Giáo án môn Toán 5 - Tuần 23

Giáo án môn Toán 5 - Tuần 23

TOÁN

 XĂNG-TI-MET KHỐI . ĐỀ-XI-MET KHỐI

SGK/116 TGDK:35’

 A. Mục tiêu:

- Có biểu tượng về xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối.

- Biết tên gọi, kí hiệu, "độ lớn" của đơn vị đo thể tích: xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối.

- Biết mối quan hệ giữa xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối.

- Biết giải một số bài toán liên quan đến xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối.

- Bài 1, bài 2 (a)

* 2 (b)

- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.

B. ĐDDH:Bộ đồ dùng dạy học toán 5

C. Các hoạt động dạy học:

 1. Hoạt động đầu tiên HS làm BT 1,2/ - Giáo viên nhận xét và cho điểm.

 2. Hoạt động dạy học bài mới

 Hoạt động 1: GV nêu mục tiêu của tiết học

 Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tự hình thành biểu tượng xăng-ti-met khối và đề-xi-met khối.

 + Mục tiêu: Giúp HS hình thành biểu tượng xăng-ti-met khối và đề-xi-met khối.

- Giáo viên giới thiệu cm3 và dm3.

- Thế nào là cm3?

- Thế nào là dm3 ? Nhóm trưởng cho các bạn quan sát.

- Khối LP có cạnh 1 cm  Nêu thể tích của khối đó.

- Khối LP có cạnh 1 dm  Nêu thể tích của khối đó.

- Nêu câu trả lời cho câu hỏi 1 và 2.

- Đại diện nhóm trình bày. Giáo viên chốt. - Giáo viên ghi bảng.

 

doc 5 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 756Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Toán 5 - Tuần 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 23 Thứ hai ngày 20 tháng 2 năm 2012 
 TOÁN 
 XĂNG-TI-MET KHỐI . ĐỀ-XI-MET KHỐI 
SGK/116 TGDK:35’ 
 A. Mục tiêu:
- Có biểu tượng về xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối.
- Biết tên gọi, kí hiệu, "độ lớn" của đơn vị đo thể tích: xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối.
- Biết mối quan hệ giữa xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối.
- Biết giải một số bài toán liên quan đến xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối.
- Bài 1, bài 2 (a)
* 2 (b)
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học. 
B. ĐDDH:Bộ đồ dùng dạy học toán 5
C. Các hoạt động dạy học:
 1. Hoạt động đầu tiên HS làm BT 1,2/ - Giáo viên nhận xét và cho điểm.
 2. Hoạt động dạy học bài mới 
 Hoạt động 1: GV nêu mục tiêu của tiết học
 Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tự hình thành biểu tượng xăng-ti-met khối và đề-xi-met khối.
 + Mục tiêu: Giúp HS hình thành biểu tượng xăng-ti-met khối và đề-xi-met khối.
- Giáo viên giới thiệu cm3 và dm3.
- Thế nào là cm3?
- Thế nào là dm3 ? Nhóm trưởng cho các bạn quan sát.
- Khối LP có cạnh 1 cm ® Nêu thể tích của khối đó.
- Khối LP có cạnh 1 dm ® Nêu thể tích của khối đó.
- Nêu câu trả lời cho câu hỏi 1 và 2.
- Đại diện nhóm trình bày. Giáo viên chốt. - Giáo viên ghi bảng.
Hoạt động 3: mối quan hệ dm3 và cm3
+ Mục tiêu: Giúp HS Nhận biết được mối quan hệ giữa xăng-ti-met khối và đề-xi-met khối
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nêu mối quan hệ dm3 và cm3
- Khối có thể tích là 1 dm3 chứa bao nhiêu khối có thể tích là 1 cm3?
- Hình lập phương có cạnh 1 dm gồm bao nhiêu hình có cạnh 1 cm? Học sinh chia nhóm.
- Nhóm trưởng hướng dẫn cho các bạn quan sát và tính.
	 10 ´ 10 ´ 10 = 1000 cm3
	 1 dm3 = 1000 cm3
- Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm nhận xét. Lần lượt học sinh đọc 1 dm3 = 1000 cm3
 Hoạt động 3: Làm BT 1
 + Mục tiêu: Giúp HS đọc và viết đúng các số đo hai đơn vị nêu trên
Bài 1:1HS đọc n.dung BT-HS làm -GV kiểm tra 1 số bài- HS phát biểu- HS,GV nhận xét-HS sửa sai.
Hoạt động 4 : Làm BT 2
+ Mục tiêu: Giúp HS biết chuyển đổi giữa các đơn vị đo 
Bài 2a: 1 HS đọc đề-GV gợi ý để HS làm vào vở -1 HS làm ở bảng phụ-GV chấm 1số bài -HS,GV nhận xét- HS sửa sai
 *Bài 2b HS khá giỏi thực hiện tương tự bài 2a
 3. Hoạt động cuối cùng 
- Trò chơi bằng hình thức trắc nghiệm đọc đề và các phương án.
- Chuẩn bị: “Mét khối”.- Nhận xét tiết học 	
D/Phần bổ sung:	
 TOÁN 
 MÉT KHỐI 
 SGK/117 TGDK:40’
A. Mục tiêu:
- Biết tên gọi, kí hiệu, "độ lớn" của đơn vị đo thể tích: mét khối.
- Biết mối quan hệ giữa mét khối, đề-xi-mét khối, xăng-ti-mét khối.
- Bài 1, bài 2
* Bài 3
- Luôn cẩn thận, chính xác.
B. ĐDDH: + GV: Bảng phụ, bìa cứng có hình dạng như trong SGK. 
 + HS: Chuẩn bị hình vẽ 1m = 10dm ; 1m = 100cm. Bảng con
C.Các hoạt động dạy học:
 1. Hoạt động đầu tiên Học sinh sửa bài 2, 3 - Giáo viên nhận xét và cho điểm.
 2. Hoạt động dạy học bài mới 
 Hoạt động 1: Hình thành được biểu tượng Mét khối và mối quan hệ giữa m3 - dm3 - cm3..
 + Mục tiêu: Giúp HS Hình thành được biểu tượng Mét khối và mối quan hệ giữa m3 - dm3- cm3
- Giáo viên giới thiệu các mô hình: mét khối – dm3 – cm3- Học sinh lần lượt nêu mô hình m3 : nhà, căn phòng, xe ô tô, bể bơi,
- Giáo viên chốt lại, nhận xét, tuyên dương tổ nhóm nêu nhiều ví dụ và có sưu tầm vật thật.
- Giáo viên giới thiệu mét khối: Học sinh trả lời minh hoạ bằng hình vẽ (hình lập phương cạnh 1m).
- Viết vào bảng con.
- Ngoài hai đơn vị dm3 và cm3 khi đo thể tích người ta còn dùng đơn vị nào?
- Mét khối là gì? Nêu cách viết tắt? - Giáo viên chốt lại 2 ý trên bằng hình vẽ trên bảng.
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ, nhận xét rút ra mối quan hệ giữa mét khối- dm3 - cm3 : 
- Giáo viên chốt lại: 1 m3 = 1000 dm3
	 1 m3 = 1000000 cm3
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nêu nhận xét mối quan hệ giữa các đơnm vị đo thể tích.
	1 m3 = ? dm3
	1 dm3 = ? cm3 
	1 cm3 = phần mấy dm3
	1 dm3 = phần mấy m3
 Hoạt động 2: Làm BT1
 + Mục tiêu: Giúp HS Biết đọc và viết đúng mét khối 
 Bài 1:1 HS đọc y/c BT- HS làm vào vở-1 HS làm trên bảng phụ-GV chấm 1 số bài-HS, GV nhận xét- HS sửa bài.
 Hoạt động 3: Làm BT 2
+ Mục tiêu: Giúp HS biết chuyển đổi các đơn vị đo mét khối,đề -xi- mét khối và xăng –ti- mét khối .
 Bài 2: 1 HS đọc y/c BT- HS làm vào vở -3 HS làm trên bảng - GV chấm 1 số bài-HS, GV nhận xét
 - HS đổi vở sửa cho nhau.
 Hoạt động 3: Làm bT 3
 + Mục tiêu: Giúp HS khá giỏi giải được bài toán hợp liên quan đến các đơn vị đo dm3 và cm3
 * Bài 3: 1 HS đọc y/c BT- HS tóm tắt làm vào vở - GV chấm 1 số bài -HS phát biểu miệng + giải thích, GV nhận xét- HS sửa sai.
 3. Hoạt động cuối cùng Thi đua đổi các đơn vị đo. Dãy A cho đề, dãy B đổi và ngược lại.
- Chuẩn bị: “Luyện tập”. - Nhận xét tiết học.	.
D/ Phần bổ sung: 	
 Thứ tư ngày 22 tháng 2 năm 2012 
 TOÁN 
 LUYỆN TẬP 
SGK/119 TGDK: 35’ 
A. Mục tiêu:
- Biết đọc, viết các đơn vị đo mét khối, đề-xi-mét khối, xăng-ti-mét khối và mối quan hệ giữa chúng.
- Biết đổi các đơn vị đo thể tích, so sánh các số đo thể tích.
- Bài 1 (a; b dòng 1, 2, 3 ), bài 2, bài 3 (a, b)
* Bài 1b dòng 4; bài 3c
-Thái độ: Giáo dục tính khoa học, chính xác.
B. ĐDDH: + GV: Bảng phụ. 
 + HS: SGK và bảng con
C. Các hoạt động dạy học:
 1. Hoạt động đầu tiên Kiểm tra bài cũ: Mét khối _ Bảng đơn vị đo thể tích.
- Mét khối là gì?
- Nêu bảng đơn vị đo thể tích? Mỗi đơn vị đo thể tích gấp mấy lần đơn vị nhỏ hơn liền sau?
- Áp dụng: Điền chỗ chấm. 15 dm3 =  cm3 2 m3 23 dm3 =  cm3
- Giáo viên nhận xét 
2. Hoạt động dạy học bài mới 
 Hoạt động 1: Làm BT 1 và 2
 + Mục tiêu: Giúp HS củng cố cách đọc viết các số đo thể tích đã học.
- Bài 1: -1 HS nêu yêu cầu BT- Câu a làm miệng, câu b làm bảng con.
- Bài 2 : 1 HS đọc đề 
- HS tự điền Đ hoặc S vào vở 
- HS đổi vở kiểm tra lẫn nhau. 
+ GV chốt ý đúng: Câu a.c đúng câu b,d sai
Hoạt động 2: Làm BT 3
+ Mục tiêu: Giúp HS củng cố kĩ năng so sánh các số đo thể tích.
- Bài 3: GV gọi 1 HS đọc yêu cầu của đề bài
- GV Lưu ý học sinh ở câu a và c khác đơn vị đo
- GV cho HS làm bài, nêu miệng và giải thích cách làm.
 * Bài 3c Tiến hành tương tự.
 3. Hoạt động cuối cùng 
- Nêu đơn vị đo thể tích đã học.
- Học sinh thi đua (3 em/ 1 dãy).Thi đua: So sánh các số đo sau:
a) 2,785 m3 ; 4,20 m3 ; 0,53 m3 
b) m3 ; dm3 ; m3 
c) m3 ; 75 m3 ; 25 dm3 ; 
- Giáo viên nhận xét + tuyên dương.
- Chuẩn bị: Thể tích hình hộp chữ nhật.
- Nhận xét tiết học 
D/ Phần bổ sung:	
 TOÁN 	 
 THỂ TÍCH HÌNH HỘP CHỮ NHẬT 
SGK/120 TGDK:40’
A. Mục tiêu:
- Có biểu tượng về thể tích hình hộp chữ nhật.
- Biết tính thể tích hình hộp chữ nhật.
- Biết vận dụng công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật để giải một số bài tập liên quan.
- Bài 1
 * Bài 2,3
- Có ý thức cẩn thận khi làm bài.
B. ĐDDH: +GV:Chuẩn bị hình vẽ. +HS: Hình vẽ hình hộp chữ nhật a = 5 cm ; b = 3 cm ; c = 4 cm.
C. Các hoạt động dạy học:
 1. Hoạt động đầu tiên -HS sửa BT1,2/ – HS nhận xét - Giáo viên nhận xét.
 2. Hoạt động dạy học bài mới 
 Hoạt động 1: Hình thành biểu tượng, quy tắc và công thức
+ Mục tiêu: Giúp HS tự hình thành về biểu tượng thể tích hình hộp chữ nhật. Tìm được các quy tắc và công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật.
* Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm ra công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật.
- Giáo viên giới thiệu hình hộp chữ nhật (hình trơn).
- Giáo viên giới thiệu hình lập phương cạnh 1 cm ® 1 cm3-_ Tổ chức học sinh thành 3 nhóm.
- Vừa quan sát, vừa vẽ vào hình từng lớp cho xếp đầy hình hộp chữ nhật.
- Đại diện nhóm trình bày và nêu số hình lập phương 1 cm3
- Lắp vào hình hộp chữ nhật 1 hàng, 3 khối và lắp được 5 hàng ® đầy 1 lớp.
- Tiếp tục lắp cho đầy hình hộp chữ nhật.
- Vậy cần có bao nhiêu khối hình lập phương 1 cm3
- Giáo viên chốt lại: bằng hình hộp chữ nhật có 60 hình lập phương cạnh 1 cm.
- Chỉ theo số đo a – b – c ® thể tích. Vậy muốn tìm thể tích hình hộp chữ nhật ta làm sao?
Hoạt động 2:Thực hiện bài tập 1, 2 và 3
+ Mục tiêu: Giúp HS Biết vận dụng công thức để giải một số bài tập có liên quan đến thể tích hình hộp chữ nhật
Bài 1:1 HS đọc yêu cầu bài tập .
- GV cho HS Nêu lại quy tắc tính thể tích hình hộp chữ nhật và thực hiện trên bảng con.
*Bài 2: GV cho HS đọc đề - 
GV lưu ý HS: Muốn tính được thể tích khối gỗ ta cần phải chia khối gỗ thành hai hình hộp chữ nhật.
GV cho HS tự làm vào vở.
*Bài 3: 1 HS đọc đề- Yêu cầu HS quan sát và nhận xét - rút ra cách làm-
- GV lưu ý HS: Thể tích của hòn đá chính là phần thể tích nước tăng thêm ( Dâng lên)
- GV cho học sinh sửa bài và chốt ý đúng.
3. Hoạt động cuối cùng 
- Thi đua tìm công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật.
- Chuẩn bị: “Thể tích hình lập phương”.
- Nhận xét tiết học 	
D/ Phần bổ sung: 	
 TOÁN 
 THỂ TÍCH HÌNH LẬP PHƯƠNG 
 SGK/122 TGDK: 35’
A. Mục tiêu:
- Biết công thức tính thể tích hình lập phương.
- Biết vận dụng công thức tính thể tích hình lập phương để giải một số bài tập liên quan.
- Bài 1, bài 3
 * Bài 2
- Giáo dục học sinh tính chính xác, khoa học. HTTV: Cụm từ “ ba kích thước”
B. ĐDDH: + GV: Bìa có vẽ sẵn ví dụ 1, 2, 3.
 + HS: Hình lập phương cạnh 1 cm (phóng lớn). Hình vẽ hình lập phương cạnh 3 cm.
C.Các hoạt động:
1. Hoạt động đầu tiên Học sinh lần lượt sửa bài 1, 2/ - Giáo viên nhận xét cho điểm.
Hoạt động 1: hình thành về biểu tượng, quy tắc và công thức tính thể tích hình lập phương.
 + Mục tiêu: Giúp HS học sinh tự hình thành về biểu tượng thể tích lập phương. Tìm được các quy tắc và công thức tính thể tích hình lập phương.
- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh tìm ra công thức tính thể tích hình lập phương.
- Giáo viên giới thiệu hình hộp chữ nhật (hình trơn).
- Giáo viên giới thiệu hình lập phương cạnh a = 1 cm ® 1 cm3- Tổ chức học sinh thành 3 nhóm.
- Vừa quan sát, vừa vẽ vào hình từng lớp cho xếp đầy hình lập phương.
- Đại diện nhóm trình bày và nêu số hình lập phương 9 hình lập phương cạnh 1 cm.
- Lắp vào 3 hình lập phương 1 cm.
- Tiếp tục lắp cho đầy 1 mặt
- Nếu lắp đầy hình lập phương. Vậy cần có bao nhiêu khối hình lập phương 1 cm3
- GV chốt lại: Số hình lập phương a = 1 cm xếp theo mỗi cạnh hình lập phương lớn là 3 cm
- Chỉ theo số đo a – b – c ® thể tích. Học sinh vừa quan sát từng phần, vừa vẽ hình như trên để cả nhóm - Quan sát và nêu cách tính thể tích hình lập phương.	
- HS lần lượt ghi ra nháp và nêu quy tắc.- Vậy muốn tìm thể tích hình lập phương ta làm sao?
Hoạt động 2: Thực hiện BT 1
+ Mục tiêu: Giúp HS rèn kĩ năng tính Stp và củng cố cách tính thể tích hình lập phương.
 Bài 1:1 HS nêu yêu cầu BT- HS áp dụng công thức để làm bài-1HS làm trên bảng- GV chấm 1 số bài- HS,GV nhận xét- HS sửa sai.
Hoạt động 3: Thực hiện bài tập 2,3
+ Mục tiêu: Giúp HS củng cố giải toán liên quan đến thể tích hình lập phương , hình hộp chữ nhật .
*Bài 2: 1HS đọc đề toán - GV hỏi: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
 + GV lưu ý HS: muốn biết khối kim loại đó nặng bao nhiêu ki-lô-gam ta phải tích thể tích 	
HS làm -1HS làm trên bảng - GV chấm 1 số bài- HS,GV nhận xét- KT lớp- HS sửa sai.
Bài 3: 1 HS nêu yêu cầu BT
+ GV cho HS nêu lại quy tắc tính thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương trước khi giải.
+ GV lưu ý HS “ ba kích thước” đó là độ dài của chiều dài, chiều rộng và chiều cao của hình hộp chữ nhât.
3. Hoạt động cuối cùng -Thể tích của 1 hình là tính trên mấy kích thước? Học sinh nêu công thức.- Chuẩn bị: Luyện tập chung. -Nhận xét tiết học 	
D/ Phần bổ sung: 	

Tài liệu đính kèm:

  • docGA TOAN.doc