Giáo án Môn Toán & Tiếng Việt - Tuần 23

Giáo án Môn Toán & Tiếng Việt - Tuần 23

I/Mục tiêu:

-Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng tình cảm.

-Hiểu nội dung:Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với những kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK.)

II/ ĐDDH: Tranh minh hoạ trong SGK

 

doc 20 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 844Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Môn Toán & Tiếng Việt - Tuần 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO ĐẠI LỘC
TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ PHONG
*********
Lớp :4 A
 TUẦN 23
MÔN TOÁN & TIẾNG VIỆT
GV: Dương Thị Cúc
Năm học: 2012-2013 
Tuần: 22
Lớp: 1 Thác Cạn
Giáo viên: Lê Thị Thanh Vân
Năm học: 2010-2011
LỊCH BÁO GIẢNG
LỊCH BÁO GIẢNG- LỚP 4
TUẦN 23
Từ ngày 18/2- 22/2-2013
Cách ngôn: Chị ngã em nâng
 **********
 Thứ
Ngày 
Tiết thứ
Môn
Buổi học thứ nhất
Môn
Buổi học thứ hai
Hai
 18/2
1
2
3
 4
CC
TĐ
 T
CT
- Hoa học trò
-Luyện tập chung
- Nghe- viết: Chợ tết
MT
AV
ÂN
Ba
 19
1
2
 3
4
KH
LT&C
KC
TD
- Dấu gạch ngang
- Kể chuyện đã nghe, đã đọc
TĐ
T
Đ Đ
LTV
- Khúc hát ru những em bé mới lớn
- Luyện tập chung
-Tự học
Tư
 20
1
 2
 3
 4
 T
TLV
GDNG
TD
- Phép cộng phân số
- Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối
-Sinh hoạt câu lạc bộ: “Các bạn yêu thiên nhiên”
LMT
LÂN
AV
KT
Năm 
21
1
2
 3
 4
ĐL 
T
LT&C
LTT
- Phép cộng phân số (TT)
- MRVT: Cái đẹp
-Tự học
Tin
Tin
LS
KH
Sáu 
 22
1
2
 3
4
T
 TLV
 LTV
SHL
- Luyện tập
- Đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối
-Tự học
- SHL
 Thứ hai ngày 18 tháng 2 năm 2013
Tập đọc: HOA HỌC TRÒ
I/Mục tiêu: 
-Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng tình cảm.
-Hiểu nội dung:Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với những kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK.)
II/ ĐDDH: Tranh minh hoạ trong SGK
III/Hoạt động dạy học: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/Bài cũ: Chợ Tết
2/Bài mới: Giới thiệu – Ghi đề
a/HĐ 1: Luyện đọc. 
-HD HS chia đoạn.
-HD L đọc từ khó:
-Câu khó:Hoa nở lúc nào mà bất ngờ vậy?;Khắp thành phốđến tết/đỏ.
- Tổ chức đọc theo cặp
-GV đọc mẫu ,HD cách đọc.
b/HĐ2: Tìm hiểu bài:
Câu1/44 SGK
Câu2/44 SGK
Câu3/44 SGK
-Đọc bài hoa phượng em cảm nhận được điều gì?
*GD:Biết yêu các loài cây,bảo vệ cây,hoa ở trường.
3/ HĐ3: Đọc diễn cảm: 
-GV treo bảng phụ viết sẵn nội dung đoạn 1,hd cách đọc.
-GV nhận xét và ghi điểm.
4/ Củng cố, dặn dò: 
-Chuẩn bị bài sau : Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.
- Nhận xét chung tiết học
- HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
*Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng tình cảm.
-1 HS đọc cả bài
-3 HS đọc nối tiếp cả bài.
-Từ: loạt, xòe ra, khít nhau, đóa hoa, chói lọi,...;LĐ câu khó.. 
-Đọc chú giải.
-HS luyện đọc theo cặp.
-3 HS đọc nói tiếp lại toàn bài.
*Hiểu nội dung- Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
-Vì phượng là loài cây rất gần gũi quen thuộc với tuổi học trò.Phượng được trồng ...Hoa phượng thường nở vào mùa của tuổi học trò...
-Hoa phượng nở nhanh đến bất ngờ,màu phượng mạnh mẽ làm khắp câu đối đỏ.
-Bình minh màu hoa phượng ...Dần dần số hoa tăng,màu cũng đậm dần,  chói lọi,màu phượng rực lên.
-HS nêu nội dung bài.
- 3 HS đọc lại 3 đoạn của bài
- HS đọc và tìm từ ngữ cần nhấn.
-HS luyện đọc theo nhóm .
-HS thi đọc diễn cảm đoạn1.
-Cả lớp nhận xét.
 Thứ hai ngày 18 tháng 2 năm 2013
Toán: LUYỆN TẬP CHUNG 
I / Mục tiêu: 
-Biết so sánh hai phân số.
-Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2;3;5;9 trong một số trường hợp đơn giản.
II /Đồ dùng dạy học: PBT
III/ Hoạt động dạy học:
 Hoạt động dạy
 Hoạt động học
1/ Bài cũ : Bài tập 4/ 122
2/ Bài mới: Giới thiệu - ghi đề.
* GV hướng dẫn HS làm bài tập.
HĐ1: So sánh hai phân số
*BT 1/đầu tr 123: GV yêu cầu .
-Gọi HS nhắc lại cách so sánh các phân số.
-GV nhận xét chốt bài làm đúng.
*BT2 /đầu tr 123: Gọi 1 HS nêu yêu cầu của đề bài.
-GV nhận xét chốt bài làm đúng.
HĐ2: Ôn tập dấu hiệu chia hết
*BT1a,c/ cuối tr123.Gọi 1HS đọc đề 
-Lưu ý câu a)HS chỉ cần tìm ra một chữ số.
-GV nhận xét, chốt bài làm đúng.
3.Củng cố, dặn dò: 
Chuẩn bị bài Luyện tập chung.
- Nhận xét chung tiết học
- 1 HS lên bảng làm
- Lớp nhận xét
*Biết so sánh hai phân số.SS phân số với 1
-1HS đọc đề bài. 
-HS vận dụng cách so sánh các phân số để làm bài, điền dấu ,= vào chỗ trống.
-Từng HS làm bảng-Lớp làm BC 
-HS vận dụng hai STN 3 và 5 để viết các phân số 1
-1 HS làm PBT-Lớp làm vở
*Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2;3;5;9 trong một số trường hợp đơn giản.
-1HS lên bảng làm bài .Lớp làm vở.
-HS nhắc lại qui tắc về dấu hiệu chia hết cho 2;3;5.
* HS khá, giỏi tự làm hết cả bài .
 Thứ hai ngày 18 tháng 2 năm 2013
Chính tả: (Nhớ viết): CHỢ TẾT 
I/Mục tiêu
-Nhớ- viết đúng bài chính tả; trình bày đúng đoạn thơ trích. 
-Làm đúng bài tập chính tả phân biệt âm đầu , vần dễ lẫn (bài tập 2).
II/ ĐDDH: Bảng phụ viết sẵn 2 lần nội dung mẩu chuyện Một ngày và 1 năm.
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Bài cũ: 
-Viết các tiếng sau: trút nước, khóm trúc, lụt lội,lóng ngóng, khụt khịt, khúc xương,
-GV nhận xét ghi điểm.
2/Bài mới: Giới thiệu - ghi đề.
a/HĐ1: Viết chính tả.
- GV đọc bài viết
-Mỗi người đi chợ tết với tâm trạng ntn?
-Luyện viết từ khó : sương, hồng lam, ôm ấp, nhà gianh, viền, nép, lon xon, ngộ nghĩnh.
-Theo dõi-HD thêm HS yếu
-GV chấm 1 số bài và nhận xét.
b/ HĐ2: Luyện tập: 
Bài 2/ 44.Gọi hs đọc yc của bài tập.
 - Cho HS làm bài vào vở BT
-Truyện đáng cười ở điểm nào?
3/ Củng cố, dặn dò: 
-Bài sau : Hoạ sĩ Tô Ngọc Vân.
- Nhận xét chung tiết học
-2 HS lên bảng viết các từ trên.
 *Nhớ- viết đúng bài chính tả; trình bày đúng đoạn thơ trích.
-1 HS đọc đoạn chính tả.
-Cả lớp đọc lại bài viết 1 lượt.
-Vui, phấn khởi: thằng cu áo đỏ chạy lon ton, cụ già chống gậy bước lom khom, cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ, thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ, hai ngưòi thôn gánh lợn chạy đi đầu.
- 1HS viết bảng lớp. Cả lớp viết bảng con.
-Cả lớp đọc lại lần 2
-HS viết bài vào vở.
-HS soát lại bài 
- Đổi vở chấm bài 
*Làm đúng bài tập chính tả phân biệt âm đầu , vần dễ lẫn(s/x;ưc/ưt).
-1HS đọc thành tiếng trước lớp
-HS đọc thầm truyện và làm bài vào vở bài tập -1 HS làm bảng:
Từ,tiếng cần điền:
...hoạ sĩ -nước Đức-sung sướng – không hiểu sao - bức tranh 
-1 HS đọc lại truyện.
-Người hoạ sĩ trẻ ngây thơ không biết Men-xen là hoạ sĩ nổi tiếng.
 Thứ ba ngày 19 tháng 2 năm 2013
Luyện từ và câu: DẤU GẠCH NGANG
I/ Mục tiêu: 
-Nắm được tác dụng của dấu gạch ngang( ND ghi nhớ).
-Nhận biết và nêu được tác dụng của dấu gạch ngang trong bài văn văn( BT1, mục III);viết được đoạn văn có dùng dấu gạch ngang để đánh dấu lời đối thoại và đánh dấu phần chú thích(BT2).
II/ ĐDDH: Bảng phụ viết sẵn lời giải ở BT1 phần nhận xét.
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Bài cũ: Đặt câu có sử dụng các từ ngữ thuộc chủ điểm cái đẹp.
2/ Bài mới : Giới thiệu - ghi đề.
a/HĐ1: Phần nhận xét:
BT1/SGK :Gọi HS đọc yêu cầu bài .
-GV treo bảng phụ
-GV nhận xét chốt câu trả lời đúng .
BT2/ SGK gọi 1 HS đọc đề bài.
-HD HS tìm hiểu yêu cầu của đề
-GV kết luận .
-Dấu gạch ngang dùng để làm gì?
b/HĐ2: Luyện tập
-BT1/46.Gọi hs nêu yc của bài.
-GV nhận xét chốt bài làm đúng.
-Bài 2/ 46 GV nêu yc của bài.
-GV phát phiếu cho 1hs làm và trình bày trước lớp.
-GV HD chữa bài làm và nhận xét .
3/Củng cố, dặn dò: 
-Bài sau: MRVT: Cái đẹp.
- Nhận xét chung tiết học
-2 HS lên bảng thực hiện đặt câu .
*Nắm được tác dụng của dấu gạch ngang( ND ghi nhớ).
-3 HS tiếp nối nhau từng đoạn văn trong BT1.
-HS trao đổi tìm những câu văn có chứa dấu gạch ngang.
-HS tiếp nối nhau phát biểu.
-HS nêu tác dụng của dấu gạch ngang +Đoạn a : Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật
+Đoạn b : đánh dấu phần chú thích trong câu văn
+Đoạn c : liệt kê các biện pháp cần thiết để bảo quản quạt điện được bền.
-2 HS trả lời.
-HS tiếp nối nhau đọc ghi nhớ.
*Nhận biết và nêu được tác dụng của dấu gạch ngang trong bài văn văn ;viết được đoạn văn có dùng dấu gạch ngang.
-1hs làm vào giấy khổ to- lớp làm miệng
-HS tiếp nối nhau phát biểu.
-HS thực hành viết đoạn văn có sử dụng dấu gạch ngang nói về tình hình học tập của em trong tuần qua cho bố ,mẹ nghe 
*HS khá, giỏi viết được đoạn văn ít nhất 5 câu, đúng yêu cầu BT2
-HS nhận xét.
 Thứ ba ngày 19 tháng 2 năm 2013
Kể chuyện : KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE , ĐÃ ĐỌC 
I/ Mục tiêu: 
-Dựa vào gợi ý trong SGK , chọn và kể lại được câu chuyện( đoạn truyện) đã nghe, đã đọc ca ngợi cái đẹp hay phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp và cái xấu, cái thiện và cái ác.
-Hiểu nội dung chính của câu chuyện( đoạn truyện)đã kể.
II/ ĐDDH: Một số truyện thuộc đề tài của bài kể chuyện.
III/Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Bài cũ: Con vịt xấu xí
2/ Bài mới: gt- ghi đề.
a/ HĐ1: Tìm hiểu đề- kể chuyện.
-Gọi HS đọc đề bài, GV dùng phấn gạch chân những từ : được nghe,được đọc, ca ngơị cái đẹp, cuộc đấu tranh, xấu, thiện, ác.
-Gọi HS tiếp nối đọc gợi ý.
-Em biết những câu chuyện nào có nội dung ca ngợi cái đẹp?
-Em biết câu chuyện nào nói về cuộc đấu tranh giữa cái đẹp với cái xấu, cái thiện với cái ác?
-Em hãy giới thiệu những câu chuyện mà mình sẽ kể cho các bạn nghe?
-GV nhận xét.
-Kể chuyện trong nhóm:GV chia HS thành các nhóm nhỏ mỗi nhóm có 3 em.
b/ HĐ2: Thi kể và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện 
-GV tổ chức cho HS thi kể trước lớp.
-GV nhận xét tuyên dương.
3/ Củng cố, dặn dò: 
- Bài sau : Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.
- Nhận xét chung tiết học
-2 HS lên bảng thực hiện kể chuyện và nêu ý nghĩa của truyện
*Dựa vào gợi ý trong SGK , chọn và kể lại được câu chuyện( đoạn truyện) đã nghe, đã đọc ca ngợi cái đẹp hay phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp và cái xấu, cái thiện và cái ác.
-1 HS đọc thành tiếng đề bài.
-2 HS tiếp nối đọc gợi ý2 và 3.
-Chim hoạ mi,Cô bé lọ lem, Nàng công chúa và hạt đậu, Con vịt xấu xí...
-Cây tre trăm đốt,Cây khế, Thạch Sanh...
-HS tiếp nối nhau giới thiệu.
-HS trao đổi kể chuyện cho nhau nghe.
-Các bạn trong nhóm nhận xét .
*Kể được CC-Hiểu nội dung chính của câu chuyện( đoạn truyện đã kể).
-HS thi kể , cả lớp theo dõi và hỏi lại bạn hoặc trả lời câu hỏi của bạn.
-HS nhận xét bạn kể 
-HS cả lớp bình chọn bạn kể hay nhất. 
 Thứ ba ngày 19 tháng 2 năm 2013
Tập đọc: KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ
I/ Mục tiêu: 
-Biết đọc diễn cảm một đoạn thơ trong bài với giọng nhẹ nhàng, có cảm xúc.
	-Hiểu nội dung: Ca ngợi tình yêu nước,yêu con sâu sắc của người phụ nữ Tà-Ôi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.(trả lời được các câu hỏi; thuộc một khổ thơ trong bài.)
* Giáo dục KNS: Giao tiếp; Đảm nhận trách nhiệm phù hợp; Lắng nghe tích cực.
II/ ĐDDH: Tranh minh hoạ trong SGK.
III/ Hoạt động dạy học: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1 ...  học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Bài cũ: Bài 1/ 126.
2/ Bài mới: Giới thiệu - ghi đề.
a/HĐ1: Cộng hai PS khác MS:
-GV nêu ví dụ SGK/127.
-GV vừa nêu vừa HD HS thực hiện cắt băng giấy.
-Để tính số băng giấy 2 bạn lấy ta làm phép tính gì?
-GV cho HS nhận xét 2 PS đó.
-GV hướng dẫn HS quy đồng mẫu số của 2 PS, rồi cộng 2 PS .
-Muốn cộng hai PS khác MS ta làm như thế nào?
b/HĐ2:Thực hành:
BT1/ a;b;c.127.GV nêu yêu cầu đề.
-GV nhận xét chốt bài làm đúng.
BT2/a;b 127.GV nêu đề bài.
-GV làm mẫu -Giải thích (SGK)
- HD nhận xét – chữa bài
3/Củng cố, dặn dò: 
-Chuẩn bị bài mới: Luyện tập.
- Nhận xét chung tiết học
- 2 HS lên bảng làm
* Nhận biết cộng hai phân số khác mẫu 
số.
-HS đọc lại đề toán và thực hành trên
 băng giấy chia băng giấy làm 6 phần = nhau : Lần1: cắt lấy băng giấy(tức cắt lấy 3 phần); lần 2: cắt lấybăng giấy
(cắt lấy 2 phần)
-Ta làm tính cộng hai PS:
-Hai PS đó khác MS.
-HS nêu lại các bước quy đồng mẫu số của 2 phân số .
-HS nêu ghi nhớ SGK/127.
*Biết cộng hai phân số khác mẫu số.
- 1 HS nêu yêu cầu bài
-Từng HS lên bảng làm-Lớp làm BC .
- 2 HS làm PBT
-Lớp làm bài vào vở(Trường hợp này chỉ cần quy đồng 1 phân số)
-K-G làm thêm câu c,d
 Thứ năm ngày 21 tháng 2 năm 2013
Luyện từ và câu: MỞ RỘNG VỐN TỪ : CÁI ĐẸP 	
I/ Mục tiêu: Hiểu nghĩa 1 số câu tục ngữ có liên quan đến cái đẹp.
-Sử dụng các câu tục ngữ đó vào những tình huống cụ thể trong khi nói, viết.
-MRVT và hệ thồng hoá vốn từ thuộc chủ điểm Cái đẹp. Tìm được những từ ngữ miêu tả mức độ cao của cái đẹp và biết cách sử dụng chúng.
II/ ĐDDH:Bảng phụ.
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/Bài cũ: Gọi HS đọc đoạn văn kể lai cuộc nói chuyện giữa em với bố, mẹ về tình hình học tập của em trong tuần qua.
2/ Bài mới: Giới thiệu - ghi đề.
-GV hướng dẫn HS làm bài tập.
HĐ1: Bài 1/52.
-Gọi HS nêu yêu cầu đề.
-GV phát bảng phụ cho 1 hs làm và trình bày.
-GV nhận xét chốt câu trả lời đúng.
HĐ2:Bài 2/ 52
-GV nêu yêu cầu bài .
-GV nhận xét ghi điểm 
HĐ3: Bài 3,4/ 52.
Gọi HS nêu yêu cầu bài tập 3.
-GV phát phiếu cho HS thảo luận nhóm .
-GV nhận xét chốt bài làm đúng.
Bài 4/52.GV nêu yêu cầu của bài.
- Cho HS tự làm bài
-GV nhận xét ,khen HS đặt câu hay.
3/ Củng cố, dặn dò: 
-Bài sau : Câu kể Ai là gì?
- Nhận xét chung tiết học
-2 HS thực hiện kể
*Hiểu nghĩa 1 số câu tục ngữ có liên quan đến cái đẹp.
-HS trao đổi theo cặp và làm bài vào VBT:Nối từng ô bên trái với ô bên phải cho phù hợp với mỗi tục ngữ.
*Sử dụng các câu tục ngữ đó vào những tình huống cụ thể trong khi nói, viết.
-1HS giỏi làm mẫu 
-HS trao đổi thảo luận về các trường hợp sử dụng các câu tục ngữ nói trên.
-Vài HS trình bày trước lớp.
-HS cả lớp nhận xét .
*MR và hệ thống hoá vốn từ thuộc chủ điểm Cái đẹp. Tìm được những từ ngữ miêu tả mức độ cao của cái đẹp và biết cách sử dụng chúng.
-Tìm các từ ngữ miêu tả mức độ cao của cái đẹp.
-Thảo luận nhóm-Đại diện nhóm trình bày. 
* HS khá, giỏi nêu ít nhất 5 từ theo yêu cầu của BT3 
-Lớp nhận xét.
-HS tự đặt câu với một từ vừa tìm được ở bài tập3. (K-G đặt câu được với mỗi từ.)
-HS tiếp nối nhau đọc câu văn của mình trước lớp.
 Thứ năm ngày 21 tháng 2 năm 2013
 Luyện Toán:
 LUYỆN TẬP PHÉP CỘNG PHÂN SỐ 
I/Mục tiêu: 
-Biết cộng 2 phân số cùng MS-Cộng 2 PS khác mẫu số.
II/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/Bài cũ :
 -Bài 2 c,d/127(SGK)
B/Bài mới : 
Hoạt động 1: Cộng các PS sau:
b/ 
c/ 
Hoạt động 2: Cộng các PS sau: 
b/ 
c/ 
GV HD nhận xét –Sửa sai 
Hoạt động 3: Giải bài toán.
-Bài 3/127(SGK)
-Chấm bài-HD sửa sai
C/ Củng cố-Dặn dò:
Nhận xét tiết học 
Dặn dò bài sau 
-2 HS thực hiện 
*Cộng được các phân số cùng mẫu số. 
 - 3HS thực hiện bảng lớp 
 -Lớp làm BC
*Cộng được các phân số khác mẫu số:
+ HS nêu yêu cầu đề bài 
+ HS thực hiện vào vở 
+ 3 HS lên bảng 
*Giải được bài toán có lời văn liên quan đến cộng 2 PS.
-1 HS đọc đề
-1 HS tóm tắt đề.
-1 HS giải bảng-Lớp làm vở.
 Thứ sáu ngày 22 tháng 2 năm 2013
Toán : LUYỆN TẬP 
I/ Mục tiêu:
-Rút gọn được phân số.
-Thực hiện được phép cộng hai phân số.
II/ Đồ dùng dạy-học: Bảng nhóm
III/Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 1/ Bài cũ: Bài 2/127.
2/ Bài mới: Giới thiệu - ghi đề.
a/HĐ1: Cộng phân số cùng mẫu số
- Cho HS làm bài tập 1
GV nhận xét.
b/HĐ2 Cộng hai phân số khác mẫu số
BT2/(Câu a,b) 128. GV cho HS tự làm bài .
-GV nhận xét bài làm của hs.
HĐ3: Rút gọn phân số-Tính
BT3a,b/ 128.GV nêu yêu cầu của bài.
-GV HD nhận xét ,chốt bài làm đúng.
3/Củng cố, dặn dò: 
-Chuẩn bị bài mới :Luyện tập.
- Nhận xét chung tiết học
2 HS làm bảng
*Thực hiện được phép cộng hai phân số cùng mẫu số.
- 1 HS nêu yêu cầu BT1: Tính
- Từng HS lên bảng làm bài-Lớp BC 
-Nêu cách thực hiện phép cộng 2 PS cùng MS 
*Thực hiện được phép cộng hai phân số khác mẫu số.
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập
- 2 HS lên bảng làm –lớp làm bài vào vở
- HS nhắc lại cách cộng hai phân số khác mẫu số.
*Rút gọn được phân số-thực hiện phép tính.
-HS thảo luận theo cặp 
- Bước 1: Rút gọn 
- Bước 2: Tính các PS.
-Đại diện đôi bạn trình bày kết quả.
* HS khá, giỏi tự làm thêm câu c
Lớp nhận xét.
 Thứ sáu ngày 22 tháng 2 năm 2013
Tập làm văn: ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN ,MIÊU TẢ CÂY CỐI 
I/ Mục tiêu:
-Nắm được đặc điểm nội dung và hình thức của đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối(ND ghi nhớ.)
-Nhận biết và bước đầu biết cách xây dụng một đoạn văn nói về lợi ích của loài cây em biết(BT1;2 mục III.)
II/ ĐDDH: Tranh về cây gạo, cây trám đen.
III/ Hoạt động dạy học: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Bài cũ: -Bài 2/51
2/ Bài mới: Giới thiệu - ghi đề.
a/ HĐ1: Phần nhận xét.
-Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1,2,3.
-Yêu cầu HS nêu từng câu hỏi
-GV nhận xét.
-Gọi vài HS đọc ghi nhớ trong SGK
-Trong bài văn miêu tả cây cối mỗi đoạn văn có đặc điểm gì?
b/HĐ2: Luyện tập:
Bài 1/53- GV gọi HS nêu yêu cầu bài.
-GV nhận xét chốt bài làm đúng.
Bài 2/53- GV nêu yc bài.
-GV HD nhận xét, ghi điểm.
3/ Củng cố,dặn dò:
 Bài sau :Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả cây cối.
- Nhận xét chung tiết học
-2 HS đọc đoạn văn của mình
*Nắm được đặc điểm nội dung và hình thức của đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối(ND ghi nhớ.)
-1 HS đọc 
-HS trao đổi theo cặp tiếp nối nhau nói về từng đoạn văn.
Bài cây gạo có 3 đoạn ,mỗi đoạn mở đầu ở chỗ lùi vào một chữ đầu dòng và kết thúc ở chỗ chấm xuống dòng.
-Mỗi đoạn tả một thời kì.
-Đoạn 1: Tả thời kì ra hoa của cây gạo.
-Đoạn 2:+Tả cây gạo lúc hết mùa hoa.
-Đoạn 3: Tả cây gạo thời kì ra quả.
-3 HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
-HS đọc 
-HS trả lời
*Nhận biết và bước đầu biết cách xây dụng một đoạn văn nói về lợi ích của loài cây em biết
-HS trao đổi theo cặp để xác định từng đoạn văn trong bài và tìm nội dung chính của từng đoạn.
-HS tiếp nối nhau nói Ndung chính từng đoạn.
* Viết một đoạn văn nói về lợi ích của một loài cây mà em biết
-HS tự làm bài ,viết đoạn văn.
-5-7 hs đọc đoạn văn của mình.
-HS nhắc lại ghi nhớ
 Thứ sáu ngày 22 tháng 2 năm 2013
Luyện Tiếng Việt : 
 TẬP LÀM VĂN
I/ Mục tiêu : 
1/ Tiếp tục giúp HS luyện một đoạn văn miêu tả cây cối 
2/ Viết được một bài văn tả cây ăn quả mà em thích nhất 
II/ Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/Bài cũ: 
1/ Thế nào là miêu tả ? 
2/ Em hãy nêu bố cục bài văn miêu tả cây cối ? 
B/Bài mới : 
` Hoạt động 1: Tìm hiểu bài viết 
 Gv: Nêu đề 
Em hãy viết bài văn tả cây ăn quả mà em thích. 
GV hướng dẫn HS xác định đề 
 Đề bài yêu cầu làm gì? 
Em thích nhất là cây ăn quả nào ? 
 + Em hãy nêu bố cục của bài văn tả cây cối .
 + Mỗi phân nêu lên điều gì? 
Hoạt động 2: Viết bài văn tả cây cối 
 GV hướng dẫn học sinh viết bài 
+ HS giỏi viết được bài văn có hình ảnh so sánh, nhân hóa. 
-GV thu bài chấm 
C/Củng cố dặn dò:
Nhận xét tiết học
+2 HS đọc trả lời câu hỏi 
*HS hiểu được cách viết bài văn miêu tả cây cối. 
+1 HS đọc đề 
+ Tả một cây ăn quả mà em thích 
 + Vài em nêu cây ăn quả mà em thích 
+ HS nêu 
+ 1HS nêu ( mở bài, thân bài, kết bài ) 
+ 3 HS nêu
*HS viết được bài văn tả cây ăn quả mà em thích. 
 + HS viết bài vào vở 
 + Vài em đọc bài viết của mình 
-Nhắc lại bố cục bài văn tả cây cối.
 Thứ sáu ngày 22 tháng 2 năm 2013
 SINH HOẠT LỚP TUẦN 23
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
*Tự nhận thấy được các ưu khuyết điểm về các mặt hoạt động tuần qua.
*Có hướng khắc phục khuyết điểm và phát huy các ưu điểm có được của tuần qua
*Lên kế hoạch hoạt động tuần đến
II/Cách tiến hành:
 - Hát tập thể.
 - Nêu lí do.
1/Đánh giá các mặt học tập tuần qua:( Lớp trưởng điều khiển)
a/Từng cán bộ lớp nhận xét ,đánh giá các mặt hoạt động tuần qua (Tập thể, từng cá nhân)
-Ý kiến của từng thành viên trong lớp
-GV giải quyết ý kiến 
b/GV đánh giá tổng kết chung:
 Nhận xét TDương những mặt tốt-Nhắc nhở HS khắc phục những mặt tồn tại.
 *Ưu: 
 -Duy trì sĩ số lớp đảm bảo,đi học đúng giờ,không có trường hợp trễ giờ.
 -Học tập: Đa số có tinh thần học tập tốt, phát biểu xây dựng bài sôi nổi,tập trung bài giảng-Đầy đủ đồ dùng học tập,chuẩn bị bài tốt.
 -Nề nếp: Thực hiện nề nếp ra vào lớp đúng quy định.
 -Vệ sinh: Làm vệ sinh môi trường-lớp học sạch sẽ.
 -Thực hiện vui Tết –đón xuân An toàn-Tiết kiệm-Lành mạnh,không có trường hợp vi phạm-Đóng góp tiền tiết kiệm sau tết xây dựng công trình măng non đạt 50%.
 + Tuyên dương em An-Thắng:có tiến bộ về chữ viết,bài vở viết đầy đủ.
 *Tồn:
 -Còn 1 vài em lơ đểnh trong giờ học,Chữ viết vẫn còn viết chưa đúng độ cao và cỡ chữ(Tuyên,Tình).Nhiều em chữ viết còn mắc nhiều lỗi chính tả,cần cố gắng để tiến bộ hơn(Thắng,Quỳnh Yến)
 -Một số em múa tập thể chưa đều,chưa tập trung trong giờ sinh hoạt.
 -Vẫn còn 1 vài em chưa chú ý đến tác phong ảnh hưởng đến phong trào thi đua của lớp-Cần khắc phục ngay(Bỏ áo vào quần)
2.Triển khai kế hoạch hoạt động tuần 24:
-Học chương trình tuần 24
 -Tiếp tục thực hiện tốt : “Đôi bạn học tập”
 -Tiếp tục giải Toán qua mạng.
-Duy trì sĩ số, nâng cao chất lượng học tập
-Tiếp tục phụ đạo HS yếu(Phụ đạo chính tả cho Quỳnh Yến và Thắng)–Bồi dưỡng
-Học bài và chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp
-Thường xuyên tự kiểm tra trang phục,tác phong.
 -Tham gia làm vệ sinh môi trường tốt.
 -Tổ chức sinh hoạt Đội đúng quy định( Thứ hai ,thứ tư,thứ sáu)
 -Ôn 3 bài múa hát:Mái trường;Bác Hồ Người cho em; Con cào cào,nghi thức đội-kiến thức đội.
3. Văn nghệ,kết thúc.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 23- lop4.doc