Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 24 đến 51

Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 24 đến 51

A/ PHẦN CHUẨN BỊ

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

 Giúp học sinh:

 - Hiểu được tầm tư tưởng mang tính chiến lược, chủ trương tập hợp nhân tài để xây dựng đất nước của vua Quang Trung

 - Hiểu thêm đặc điểm của thể chiếu – một thể văn nghị luận trung đại

2. Kĩ năng

 Rèn kĩ năng đọc hiểu thể loại chiếu

3. Thái độ

 Nhận thức được đúng đắn vai trò của người trí thức đối với công cuộc xây dựng đất nước hiện nay

II. Phương pháp

 Đọc sáng tạo, trao dổi, thảo luận kết hợp với gợi tìm gợi mở, tích hợp với bài “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”

III. Phương tiện dạy học

 1. Giáo viên: đọc tài liệu (sgk, sgv, từ điển thuật ngữ văn học .), sách thiết kế giáo án

 2. Học sinh: đọc, soạn bài

B/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 

doc 79 trang Người đăng huybui42 Lượt xem 323Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 24 đến 51", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/9/2008	 Ngày dạy: 8/10/2008
	 Lớp dạy: 11A,B,G
Tiết 24
 Tiếng Việt
Thực hành về thành ngữ, điển cố
A/ Phần chuẩn bị
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
 - Củng cố và nâng cao hiểu biết về thành ngữ, điển cố
 - Thấy được giá trị nghệ thuật của việc sử dụng thành ngữ và điển cố
2. Kĩ năng
 Rèn luyện cách sử dụng thành ngữ và điển cố một cách có hiệu quả
3. Thái độ
 Có ý thức rèn luyện, sử dụng tốt thành ngữ, điển cố
II. Phương pháp 
 Gợi tìm, thảo luận, trả lời câu hỏi.
III. Phương tiện dạy học 
 - SGK + SGV 
 - Thiết kế bài soạn
B. Tiến trình bài dạy 
 * ổn định tổ chức (1’)	
I. Kiểm tra bài cũ: (Kiểm tra trong qúa trình luyện tập)
II. Bài mới:
* Lời vào bài (1’)
 Chúng ta đã biết thế nào là thành ngữ, điển cố và việc sử dụng các thành ngữ, điển cố vào các tác phẩm văn chương cũng như trong đời sống có tác dụng như thế nào? Để thấy rõ hơn điều đó, chúng ta đi vào thực hành về thành ngữ, điển cố.
.*..*..*
I. Ôn tập về khái niệm
? Hãy nhắc lại khái niệm Thành ngữ?
1. Thành ngữ
 Khái niệm: là những cụm từ quen dùng, được lặp đi lặp lại trong giao tiếp và được cố định hoá về ngữ âm, ngữ nghĩa. Nghĩa của thành ngữ thường khái quát, trừu tượng và có tính hình tượng cao
2. Điển cố
? Thế nào là điển cố?
 Khái niệm: là những câu chuyện, những sự việc đã có trong các văn bản trong quá khứ hoặc xảy ra trong cuộc sống quá khứ. Điển cố không có tính cố định mà có thể là những từ, cụm từ. Điển cố có nghĩa hàm súc, khái quát cao
II. Luyện tập
 Gv: chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu một phần
1. Thành ngữ
 Nhóm 1 trình bày, cả lớp góp ý, giáo viên chốt lại
Bài tập 1
 - “Một duyên hai nợ”: ý nói một mình phải gánh vác mọi công việc gia đình (Duyên thì ít mà nợ thì nhiều. Cảm nhận về kiếp nặng nề nhưng rất mực hi sinh của bà Tú. Đây là cách nói tăng cấp). 
 - “Năm nắng mười mưa”: nỗi vất vả, cực nhọc, phải chịu đựng trong hoàn cảnh khắc nghiệt (Nắng ít, mưa nhiều, nói về sự vất vả gian truân của bà Tú cũng như người lao động chân lấm, tay bùn. Cách nói giàu hình ảnh).
 ố Các thành ngữ ngắn gọn, cấu tạo ổn định, đông thời qua hình ảnh cụ thể, sinh động thể hiện nội dung khái quát và có tính biểu cảm; các thành ngữ này phối hợp với nhau và phối hợp với các cụm từ có dáng dấp thành ngữ như “lặn lội thân cò”, “eo sèo mặt nước” đã khắc hoạ rõ nét hình ảnh người vợ tần tảo, đảm đang, tháo vát trong công việc gia đình.
Bài tập 2
 - “Đầu trâu mặt ngựa”: lũ người đã biến dạng về nhân hình, tha hoá về nhân tính (Biện pháp vật hoá (biến vật thành người) chỉ bọn sai nha bắng nhắng không khác gì loại súc sinh ập vào nhà Thúy Kiều vơ vét của nả, doạ dẫm đánh đập, khua thước, múa đao (giàu biểu tượng và hàm súc).
 - “Cá chậu chim lồng”: cảnh sống bế tắc, tù túng, nhàm chán (Cá bị thả trong chậu, chim bị nhốt trong lồng, nay được tự do thoả sức ăn chơi, vẫy vùng (giàu biểu tượng và hàm súc). 
 - “Đội trời đạp đất”: khí phách ngang tàng (Hình ảnh cao rộng thể hiện chí khí của Từ Hải. Câu thơ giàu biểu tượng và cảm xúc).
Bài tập 6
 Đặt câu với mỗi thành ngữ
Gv: yêu cầu cả lớp đặt câu với mỗi thành ngữ trên
 - Nói với nó khác gì “nước đổ đầu vịt”
 - Mọi người chả “đi guốc trong bụng nó ấy chứ”
 - Chị ấy mẹ tròn con vuông là chúng tôi mừng lắm rồi.
 - Mày chỉ trứng khôn hơn vịt 
 - Anh ấy ngày đêm nấu sử sôi kinh
 - Bọn chúng nó là lòng lang dạ thú (hay là con sói)
 - Anh thật là phú quý sinh lễ nghĩa bày đặt nhiều quá.
 - Tớ chả đi guốc trong bụng các cậu rồi
 - Thôi! tôi với bác dĩ hoà vi quý
 - Con chớ nên con nhà lính tính con nhà quan
 - Chẳng biết! tôi có phải thấy người sang bắt quàng làm họ không đây.
2. Điển cố
Bài tập 3
 - Gường kia:Trần Phồn đời hậu Hán có người bạn là Tử Trĩ rất thân thiết và gắn bó, Phồn thường dành riêng cho bạn cái giường. Bạn đến mời ngồi. Bạn về lại treo giường lên. 
 - Đàn kia: Bá Nha và Chung Tử Kì là hai người bạn tri âm. Khi Bá Nha chơi đàn thì chỉ có cung Tư Kì mới hiểu được tiếng đàn tâm tư của mình. Vì vậy khi Chung Tử Kì mất, Bá Nha đã đập đàn không chơi nữa vì cho rằng từ nay không còn ai hiểu được tiếng đàn của mình. 
 ố Tình bạn thắm thiết, keo sơn
 => Vậy điển cố là: những tích, sự kiện, con người tiêu biểu của đời xưa đáng lưu lại để đời sau suy ngẫm, học hỏi và bình xét. Học hỏi những cái tốt, suy xét tìm ra cái xấu để tránh.
Bài tập 4
- Sầu đông càng lắc càng đầy
Ba thu dọn lại một ngày dài ghê
 - Ba thu: kính thi có câu “Nhất nhật bất kiến như tam thu hề” (Một ngày không thấy mặt nhau lâu như ba mùa thu). Khi người ta buồn thì một ngày cũng tưởng dài bằng ba tháng thu hoặc dài bằng ba năm. Tính hàm súc của điển cố ở chỗ biểu hiện thời gian tâm lí (Dùng điển cố này, câu thơ trong Truyện Kiều muốn nói Kim Trọng đã tương tư Thuý Kiều thì một ngày không thấy mặt nhau có cảm giác như xa cách tới ba năm).
- Nhớ ơn chín chữ cao sâu
Một ngày một ngả bóng dâu tà tà
 - Chín chữ khó nhọc xuất phát từ điển cố Trung Hoa: “Cửu tự cù lai” bao gồm chín chữ nói về công lao của cha mẹ đối với con cái:
1- Sinh (sinh đẻ, sinh thành, sinh ra)
 2- Cúc (nâng đỡ)
	 3- Phủ (vuốt ve)
 4- Súc (cho bú mớm)
 5- Trưởng (nuôi cho lớn)
 6- Dục (dạy dỗ)
 7- Cố (trông nom)
 8- Phục (xem tính nết mà dạy bảo)
 9- Phúc (che chở)
 => Dẫn điển tích này, Thuý Kiều muón nói công lao của cha mẹ đối với mình, trong khi mình xa quê biền biệt, chưa báo đáp được cha mẹ.
Đủ thấy giá trị thâm thuý hàm súc của việc dùng điển cố. 
 - Chương đài: Gợi chuyện xưa của người đi làm quan ở xa, viết thư về thăm vợ, có câu: Cây liễu ở Chương Đài xưâ xanh xanh, nay có còn không, hay là tay khác đã vin bẻ mất rồi. Dẫn điển tích này, thuý Kiều hình dung cảnh Kim Trọng trở lại thì nàng đã thuộc về tay kẻ khác mất rồi.
- Mắt xanh: Nguyễn Tịch đời Tấn quý ai thì tiếp bằng mắt xanh --> Thuý Kiều chưa có tình ý với ai 
Bài tập 5
 a. Này các cậu! đừng có mà lấy cũ bắt nạt mới. Cậu ấy vừa lặn lội tới đây mình phải tìm cách giúp đỡ chứ.
 -> Ma cũ bắt nạt ma mới: ỷ thế thông thuộc địa bàn, quan hệ rộng bắt nạt người mới đến lần đầu. Có thể thay bằng cụm từ: bắt nạt người mới đến.
 b. Họ không đi thăm quan, không đi thực tế chỉ xem qua loa, không đi sâu vào chi tiết mà đi chiến đấu thực sự, đi làm nhiệm vụ của những chiến sĩ bình thường.
Bài tập 7
 - Cậu lại theo chủ nghĩa AQ mất rồi, phép thắng lợi tinh thần chẳng giúp được gì đâu.
 - Chúng ta tỏ rõ sức trai Phù Đổng vươn mình đứng dậy. 
 - Tớ biết thừa gót chân A Sin của cậu rồi
 - Vợ chồng mình nợ như chúa Chổm
 - Đừng có giở bản chất Chí Phèo ra đây với tớ.
3. Bài tập mở rộng
 Phân tích giá trị nghệ thuật của các thành ngữ trong các câu sau:
- Đố ai lượm đá quăng trời
Đan gầu tát biển, ghẹo người trong trăng
- Sụt sùi tủi phận hờn duyên
Oán cha trách mẹ tham tiền bán con
- Quản bao tháng đợi năm chờ
Nghĩ người ăn gió nằm mưa xót thầm
 - Trông cái mã ngoài thì rõ oai phong bệ vệ, thế mà không ngờ lão ấy lại là thằng ba que xỏ lá bậc thầy
.*..*..*
III. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài mới
1. Hướng dẫn học bài
 - Cách phát hiện và sử dụng các thành ngữ, điển cố
 - Đặt câu với các thành ngữ sau: “Góc bể chân trời”, “Trai lành gái tốt”, “Lực bất tòng tâm”
2. Chuẩn bị bài mới
 Soạn: “Chiếu cầu hiền”
Ngày soạn: 23/9/2008	 Ngày dạy: 8/10/2008
	 Lớp dạy: 11A,B,G
Tiết 25 + 26
 Đọc văn
Chiếu cầu hiền
(Cầu hiền chiếu)
 Ngô Thì Nhậm
A/ Phần chuẩn bị
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
 Giúp học sinh:
 - Hiểu được tầm tư tưởng mang tính chiến lược, chủ trương tập hợp nhân tài để xây dựng đất nước của vua Quang Trung
 - Hiểu thêm đặc điểm của thể chiếu – một thể văn nghị luận trung đại
2. Kĩ năng
 Rèn kĩ năng đọc hiểu thể loại chiếu
3. Thái độ
 Nhận thức được đúng đắn vai trò của người trí thức đối với công cuộc xây dựng đất nước hiện nay
II. Phương pháp
 Đọc sáng tạo, trao dổi, thảo luận kết hợp với gợi tìm gợi mở, tích hợp với bài “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”
III. Phương tiện dạy học
 1. Giáo viên: đọc tài liệu (sgk, sgv, từ điển thuật ngữ văn học.), sách thiết kế giáo án
 2. Học sinh: đọc, soạn bài
B/ Tiến trình dạy học
 * ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số
I. Kiểm tra bài cũ
1. Câu hỏi
? Vì sao nói tiếng khóc trong “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là tiếng khóc đau thương nhưng lớn lao, cao cả?
2. Đáp án
II. Bài mới
 Lời vào bài: Nền văn học trung đại rất phong phú về thể loại như: cáo, hịch, thơ nôm. “Chiếu cầu hiền” của Ngô Thì Nhậm là tác phẩm tiêu biểu của thể loại chiếu. Chúng ta cùng tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm này.
..*.*.*.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
 Học sinh đọc phần tiểu dẫn sgk
? Trình bày những nét chính về tác giả?
 - Ngô Thì Nhậm (1746 – 1803), hiệu Hi Doãn
 - Quê: làng Tả Thanh Oai (làng Tó), huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (nay thuộc Thanh Trì, Hà Nội)
 - 1775: đỗ tiến sĩ, được chúa Trịnh giao cho giữ chức Đốc đồng trấn Kinh Bắc
 - 1788: đi theo Tây Sơn
 Gv: Ông là một sủng thần của triều đình Lê – Trịnh nhưng đã thức thời theo nhà Tây Sơn. Ông có nhiều đóng góp cho phong trào Tây Sơn, nhiều văn kiện giấy tờ đều do ông soạn thảo
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh ra đời
? Tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh nào?
 - Khoảng năm 1788 – 1789 sau đại thắng quân Thanh, Ngô Thì Nhậm thay vua viết bài chiếu
 Gv: Cuối thế kỉ XVIII, tình hình xã hội rất rối ren, phức tạp: mâu thuẫn gay gắt giữa vua Lê và chúa Trịnh, quân Thanh xâm lược, kẻ sĩ lúng túng, bi quan. Sau khi đại thắng quân Thanh, mở ra một trang sử mới cho dân tộc, vua Quang Trung quyết tâm lên kế hoạch xây dựng đất nước song tình hình khá phức tạp. Bởi vậy nhiệm vụ là phải làm sao để thuyết phục giới trí thức miền Bắc (hơn 300 năm phụng sự nhà Lê, do quan điểm đạo đức bảo thủ nên đã bất hợp tác, thậm chí chống lại Tây Sơn) hiểu đúng những nhiệm vụ xây dựng đất nước, ra cộng tác phục vụ triều đại mới. Tác giả đã nêu rõ sự phức tạp của tình hình để thấy rõ ý nghĩa của việc chiêu mộ hiền tài.
b. Thể loại
? Em hiểu gì về thể loại chiếu?
 Chiếu là văn bản do vua hoặc các đại thần thừa lệnh vua viết để toàn dân đọc để thực hiện một mệnh lệnh hoặc theo yêu cầu trọng đại của đất nước.
 Gv: Chiếu có thể do đích thân vua viết, nhưng thường do các đại thần văn tài võ lược thay vua, theo lệnh vua viết (ví dụ Nguyễn Trãi thay lời Lê Lợi). ở đây Ngô Thì Nhậm – quan Tả thị lang binh bộ Thượng thư theo lệnh vua Quang Trung viết. Như vậy nội dung tư tưởng của vua Quang Trun ... chung
2. Các đề tài chính
? Nam Cao bắt đầu sáng tác từ khi nào?
 Gv: Nam Cao bắt đầu sáng tác từ năm 1941 với truyện ngắn có tầm vóc một kiệt tác: “Đôi lứa xứng đôi” à “Cái lò gạch cũ” à “Chí Phèo”
? Các sáng tác của Nam Cao chia làm mấy thời kì?
 2 thời kì: trước cách mạng và sau cách mạng
* Trước cách mạng
? Trước cách mạng sáng tác của Nam Cao tập trung vào những đề tài nào?
 - 2 đề tài: + Nông dân
 + Trí thức tiểu tư sản
 - Đề tài người trí thức tiểu tư sản
? Với đề tài này, Nam Cao tập trung vào những vấn đề gì?
 + Tình cảnh nghèo khổ tủi cực, buồn thảm của những người trí thức tiểu tư sản
 + Bi kịch tinh thần: xã hội bóp nghẹt, hủy hoại nhân cách con người
? Kể tên một số tác phẩm tiêu biểu?
 + Tác phẩm tiêu biểu (sgk)
? Qua những tác phẩm này, Nam Cao muốn nói đén điều gì?
 à Phê phán xã hội phi nhân tính đã dồn đuổi, bóp nghẹt, tàn phá sự sống và tâm hồn những người trí thức, đồng thời thể hiện khát vọng hướng tới một nhân cách toàn diện
 - Đề tài người nông dân
? ở đề tài này, Nam Cao quan tâm đến những người nào?
 + Những con người bị ức hiếp, bất công, số phận hẩm hiu, đen đủi. Những con người càng nhịn nhục càng bị đạp xuống đáy sâu của xã hội
 + Những người bị hắt hỉu, xúc phạm về nhân phẩm
? Kể tên một số tác phẩm tiêu biểu?
 + Tác phẩm tiêu biểu (sgk)
 Gv: Qua những số phậnc on người đó, Nam Cao đã lên án xã hội trù đạp lên nhân phẩm con người và lên tiếng bênh vực họ
 ố Kết luận (sgk)
* Sau cách mạng
? Sau cách mạng, Nam Cao đã làm gì?
 Gv: Tự nguyện đi theo kháng chiến, làm tuyên truyền viên vô danh à đây là cuộc nhận đường đầy cam go, quyết liệt với người nghệ sĩ
? Để phục vụ kháng chiến, Nam Cao đã viết như thế nào?
 - Viết “Đôi mắt” để phê phán lối sống hưuởng lạc xa hoa và biểu thị quyết tâm, dứt khoát chân thành hòa nhập vào cuộc kháng chiến vĩ đại của nhân dân
 ố Cả cuộc đời Nam Cao là quá trình đấu tranh không mệt mỏi cho một nhân cách cao đẹp, một sự nghiệp nghệ thuật cao cả
3. Phong cách nghệ thuật
? Phong cách nghệ thuật của Nam Cao có đặc điểm nổi bật gì? 
 - Trong văn xuôi hiện đại Việt Nam, Nam Cao đã tạo cho mình một phong cách riêng:
 + Một là nhà văn luôn có hứng thú khám phá “con người trong con người” và có biệt tài phân tích tâm lý nhân vật kể cả nhân vật có tâm lí phức tạp, những hiện tượng lưỡng tính: dở dang, dở tỉnh, dở khóc, dở cười, mếp mé ranh giới giữa thiện và ác, giữa con người, con vật. 
 + Nam Cao thường sử dụng thủ pháp độc thoại và độc thoại nội tâm, đối thoại rất chân thật, sinh động. Do chú ý phân tích tâm lí nhân vật nên kết cấu về thời gian đôi khi bị đảo lộn hoặc tạo ra được không gian nghệ thuật (không gian chở tâm trạng con người).
 + Hai là truyện của Nam Cao thường viết về cái nhỏ nhặt, những vấn đề quen thuộc, cả những cái tầm thường nhưng lại chứa đựng những vấn đề xã hội lớn lao, những triết lí sâu sắc về cuộc sống, về nghệ thuật. 
 + Giọng văn của Nam Cao: Buồn thương đến chua chát, dửng dưng đến lạnh lùng mà vẫn đằm thắm yêu thương.
III. Kết luận
 - Nam Cao là nhà văn lớn, nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn. Nếu thời gian là thước đo để thử thách thì tác phẩm của ông càng ngời sáng. Ông có nhiều đóng góp quan trọng trong quá trình hoàn thiện truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam trên bước đường hiện đại hoá nửa đầu thế kỉ XX. 
 - Nam Cao đã để lại cho nền văn xuôi hiện thực nhiều kiệt tác với nhiều sáng tạo mới mẻ về tư tưởng và nghệ thuật. Ông có nhiều đóng góp trong quá trình hiện đại hoá văn học đầu thế kỉ XX. Ông là nhà văn cách mạng tiêu biểu.
..*.**..
III. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài mới
1. Hướng dẫn học bài
 Nắm cuộc đời, sự nghiệp văn chương, quan điểm nghệ thuật của Nam Cao
2. Chuẩn bị bài mới 
 Chuẩn bị bài: “Phong cách ngôn ngữc báo chí” (TT) 
Ngày soạn: 5/11/2008	 Ngày dạy: 25/11/2008
	Lớp dạy: 11A,B,G
Tiết: 51
 Tiếng Việt
Phong cách ngôn ngữ báo chí (T2)
1. Mục tiêu bài học
a. Kiến thức
 Nhận rõ đặc điểm của “Ngôn ngữ báo chí” và “Phong cách ngôn ngữ báo chí”.
b. Kĩ năng
 Có kĩ năng viết tin, phân tích bài bình luận hay phóng sự báo chí.
c. Thái độ
 Biết tự chọn lời nói phù hợp cho bản thân khi giao tiếp.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
 a. Chuẩn bị của giáo viên: SGK + SGV + Bài soạn
 b. Chuẩn bị của học sinh: Soạn bài theo câu hỏi sgk
3. Tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ: 5’
*.ý nào không đúng?
? Ngôn ngữ thể loại báo chí có đặc điểm gì?:
A. Có tính chuẩn xác, giá trị gợi hình gợi cảm. B. từ ngữ phổ thông, chính xác, giản dị, tường minh, đơn giản.
C. Tự do, đa nghĩa, hài hước dí dỏm. D. Ngoa dụ, hấp dẫn, có hình ảnh.
b. Học sinh đọc trước ở nhà 1 trang báo và nhận xét thể loại trên trang đó.
c. Kể tên một vài thể loại báo chí khác mà em biết?
*. Đáp án: 
 a. B b.Gv đánh giá chung và kết luận. 
 c. Phóng sự, tiểu phẩm, quảng cáo, rao vặt, bình luận, thư bạn đọc, phỏng vấn, ý kiến bạn đọc, trao đổi ý kiến, dọn vườn
b. Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài mới: Chúng ta đã biết thế nào là ngôn ngữ báo chí, một số thể loại báo chí, ngôn ngữ riêng của từng thể loại. Bài học này tiếp tục tìm hiểu về những phương tiện diễn đạt chung ngoài từ ngữ và đặc trưng chủ yếu của ngôn ngữ báo chí với các ngôn ngữ khác:
.*..*.*
II. Các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của ngôn ngữ báo chí
1. Các phương tiện diễn đạt
? Sách giáo khoa trình bày những phương tiện diễn đạt nào của PCNNBC?
 Gv: Có 3 phương tiện diễn đạt: Từ vựng, ngữ pháp, các biện pháp tu từ
a. Về từ vựng
? Phong cách ngôn ngữ báo chí sử dụng vốn từ ngữ như thế nào?
 Phong phú, được sử dụng tùy theo thể loại báo chí
b. Về ngữ pháp
? Về ngữ pháp có điều gì đáng lưu ý?
 Câu văn có kết cấu đa dạng nhưng thường ngắn gọn, mạch lạc
c. về biện pháp tu từ
? Báo chí sử dụng các biện pháp tu từ như thế nào?
 Sử dụng các biện pháp tu từ về từ vựng, vầ cú pháp và các kiểu chữ, dáng chữ, nhất là ở các tít báo để tăng độ hấp dẫn, thu hút độc giả
2. Đặc trưng của ngụn ngữ bỏo chớ
? Hãy nêu một cách ngắn gọn nhưng đầy đủ đặc trưng ngôn ngữ báo chí?
? Tại sao phong cách ngôn ngữ báo chí phải đảm bảo tính thông tin thời sự?
 a. Tớnh thụng tin thời sự: ngụn ngữ bỏo chớ luụn luụn đổi mới và sinh động
? Tính ngắn gọn trong phong cách ngôn chí được biểu hiện như thế nào?
 b. Tớnh ngắn gọn: hạn định số chữ ở từng dũng, từng cột, từng bài bỏo...
? Tính sinh động hấp dẫn được biểu hiện như thế nào?
c. Tớnh sinh động hấp dẫn: ngụn ngữ bỏo chớ đũi hỏi phải linh hoạt, phong phỳ, hấp dẫn thậm chớ ngay từ cỏch đặt đề mục...
Yêu cầu học sinh làm bảng phụ
Các phương tiện diễn đạt:
Biểu hiện
Nội dung cụ thể 
của các phương tiện
Từ vựng
Hết sức phong phú. ở mỗi phạm vi phản ánh, mỗi thể loại báo chí lại có lớp từ dành riêng.
- Tin tức: sử dụng danh từ riêng
- Phóng sự: Sử dụng nhiều từ chỉ hình ảnh có trong đời sống hoặc ở một địa phương nhất định
- Bình luận thời sự: Dùng nhiều từ ngữ có sắc thái chính trị (công cuộc đổi mới, vị thế Việt Nam, tốc độ phát triển, kinh tế thị trường).
- Tiểu phẩm: Sử dụng ngôn ngữ nhân vật
Ngữ pháp
Câu văn trong ngôn ngữ báo chí thường ngắn gọn, rõ ràng, sáng sủa, đảm bảo thông tin chính xác. Câu ngắn trong tin vắn, câu dài trong bình luận. Nhưng cũng có câu gắn với lời nói hàng ngày trong tiểu thuyết.
Tu từ
- Sử dụng từ ngữ thể hiện sự so sánh, liên tưởng, ẩn dụ hoán dụ, đảo ngữ, sử dụng câu ngắn kết hợp với câu dài.
- ở dạng nói, ngôn ngữ báo chí đòi hỏi phát âm rõ ràng chuẩn mực.
- ở dạng viết chú ý cỡ chữ, kiểu chữ, màu sắc và hình ảnh.
Đặc trưng ngôn ngữ báo chí (HS đọc SGK)
Biểu hiện
Nội dung cụ thể của đặc trưng
Tính thông tin thời sự
Vì truyền tin từng ngày trên mọi hoạt động xã hội, đảm bảo chất lượng thông tin, ngôn ngữ phải chính xác về địa điểm, thời gian nhân vật và sự kiện.
Tính ngắn gọn
Lời văn báo chí phải ngắn gọn, lượng thông tin cao. Tiêu biểu là tin vắn, tin nhanh, quảng cáo. Phóng sự, bình luận có thể viết dài, song không dài quá 3 trang báo. Bài dài thường có tóm tắt in đậm ở đầu đề.
Tính sinh động hấp dẫn
- Ngôn ngữ báo chí phải kích thích sự tò mò hiểu biết của người đọc. Thể hiện ở cách dùng từ, đặt câu. Trước hết ở đề mục (tít) của bài báo.
III. Luyện tập: 17’
Câu 1 - SGK
Qua bản tin về An Giang, đối chiếu với đặc trưng của ngôn ngữ báo chí có thể thấy:
 + Chưa đầy 6 dòng với 107 tiếng, bản tin thể hiện sự ngắn gọn nhưng lượng thông tin lại nhiều. Ta biết được thời gian, địa điểm, Bộ văn hoá thông tin công nhận di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia Ô Tà Sóc. Hơn nữa đây là di tích quốc gia thứ 15 của tỉnh An Giang. Người nghe, người đọc còn nắm được thông tin về Ô Ta Sóc. (rộng 5km2, với hệ thống hang động, đường mòn hiểm trở. Từ năm 1962 đến năm 1967 là căn cứ địa của tỉnh uỷ An Giang)
 + Nó là tin mang tính thời sự cập nhật nên ngôn ngữ phải chính xác về thời gian, địa điểm và sự kiện.
Câu 2 - SGK
 - Đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (Trích Số đỏ của Vũ Trọng Phụng). Đây là đoạn văn có yếu tố phóng sự.
 + Cái chết của Cụ già tám mươi tuổi (hiện thực)
 + Vợ chồng cụ Hồng (con trưởng) bàn bạc cử nhau sang nhà thông gia giục họ cưới chạy tang (hiện thực)
 + Hiện thực về sự háo danh của cụ cố Hồng
 + Hiện thực về sự bất hiếu của lớp con, cháu.
 + Hiện thực về cảnh đưa đám
 + Hiện thực về sự giả dối
 + Hiện thực về cái gọi là tổ chức chấn hưng Phật giáo thực chất là ổ lưu manh, côn đồ, điếm đĩ.
 + Hiện thực của các nhà cải cách xã hội, của các ông lang tì, lang phế, bác sĩ trực ngôn.
Câu 3 SGK
Màu xanh đang bị huỷ diệt.
 Mấy năm gần đây, các thành phố mọc lên kéo theo các công trình lớn. Nhu cầu về nguyên vật liệu nhất là gạch đã thu hút bao ông chủ đầu tư. Mấy xã thuộc cả hai khu vực Bắc và Nam sông Đuống thuộc tỉnh Bắc Ninh san sát mọc lên các lò gạch. Nơi ngày trước là cánh đồng lúa, ngô, đỗ, đay... thì nay là nơi ngày đêm sản xuất gạch. Khói xả ra khét lẹt. Cây cối ở các làng xung quanh hầu như trụi lá. Ai có thể khẳng định chắc chắn sức khỏe của những cư dân ở vùng lân cận lò gạch như thế nào? Có mà trời biết. Hãy nhìn vào cây cối. Màu xanh của nó là sức sống. Mỗi nhành cây, phiến lá là lá phổi tự nhiên cung cấp ôxi cho con người. Khói lò thiêu huỷ dần màu xanh ấy. Đã đến lúc con người phải lên tiếng cảnh báo chính mình.
 Hãy cứu lấy màu xanh đồng ruộng, màu xanh của tre, của chuối, của cây cối bên vườn, hãy cứu lấy chính ta.
*.*.*..
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
 Học thuộc ghi nhớ, làm thêm bài tập 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_11_tiet_24_den_51.doc