Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 15 - Phạm Văn May

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 15 - Phạm Văn May

I- MỤC TIÊU BÀI HỌC

 - Giúp HS cảm nhận được tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của cha con ông Sáu trong truyện.

 - Cho HS nắm được nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật , đặc biệt là nhân vật bé Thu, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên của tác giả.

 - Rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm, biết phát hiện những chi tiết nghệ thuật đáng chú ý trong một truyện ngắn.

II- CHUẨN BỊ

1- GIÁO VIÊN: SGK, giáo án.

2- HỌC SINH: SGK, tập ghi, bài soạn.

III- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1- ỔN ĐỊNH LỚP

2- KIỂM TRA BÀI CŨ

* CÂU HỎI: Nêu nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa?

* TRẢ LỜI: Phần ghi nhớ ( tiết 67 )

 

doc 13 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1702Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 15 - Phạm Văn May", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15
TIẾT 71-72
CHIẾC LƯỢC NGÀ
 ( Nguyễn Quang Sáng )
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC
 - Giúp HS cảm nhận được tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của cha con ông Sáu trong truyện.
 - Cho HS nắm được nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật , đặc biệt là nhân vật bé Thu, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên của tác giả.
 - Rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm, biết phát hiện những chi tiết nghệ thuật đáng chú ý trong một truyện ngắn.
II- CHUẨN BỊ
1- GIÁO VIÊN: SGK, giáo án.
2- HỌC SINH: SGK, tập ghi, bài soạn.
III- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1- ỔN ĐỊNH LỚP
2- KIỂM TRA BÀI CŨ
* CÂU HỎI: Nêu nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa?
* TRẢ LỜI: Phần ghi nhớ ( tiết 67 )
3- GIỚI THIỆU BÀI MỚI
4- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung.
HỎI: Nêu những nét chính về tác giả Nguyễn Quang Sáng?
HỎI: Cho biết hoàn cảnh ra đời của tác phẩm?
- GV gọi HS đọc văn bản.
- GV cho HS tóm tắt truyện khoảng 10 dòng.
HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn phân tích.
- GV cho HS tìm tình huống truyện.
- Gv nhấn mạnh: Hai tình huống của truyện đều bộc lộ tình cảm cha con sâu sắc của ông Sáu và bé Thu.
HỎI: Khi nghe ông Sáu gọi con thì Thu có những phản ứng gì?
HỎI: Vì sao Thu có thái độ như vậy?
HỎI: Phản ứng của Thu khi mời ông Sáu vô ăn cơm như thế nào?
HỎI: Qua cách nói đó Thu muốn tỏ thái độ gì?
HỎI: Trong bửa cơm Thu có hành động gì?
HỎI: Hành động đó nói lên thái độ gì của Thu?
HỎI: Vì sao Thu lại không nhận ông Sáu là cha?
HỎI: Qua những hành động trên em thấy Thu là đứa trẻ như thế nào?
HỎI: Vẻ mặt của bé Thu trong buổi sáng hôm ấy như thế nào? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong đoạn văn đó?
HỎI: Khi nghe lời từ giả của ông Sáu Thu có phản ứng như thế nào?
HỎI: Qua cách miêu tả đó cho ta hiểu gì về tác giả? Phản ứng đó nói lên tình cảm gì của bé Thu?
HỎI: Qua những hành động trên cho em thấy tình cảm của Thu đối với cha như thế nào?
HỎI: Khi nghe con nói trổng, ông Sáu có biểu hiện gì? Biểu hiện đó nói lên điều gì?
HỎI: Theo em vì sao ông Sáu đánh con?
HỎI: Khi đi xa ông Sáu nhìn con như thế nào? Cái nhìn ấy thể hiện tình cảm gì?
HỎI: Khi nghe Thu gọi ba, ông Sáu có thái độ gì?
HỎI: Lúc ở chiến khu ông Sáu làm gì cho con? 
HỎI: Trước lúc hi sinh ông Sáu nói gì? Em có suy nghĩ gì về lời nói đó?
HỎI: Qua những chi tiết đó, em thấy ông sáu là người cha như thế nào?
HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn tổng kết.
HỎI: Cho biết nội dung và nghệ thuật của tác phẩm?
HOẠT ĐÔNG 4: Hướng dẫn luyện tập.
- GV hướng dẫn HS làm bài tập ở SGK.
- HS trả lời dựa vào phần chú thích.
- HS trả lời dựa vào phần chú thích.
- HS đọc văn bản.
- Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến. Mãi đến khi con gái lên tám tuổi ông mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Bé Thu không nhận ra cha vì sẹo trên mặt làm cha em không giống với người cha trong tấm ảnh mà em biết. Em đối xử với ba như người xa lạ. Đến lúc Thu nhận ra cha thì ông Sáu phải ra đi. Ở chiến khu, người cha dồn hết tình cảm thương con vào việc làm chiếc lược ngà để tặng con. Trong trận càn, ông hi sinh. Trước lúc nhắm mắt, ông còn kịp trao cây lược cho người bạn.
- Hai cha con gặp nhau nhưng Thu không nhận cha, đến lúc Thu nhận cha thìông Sáu phải ra đi.
- Giật mình, tròn mắt nhìn, ngơ ngác, kêu thét lên: má! má!
- Thu hoảng sợ.
- Thu nói trổng với ông Sáu.
- Không chấp nhận ông Sáu là cha.
- hất cái trứng cá ra làm cơm văng tung tóe cả mâm.
- Thái độ ương ngạnh, quyết liệt của bé Thu trước tình cảm của ông Sáu.
- Vì ông Sáu có vết sẹo trên mặt không giống người ba trong tấm ảnh.
- Thu là đứa trẻ có cá tính mạnh mẽ, quyết liệt trong tình cảm.
- Với đôi mi. sâu xa.-> Miêu tả.
- Kêu thét lên: BaÔm chặt lấy cổ ba nó, hôn cổ, hôn vai, hôn cả vết sẹo.
- Tác giả rất am hiểu tâm lí trẻ thơ.
- Thể hiện tình cảm mãnh liệt của bé Thu đối với cha.
- Thu là đứa con rất yêu kính cha mình.
- Nhìn con, lắc đầu, cười.
- Ông buồn nhưng sẳn lòng tha thứ.
- Tình thương của người cha trở nên bất lực.
- Đôi mắt triều mến lẫn buồn rầu.
- Sung sướng, hạnh phúc.
- Làm cho con chiếc lược ngà.
- Ông Sáu nhờ ông Ba trao chiếc lược cho con.
- Tấm lòng thương con của người cha đế tận cùng.
- Là người cha độ lượng, rất thương con, đáng để cho Thu tự hào.
- HS trả lời dựa vào ghi nhớ.
- HS làm bài tập ở SGK.
I- TÌM HIỂU CHUNG
1- TÁC GIẢ
 Nguyễn Quang Sáng quê ở An Giang. Ông viết nhiều thể loại: Truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim về cuộc sống và con người ở Nam Bộ.
2- TÁC PHẨM
 Truyện ngắn Chiếc lược ngà viết năm 1966, khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ.
3- ĐỌC – TÓM TẮT TRUYỆN
a- ĐỌC
b- TÓM TẮT TRUYỆN
II- PHÂN TÍCH
1- TÌNH HUỐNG TRUYỆN
- Hai cha con gặp nhau nhưng Thu không nhận cha, đến lúc Thu nhận cha thìông Sáu phải ra đi.=> tình huống cơ bản của truyện.
- Ở chiến khu, ông Sáu dồn hết tình yêu thương làm chiếc lược ngà cho con, nhưng ông đã hi sinh khi chưa kịp trao chiếc lược cho con.
2- DIỄN BIẾN TÂM LÍ CỦA BÉ THU TRONG LẦN ÔNG SÁU VỀ THĂM NHÀ
a- TRƯỚC KHI NHẬN ÔNG SÁU LÀ CHA
- Nghe ông Sáu gọi, Thu giật mình, tròn mắt nhìn, ngơ ngác, kêu thét lên: má! má!
=> Sự ngác nhiên, hoảng hốt, sợ hãi.
- Thu nói trổng với ông Sáu:
+ Vô ăn cơm!
+ Cơm chín rồi!
=> Thái độ không chấp nhận ông Sáu là cha.
- Hành động của Thu trong bửa cơm: hất cái trứng cá ra làm cơm văng tung tóe cả mâm.
=> Sự ương ngạnh, quyết liệt của bé Thu trước tình cảm của ông Sáu.
* Thu là đứa trẻ có cá tính mạnh mẽ, quyết liệt trong tình cảm.
b- KHI THU NHẬN ÔNG SÁU LÀ CHA
- Với đôi mi. sâu xa.-> Miêu tả
=> Thu không còn lo sợ nữa.
- Phản ứng của Thu:
+ Kêu thét lên: Ba
+ Ôm chặt lấy cổ ba nó, hôn cổ, hôn vai, hôn cả vết sẹo.
-> Tác giả rất am hiểu tâm lí trẻ thơ.=> Thể hiện tình cảm mãnh liệt của bé Thu đối với cha.
* Thu là đứa con rất yêu kính cha mình.
3- NHÂN VẬT ÔNG SÁU
- Khi nghe con nói trổng, ông Sáu nhìn con, lắc đầu, cười.
=> Ông buồn nhưng sẳn lòng tha thứ.
- Ông Sáu đánh con. => Tình thương của người cha trở nên bất lực.
- Ông Sáu nhìn con bằng đôi mắt triều mến lẫn buồn rầu.
=> Đôi mắt giàu tình thương và độ lượng.
- Khi nghe Thu gọi ba ông sung sướng, hạnh phúc.
- Trước lúc hi sinh ông Sáu nhờ đồng đội trao chiếc lược cho con. =>Tấm lòng thương con của người cha đế tận cùng.
* Ông Sáu là người cha độ lượng, rất thương con, đáng để cho Thu tự hào.
III- TỔNG KẾT
* GHI NHỚ: ( SGK )
IV- LUYỆN TẬP ( SGK )
 5- CỦNG CỐ – DẶN DÒ
 HS học bài, soạn bài Ôn tập Tiếng Việt.
 TIẾT 73
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC
 - Giúp HS:
1.Kiến thức: Nắm vững một số nội dung phần Tiếng Việt đã học ở học kì 1: Các phương châm hội thoại; cách xưng hô trong hội thoại; cách dẫn gián tiếp,trực tiếp.
 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng trình bày một số vấn đề trong Tiếng Việt.
II- CHUẨN BỊ
1- GIÁO VIÊN: SGK, giáo án.
2- HỌC SINH: SGK, tập ghi, bài soạn.
III- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1- ỔN ĐỊNH LỚP
2- KIỂM TRA BÀI CŨ
* CÂU HỎI: Kể tên các phương châm hội thoại đã học?
* TRẢ LỜI: Phương châm về chất, phương châm về lượng, phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự.
3- GIỚI THIỆU BÀI MỚI
4- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn ôn tập các phương châm hội thoại.
HỎI: Kể tên và nêu khái niệm các phương châm hội thoại đã học?
- GV gọi HS đặt tình huống vi phạm các phương châm hội thoại đã học.
- GV nhận xét tình huống của HS.
HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn ôn tập phần xưng hô trong hội thoại.
HỎI: Nêu các từ xưng hô trong Tiếng Việt?
HỎI: Trong Tiếng Việt, xưng hô thường tuân thủ phương châm xưng khiêm, hô tôn. Em hiểu phương châm đó như thế nào? Cho ví dụ minh họa?
HỎI: Vì sao khi giao tiếp cần lựa chọn từ ngữ xưng hô?
HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn ôn tập cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp.
HỎI: Nhắc lại khái niệm của cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp?
- HS kể tên và nêu khái niệm 5 phương châm hội thoại đã học.
- HS đặt tình huống.
- Các từ xưng hô: cháu, con, em, tôi, tớ,
- Người nói xưng hô một cách khiêm nhường và gọi người đối thoại một cách tôn kính.
VD: Gọi: quý ông, quý bà
- Vì từ ngữ xưng hô trong Tiếng Việt rất phong phú.
- HS nhắc lại khái niệm của cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
I- CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
1- PHƯƠNG CHÂM VỀ LƯỢNG
 Khi giao tiếp cần nói có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng được yêu cầu giao tiếp, không thiếu, không thừa.
2- PHƯƠNG CHÂM VỀ CHẤT
 Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hoặc không có bằng chứng xác thực.
3- PHƯƠNG CHÂM QUAN HỆ
 Khi giao tiếp cần nói đúng đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.
4- PHƯƠNG CHÂM CÁCH THỨC
 Khi giao tiếp cần nói ngắn gọn, rành mạch, tránh nói mơ hồ.
5- PHƯƠNG CHÂM LỊCH SỰ
 Khi giao tiếp cần nói tế nhị và tôn trọng người khác.
* BÀI TẬP: Đặt tình huống.
 Trong giờ Vật lí, thầy giáo hỏi một HS đang nhìn ra cửa sổ:
- Em cho thầy biết sóng là gì?
Học sinh:
- Thưa thầy sóng là bài thơ củ ... à thơ về sự gắn bó, thống nhất, 
 đùm bọc nhau của con người ở hai đất nước Việt Nam và Lào.
CÂU 3: -Viết đoạn văn lưu loát, diễn đạt các câu văn có sự liên kết chặt chẽ, các câu văn cùng hướng 
 vào một nội dung. ( 2 điểm )
 - Đoạn văn có sử dụng 1 từ tượng hình, 1 từ tượng thanh, 1 từ mượn. ( 1 điểm )
 - Nêu được tác dụng của các từ tượng hình, từ tượng thanh, từ mượn được sử dụng trong đoạn 
 văn. ( 1 điểm )
 TIẾT 75
KIỂM TRA THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC
 Giúp HS: Vận dụng những kiến thức đã học để làm bài kiểm tra theo yêu câu của đề bài.
II- CHUẨN BỊ
1- GIÁO VIÊN: Đề kiểm tra.
2- HỌC SINH: Giấy kiểm tra.
III- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1- ỔN ĐỊNH LỚP
2- TỔ CHỨC CHO HS KIỂM TRA
* HOẠT ĐỘNG 1: GV phát đề cho HS
 ĐỀ BÀI: 
I- PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm ) ( HS khoanh tròn vào những chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất )
CÂU 1: Nhận định nào nói đúng nghĩa gốc của từ đồng chí?
Là những người cùng một giống nòi.
Là những người cùng sống một thời đại.
Là những người cùng theo một tôn giáo.
Là những người cùng một chí hướng chính trị.
CÂU 2: Bài thơ về tiểu đội xe không kính được sáng tác trong thời điểm nào?
Trước Cách mạng tháng Tám
Trong kháng chiến chống Pháp
Trong kháng chiến chống Mĩ
Sau năm 1975
CÂU 3: Gía trị nội dung của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá được tạo nên từ:
Cảm hứng về con người lao động tràn đầy niềm vui hào hứng về cuộc sống mới trong thời kì miền Bắc bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Cảm hứng về thiên nhiên , vũ trụ với những hình ảnh rộng lớn, tráng lệ, lung linh như một bức tranh sơn mài.
Cả A và B đều đúng.
CÂU 4: Theo cảm nhận của em, chủ đề bài Aùnh trăng có liên quan đến đạo lí nào của dân tộc ta?
	A- Lá lành đùm lá rách. B- Uống nước nhớ nguồn.
	C- Nước chảy đá mòn. D- Tay làm hàm nhai.
CÂU 5: Dòng nào nói đày đủ nhất về tính cách của ông Hai được thể hiện trong tác phẩm?
Yêu và tự hào về làng quê của mình.
Căm thù giặc Tây và những kẻ theo Tây làm Việt gian.
Thủy chung với kháng chiến, với cách mạng và lãnh tụ.
Cả A, B, C đều đúng.
CÂU 6: Truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng được kể theo lời trần thuật của nhân vật nào?
	A- Ông Sáu B- Bé Thu C- Người bạn ông Sáu D- Tác giả
II- PHẦN TỰ LUẬN ( 7 điểm )
 Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.
* HOẠT ĐỘNG 2: GV hướng dẫn HS làm bài.
* HOẠT ĐỘNG 3: GV thu bài.
 ĐÁP ÁN
I- PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( Đúng mỗi câu 0,5 điểm )
 Câu1: D ; CÂU 2: C ; CÂU 3: C ; CÂU 4: B; CÂU 5: D ; CÂU 6: C
II- PHẦN TỰ LUẬN ( 7 điểm )
 - Giới thiệu ông Hai là người nông dân luôn gắn bó với làng quê, và có tinh thần yêu nước. ( 1 điểm )
 - Tấm lòng của ông Hai đối với làng quê khi tản cư. ( 1,5 điểm )
 - Tâm trạng đau đớn, xấu hổ, tủi nhục của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc. ( 2 điểm )
 - Sự sung sướng, tự hào của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc được cải chính. ( 1,5 điểm )
 - Ông Hai là điển hình cho người nông dân Việt Nam yêu nước trong thời kháng chiến chống Pháp. 
( 1 điểm )
 * YÊU CẦU: Bài phân tích phải lưu loát, rõ ràng, mạch lạc, có cảm xúc. Bài làm đạt điểm tối đa không sai lỗi chính tả, và lỗi diễn đạt. ( cách dùng từ, câu, ý )
Ký duyệt tuần 15
ĐỀ KIỂM TRA THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI
THỜI GIAN: 1 TIẾT
I- PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm ) ( HS khoanh tròn vào những chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất )
CÂU 1: Nhận định nào nói đúng nghĩa gốc của từ đồng chí?
A- Là những người cùng một giống nòi.
B- Là những người cùng sống một thời đại.
C- Là những người cùng theo một tôn giáo.
D- Là những người cùng một chí hướng chính trị.
CÂU 2: Bài thơ về tiểu đội xe không kính được sáng tác trong thời điểm nào?
Trước Cách mạng tháng Tám
B- Trong kháng chiến chống Pháp
C- Trong kháng chiến chống Mĩ
Sau năm 1975
CÂU 3: Gía trị nội dung của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá được tạo nên từ:
Cảm hứng về con người lao động tràn đầy niềm vui hào hứng về cuộc sống mới trong thời kì miền Bắc bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Cảm hứng về thiên nhiên , vũ trụ với những hình ảnh rộng lớn, tráng lệ, lung linh như một bức tranh sơn mài.
Cả A và B đều đúng.
CÂU 4: Theo cảm nhận của em, chủ đề bài thơ Aùnh trăng có liên quan đến đạo lí nào của dân tộc ta?
	A- Lá lành đùm lá rách. B- Uống nước nhớ nguồn.
	C- Nước chảy đá mòn. D- Tay làm hàm nhai.
CÂU 5: Dòng nào nói đầy đủ nhất về tính cách của ông Hai được thể hiện trong truyện ngắn Làng?
A- Yêu và tự hào về làng quê của mình.
B- Căm thù giặc Tây và những kẻ theo Tây làm Việt gian.
C- Thủy chung với kháng chiến, với cách mạng và lãnh tụ.
D- Cả A, B, C đều đúng.
CÂU 6: Truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng được kể theo lời trần thuật của nhân vật nào?
	A- Ông Sáu B- Bé Thu 
 C- Người bạn ông Sáu D- Tác giả
 II- PHẦN TỰ LUẬN: Học sinh làm bài trên giấy kiểm tra ( 7 điểm )
 Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.
HẾT ...
HỌ VÀ TÊN..
LỚP ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
THỜI GIAN : 1 TIẾT
I- PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm ) ( HS khoanh tròn vào những chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất )
CÂU 1: Yêu cầu “ khi giao tiếp cần nói đúng đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề” thuộc phương châm hội thoại nào?
	A- Phương châm về lượng B- Phương châm về chất 
C- Phương châm quan hệ D- Phương châm cách thức 
E- Phương châm lịch sự
CÂU 2: Cho biết trong các thành ngữ sau, thành ngữ nào có sử dụng cặp từ trái nghĩa?
	A- ếch ngồi đáy giếng B- đầu voi đuôi chuột 
 C- nuôi ong tay áo
CÂU 3: Từ “ đường” trong “ đường ra trận mùa này đẹp lắm” và “ngọt lịm như đường” nằm trong trường hợp nào?
	A- Từ đồng âm B- Từ đồng nghĩa
CÂU 4: Từ “ đầu” trong dòng nào sau đây được dùng theo nghĩa gốc?
	A- Đầu súng trăng treo B- Đầu non cuối bể
	C- Đầu bạc răng long D- Đầu sóng ngọn gió
CÂU 5: Hai câu thơ sau sử dụng phép tu từ nào? 
 Mặt trời xuống biển như hòn lửa
 Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
	A- So sánh và nhân hóa B- Ẩn dụ và hoán dụ
	C- Nói quá và liệt kê D- Chơi chữ và điệp từ
CÂU 6: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau cho đầy đủ.
“ Dẫn trực tiếp, tức là nhắc lại.. hay .. của người hoặc nhân vật; lời dẫn trực tiếp được đặt trong.”
II- PHẦN TỰ LUẬN: Học sinh làm bài trên giấy kiểm tra ( 7 điểm )
CÂU 1: Đặt một câu có sử dụng phép tu từ nhân hóa và một câu có sử dụng phép tu từ so sánh?
CÂU 2: Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong những câu thơ sau:
 	Một dãy núi mà hai màu mây
	Nơi nắng nơi mưa, khí trời cũng khác
	Như anh với em, như Nam với Bắc
	Như đông với tây một dải rừng liền.
CÂU 3: Viết đoạn văn ( chủ đề tự chọn ) có sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh, từ mượn. Hãy gạch chân dưới các từ đó và cho biết tác dụng của chúng.
..HẾT
ĐỀ CƯƠNG MÔN NGỮ VĂN 
I- PHẦN VĂN BẢN
1- VĂN BẢN NHẬT DỤNG
 Ôn tập về tác giả, phương thức biểu đạt, nội dung, nghệ thuật của các văn bản: Phong cách Hồ Chí Minh, Đấu tranh cho một thế giới hòa bình, Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ của trẻ em.
2- VĂN BẢN VĂN HỌC TRUNG ĐẠI
 - Ôn tập về thể loại, tác giả, tác phẩm, các phương thức biểu đạt, các nhân vật, nội dung, nghệ thuật của các văn bản: Chuyện người con gái Nam Xương, Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh, Hoàng Lê nhất thống chí ( hồi thứ 14 ), các đoạn trích trong Truyện Kiều ( Chị em Thúy Kiều, Cảnh ngày xuân, Kiều ở lầu Ngưng Bích, Mã Giám Sinh mua Kiều ), các đoạn trích trong Truyện Lục Vân Tiên ( Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, Lục Vân Tiên gặp nạn ).
 - Học thuộc lòng các đoạn trích trong Truyện Kiều và Truyện Lục Vân Tiên.
 - Tóm tắt các văn bản: Chuyện người con gái Nam Xương, Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh, Hoàng Lê nhất thống chí ( hồi thứ 14 ).
3- VĂN BẢN THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI
 - Các văn bản thơ: Cần học thuộc lòng, ôn tập về tác giả, hoàn cảnh sáng tác, các phương thức biểu đạt, nội dung, nghệ thuật của các bài thơ: Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Đoàn thuyền đánh cá, Bếp lửa, Aùnh trăng.
 - Các văn bản truyện ngắn: Cần tóm tắt nội dung chính, ôn tập về tác giả, hoàn cảnh sáng tác, các phương thức biểu đạt, các nhân vật, tình huống truyện, nội dung, nghệ thuật của các truyện ngắn: Làng, Lặng lẽ Sa Pa, Chiếc lược ngà.
4- VĂN BẢN VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI
 Ôn tập về tác giả, hoàn cảnh sáng tác, các phương thức biểu đạt, các nhân vật, nội dung, nghệ thuật của các văn bản Cố hương, Những đứa trẻ.
II- PHẦN TIẾNG VIỆT
 Ôn tập kiến thức của các bài tổng kết về từ vựng; ôn tập về khái niêm, nêu được ví dụ của những bài: Các phương châm hội thoại, Xưng hô trong hội thoại, Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp, Sự phát triển của từ vựng, Thuật ngữ, Trau dồi vốn từ.
III- PHẦN TẬP LÀM VĂN
 - Văn thuyết minh: Ôn tập về một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh, Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
 - Văn tự sự: Ôn tập các phần miêu tả, miêu tả nội tâm, nghị luận, đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm, người kể chuyện trong văn bản tự sự.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 15.doc