TOÁN
LUYỆN TẬP
SGK/110 TGDK:40’
A/ Mục tiêu:
- Biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
- Vận dụng để giải một số bài toán đơn giản.
- Bài 1, bài 2
* Bài 3
B/ ĐDDH:
- GV: Bảng phụ ghi sẵn BT 3/110, các hình lập phương có cạnh 1cm.
- HS : SGK và vở 2
C/ Các họat động dạy học:
1. Hoạt động đầu tiên
- 1HS sửa bài 1/SGK ở bảng lớp, theo dõi để nhận xét.
- HS nêu quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
- HS và GV chữa bài, nhận xét và ghi điểm.
2. Hoạt động dạy học bài mới
Họat động 1: Trò chơi “ Hái hoa học tập ”
+ Mục tiêu: Củng cố công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
Lần lượt HS bốc thăm – Trả lời câu hỏi về diện tích xung quanh-diện tích toàn phần – chu vi đáy – diện tích đáy- lớp nhận xét.
Họat động 2: Làm bài tập 1,2,3
+ Mục tiêu: Củng cố công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
Bài 1: 1HS đọc đề bài tập- tóm tắt – GV chốt công thức áp dụng- GV lưu ý đơn vị đo cho HS- HS tự làm bài vào vở - 1 HS làm ở phiếu khổ lớn- HS nhận xét bài bạn- HS đổi chéo vở kiểm tra lẫn nhau.
Tuần 22 Thứ hai ngày 13 tháng 2 năm 2012 TOÁN LUYỆN TẬP SGK/110 TGDK:40’ A/ Mục tiêu: - Biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật. - Vận dụng để giải một số bài toán đơn giản. - Bài 1, bài 2 * Bài 3 B/ ĐDDH: - GV: Bảng phụ ghi sẵn BT 3/110, các hình lập phương có cạnh 1cm. - HS : SGK và vở 2 C/ Các họat động dạy học: 1. Hoạt động đầu tiên - 1HS sửa bài 1/SGK ở bảng lớp, theo dõi để nhận xét. - HS nêu quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật. - HS và GV chữa bài, nhận xét và ghi điểm. 2. Hoạt động dạy học bài mới Họat động 1: Trò chơi “ Hái hoa học tập ” + Mục tiêu: Củng cố công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật. Lần lượt HS bốc thăm – Trả lời câu hỏi về diện tích xung quanh-diện tích toàn phần – chu vi đáy – diện tích đáy- lớp nhận xét. Họat động 2: Làm bài tập 1,2,3 + Mục tiêu: Củng cố công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật. Bài 1: 1HS đọc đề bài tập- tóm tắt – GV chốt công thức áp dụng- GV lưu ý đơn vị đo cho HS- HS tự làm bài vào vở - 1 HS làm ở phiếu khổ lớn- HS nhận xét bài bạn- HS đổi chéo vở kiểm tra lẫn nhau. Lưu ý : Câu a khác đơn vị đo. Bài 2 : 1HS đọc đề- tóm tắt-GV hỏi : Bài toán cho biết gì? Bài toán yêu cầu em tính gì? Làm thế nào để tính được diện tích quét sơn của thùng?- GV lưu ý sơn toàn bộ mặt ngoài chính là diện tích nào của hình hộp chữ nhật?- HS làm bài- 1 HS giải ở bảng phụ- HS nhận xét bài bạn – tự sửa bài. Lưu ý: Do cái thùng không có nắp nên khi tính Stp chỉ tính S của 5 mặt.( Sxq + Sđáy ) *Bài 3 ( HS khá giỏi ):Tương tự như trên ( làm nháp để biết kết qua đúng sai ) - HS làm bài dạng trắc nghiệm- HS sửa bài – GV chốt lại công thức- Lưu ý HS cách tính chính xác. 3. Hoạt động cuối cùng - Thi xếp hình , ghép công thức, quy tắc về diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật . - GV nhận xét tiết học - Dặn: Học thuộc quy tắc- chuẩn bị bài: Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương. D/ Phần bổ sung: TOÁN DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN CỦA HÌNH LẬP PHƯƠNG SGK/111 TGDK:35’ A. Mục tiêu: Biết: - Hình lập phương là hình hộp chữ nhật đặc biệt. - Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương. - Bài 1, bài 2 - Rèn học sinh tính thận trọng khi làm bài. +BPHT: Cung cấp nghĩa của từ “ mép dán” ở BT3 B.ĐDDH: + GV chuẩn bị một số hình lập phương có kích thước khác nhau. + HS: SGK, vở 2, nháp và bảng con. C.Các họat động dạy học: 1. Hoạt động đầu tiên : Ổn định lớp 2. Hoạt động dạy học bài mới Họat động 1: Hình thành quy tắc công thức tính diện tích xung quanh và diện tích tòan phần của hình lập phương. + Mục tiêu: Giúp HS Hình thành công thức tính diện tích xung quanh và diện tích tòan phần của hình lập phương. - HS quan sát mô hình trực quan- Hình lập phương là hình hộp chữ nhật đặc biệt (có 3 kích thước bằng nhau) - Các mặt của hình lập phương là các hình vuông bằng nhau nên: - Kết luận và công thức tính diện tích xung quanh và diện tích tòan phần của hình lập phương Sxq HLP= (a x a) x 4 HS học thuộc tại lớp. Stp HLP= (a x a) x 6 Họat động 2: Thực hiện ví dụ ở SGK + Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố lại quy tắc đã học GV đọc yêu cầu của đề bài, tóm tắt ở bảng lớp cho HS thực hiện trên bảng con + GV chốt lại cách thực hiện. Họat động 3: Làm bài 1,2: + Mục tiêu : Vận dụng được qui tắc tính diện tích xung quanh và diện tích tòan phần của hình lập phương để giải bài toán liên quan Làm bài 1: 1HS đọc nội dung và yêu cầu bài toán- HS vận dụng trực tiếp công thức tính diện tích xung quanh và diện tích tòan phần của hình lập phương. HS tự làm bài vào vở -1HS lên giải ở bảng phụ-HS nhận xét bài làm của bạn-HS đổi chéo vở kiểm tra bài lẩn nhau Làm bài 2: 1HS đọc yêu cầu bài toán- HS tự làm bài vào vở -1HS lên giải ở bảng phụ-HS nhận xét bài làm của bạn-HS tự sửa bài vào vở. Lưu ý: Cái thùng không có nắp nên diện tích miếng bìa chính là diện tích của 5 mặt. 3. Hoạt động cuối cùng : - Muốn tính diện tích xung quanh và diện tích tòan phần của hình lập phương ta làm như thế nào? GV nhận xét tiết học Dặn : Chuẩn bị bài Luyện tập D/ Phần bổ sung: Thứ tư ngày 15 tháng 2 năm 2012 TOÁN LUYỆN TẬP SGK/112 TGDK:35’ A. Mục tiêu: Biết: - Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương. - Vận dụng để tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương trong một số trường hợp đơn giản. - Bài 1, bài 2, bài 3 B.ĐDDH: + GV: Bảng phụ + HS : SGK, vở ghi và nháp C.Các họat động dạy học: 1. Hoạt động đầu tiên -1HS sửa bài 1 ở bảng lớp, HS cả lớp theo dõi để nhận xét. - HS nêu quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương. 2. Hoạt động dạy học bài mới Họat động 1: Làm bài 1 + Mục tiêu: Giúp HS Củng cố công thức tính diện tích xung quanh và diện tích tòan phần của hình lập phương Làm bài 1: 1HS đọc nội dung và yêu cầu bài toán- HS vận dụng trực tiếp công thức tính diện tích xung quanh và diện tích tòan phần của hình lập phương. HS tự làm bài vào vở -1HS lên giải ở bảng phụ-HS nhận xét bài làm của bạn-HS đổi chéo vở kiểm tra bài lẫn nhau. Họat động 2: Làm bài 2 + Mục tiêu: Giúp HS vận dụng trí tưởng tượng để đoán xem băng giấy nào có thể gấp được một hình lập phương Làm bài 2: 1HS đọc yêu cầu bài toán – GV cho các nhóm thảo luận và trả lời – Nhóm khác bổ sung Họat động 3: Làm bài 3 + Mục tiêu: Giúp HS Tính được tỉ số Sxq và Stp của 2 hình lập phương. Làm bài 3: 1HS đọc nội dung và yêu cầu bài toán - GV hỏi: Muốn so sánh Sxq và Stp hình lập phương thứ nhất gấp mấy lần cạnh hình lập phương thứ hai thì ta phải tính gì? -HS tự làm bài vào Vở-1HS lên giải ở bảng phụ. - HS nhận xét bài làm của bạn-HS đổi chéo vở kiểm tra bài lẫn nhau 3. Hoạt động cuối cùng Muốn tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương ta làm như thế nào? - GV nhận xét tiết học - Dặn : Chuẩn bị bài Luyện tập chung D/ Phần bổ sung: TOÁN LUYỆN TẬP CHUNG SGK/113 TGDK:35’ A. Mục tiêu: Biết: - Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật và hình lập phương. - Vận dụng để giải một số bài tập có yêu cầu tổng hợp liên quan đến các hình lập phương và hình hộp chữ nhật. - Bài 1, bài 3 * Bài 2 B.ĐDDH: - GV: Bảng phụ, phấn màu - HS: SGK , vở và nháp C.Các họat động dạy học: 1. Hoạt động đầu tiên . - 1HS sửa bài 1,2 ở bảng lớp, HS cả lớp theo dõi để nhận xét. - HS nêu quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương. 2. Hoạt động dạy học bài mới Họat động 1: Làm bài 1,2 + Mục tiêu: Giúp HS Hệ thống và củng cố lại các quy tắc tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật Làm bài 1: 1HS đọc nội dung và yêu cầu bài toán- HS vận dụng trực tiếp công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật. HS tự làm bài vào vở -1HS lên giải ở bảng phụ-HS nhận xét bài làm của bạn-HS đổi chéo vở kiểm tra bài lẩn nhau *Làm bài 2: 1HS đọc yêu cầu bài toán - HS nêu cách làm - HS khá giỏi tự làm bài vào vở -3HS lên giải ở bảng phụ-HS nhận xét bài làm của bạn -HS tự sửa bài vào vở. GV: Lưu ý: Hình lập phương là hình hộp chữ nhật có chiều dài, chiều rộng và chiều cao bằng nhau Họat động 2: Làm bài 3 + Mục tiêu: Giúp HS Vận dụng các quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương để biết tỉ số diện tích khi cạnh của nó thay đổi. Làm bài 3: 1HS đọc nội dung và yêu cầu bài toán - GV hỏi: Muốn so sánh DTXQ và DTTP hình lập phương cũ gấp mấy lần DTXQ và DTTP hình lập phương mới thì ta phải tính gì? -HS tự làm bài vào vở-1HS lên giải ở bảng phụ-HS nhận xét bài làm của bạn-HS đổi chéo vở kiểm tra bài lẫn nhau 3. Hoạt động cuối cùng - Muốn tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương và hình hộp chữ nhật ta làm như thế nào? - GV nhận xét tiết học - Dặn : Chuẩn bị bài Luyện tập chung D/ Phần bổ sung: TOÁN THỂ TÍCH CỦA MỘT HÌNH SGK/113 TGDK:35’ A. Mục tiêu: - Có biểu tượng về thể tích của một hình. - Biết so snh thể tích của hai hình trong một số tình huống đơn giản. - Bài 1, bài 2 * Bài 3 B. Đồ dùng dạy học: + GV: Bìa có vẽ sẵn ví dụ 1, 2, 3. + HS: 2 tờ giấy thủ công, kéo. C. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động đầu tiên - Học sinh lần lượt sửa bài 1,3/SGK - Giáo viên nhận xét và cho điểm. 2. Hoạt động dạy học bài mới Hoạt động 1: Tìm hiểu VD 1 + Mục tiêu: Giúp HS học sinh biết tự hình thành biểu tượng về thể tích của một hình. - Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét thể tích – Hỏi: + Hình bên chứa? Hình lập phương? +GV kết luận: Ta nói rằng thể tích hình hộp chữ nhật lớn hơn thể tích hình lập phương và ngược lại thể tích hình lập phương bé hơn thể tích hình hộp chữ nhật. Hoạt động 2: Tìm hiểu VD 2,3 + Mục tiêu : Giúp HS Biết so sánh thể tích 2 hình trong một số trường hợp đơn giản. * GV Nêu VD 2: + Hình C chứa? Hình lập phương? + Hình D chứa? Hình lập phương? +GV kết luận: Ta nói rằng thể tích hình C bằng thể tích hình D. * GV Nêu VD 3: - Tổ chức nhóm, thực hiện quan sát và nhận xét ví dụ: 3. So sánh Số hình lập phương ở hình P với tổng số hình lập phương ở hình M và N - Lần lượt đại diện nhóm trình bày và so sánh thể tích từng hình. Các nhóm nhận xét + GV kết luận: Ta nói rằng thể tích hình P bằng thể tích hình M và hình N Hoạt động 2: Làm bài 1,2 + Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh biết so sánh thể tích hai hình trong một số trường hợp đơn giản. - Bài 1,2: GV cho HS tự làm theo nhóm đôi. - Giáo viên chữa bài – kết luận. Hoạt động 3: Làm bài 3: + Mục tiêu: Giúp HS khá giỏi và và HS khác (nếu có thể )biết cch sắp xếp cc hình LP nhỏ thnh khối hộp CN. - GV phát cho mỗi nhóm 6 HLP rồi cho HS xếp thử. - GV kết luận: có 2 cách xếp. 3. Hoạt động cuối cùng Thể tích của một hình là tính trên mấy kích thước? - Làm bài nhà 1, 2,/ 21.- Chuẩn bị: “Xentimet khối – Đềximet khối”. - Nhận xét tiết học D/ Phần bổ sung:
Tài liệu đính kèm: