1. Mục tiêu bài học :
a. Kiến thức
Giúp học sinh nắm vững hơn mục đích , yêu cầu và cách viết tiểu sử tóm tắt .
b. Kĩ năng
Viết được những bài tiểu sử tóm tắt hoàn chỉnh .
c. Thái độ
Trân trọng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt .
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
a. Giáo viên
Sgk , sgviên , giáo án , TKBSoạn , TLTK .
b. Học sinh
Sgk, vở bài tập
3. Tiến trình dạy bài mới
*ổn định tổ chức lớp :
a. Kiểm tra bài cũ : không
b. Dạy bài mới
Ngày soạn: 5/2/2009 Ngày dạy: 9/3/2009 Lớp dạy: 11A,B,G Tiết: 92 + 93 Đọc văn Tôi yêu em – Puskin Đọc thêm Bài thơ số 28 – Tago 1. Mục tiêu bài dạy a. Kiến thức Giúp học sinh: - Cảm thụ được cái hay, sắc màu của tình yêu. Bài thơ góp phần làm cho tình yêu có văn hoá. - Những đóng góp riêng của Puskin vào đề tài tình yêu. - Giúp học sinh nhận thức được đặc điểm thơ Tagor, giá trị của bài thơ số 28 ( Quan niệm về tình yêu,Tagor phát hiện được những nghịch lý trong tình yêu khuyến thiện con người đến với tình yêu) b. kĩ năng :- RLKN: Phân tích thơ trữ tình c. Thái độ Những tình cảm trong sáng, có văn hoá. 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh a. Giáo viên: Đọc SGK + SGV + TLTK; Thiết kế bài dạy + Chuẩn bị bức chân dung của Puskin. b. Học sinh: Đọc văn bản, chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi sánh giáo khoa và GV. 3. Tiến trình dạy bài mới * ổn định tổ chức (1’) a. Kiểm tra bài cũ: Không b. Bài mới * Lời vào bài (1’) Thơ về tình yêu là một đề tài muôn thuở của thi ca, và cũng là sự đam mê của bạn trẻ. Bài thơ “Tôi yêu em” của Puskin được coi là một trong những bài thơ tình nổi tiếng thế giới. Giờ học này chúng ta sẽ cùng tim hiểu bài thơ ..*.** A/ Tôi yêu em I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả (1799 – 1837) ? Nêu khái quát vài nét về tác giả Puskin? Gv: Xuất thân trong một gia đình quý tộc Nga Hoàng trong “Thế kỉ bạo tàn” - Say mê văn chương, 15 tuổi đã có thơ đăng báo Gv: 16 tuổi trong một kì thi, trước mặt ban giám khảo, Puskin cao giọng đọc bài thơ “Hồi ức ở thôn Vua” chứa chan niềm tự hào dân tộc đặc biệt là chiến thắng của nhân dân Nga 1812. Giucôpxki, một nhà thơ nổi tiếng lúc bấy giờ đã nhận xét Puskin là “ người khổng lồ tương lai”. - Là thiên tài và lỗi lạc nhất nước Nga và nhân loại. - Là người đặt nền móng cho ngôn ngữ Văn học và nền Văn học Nga phong phú, đậm đà tính dân tộc. Gv: Sau khi tốt nghiệp trường Lixê Puskin được bổ làm viên chức bộ ngoại giao. Ông lên tiếng ngợi ca tự do của nhân loại à Nga Hoàng Alêchxan I nổi giạn à bị đi đầy 4 năm về phương Nam và 2 năm quản thúc tại quê nhà. - 6 năm tù ải, cô đơn đã mài sắc thêm sự thù địch của Puskin với chế độ chuyên chế Nga Hoàng. Gv: Năm 1831 ông cưới Natalia Gônsarôva – người con gái xinh đẹp nhất Matxcowva à Đấu súng với Đăngtet. à Ông mất trong cuộc đấu súng để bảo vệ danh dự (1837) ? Nêu khái quát vài nét về sự nghiệp sáng tác của Puskin? - Sự nghiệp văn chương đồ sộ, nhiều thể loại. + 800 bài thơ tình, nhiều tác phẩm văn xuôi, kịch + Tiểu thuyết bằng thơ “Epghêni Ônêghin” à một cuốn bách khoa thư về cuộc sống thể hiện nổi bật tài năng của Puskin. ? Các sáng tác của Puskin tập trung vào những nội dung nào? - Rực cháy khát vọng công dân (ngợi ca lòng yêu nước, tự do) - Tất cả nồng nàn về tình yêu, bộc lộ một trái tim say đắm, nhân tình và rất đỗi nhân hậu, vị tha. à Thơ Puskin mang hương vị Nga, cốt cách e dè: Macxim Goocky đánh giá ông là “Khởi đầu của mọi khởi đầu” 2. Tác phẩm a. Hoàn cảnh sáng tác ? Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ? - Tháng 4/ 1829 khi ông tỏ tình với Natalia nhưng bị từ chối. (Natalia kém ông 13 tuổi) - Là một trong những bài thơ hay nhất và làm xúc động bao thế hệ b. Nhan đề, bố cục - Nhan đề: + Trong nguyên bản . Tôi yêu chị -> khách khí, xa cách . Tôi yêu cô -> Sự vô vọng . Anh yêu em -> sự gần gũi à “Tôi yêu em”: vừa xa vừa gần, vừa chân thành, đằm thắm vừa dang dở ? Dựa vào cách chấm câu, bài thơ có mấy câu thơ? - Bố cục: + Có 8 dòng -> là 2 câu, 2 phần tạo 2 ý có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. + Mở đầu mỗi phần “Tôi yêu em” song ý tình lại có nét riêng biệt. Gv: Bản dịch nghĩa sát với nguyên tác. Riêng câu cuối dịch sát, hay hơn dịch nghĩa. “Cầu trời cho em được một người yêu khác” II. Đọc – Hiểu ? Chủ thể trữ tình của bài thơ là ai? Nhân vật tôi ? Mở đầu bài thơ nhân vật chữ tình đã thổ lộ một điều thầm kín từ đáy sâu tâm hồn mình, em hãy chỉ ra và phân tích? - Điều thầm kín: “tôi yêu em” (tôi đã yêu em) Gv: Đó là một tình yêu nồng nàn, tha thiết, cháy bỏng, đến nay vẫn còn yêu. Tình yêu đó giồng như ngọn lửa đã cháy và chưa hoàn toàn tắt, nó vẫn còn âm ỉ và sẽ bùng lên khi có một ngọn gió ở nơi em. Đó là một tình yêu kiên trì và mãnh liệt có từ rất lâu rồi nó khiến cho lòng “Tôi” luôn luôn trăn trở. Sự trăn trở này thể hiện như thế nào? 1. Sự trăn trở trong tình yêu ? Nhân vật trữ tình giãi bày tâm trạng của mình theo lôgíc của lí trí hay tình cảm? Hai lĩnh vực này có mâu thuẫn với nhau không? - Lí trí và tình cảm Gv: tâm trạng của nhân vật trữ tình được giãi bày ở cả hai lĩnh vực lí trí và tình cảm ? Lí trí mách bảo như thế nào? - Lí trí: + Không muốn yêu em, không để em bận lòng hơn + Không yêu em để em được yên ổn, vô tư à Lí trí mách bảo hãy chối bỏ tình yêu, hãy dập tắt ngọn lửa tình (Tình yêu của tôi có lẽ chỉ mang lại nỗi buồn cho em). ? Còn tình cảm thì sao? - Tình cảm: vẫn muốn yêu em, yêu say đắm, chân thành Gv: bởi khi cố quên là khi càng nhớ ? Em có nhận xét gì về lời thơ tác giả sử dụng? - Lời lẽ giản dị, chân thành không hoa mĩ à 4 dòng thơ trên bộc lộ tình yêu của nhân vật trữ tình, 4 dòng sau tình yêu này càng được nhân lên gấp bội (con sóng trước mạnh, con sóng sau càng trào dâng) ? Theo em mâu thuẫn giữa lí trí và tình cảm của nhân vật trữ tình bộc lộ điều gì? ố Mâu thuẫn giữa lí trí và tình cảm bộc lộ sự day dứt, trăn trở trong lòng của nhân vật trữ tình (lí trí thì bảo không yêu, không để em bận lòng nhưng tình cảm thì vẫn yêu, vẫn đằm thắm, chân thành à Nhân vật trữ tình không tin đây là mối tình vô vọng mà lại khẳng định rõ ràng “Tôi yêu em” Gv: Từ mâu thuẫn trên cho ta thấy được phẩm chất của nhân vật trữ tình. Vậy phẩm chất đó là gì? 2. Phẩm chất của nhân vật trữ tình ? Nếu coi bài thơ là một bức thư thì ai là người gửi, ai là người nhận? - Người gửi: nhân vật trữ tình “Anh” - Người nhận “Em” ? Hình dung như thế nào về em? Gv: Em không xuất hiện, không biểu hiện tư tưởng, tình cảm ? Qua sự giãi bày cảm xúc của nhân vật trữ tình, em thấy “Tôi” đang ở trong tâm trạng như thế nào? - Không thanh thản, giữa tôi và em có gì không ổn, có một sự trở ngại nào đó - Từ đáy sâu tâm hồn bộc lộ một lời nói hết sức trung thực thiết tha: “Tôi yêu em” Gv: Buồn thay, càng yêu em tha thiết tôi càng dau khổ, day dứt ? Tại sao lại như vậy? Gv: Tôi yêu cuồng nhiệt, say mê, nhưng trong bài thơ lại không hề có sự xuất hiện hay sự phản ứng nào từ phía em ố Đây là một tình yêu đơn phương ? Theo em, tình yêu của nhân vật trữ tình là một tình yêu như thế nào? Có nông nổi không? Gv: Đây là một tình yêu không hề nông nổi, nó là số 1, là duy nhất và vĩnh cửu. Đau khổ nhưng không hề trút đau khổ lên em, để em bị đau khổ ? Tại sao em biết? à Không muốn em phải phiền lòng, nỗi u hoài của em do tôi mang lại cần được giải thoát ? Tôi mong muốn điều gì? - Mong muốn: + Lí trí: mong muốn sự thanh thản của tâm hồn em + Tình cảm: cầu mong tình yêu được đền đáp ? Theo em, nhân vật tôi sẽ chọn cách nào? à Cả hai đều buồn Gv: Về hình thức, những mong muốn, giãi bày của “Tôi” là mâu thuẫn nhưng thật ra lại là sự thống nhất: vì yêu nên tôn trọng người mình yêu, muốn người mình yêu được hạnh phúc. Nhưng cũng chính vì yêu nên cũng khồn thể che giấu đwocj cảm xúc của mình Dù cố tình đè nén, giấu đi nhưng mãnh lực tình yêu cứ bộc phát không gì kiềm nổi (bộc lộ ở những câu lặp lại “Tôi yêu em”, nhưng vẫn không dẫn đến hành động mà chỉ là: - “Tôi” hờn dỗi, tội nghiệp ? Tình yêu đó được bộc lộ qua những sắc thái như thế nào? - Sắc thái: +Rụt rè + Lòng ghen tuông giày vò + Âm thầm đau khổ -> tuyệt vọng. Gv: Yêu, ghen là những biểu hiện của tình yêu, là điều đau khổ. Nhân vật trữ tình yêu say đắm nhưng chỉ ghen trong sự âm thầm, yêu đau khổ nhưng không hề trách móc, không hành động ích kỉ. ? Qua đây em thấy nhân vật trữ tình là người như thế nào? à Một con người đau khổ tột cùng mà cũng cao thượng vô cùng ? Phẩm chất cao thượng đó còn được biểu hiện qua chi tiết nào? - 2 dòng cuối: “Tôi yêu em âm thầm không hi vọng Cầu em được người tình như tôi đã yêu em” ? Như vậy, hạnh phúc của nhân vật trữ tình nằm ở đâu? Nhân vật trữ tình quan niệm như thế nào về hạnh phúc? - Hạnh phúc – thấy người mình yêu hạnh phúc \ Đem lại hạnh phúc cho người khác ố Nhân vật tôi vượt qua được sự ích kỉ, sáng chói nhân cách con người. Đó là một thái độ cao thượng, đức hi sinh và lòng nhân hâuu ? Em có nhận xét gì về lời chúc của “tôi” với em? - Lời chúc của tôi với em như một lời nhắn nhủ ? Theo em, lời chúc này là chối bỏ tình yêu hay vun đắp tình yêu? à Vun đắp cho tình yêu Gv: “tôi” khuyên em sáng suốt lựa chọn tình yêu chân thành, hãy so sánh để phân biệt vàng thau. Nhưng đồng thời qua lời khuyên này “Tôi” cũng khẳng định được tình yêu của mình ố Qua câu thơ cuối “tôi” vừa thể hiện được tình yêu trong sáng chỉ vì hạnh phúc của người mình yêu vừa khẳng định được lòng tin ở tình yêu cao đẹp, nồng cháy, thủy chung của bản thân khó ai sánh được. Gv: Trong thực tế, tình yêu không được đền đáp thường là nỗi khổ đau – tự ái, hận thù. Nhưng nếu đó là tình yêu của một trái tim chân thật thì dù bị cự tuyệt con người cũng có thể xử sự cao thượng. Tôi không ghét em dù em cự tuyệt em vẫn luôn có trong tôi. “Nếu gặp ngày buồn rầu đau đớn Em thầm thì và hãy gọi tên lên Và hãy tin còn đây một kỉ nịêm Em vẫn còn sống giữa trái tim tôi.” “Không thuộc về em, anh vẫn yêu em Không hi vọng và không mong ước”. à Chính thái độ trân trọng, tôn thờ, sùng kính phụ nữ đã khiến thơ Puskin có một giá trị nhân văn cao cả yêu mãnh liệt, vô vọng nhưng lại cao thượng. Gv: câu thơ có sự đồng điệu với làn điệu dân ca quan họ quen thuộc của chúng ta “ Người về em dặn câu rằng Đâu hơn người lấy dâu bằng người đợi em” III. Tổng kết (4’) ? Đặc sắc về nghệ thuật, nội dung của tác phẩm? 1. Nghệ thuật - Ngôn ngữ: + Giản dị, trong sáng, điệp ngữ. + Đầy chất thơ. - Nghệ thuật diễn tả lí trí – tình cảm song song phát triển trong một tâm trạng. 2. Nội dung - Tình yêu mãnh liệt, trong sáng, vô vọng nhưng cao thượng, có văn hoá. - Lí trí lấn át tình cảm là một quy luật của tình yêu. B/ Đọc thêm: “Bài thơ số 28” I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả * Cuộc đời ? Nêu những nét cơ bản, đáng lưu ý về cuộc đời của Tago? - Rabinđranat Tago (1868 – 1941): Nhà thơ lớn, nhà văn hóa l ... ớc ta rất phát triển, đã hình thành p/c ngôn ngữ độc lập với 3 đặc trưng chủ yếu trên.Hình thành những p/c ngôn ngữ chính luận khác nhau. Văn CL của Hồ Chí Minh: giản dị, dễ hiểu, thấm thía, sâu sắc, mộc mạc mà khẩn thiết, hùng hồn. Văn CL của PVĐ: gãy gọn, đanh thép. Văn CL của Trường Chinh: nhiều tầng bậc mà sáng rõ, mạch lạc Ghi nhớ: SGK. III. Luyện tập: 15’ Bài 1: - BPTT: - Liệt kê: dụng cụ lao động-> vũ khí, dùng chiến đấu - Điệp ngữ: “ Ai” : Chỉ toàn thể người dân VN-> KHích lệ tinh thần chiến đấu, khơi gợi trách nhiệm với non sông.. Bài 2: Gợi ý: Bài viết có 3 phần, luận điểm bám sát vấn đề: Tầm quan trọng của việc hpcj tập của thế hệ trẻ, dẫn chứng: cụ thể, chọn lọc, lí lẽ mạch lạc, thuyết phục, khẳng định: ý nghĩa to lớn của lời khuyên: Đó là lời của người đứng đầu nước luôn mong cho nước nhà tự do, phát triển, hiện thực đất nước bộn bề công việc cần làm gấp, trong đó có việc xoá mù chữ của > 95% đồng bào mù chữ=> lời khuyên kịp thời: Thôi thúc thế hệ trẻ vươn lên học tập-> Lời khuyên kịp thời, Bài 3: Tình cảm yêu nước k tự nhiên có mà phải do nhận thức lí trí trừu tượng mà có Tình cảm yêu nước bắt nguồn từ kỉ niệm với gia đình, người thân, quê hương: khó quên-> lan truyền, lớn dần lên, lna toả tới mọi người, mọi vật-> Tình yêu nước. Tình yêu nước là tình cảm lớn, thiêng liêng, cao quý của mỗi người dân nhân lên từ tình yêu người thân và kỉ niệm ấu thơ đi qua mỗi con người. Tình yêu ấy phát triển sâu sắc sẽ khiến người ta tự hoà tự tôn dân tộc, ý thức nghĩa vụ với quê hương, đất nước, cộng đồng. Hs hoàn thành ..*..**... c. Củng cố, luyện tập d. Hướng dẫn chuẩn bị bài cũ Tiết sau học “Một số thể loại văn học” Ngày soạn: 15/3/2009 Ngày giảng: 20/4/2009 Lớp dạy: 11A,B,G Tiết:112 + 113 Ôn tập văn học 1. Mục tiêu bài học a. Kiến thức: - Ôn tập , củng cố, nắm vững những kiến thức cơ bản của VHVN, VHNN( Lớp 11, tập II) b. Kĩ năng: - Kĩ năng tổng hợp, so sánh, phân tích, khái quát. Trình bày vấn đề có hệ thống. c. Thái độ: ý thức chủ động. 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh a. Giáo viên: SGK + SGV + Bài soạn b. Học sinh: Đọc trớc bài. 3. Tiến trình dạy bài mới a. Kiểm tra bài cũ: 5 Kiểm tra phần bài cũ và chuẩn bị phần ôn tập còn lại của hs. b. Dạy bài mới: * Giới thiệu bài mới: 1’.Để hệ thống lại kiến thức cơ bản và có cái nhìn bao quát về chương trình, chúng ta tiếp tục ôn tập : *.*..* I.nội dung:5’ Gv hướng dẫn hs xác định kiến thức ôn tập chủ đạo dựa trên cơ sở gợi ý sgk. III. Phương pháp: 34’ Gv hướng dẫn hs trả lời câu hỏi, thảo luận, chốt kiến thức. Câu 1: Kẻ bảng. Thơ cũ Thơ mới Hình thức - Tự do, tuỳ cảm hứng, thoải mái, đa dạng, không cố định. - Không có - Ngôn ngữ: ước lệ, công thức, khuôn khổ - Chủ yếu thơ Đường luật, niêm luật chặt chẽ, gò bó. - Chất văn chất kể chuyện rõ - Ngôn ngữ đời thường, gần gũi, hình ảnh nhẹ nhàng, tự nhiên Nội dung - Cái tôi luôn gắn với quan niệm vũ trụ, cố giấu nét cá tính trong khuôn khổ nhất định - Nặng nề, cách điệu. - Cái tôi riêng, độc đáo trong cách nhìn con người, cs, thiên nhiên-> Xanh non, biếc rờn, hoặc là nỗi buồn cô đơn, bơ vơ trước cđời, không gian mênh mông. - Gắn với chuỗi lời nói cá nhân à Thơ mới đạt trình độ hoàn chỉnh về nội dung và hình thức thể hiện, khẳng định thơ mới đáp ứng mọi nhu cầu phản ánh của cá nhân với đời sống. Câu 2: Nội dung và nghệ thuật của 2 bài thơ: Bài “ Lưu biệt khi xuất dương”: + Nội dung: tư thế của kẻ làm trai với khát vọng hành động và ý chí mạnh mẽ, vững vàng ở buổi đầu ra đi tìm đường cứu nước. + Nghệ thuật: Hình ảnh ấn tượng: càn khôn, bể đông-> Lôi cuốn, nhân lên tư thế của kẻ sĩ. Bài “ Hầu trời” : + Nội dung: Câu chuyện hầu trời bằng tưởng tượng với những tình huống truyện hấp dẫn, lôi cuốn-> Tâm hồn phóng khoáng, tự do, bộc lộ nét cá tính độc đáo của tác giả. + Nghệ thuật: Thơ thất ngôn trường thiên tự do, thoải mái, tự nhiên. Ngôn ngữ giản dị, hình ảnh hấp dẫn, hóm hỉnh. Tính chất giao thời: Cũ: Dập khuôn trong phạm vi hệ tư tưởng nho giáo Mới: Cái tôi riêng, nổi bật. Hình ảnh đa dạng, hấp dẫn, tự nhiên thoải mái. Câu 3: Quá trình hiện đại hoá thơ ca từ đầu thế kỉ XX đến CMT tám được thể hiện khá rõ qua các bài thơ này: Giai đoạn 1: từ đầu thế kỉ XX đến khoảng năm 1920: Thành tựu chủ yếu của văn học là thơ cử chí sĩ cmạng, tiêu biểu là PBC.Tư tưởng của họ khác với thơ ca thế kỉ XIX nhưng nghệ thuật vẫn thuộc phạm trù văn học trung đại: Lẽ sống mới, quan niệm về chí làm trai, nhưng vẫn viết bằng thi pháp và ngôn ngữ văn học trung đại. Giai đoạn 2: khoảng từ đầu 1920 đến 1930: công cuộc hiện đại hoá đạt được thành tựu đáng kể: Có tính hiện đại, nhưng những yếu tố thi pháp vẫn tồn tại khá phổ biến, nhất là trong thơ.Bài thơ “ Hầu trời” là ví dụ: xuất hiện cái tôi phóng túng, tự ý thức về tài năng, giá trị đích thực của mình, khao khát được khẳng định mình: Tản Đà bộc lộ quan niệm khá hiện đại về nghề văn. Cách chia khổ cũng chưa từng thấy.Nhưng cái tôi cá nhân phóng túng của ông vẫn phảng phất tinh thần ngông của các nhà nho tài tử của thơ ca cuối thời trung đại: Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Tuân, Tú Xương-> Chưa thể xem là thực sự hiện đại, chỉ là cầu nối. Giai đoạn 3: từ 1930-1945: Hoàn tất quá trình hiện đại: cách tân về mọi mặt, trên mọi thể loại: Thơ mới: Với nhiều tên tuổi: Xuân Diệu, Huy Cận, HMT, Đó là nữhng tiếng nói nghệ thuật của cái tôi tự giải phóng hoàn toàn khỏi hệ thống ước lệ của thơ ca hiện đại, trực tiếp quan sát thế giới và lòng mình bằng con mắt của cá nhân, đồng thời cảm thấy bơ vơ, cô đơn trước cuộc đời và vũ trụ.XD: ảnh hưởng sâu sắc văn học lãng mạn Pháp: Yêu đời đến say mê, cuồng nhiệt với một phong cách thơ hiện đại: Cách tổ chức sắp xếp vần thơ, câu thơ đa dạng phong phú.Từ dùng giàu cảm xúc, linh hoạt Câu 4: Hs trả lời và bổ sung theo nội dung đã học. Gv nhận xét, kết luận.Gợi ý hs kẻ bảng sau khi tổng hợp kién thức để so sánh. Câu 5: Hs trình bày, bổ sung, gv nhận xét, khẳng định kiến thức. Bài Chiều tối: + Nội dung: Vẻ đẹp tâm hồn của HCM dù trong hoàn cảnh nào, khắc nghiệt vẫn luôn lạc quan yêu đời, luôn hướng về sự sống và ánh sáng của tương lai thắng lợi: Bộc lộ ở tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, ý chí vượt lên trước sự khắc nghiệt của hoàn cảnh. + Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình: Thiên nhiên chiều tối nơi hoang dã.Nghệ thuật sử dụng hình ảnh độc đáo vá sinh động làm cho phong cảnh chiều tối càng trở nên đậm nét và sâu sắc. NT sử dụng ngôn từ với những từ ngữ giàu liên tưởng cao: Hồng, bao túc ma hoàn-> Người đọc có cảm xúc về cs nơi thôn quê trở nên gần gũi, thân quen, ấm áp. Bài Lai tân: + Nội dung: Tình trạng thối nát mục ruỗng một cách phổ biến của hệ thống bộ máy chính quyền TQ dưới thời TGThạch. + Nghệ thuật: Châm biếm, đả kích Bài Từ ấy: + Nội dung: Niềm vui sướng say mê mãnh liệt của Tố Hữu khi mới bắt gặp lí tưởng CM. Nhà thơ bộc lộ niềm hân hoan chân thành của mình và từ đó đặt tâm nguyện sẽ đấu tranh cho lí tưởng và con đường đã lựa chọn.Đó là lí tưởng của một người thanh niên yêu nớcgiác ngộ lí tưởng Cm và đang say sa hăng hái thực hiện lẽ sống cao cả của mình trên đờng đấu tranh đầy gian lao phía trước. + Nghệ thuật: Sử dụng hình ảnh: sinh động, tươi sáng:Sử dụng các biện pháp tu từ với những từ ngữ lặp lại: Tôi, là..đã cắt nghĩa cho tình yêu sâu nặng của nhà thơ với đồng chí đồng bào.Sử dụng ngôn từ với những từ ngữ giàu sắc thái biểu cảm đã bộc lộ được tâm trạng vui sướng hân hoan của tác giả. Bài Nhớ đồng: + Nội dung: Nỗi nhớ thương da diết của ngời chiến sĩ CM đang bị tù đầy với quê hương, đồng bào.Tình cảm ấy đã vợt qua sự cách trở của không gian, vượt lên hoàn cảnh tù đầy mà người chiến sĩ Cm đang phải đối diện. Đó là tình cảm lớn, quý báu, thiêng liêng và sâu nặng luôn thường trực trong tâm khảm của người chiến sĩ CM say mê hoạt động CM + Nghệ thuật: Diễn tả tâm trạng. Sử dụng hình ảnh, từ ngữ, giọng điệu làm cho cung bậc của tâm trạng biến đổi theo mạch liên tưởng của tác giả về quê hương đồng bào. NT điệp lại những câu thơ diễn tả tâm trạng ở đầu các khổ thơ có tác dụng liên kết mạch nội dung, đồng thời tô đậm cảm xúc, khăc sâu lí tưởng của tác giả. Câu 6: Cái hay cái đẹp, sức hấp dẫn của bài thơ Tôi yêu em: Đề tài quen thuộc, những vẫn hấp dẫn: Vì: + Tác giả đã nói lên được tất cả những cung bậc của tình cảm yêu đương: Chân thành, đằm thắm, mãnh liệt, vị tha. + Bằng hệ thống ngôn ngữ giản dị, tinh tế, hàm chứa bao ý sâu xa + Những từ ẩn dụ về tình yêu được dùng nhiều-> Hiểu được nỗi buồn của nv trữ tình vì sự vô vọng trong tình yêu nhng trong sáng vì đó là tâm hồn yêu chân thành tha thiết mãnh liệt. + Ngôn từ dùng gần gũi với ngôn ngữ đời thường nhng giàu giá trị biểu cảm và có sức liên tưởng lớn. Vì thế bài thơ đẹp: cảm nhận sâu sắc của tình cảm và tính nhân văn cao đẹp của tình yêu. + Thành công trong khắc hoạ tâm trạng nv: chủ yếu là tâm trạng buồn vô vọng, nhưng vị tha, chân thành, vĩnh cửu, cao đẹp. + Đẹp ở sự trong sáng, chân thành, tha thiết và cao thượng của tình yêu mà tác giả đã tạo dựng trong tác phẩm: Đơn thuần là nỗi rung cảm của tấm lòng mà còn chứa đựng tính nhân văn cao quí của một trái tim vị tha.Câu thơ cuối là điểm quy tụ, kết tụ tư tưởng.Khảng khái và cao thượng chỉ có trong bài thơ này. Câu 7, câu 8: Hướng dẫn hs tiếp tục ôn tập *..**. c. Củng cố, luyện tập d. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới Tiết sau học: “Tóm tắt văn bản nghị luận” Kiểm tra học kì II Câu 1 (2đ) a. Em hãy nêu mục đích, yêu cầu của viết tiểu sử tóm tắt? b. Thế nào là thao tác lập luận bác bỏ, nêu mục đích yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ? Câu 2 (2đ) a. Nêu những đặc điểm về loại hình của Tiếng Việt? Lấy mỗi đặc điểm 2 ví dụ? b. Vì sao nói ngôn ngữ là tài sản chung của xã hội còn lời nói là sản phẩm của cá nhân? c. Có mấy thành phần nghĩa của câu? Lấy ví dụ minh hoạ? Câu 3 (6đ) a. Qua việc phân tích, so sánh các bài thơ “Lưu biệt khi xuất dương” của Phan Bội Châu, “Hầu trời” của Tản Đà, “Vội vàng” của Xuân Diệu, hãy là rõ quá trình hiện đại hoá thơ ca từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng 8 năm 1945 b. Phân tích hình tượng nhân vật Bêlicốp trong truyện ngắn “Người trong bao” của Sêkhốp để làm rõ giá trị điển hình của hình tượng c. Hãy làm sáng tỏ sự đổi mới về tư duy, cách cảm, cách nghĩ của các nhà thơ trong phong trào thơ mới qua những tác phẩm đã học
Tài liệu đính kèm: