I- MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện, chủ yếu là nhân vật anh thanh niên trong công việc thầm lặng, trong cách sống và những suy nghĩ, tình cảm, trong quan hệ với mọi người.
- Giúp HS phát hiện đúng và hiểu được chủ đề của tryuện, từ đó hiểu được niềm hạnh phúc của con người trong lao động.
- Rèn luyện kỹ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố của tác phẩm truyện: miêu tả nhân vật, những bức tranh thiên nhiên.
II- CHUẨN BỊ
1- GIÁO VIÊN: SGK, giáo án.
2- HỌC SINH: SGK, tập ghi, bài soạn.
III- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1- ỔN ĐỊNH LỚP
2- KIỂM TRA BÀI CŨ
* CÂU HỎI: Nêu nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn Làng?
* TRẢ LỜI: Phần ghi nhớ ( tiết 62 )
TUẦN 14 TIẾT 66-67 LẶNG LẼ SA PA ( Nguyễn Thành Long ) I- MỤC TIÊU BÀI HỌC - Giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện, chủ yếu là nhân vật anh thanh niên trong công việc thầm lặng, trong cách sống và những suy nghĩ, tình cảm, trong quan hệ với mọi người. - Giúp HS phát hiện đúng và hiểu được chủ đề của tryuện, từ đó hiểu được niềm hạnh phúc của con người trong lao động. - Rèn luyện kỹ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố của tác phẩm truyện: miêu tả nhân vật, những bức tranh thiên nhiên. II- CHUẨN BỊ 1- GIÁO VIÊN: SGK, giáo án. 2- HỌC SINH: SGK, tập ghi, bài soạn. III- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1- ỔN ĐỊNH LỚP 2- KIỂM TRA BÀI CŨ * CÂU HỎI: Nêu nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn Làng? * TRẢ LỜI: Phần ghi nhớ ( tiết 62 ) 3- GIỚI THIỆU BÀI MỚI 4- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG BÀI HỌC HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung. HỎI: Nêu những nét chính về tác giả Nguyễn Thành Long? HỎI: Lặng lẽ Sa Pa thuộc thể loại gì? Viết trong hoàn cảnh nào? - GV gọi HS đọc. HỎI: Văn bản chia mấy phần? Nêu nội dung của từng phần? HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn phân tích. HỎI: Em có nhận xét gì về cốt truyện? HỎI: Em hãy tìm tình huống truyện? HỎI: Trong cuộc gặp gỡ này, truyện tập trung khắc họa nhân vật nào? HỎI: Em có nhận xét gì về cách xây dựng nhân vật của tác giả? HỎI: Cho biết nhân vật chính của truyện? HỎI: Em có nhận xét gì về sự xuất hiện của nhân vật chính? HỎI: Trong cuộc gặp gỡ, các nhân vật khác cảm nhận về nhân vật anh thanh niên như thế nào? HỎI: Em có nhận xét gì về cách miêu tả nhân vật anh thanh niên của tác giả? HỎI: Với cách miêu tả của tác giả về anh thanh niên cho ta hiểu điều gì về con người ở Sa Pa? HỎI: Hoàn cảnh sống của anh thanh niên như thế nào? Em có nhận xét gì về hoàn cảnh sống đó? HỎI: Anh ta làm công việc gì? Em cảm nhận công việc đó snhư thế nào? HỎI: Anh ta suy nghĩ về công việc của mình như thế nào? HỎI: Em có nhận xét gì về thái độ của anh ta trong công việc? HỎI: Ngoài giờ làm việc anh ta làm gì? Qua công việc đó, em có nhận xét gì về cách tổ chức cuộc sống của anh thanh niên? HỎI: Tính tình của anh thanh niên như thế nào? HỎI: Qua những chi tiết đó cho em nhận thấy anh thanh niên là người như thế nào? HỎI: Khi gặp anh thanh niên, ông họa sĩ có cảm xúc gì? Vì sao ông lại có cảm xúc như vậy? HỎI: Trong cách sống của anh thanh niện, ông họa sĩ có những suy tư gì? HỎI: Qua các chi tiết trên cho thấy ông họa sĩ là người như thế nào? HỎI: Nhà văn đưa nhân vật cô gái và bác lái xe vào câu chuyện này nhằm mục đích gì? HỎI: Các nhân vật vắng mặt khác có vai trò gì? - HS trả lời dựa vào phần chú thích. - HS trả lời dựa vào phần chú thích. - HS đọc văn bản. - Chia 3 đoạn: + Đoạn 1: Từ đầu -> cũng tất cả như khi đến.=> Chiếc xe dừng lại ở chân núi và sự xuất hiện của anh thanh niên. + Đoạn 2: Tiếp đó -> chỉ còn năm phút. =>Cuộc gặp gỡ của nhà họa sĩ, cô gái và anh thanh niên. + Đoạn 3: phần còn lại => Cuộc chia tay. - Cốt truyện đơn giản. ( Truyện là câu chuyện sinh hoạt lao động bình thường.) - Cuộc gặp gỡ tình cờ của những người khách trên chuyến xe với anh thanh niên ở Sa Pa. - Nhân vật anh thanh niên. - Nhân vật chính xuất hiện sau, qua lời kể của nhân vật phụ. - Anh thanh niên. - Xuất hiện trong cuộc gặp gỡ với những người khách trong chuyến xe. - Có ấn tượng tốt về anh ta. - Nhân vật anh thanh niên được hiện ra trong sự nhìn nhận, suy nghĩ, đánh giá của các nhân vật khác. - Họ là những con người biết lo nghĩ cho đất nước. - Sống một mình trên núi cao. Cuộc sống cô đơn. - Công việc: Đo gió, đo mưa làm việc lúc nữa đêm. Công viêc vất vã. - Khi ta làm ta với công việc là đôi. Công việc gian khổ nhưng cất nó đi cháu buồn chết mất. - Là người yêu nghề. - Công việc: trồng hoa, nuôi gà, đọc sách Anh tổ chức cuộc sống chủ động. - Chu đáo, ân cần, chân thành, quý trọng mọi người. - Khiêm tốn ( coi đóng góp của mình là nhỏ bé ) - Là người yêu lao động, hiếu khách, vui vẻ, chu đáo, khiêm tốn. - Khi gặp anh thanh niên ông họa sĩ đã xúc động và bối rối. Ông đã phát hiện ra cái đẹp để khơi nguồn cho sáng tác nghệ thuật. - Người con trai ấy. thật. - Thanh niên bướm. - Là người từng trải, biết trân trọng cái đẹp trong cuộc sống. - Làm nổi bật nhân vật anh thanh niên. - Thể hiện phẩm chất say mê lao động của con người ở Sa Pa. I- TÌM HIỂ CHUNG 1- TÁC GIẢ Nguyễn Thành Long quê ở Quảng Nam. Ông là nhà văn chuyên viết về truyện ngắn và kí. 2- TÁC PHẨM Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa viết vào năm 1970, sau chuyến đi Lào Cai của tác giả. 3- ĐỌC VÀ CHIA BỐ CỤC - Chia 3 đoạn: + Đoạn 1: Từ đầu -> cũng tất cả như khi đến.=> Chiếc xe dừng lại ở chân núi và sự xuất hiện của anh thanh niên. + Đoạn 2: Tiếp đó -> chỉ còn năm phút. =>Cuộc gặp gỡ của nhà họa sĩ, cô gái và anh thanh niên. + Đoạn 3: phần còn lại => Cuộc chia tay. II- PHÂN TÍCH 1- TÌNH HUỐNG TRUYỆN Cuộc gặp gỡ tình cờ của những người khách trên chuyến xe với anh thanh niên ở Sa Pa. -> Tác giả tập trung khắc họa nhân vật anh thanh niên. 2- NHÂN VẬT ANH THANH NIÊN a- VỊ TRÍ NHÂN VẬT VÀ CÁCH MIÊU TẢ CỦA TÁC GIẢ - Anh thanh niên – nhân vật chính, xuất hiện trong cuộc gặp gỡ với những người khách trong chuyến xe. -> Cho nhân vật khác có ấn tượng về nhân vật anh thanh niên. - Tác giả để cho các nhân vật khác đánh giá, nhìn nhận và cảm nhận những nét đáng yêu của anh thanh niên. b- NHỮNG NÉT ĐẸP CỦA ANH THANH NIÊN - Hoàn cảnh sống: Sống một mình trên núi cao. =>Sống cô đơn. - Công việc: Đo gió, đo mưa làm việc lúc nữa đêm. =>Công viêc vất vã, đòi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác. - Suy nghĩ của anh thanh niên về công việc: + Khi ta làm ta với công việc là đôi. + Công việc gian khổ nhưng cất nó đi cháu buồn chết mất. => Là người yêu nghề. - Công việc ngoài giờ làm việc: Trồng hoa, nuôi gà, đọc sách => Anh tổ chức cuộc sống chủ động, ngăn nắp. - Tính tình: + Chu đáo, ân cần, chân thành, quý trọng mọi người. + Khiêm tốn ( coi đóng góp của mình là nhỏ bé ) * Anh thanh niên là người yêu lao động, hiếu khách, vui vẻ, chu đáo, khiêm tốn. 2- NHÂN VẬT ÔNG HỌA SĨ - Khi gặp anh thanh niên ông họa sĩ đã xúc động và bối rối. => Ông đã phát hiện ra cái đẹp để khơi nguồn cho sáng tác nghệ thuật. - Suy nghĩ của ông họa sĩ: + Người con trai ấy. thật. + Thanh niên bướm. => Cách nhìn tin yêu, hi vọng đối với người lao động trẻ. * Là người từng trải, biết trân trọng cái đẹp trong cuộc sống. 3- CÁC NHÂN VẬT KHÁC - Nhân vật cô gái và bác lái xe: Góp phần làm nổi bật nhân vật anh thanh niên. - Các nhân vật khác: Thể hiện phẩm chất say mê lao động của con người ở Sa Pa. 5- CỦNG CỐ – DẶN DÒ HS học bài, chuẩn bị bài viết Tập làm văn số 3. TIẾT 68-69 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3 – VĂN TỰ SỰ I- MỤC TIÊU BÀI HỌC Giúp HS vận dụng những kiến thức đã học về văn tự sự để thực hành viết bài theo yêu cầu của đề. II- CHUẨN BỊ 1- GIÁO VIÊN: Đề kiểm tra, đáp án. 2- HỌC SINH: Giấy kiểm tra. III- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1- ỔN ĐỊNH LỚP 2- TỔ CHỨC CHO HỌC SINH KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG - Gv chép đề lên bảng. - GV hướng dẫn HS làm bài. - HS chép đề vào giấy kiểm tra. - HS làm bài . ĐỀ BÀI: Hãy kể lại một kỉ niệm đáng nhớ của em. ĐÁP ÁN * Mở bài: Giới thiệu được kỉ niệm đáng nhớ của mình.( 2 điểm ) * Thân bài: ( 6 điểm ) - Kỉ niệm đó diễn ra như thế nào? Với ai? ( có sử dụng đối thoại ). ( 2 điểm ) - Kỉ niệm đó đáng nhớ nhất chỗ nào? Vì sao? ( có kết hợp yếu tố nghị luận ). ( 2 điểm ) - Cảm xúc của em khi mỗi lần nhớ về kỉ niệm đó. ( có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm ). ( 2 điểm ) * Kết bài: Kỉ niệm đó đối với em có ý nghĩa như thế nào? ( 2 điểm ) 3- CỦNG CỐ – DẶN DÒ HS học bài, soạn bài Người kể chuyện trong văn bản tự sự. TIẾT 70 NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ I- MỤC TIÊU BÀI HỌC - Giúp HS: 1. Kiến thức: Nhận diện được thế nào là người kể chuyện, vai trò và mối quan hệ giữa người kể chuyện với ngôi kể trong văn bản tự sự. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng nhận diện và tập kết hợp các yếu tố này trong khi đọc văn bản cũng như trong khi viết văn. II- CHUẨN BỊ 1- GIÁO VIÊN: SGK, giáo án. 2- HỌC SINH: SGK, tập ghi, bài soạn. III- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1- ỔN ĐỊNH LỚP 2- KIỂM TRA BÀI CŨ: ( Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS ) 3- GIỚI THIỆU BÀI MỚI 4- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG BÀI HỌC HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn tìm hiểu vai trò của người kể trong văn bản tự sự. - GV gọi HS đọc đoạn trích. HỎI: Đoạn trích kể về ai và về sự việc gì? HỎI: Ở đây ai là người kể chuyện? Dấu hiệu nào để nhận biết người kể chuyện? HỎI: Những câu ở phần ( c ) là nhận xét của người nào, về ai? HỎI: Hãy nêu những căn cứ để có thể nhận: Người kể chuyện ở đây dường như thấy hết tất cả và biết tất mọi việc, mọi hành động, tâm tư, tình cảm cảu các nhân vật? - GV chốt lại ghi nhớ. HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn luyện tâp. HỎI: Người kể là ai? Kể theo ngôi thứ mấy? - GV cho HS viết đoạn văn. - HS đọc đoạn trích. - Đoạn trích kể về cuộc chia tay của người họa sĩ, cô gái và anh thanh niên. - Người kể vắng mặt. - Dấu hiệu: Ba nhân vật trở thành đối tượng miêu tả. Nếu người kể là một trong các nhân vật trên thì ngôi kể sẽ thay đổi ( hoặc xưng tôi hoặc xưng tên ) - Là lời nhận xét của người kể chuyện về anh thanh niên. Ở nhận xét thứ hai, người kể nhập vai vào anh thanh niên để nói hộ suy nghĩ và tình cảm của anh ta nhưng vẫn là câu trần thuật của người kể chuyện. - Căn cứ vào chủ thể đứng ra kể chuyện, đối tượng miêu tả, ngôi kể, điểm nhìn. - Người kể: xưng tôi. - Ngôi kể: ngôi thứ nhất. - HS viết đoạn văn. I- VAI TRÒ CỦA NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ 1- TÌM HIỂU VÍ DỤ a- Đoạn trích kể về cuộc chia tay của người họa sĩ, cô gái và anh thanh niên. b- Người kể vắng mặt. Dấu hiệu: Ba nhân vật trở thành đối tượng miêu tả. Nếu người kể là một trong các nhân vật trên thì ngôi kể sẽ thay đổi ( hoặc xưng tôi hoặc xưng tên của nhân vật ) c- giọng cười . rẻ => Là lời nhận xét của người kể chuyện về anh thanh niên. Những người con gái.như vậy => Người kể nhập vai vào anh thanh niên để nói hộ suy nghĩ và tình cảm của anh ta nhưng vẫn là câu trần thuật của người kể chuyện. d- Căn cứ vào chủ thể đứng ra kể chuyện, đối tượng miêu tả, ngôi kể, điểm nhìn. 2- GHI NHỚ: ( SGK ) II- LUYỆN TÂP BÀI TẬP 1 - Người kể: xưng tôi. - Ngôi kể: ngôi thứ nhất. BÀI TẬP 2 Viết đoạn văn. 5- CỦNG CỐ: Nhắc lại yêu cầu chung 6. DẶN DÒ HS học bài, soan bài Chiếc lược ngà. ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Ký duyệt tuần 14
Tài liệu đính kèm: