A. PHẦN CHUẨN BỊ
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Thấy được mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói riêng cá nhân.
2. Kĩ năng
Hình thành năng lực lĩnh hội những nét riêng trong lời nói cá nhân, năng lực sáng tạo của cá nhân trên cơ sở vận dụng từ ngữ và quy tắc chung.
3. Thái độ
Có ý thức tôn trọng những quy tắc ngôn ngữ chung của xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc ngôn ngữ dân tộc.
II. Cách thức tiến hành
Giáo viên nêu vấn đề để học sinh thảo luận, trả lời câu hỏi.
III. Phương tiện thực hiện
- Giáo viên: đọc SGK + SGV; Thiết kế bài dạy
- Học sinh: chuẩn bị theo hướng dẫn SGK.
B. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
Ngày soạn: 20/8/2008 Ngày dạy: 26/8/2008 Lớp dạy: 11A,B,G Tiết 1 +2 Đọc văn Vào phủ chúa trịnh ( Trích “Thượng kinh kí sự” ) Lê Hữu Trác A. Phần chuẩn bị I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức Giúp học sinh: - Cảm nhận được giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm cùng thái độ và tấm lòng của một danh y qua việc phản ánh cuộc sống, cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa Trịnh; Hiểu được đặc điểm bút pháp kí sự của tác giả qua đoạn trích. 2. Kĩ năng - Rèn luyện HS kĩ năng khái quát , tổng hợp, phân tích 3. Thái độ GDHS có lối sống đạo đức tốt trong mối quan hệ giữa con người với con người trong cuộc sống. II. phương tiện thực hiện - Giáo viên: đọc SGK + SGV; Thiết kế bài dạy: Chuẩn bị chân dung Lê Hữu Trác - Học sinh: Đọc và chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi SGK. III. Cách thức tiến hành GV hướng dẫn HS đọc sáng tạo, nêu vấn đề, gợi tìm, trả lời câu hỏi, thảo luận. B. Tiến trình dạy học * ổn định tổ chức (1’) I. Kiểm tra bài cũ: Ôn tập một số kiến thức văn học trung đại Việt Nam ở lớp 10 (3’) II. Bài mới Lời vào bài: Lê Hữu Trác không chỉ là thầy thuốc nổi tiếng mà còn được xem là một trong những tác giả văn học có những đóng góp lớn cho thể loại kí sự. Với ngòi bút của mình, ông đã ghi chép trung thực và sắc sảo hiện thực cuộc sống trong phủ chúa Trịnh qua tác phẩm “Thượng kinh kí sự”. Để hiểu rõ tài năng, nhân cách của Lê Hữu Trác cũng như hiện thực xã hội Việt Nam thế kỉ XVIII, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” trích trong tác phẩm “Thượng kinh kí sự” của ông .*** I. Tìm hiểu chung (20p) 1. Tác giả, tác phẩm Học sinh đọc tiểu dẫn trong sgk ? Qua phần tiểu dẫn, hãy nêu vài nét khái quát về tác giả Lê Hữu Trác? * Tác giả Lê Hữu Trác - (1720 – 1791): Quê ở làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, Phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (nay là Yên Mĩ, Hưng Yên) - Tên hiệu: Hải Thượng Lãn Ông (ông già lười ở đất Thượng Hồng) Gv: lười không phải đối lập với chăm chỉ mà là không lo nghĩ và lo tính gì về con đường danh vọng. - Gia đình có truyền thống học hành thi cử, đỗ dạt làm quan Gv: cha đẻ Lê Hữu Trác là quan Hữu Thị Lang Bộ Công, Lê Hữu Trác là con thứ 7 nên còn có tên là Chiêu Bảy. Gần 30 tuổi ông về sống tại quê mẹ ở xứ Đầu Thượng, xã Tình Diễm, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh - Chữa bệnh giỏi, soạn sách, mở trường truyền bá y học Gv: Sự nghiệp của ông được tập hợp trong bộ “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” gồm 66 quyển biên soạn trong thời gian gần 40 năm. Đây là tác phẩm y học xuất sắc nhất trong thời trung đại. Quyển cuối cùng trong bộ sách này chính là tác phẩm văn học đặc sắc “Thượng kinh kí sự” ? Thông qua phần tiểu dẫn, hay nêu vài nét khái quát về tác phẩm “Thượng kinh kí sự”? * Tác phẩm “Thượng kinh kí sự” - Đây là tập kí bằng chữ Hán, viết năm 1782, khắc in năm 1885 ? Tác phẩm này có vai ttrò như thế nào đối với nền văn học nước nhà nói chung và với tác giả Lê Hữu Trác nó riêng? - Tác phẩm đánh dấu sự phát triển của thể kí Việt Nam thời trung đại Gv: Kí là loại hình văn xuôi tự sự dùng để ghi chép về hiện thực con người, cảnh vật đồng thời thể hiện cảm xúc chân thật của người viết. Kí Trung đại Việt Nam bắt đầu bằng tác phẩm: “Công dư tiệp kí” của Vũ Phương Đề (thế kỉ XVIII) là tác phẩm mở đầu cho thể kí ở Việt Nam. Sau đó là: “Cát Xuyên tiệp bút” của Trần Tiến, “Bắc hành tùng kí” của Lê Quýnh, “Vũ trung tuỳ bút” của Phạm Đình Hổ. Nhưng phải đến “Thượng kinh kí sự” của Lê Hữu Trác mới thực sự là tác phẩm kí hoàn chỉnh. Yêu cầu với người viết kí phải quan sát nhạy bén, giàu trí tưởng tượng. Đặc biệt phải có xúc cảm chân thành - Góp phần khẳng định Lê Hữu Trác không chỉ là thầy thuốc mà còn là một nhà văn, nhà thơ. Gv: Tác giả ghi lại cảm nhận của mình bằng mắt thấy tai nghe trong suốt thời gian từ khi nhận được lệnh vào kinh chữa bệnh cho Thế tử Cán ngày 12 tháng giêng năm Nhâm Dần (1782) cho đến lúc xong việc về tới nhà ở Hương Sơn ngày 2 tháng 11. Tổng cộng là 9 tháng 20 ngày. Tác phẩm mở đầu bằng cảnh sống ở Hương Sơn của một ẩn sĩ lánh đời, mọi việc trong tác phảm đều diễn ra theo trình tự thời gian và đè nặng lên tâm trạng của tác giả. 2. Văn bản Hs đọc văn bản và phần chú thích trong sgk ? Nêu vị trí của đoạn trích trong tác phẩm? - Đến kinh đô, Lê Hữu Trác được xếp đặt ở nhà người em của Quận Huy Hoàng Đình Bảo. Sau đó tác giả được đưa vào phủ chúa Trịnh để khám bệnh cho Thế tử Cán, đoạn trích bắt đầu từ đó. ? Theo em, đoạn trích đề cập tới vấn đề gì? - Ghi lại một cách sinh động, chân thực về cuộc sống xa hoa uy quyền của chúa Trịnh, đồng thời bộc lộ thái độ xem thường danh lợi và khẳng định y đức của mình. II. Đọc – hiểu (20p) 1. Cảnh sống xa hoa đầy uy quyền trong phủ Chúa và thái độ của tác giả ? Quang cảnh và cuộc sống đầy uy quyền của chúa Trịnh được miêu tả như thế nào trong đoạn trích? - Vào phủ chúa phải qua nhiều lần cửa Gv: những dãy hành lang quanh co nối nhau liên tiếp, đâu đâu cũng cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương. - Người giữ cửa truyền báo rộn ràng, người có việc quan qua lại như mắc cửi. Gv: Tác giả đã ngâm một bài thơ để ghi nhớ cảnh giàu sang trong phủ chúa, nó minh chứng cho sự giàu sng, uy quyền nơi đây. - Nội cung: chiếu gấm, màn là, sập vàng, ghế rồng, đèn sáng lấp lánh, hương hoa ngào ngạt, cung nhân xúm xít - ăn uống: mâm vàng, chén bạc, đồ ăn toàn của ngon vật lạ. - Nghi thức: nhiều thủ tục Gv: Để được vào thăm bệnh cho thế tử, Lê Hữu Trác phải qua nhiều của, chờ đợi lệnh mới được vào, muốn vào phải có thẻ, đến nơi phải “lạy 4 lạy”, khám bệnh xong đi ra cũng phải lạy. Lời lẽ nhắn với chúa Trịnh và hế tử đều phải hết sức cung kính, lệnh của chúa được truyền đạt qua quan chánh đường, xem bệnh xong chỉ được viết tờ khải để dâng lên chúa, nghiêm đến nỗi tác giả phải “nín thở đứng chờ ở xa” ? Em có nhận xét gì về cảnh sống trong phủ chúa qua sự miêu tả của Lê Hữu Trác? ố Đó là cảnh sống cực kì xa hoa, tráng lệ và làm nổi bật lên uy quyền tột bậc của nhà chúa. ? Em có nhận xét gì về cách miêu tả của tác giả và tác dụng của cách miêu tả đó? - Tác giả đã thuật lại sự việc theo trình tự diễn ra một cách tự nhiên khiến ta có cảm giác cảnh vật, sự việc cứ hiện ra rõ mồn một à Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc nhưng đằng sau bức tranh và con người ấy chứa đựng, dồn nén bao tâm sự của tác giả. Gv: Qua đây chúng ta có thể thấy được tài quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực, tả cảnh sinh động của tác giả. ? Trước quang cảnh đó tác giả có thái độ như thế nào? - Thái độ: Lê Hữu Trác sững sờ trước quang cảnh của phủ chúa nhưng tỏ ra dửng dưng trước những quyến rũ của vật chất Gv: Với tư cách của một người “Vốn con quan, sinh trưởng ở chốn phồn hoa, chỗ nào trong cấm thành mình cũng đã từng biết. Chỉ có những việc trong phủ chúa là mình chỉ mới nghe nói thôi”. Bước chân tới đây tác giả đã bộc lộ trực tiếp thái độ. Song ngòi bút sắc sảo đã ghi lại những gì mắt thấy, tai nghe của tác giả. Qua đó người đọc nhận ra thái độ của người cầm bút. Lê Hữu Trác tự ví mình với “Khác nào ngư phủ đào nguyên thủa nào” (một ngư phủ chèo thuyền theo dòng suối lạc vào động tiên). Việc hưởng thụ giàu sang đang nằm trong tay nhưng rút cục ông chẳng thiết tha gì. ? Theo em, tác giả có đồng tình với cảnh sống trong phủ chúa không? - Thái độ gián tiếp: Tác giả không đồng tình với cuộc sống xa hoa, hưởng lạc quá mức của những người giữ trọng trách quốc gia Gv: Cách tìm cuộc sống an nhàn, ẩn dật của tác giả rõ ràng là sự đối trọng gay gắt với cách sống nơi phủ chúa. Trước con mắt của Lê Hữu Trác, tất cả những thứ sơn son thiếp vàng, võng điều áo đỏ, sập vàng, gác tía, nhà cao cửa rộng, hương hoa thơm nức, đền đuốc sáng lấp lánh. chỉ là phù phiếm, là hình thức che đậy những gì nhơ bẩn bên trong. Qua cái nhìn của một ông già áo vải quê mùa, tự nó phơi bày tất cả. Điều đó giúp ta khẳng định Lê Hữu Trác là người không thiết tha gì với danh lợi, quyền quý cao sang mà ông khình thường tất cả. Hết tiết 1 ? Ngoài miêu tả quang cảnh nơi phủ chúa, đoạn trích còn thành công trên lĩnh vực nào? Gv: Đó là sự thành công khi miêu tả con người: từ quan truyền chỉ đến quan chánh đường, từ người lính khiêng võng, cầm lọng đến những phi tần, mĩ nữ đều hiện lên rất rõ. Nhưng rõ nhất là hình ảnh Thế tử Cán 2. Thế tử Cán và thái độ, con người Lê Hữu Trác (20p) ? Nơi ở của Thế tử Cán được miêu tả như thế nào? Nhận xét? - Lối vào: “đi trong tối om, qua năm sáu lần trướng gấm” - Nơi thế tử ngự: “đặt sập vàng.hương hoa ngào ngạt” à người thì đông nhưng tất cả đều im lặng khiến cho không khí trở nên lạnh lẽo, băng giá. ố đó là môi trường sống xa hoa nhưng thiếu hài hoà, thiếu sinh khí ? Thế tử Cán hiện lên như thế nào trong môi trường đó? - Đó là một ấu chúa, thực chất chỉ là một cậu bé lê 5 (chưa đến tuổi đi học) =>Gầy còm, ốm yếu, da xanh bụng ỏng Gv: Thế tử được vây quanh với bao nhiêu là vật dụng, gấm vóc, lụa là, vàng ngọc, tất cả bao chặt lấy con người. Một cậu bé như Trịnh Cán rất cần ánh nắng, khí trời, vậy mà cậu lại bị quây tròn, bọc kín trong cái tổ kén vàng son chẳng khác nào mầm non trong vỏ cứng. ? Tác giả đã miêu tả chi tiết như thế nào về hình hài của Thế tử Cán/ - Hình hài: + Mặc áo đỏ, ngồi trên sập vàng + Biết khen người giữ phép tắc “Ông này lạy khéo” + Cởi áo: “Tinh khí khô hết, mặt khô, rốn lồi to, gân xanh, chân tay gầy gò nguyên khí đã hao mòn, thương tổn quá mức mạch bị tế xác âm dương đều bị tổn hại” ? Cách miêu tả như vậy cho thấy điều gì? Gv: Thế tử Cán được miêu tả bằng con mắt nhìn của một vị lang y tài giỏi bắt mạch, chuẩn bệnh. Tác giả vừa tả, vừa nhận xét khách quan. Thế tử Cán được tái hiện lại thật đáng sợ: Tinh khí khô, mặt khô, toàn những đường nét của một cơ thể đang chết. Hình ảnh Thế tử Cán, chỉ qua vài nét miêu tả đã hiện rõ một cơ thể ốm yếu ? Theo em, do đâu mà Thế tử cán lại có hình hài như vậy? - Nguyên nhân: Do cuộc sống vật chất quá đầy đủ, quá mức giàu sang phú quý Gv: Chính vì cuộc sống như vậy mà tất cả nội lực bên trong là tinh thần, ý trí, nghị lức , phẩm chất đều trống rỗng. Qua ngôn ngữ y học của người thầy thuốc thì hình hài, tinh khí vẫn là của con người nhưng từng câu, từng chữ có lúc tạo nên nhịp điều đối xứng “màn che – trướng phủ”, điệp ngữ “quá no – quá ấm” của Lê Hữu Trác đã chỉ dúng cội nguồn, căn bệnh của Trịnh Cán. Đó cũng chính là căn bệnh của cả tập đoàn phong kiến của xã hội đằng ngoà ... lượng giữa quân ta và địch. ? Theo em, phần lung khởi diễn tả nội dung gì? ố Phần lung khởi nõi lên tình cảnh của quê hương đất nước, đồng thời qua đó thấy được tấm lòng yêu nước của những người nông dân Cần Giuộc. Cuộc chiến đấu của họ tuy thất bại nhưng họ đã để lại tiếng vang về ý chí, lòng yêu nước, sự can đảm đến muôn đời sau 2. Thích thực (từ câu 3 à 15) ? Em có nhận xét gì về lời văn trong phần thích thực? - Lời văn mang tính chất hồi tưởng với cảm hứng ngợi ca anh hùng ? Hình ảnh nổi bật lên trong dòng hồi tưởng đó là gì? - Hình ảnh: Người nông dân nghĩa quân Cần Giuộc Gv: Họ hiện lên như một bức tượng đài nghệ thuật sừng, rực rỡ “Vô tiền khoáng hậu” (ít nhất là với văn học Việt Nam từ thủa ban đầu đến trước 1945) ? Họ là những người xuát thân từ đâu? Có hoàn cảnh như thế nào? + Xuất thân: nông dân + Hoàn cảnh: nghèo khó, lam lũ, tội nghiệp Gv: “Côi cút”: gợi ra cuộc sống âm thầm lặng lẽ, chịu thương chịu khó, gắn bó với đồng ruộng. Gv: Họ là những con người suốt đời làm ăn lam lũ, tội nghiệp với bao toan tính nhưng vẫn nghèo khó. Số phận của họ là số phận của con sâu cái kiến, có nguy cơ bị mờ nhạt, tan biến giữa bao lớp người vô danh, tội nghiệp ? Công việc thường ngày của họ là gì? + Công việc: cấy, cày, cuốc, bừa Gv: Họ chỉ quen với những công việc của nhà nông, những công việc lam lũ, nhọc nhằn. ? Họ sống trong không gian như thế nào? Thế giới quen thuộc của họ là gì? + Không gian: làng xã chật hẹp, quanh quẩn với công việc hàng ngày. ? Đã bao giờ họ được thấy những vũ khí hiện đại hay chưa? + Họ chưa bào giờ là lính “quân cơ, quân vệ”, càng chưa bao giờ được thấy, được tập súng, tập mác, tập cờ à Xa lạ với vũ khí, với chiến tranh + Sống bình dị: “Ngoài cật có một manh áo vải” Gv: Một đ số ít; Manh đ mỏng ố Không chỉ bình dị còn gợi ra sự thiếu thốn, mỏng manh của tấm áo che thân. Đâu phải những người “mớ ba mớ bảy” giàu có gì. Hoàn cảnh của họ gợi ra bao nỗi niềm thương cảm của người đọc. Họ nghèo về vật chất nhưng rất giàu về tinh thần. ? Khi kẻ thù đến, họ có tâm trạng như thế nào? - Tâm trạng: + lo âu, phập phồng và hi vọng đội quân của triều đình Gv: Họ mong ngóng, hi vọng, nhưng càng mong ngóng, càng hi vọng thì lại càng thất vọng + Ghét quân xâm lược ? Tác giả đã sử dụng hình ảnh gì để so sánh với giặc ngoại xâm? Nhận xét về nghệ thuật? - Nghệ thuật: so sánh: Giặc - Cỏ Gv: Đây là một sự so sánh rất giản dị, mộc mạc, phù hợp với suy nghĩ, logíc của người nông dân à Bản năng của nhà nông. Cách so sánh như vậy tạo hiệu quả nghệ thuật cao. ? Lòng căm thù giặc của những người nông dân có dừng lại ở đó không? Nó phát triển như thế nào? - Từ ghét à Căn thù mãnh liệt: “Muốn tới ăn gan, muốn ra cắn cổ” ? Em có nhẫn xét gì về những từ ngữ được sử dụng? Tác dụng? - Từ ngữ: động từ mạnh, hành động được phóng đại à Mức độ căm phẫn bọn bán nước và cướp nước ? Sự căm thù đó phải chăng chỉ dừng lại trong suy nghĩ của người nông dân? - Từ lòng căm thù họ đã nâng lên thành nhận thức: không thể để cho bọn bán nước và cướp nước giày xéo ? Họ đã hành động như thế nào? - Hành động: tụ nghĩa tự giác, đồng tâm nhất trí “quyết ra tay bộ hổ” vì nghĩa lớn ? Em có nhận xét gì về những người nghĩa quân này? à Xuất thân từ những người nông dân hiền lành, chất phác, song vì lòng căm thù giặc, yêu nước họ tự nguyện đứng dậy đấu tranh vì nghĩa lớn, bảo vệ non sông gấm vóc. ? Những người nghĩa quân Cần Giuộc chiến đấu trong điều kiện như thế nào? - Điều kiện chiến đấu: + Vũ khí thô sơ Gv: Họ chiến đấu với những vũ khí vốn là đồ dùng sinh hoạt hàng ngày của những người nông dân. + Không có binh thư, binh pháp, không có những trang bị của lính triều đình Gv: Đến ngay cả cái súng, cái mác, cái cờ họ cũng chưa được nhìn vậy mà họ phải đấu lại với những phương tiện, vũ khí hiện đại của phương Tây. ố Điều kiện chiến đấu hết sức khó khăn ? Sức mạnh nào đã giúp họ vượt lên trên những khó khăn đó để chiến đấu? - Sức mạnh của lòng mến nghĩa, ý chí con người và tấm lòng thiết tha với “tâc đất, ngọn rau” của quê hương. xứ sở của mình. ? Họ đã chiến đấu như thế nào? - Chiến đấu: họ chủ động tung hoành ngang dọc, kiên cường bất khuất khiến cho giặc thất điên bát đảo “Chém rớt đầu quan Hai nọ - Đốt nhà dạy đạo kia” Gv: Tất cả nhằm thể hiện sức mạnh của tinh thần yêu nước của người nghĩa sĩ nông dân. Sau này trong văn học hiện đại, chúng ta bắt gặp những hình ảnh. “Đất nước của những người mẹ mặc áo vá vai Bền bỉ nuôi chồng nuôi con đánh giặc” Và “Đất nước của những người con gái con trai Đẹp như hoa hồng, rắn hơn sắt thép Những buổi chia tay không bao giờ rơi nước mắt Nước mắt để những ngày gặp mặt” ? Tác giả đã sử dụng những từ ngữ nào để thể hiện khí thế và tinh thần chiến đấu của nghĩa quân? - Từ ngữ: đánh, đốt, chém, gióng, đạp, lướt, xô, liều, đâmà động từ mạnh ? Em có nhận xét gì về nghệ thuật sử dụng từ ngữ, câu văn? Tác dụng? - Nhịp điệu câu văn ngắn gọn, dứt khoát tạo nên không khí khẩn trương. Gv: Hàng loạt câu văn hối hả, động từ mạnh toả ra 4 phương tám hướng, ken dày đặc với nhau tạo nên khí thế trúc chẻ, ngói tan, sấm vang chớp giật ố Bức tranh chiến trận sôi động, hào hùng. ? Kết quả trận đánh ra sao? - Kết quả: nghĩa quân thất bại ? Em có nhận xét gì về hình ảnh những người nghĩa quân trong trận đánh? à Hình ảnh những người nghĩa quân như một bức chân dung sừng sững bất tử đối lập với hình ảnh kẻ thù thảm hại, cuống cuồng chạy thoát thân. Mặc dù nghĩa quân thất bại nhưng bức tranh công đồn lại hừng hực khí thế của người chủ động, người chiến thắng. Hình ảnh những người nghĩa quân nông dân mãi sống trong trái tim mọi người với những hình ảnh đẹp. Gv: Đây là bức tranh công đồn chưa hề thấy trong văn chương trung đại. Ta mới thấy võ quan như Phạm Ngũ Lão “Hoành sóc giang sơn cáp kỉ thu”, một Trần Quốc Tuấn “Chỉ căm tức rằng chưa xả thịt lột da... cũng nguyện xin làm”. Một Đặng Dung mài gươm dưới trăng ngửa mặt nhìn trời than thở. “Mài gươm mấy độ bóng trăng tà”. Một Nguyễn Trãi “Trận Bồ Đẳng sấm vang chấp giật, miền Trà Lân trúc trẻ tro bay, sĩ khí càng hăng, quân Thanh càng mạnh”. Đây là lần đầu tiên người nông dân chiến đấu xuất hiện với vẻ đầy dũng khi hiên ngang trong văn học mặc dù lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã khẳng định công lao to lớn của người dân chân 3. Ai vãn (từ câu 16 à 23) ? Đến phần ai vãn lời văn thay đổi như thế nào? - Lời văn: xót xa, an ủi, hụt hẫng, nặng nề. Gv: Lời văn chuyển từ hào hùng sang xót xa, nó thể hiện sự căm giận không nguôi với kẻ thù. Tất cả là tiếng khóc ? Đó là tiếng khóc của những ai? - Tiếng khóc của những người đang sống: + Tiếng khóc của Đồ Chiểu + Tiếng khóc của “già trẻ hai hàng luỵ nhỏ” ? Họ khóc cho những gì? Nhận xét? - Khóc cho những người nghĩa sĩ Cần Giuộc - Khóc cho sông Cần Giuộc - Khóc cho “chợ Trường Bình” - Khóc cho “Tâc đất ngọn rau ơn chúa” - Khóc cho “nước nhà ta” ố Đây là tiếng khóc lớn, tiếng khóc mang tầm thời đại và có tính chất sử thi ? Để thể hiện được nỗi đau xót và niềm cảm phục, tác giả đã sử dụng những từ ngữ, chi tiết và biện pháp nghệ thuật nào? - Từ ngữ: thán từ: ôi! à nỗi đau đớn, thương tiếc vô cùng. - Nghệ thuật: đối lập: niềm hi vọng và sự thất vọng Những lăm >< đâu biết Một giấc >< nào hay Sống làm chi.. --- thà thác mà. ? Phần ai vãn thể hiện nội dung gì? ố Đoạn văn bày tỏ lòng cảm phục, ngợi ca sự hi sinh, lẽ sống cao đẹp của những người nghĩa sĩ. Tác giả phủ nhận lối sống cam chịu đầu hàng, làm tay sai cho giặc để được hưởng bơ thừa sữa cặn, quên cả tổ tiên, truyền thống dân tộc đồng thời khẳng định quan niệm chết vinh còn hơn sống nhục của người nghĩa sĩ nông dân. 4. Kết ? Em có nhận xét gì về lời văn ở đoạn cuối? - Tiếp tục tiếng khóc, tiếp rục ngợi ca công đức và nêu cao ý chí diệt thù. ? Đoạn văn thể hiện tâm trạng nào của tác giả? - Đồ Chiểu ưu tư cho số phận của những người thân, những người đang sống và đất nước sinh linh nghiêng ngả ? Những hình ảnh nào khiến cụ Đồ Chiểu suy tư? - Hình ảnh: + Mẹ già ngồi khóc trẻ – ngọn đèn khuya (dễ tắt) Gv: Nỗi đau xé lòng của những người mẹ (dù còn trẻ cũng trở nên già) trước cái chết của những đứa con mà lúc nào họ cũng coi như thơ dại cần được chăm sóc, vỗ về. + Vợ yếu chạy tìm chồng – bóng xế (buồn bã) Gv: Nỗi thê thảm của người vợ yếu (dù khoẻ cũng trở nên yếu) chạy tìm chồng, dật dờ mất nơi nương tựa. ( Cách tạo hình, tạo cảnh gợi cảm) ố Đó là nỗi đau tột đỉnh của những người thân khi những người nghĩa sĩ đã hi sinh vì tổ quốc, là hành động vì đại nghĩa, mang ý thức dân tộc ? Ngoài sự suy tư, tác giả còn muốn khẳng định điều gì? à Khẳng định: sự bất tử của những người nghĩa quân trong lòng dân tộc, sự hi sinh cao cả, lẽ sống vẻ vang sẽ còn soi đường, chỉ lối cho lớp lớp người sau, tiếng thơm còn vang mãi muôn đời ( câu 26 à 30 ) * Củng cố: tham khảo phần ghi nhớ II. Tổng kết ? Khái quát lại giá trị của bài văn tế? - Bài văn tế có giá trị trữ tình. Vì nó là tiếng khóc cho những con người cao đẹp của dân tộc, khóc cho cả quê hương đất nước trong cảnh ngộ đau thương tủi nhục bị giặc ngoại xâm. - Bài văn tế còn có giá trị hiện thực lớn. Nó dựng lên một tượng đài nghệ thuật sừng sững về người nghĩa sĩ nông dân tương xứng với họ ở ngoài đời. - Đây là bài văn tế độc nhất vô nhị. Một bài văn tế hay nhất trong các bài văn tế của nước ta. IV. Luyện tập ? Nêu những nét đặc sắc về hình ảnh người nghĩa sĩ? - Những nét đặc sắc của hình tượng người nghĩa sĩ + Nhận thức Biểu hiện sâu sắc nhất ở lòng yêu nước căm thù giặc (phân tích): “Tiếng phong hạc... ghét cỏ” “Bữa thấy bòng bong... cắn cổ” “Một mối xa thư... bán chó” + Hành động Chiến đấu dũng cảm (phân tích): * Không cần trang bị vũ khí “trong tay....gõ” * Tự nguyện đứng lên chiến đấu * Chiến đấu dũng cảm: “Chi nhọc quan... súng nổ” * Quan niệm chết vinh còn hơn sống nhục: “Sống... khổ” ? Em hiểu gì về văn tế? - Tế là loại văn thời cổ nhằm: + Tế trời đất, thần thánh thường có bài văn cầu chúc gọi là kì văn hoặc chúc văn + Tế mừng tuổi thọ và thăng quan tiến chức + Về sau chỉ dùng tế ma (người chết) .*.*..* III. Hướng dẫn học và chuẩn bị bài mới (2’) 1. Bài cũ - Đọc lại toàn bộ tác phẩm. - Nắm nội dung bài. - Học thuộc một đoạn trích mà em tâm đắc. 2. Bài mới: Chuản bị bài Thực hành về thành ngữ, điển cố
Tài liệu đính kèm: