bài 5:
- Học sinh làm vở bài tập.
- 1 Học sinh lên bảng.
- chữa bài.
D. Hoạt động nối tiếp :
	- Nêu dâu shiệu chia hết cho 2,3,5,9?
	- Về nhà xem lại bài.
Toán( tăng)
Rèn kỹ năng cộng, trừ, nhân, chia các số tự nhiên.
A. Mục tiêu: 
	- Củng cố cho học sinh về cách công, trừ, nhân, chia các số tự nhiên.
	- Rèn kỹ năng đặt tính, thực hiện tính về cộng ,trừ, nhwn, chia các số tự nhiên
	- Trình bày bài sạch, đẹp.
B. Đồ dùng dạy học: 
- VBT. bảng phụ( bài 1-89)
C. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I- Tổ chức
II- Kiểm tra: Kết hợp phần luyện tập.
III-Rèn kỹ năng cộng , trừ, nhân, chia số tự nhiên..
-Cho học sinh tự làm bài trong vở bài tập. chữa bài.
- Ghi phép tính.
- Cho học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- Làm bài.
- Nêu cách làm các phép tính cộng,trừ , nhân, chia số tự nhiên?
- Tìm x?
- x phải tìm là thành phần nào?
- Nhận xét chữa bài.
Nêu cách tìm số hạng, số bị trừ, thừa số, số bị trừ?
- Treo bảng phụ
- Chữa bài.
Vì sao bạn điêng như vậy?
- Nêu tính chất phép tính cộng ,trừ , nhân ,chia số tự nhiên?
- Đọc yêu cầu đề bài.
- Tính bằng cách thuận tiện nhất là tính như thế nào?
- Chữa bài:
 a) 200
 b) 450
- Gọi học sinh đọc đề bài.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Nhận xét, chữa bài.
- Hát
Bài 1:(87)
- lớp làm vở bài tập
- 4 học sinh lên bảng.
- chữa bài, đổi vở kiểm tra bài .
Bài 2:(88)
- lớp làm vở bài tập.
- 4 HS lên bảng
a) x = 354 b) x = 556
c) x = 44 d) x = 1560
Bài 3: 
- 2HS lên bảng
- cả lớp làm vào VBT.
- Lần lượt học sinh nêutính chất tương ứng các phần.
Bài 4: 
- lớp làm vở.
- 2 HS lên bảng.
Bài 5:
- Em tiết kiệm đựoc số tiền:
 135000 - 28 000 =107000( đồng)
- Cả hai anh em tiết kiệm đựoc số tiền:
 105 000 + 107 000 = 242 000( đồng)
 Đáp số: 242 000 đồng.
D. Hoạt động nối tiếp :
	- Treo bảng phụ bài 1(89) : Điền đúng, sai?
	- Về nhà xem lại bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docToan 4 Tuan 3035.doc